1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Kinh Tế Vĩ Mô - Đề Tài - Thực Trạng Nợ Công Ở Việt Nam Và Giải Pháp

24 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng nợ công ở Việt Nam và giải pháp
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TPHCM
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 464,25 KB

Nội dung

Về hiệu suất của tác động từ nợ công đến tăng trưởng kinh tế Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạnmột khoản nợ công lớn tỷ lệ của nó so với GDP cao

Trang 1

-Trường Đại học Ngân hàng

TPHCM -Tiểu luận kinh tế vĩ mô

Thực trạng nợ công ở Việt Nam và

giải pháp

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Tổng quan về nợ công 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Nguyên nhân xuất hiện nợ công 3

1.3 Phân loại 3

1.4 Ảnh hưởng của nợ công đối với một quốc gia 3

1.4.1 Về tính trung lập của nợ công 3

1.4.2 Về hiệu suất của tác động từ nợ công đến tăng trưởng kinh tế 4

2 Thực trạng nợ công ở Việt Nam 4

2.1 Nợ công của các nước trên thế giới: 4

2.2 Nợ công của Việt Nam 6

2.2.1 Khái quát về tình hình nợ công của Việt Nam 6

2.2.2 Cơ cấu các khoản nợ công của Việt Nam 8

2.2.3 Nợ công Việt Nam và những mối nguy tiềm ẩn 10

3 Nguyên nhân hình thành nợ công ở Việt Nam 14

3.1 Nguyên nhân chủ quan 14

3.2 Nguyên nhân khách quan 18

4 Giải pháp cho nợ công Việt Nam: 19

KẾT LUẬN 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

Nhìn lại hai mươi năm năm qua, tính từ năm 1986, thời điểm Đảng đề ra đườnglối đổi mới toàn diện, bộ mặt của đất nước đã có sự thay đổi một cách rõ rệt Điều nàyđược minh chứng thông qua các số liệu tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam qua cácnăm: giai đoạn 1986 – 1991 chỉ tăng trưởng 4,7%/năm; năm 1992 – 1997 tăng trưởngtới 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%; năm 1998 – 2001 lại hạxuống còn khoảng 6%/năm và năm 2002 – 2005 phục hồi với trên 7,6%/năm, sau đó làtăng trưởng ổn định qua các năm cụ thể là giai đoạn 2007-2010 đạt mức tăng trưởngtrung bình là 6.6% có hơi giảm so với giai đoạn trước do ảnh hưởng của cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới Để đạt được những thành tựu to lớn và mang ý nghĩa lịch sửtrên, ta không thể phủ nhận vai trò của hai bộ phận quan trọng trong nền kinh tế là nhànước và nhân dân Trong điều kiện thế giới ngày càng xích lại gần nhau như hiện nay,

cơ hội học tập, tiếp thu những tinh hoa, tiến bộ của nhân loại càng dễ dàng Người ViệtNam cần biết nắm bắt, học hỏi, hoàn thiện mình để góp phần tạo nên sự thịnh vượngcủa đất nước Nhà nước ta luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người dân thamgia vào các hoạt động kinh doanh Mặc dù đã đạt được được những thành tựu nhấtđịnh, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có bởi lẽ nóchịu sự chi phối quá lớn của Nhà nước Phát huy “vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”,Nhà nước đã và đang đầu tư vào nhiều dự án nhằm xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế lại không cao điều này đồng nghĩa với việc không bù đắpđược nguồn vốn đã bỏ ra Kết quả là Nhà nước không thanh toán được các khoản nợ.Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm xuất hiện nợ công Vậy nợ công

là gì? Nợ công có vai trò như thế nào trong nền kinh tế? Tác động của nó ra sao đối vớitình hình đất nước hiện nay? … Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề đồng thờimong muốn đưa ra những giải pháp, chúng tôi chọn vấn đề “Thực trạng nợ công ở ViệtNam và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho môn học của mình

Trang 4

1 Tổng quan về nợ công

1.1 Khái niệm

Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liênquan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam

Nợ công bao gồm:

- Nợ chính phủ

- Nợ được Chính phủ bảo lãnh

- Nợ chính quyền địa phương

1.2 Nguyên nhân xuất hiện nợ công

Trước đây, các khoản nợ trên được xem là nợ chính phủ, nhưng tính từ thờiđiểm luật quản lý nợ công do quốc hội ban hành ngày 17/06/2009 có hiệu lực từ ngày01/01/2010 thì những khoản nợ này được gọi chung là nợ công Vậy mục đích vay là:

- Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ươngtheo quy định của Luật ngân sách nhà nước

- Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước từ vay ngắn hạn

- Cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh

- Cho doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng, chính quyền địa phương vay lạitheo quy định của pháp luật

- Các mục đích khác nhằm bảo đảm an ninh tài chính quốc gia

1.3 Phân loại

Dựa vào thời gian hoàn trả nợ

- Khoản vay ngắn hạn là khoản vay có kỳ hạn dưới một năm

- Khoản vay trung - dài hạn là khoản vay có kỳ hạn từ một năm trở lên

Ngoài ra còn chia thành:

- Nợ trong nước (các khoản vay từ nguồn cho vay trong nước)

- Nợ nước ngoài (các khoản vay từ nguồn cho vay ngoài nước)

Việc phân rõ ràng các loại nợ này giúp cho nhà nước xác định đúng loại nợ cầnvay sao cho phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng và khả năng thanh toán

1.4 Ảnh hưởng của nợ công đối với một quốc gia

1.4.1 Về tính trung lập của nợ công

Có hai quan điểm chính về việc nợ công có tác động đến nền kinh tế hay không

- Quan điểm truyền thống cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng

nợ công kích thích tiêu dùng và làm giảm tiết kiệm quốc dân, dấn đến tăng tổng cầu và

Trang 5

thu nhập quốc dân trong ngắn hạn nhưng đầu tư giảm và thu nhập quốc dân thấp hơntrong dài hạn.

- Quan điểm Barro-Ricardo cho rằng biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng

nợ chính phủ không kích thích chi tiêu ngay cả trong ngắn hạn vì không làm tăng thunhập thường xuyên của các cá nhân mà nó chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sangtương lai Các cá nhân dự tính rằng, hiện giờ chính phủ giảm thuế và phát hành tráiphiếu bù đắp thâm hụt, thì đến một thời điểm trong tương lai chính phủ lại tăng thuế để

có tiền trả nợ hoặc in tiền để trả nợ (mà hậu quả là lạm phát tăng tốc); do đó, người tatiết kiệm hiện tại để có tiền đóng thuế trong tương lai hoặc mua hàng hóa và dịch vụ sẽlên giá

1.4.2 Về hiệu suất của tác động từ nợ công đến tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng trong dài hạnmột khoản nợ công lớn (tỷ lệ của nó so với GDP cao) làm cho sự tăng trưởng của sảnlượng tiềm năng chậm lại vì những lý do sau:

- Nếu một quốc gia có nợ nước ngoài lớn thì quốc gia đó buộc phải tăng cườngxuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút

- Một khoản nợ công lớn gây ra hiệu ứng thế chỗ cho vốn tư nhân: thay vì sởhữu cổ phiếu, trái phiếu công ty, dân chúng sở hữu nợ chính phủ (trái phiếu chính phủ).Điều này làm cho cung về vốn cạn kiệt vì tiết kiệm của dân cư đã chuyển thành nợchính phủ dẫn đến lãi suất tăng và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư

- Nợ trong nước tuy được coi là ít tác động hơn vì trên góc độ nền kinh tế là mộttổng thể thì chính chủ chỉ nợ công dân của chính nước mình, tuy vậy nếu nợ trongnước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay Thuế gây ra tổn thất vôích về phúc lợi xã hội

2 Thực trạng nợ công ở Việt Nam

Để có cái nhìn khách quan về tình hình nợ công của Việt Nam, chúng ta hãy tìmhiểu đôi nét về tình hình nợ công của các nước trên thế giới

2.1 Nợ công của các nước trên thế giới:

Con số nợ công đến mức báo động đang diễn ra ở hàng loạt các nước và đang đedọa đến nền kinh tế toàn cầu.Tạp chí kinh tế thế giới đã thiết lập đồng hồ đo nợ côngcủa toàn thế giới, đồng hồ nợ này đang liên tục quay theo chiều tăng, cho thấy mức nợcông của toàn thế giới đang không ngừng tăng lên

Trên bản đồ nợ được đặt dưới đồng hồ nợ công, The Economist đã phân loạicác quốc gia theo mức nợ công tính trên đầu người, tổng mức nợ công, mức nợ côngthay đổi theo năm, tổng nợ công tính trên GDP Trong đó, những quốc gia nặng nợnhất được tô màu đỏ, còn những quốc gia ít nợ nần nhất được tô màu xanh đậm

Trang 6

Theo biểu đồ trên, Mỹ là con nợ lớn thuộc loại hàng đầu thế giới với tổng số nợlên tới 13.000 tỷ USD, chiếm khoảng 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Nhật Bản đã từng có thời người ta tưởng có thể sẽ “mua hết nước Mỹ”, thế màbây giờ trở thành một con nợ lớn với mức nợ tương đương với 227 % GDP

Rồi đến Trung Quốc, nước hiện được coi là chủ nợ nước ngoài lớn của Mỹ vànhiều nước khác với nguồn dự trữ quốc gia trên 2000 tỷ USD cũng không phải làkhông mắc nợ Theo Giáo sư Victor Shih từ trường Đại học Northwestern của Mỹ, cácchính quyền địa phương của Trung Quốc đã vay mượn tổng cộng trên 11 nghìn tỷnhân dân tệ (tương đương với 1,68 nghìn tỷ USD Mỹ) từ năm 2004 tới cuối nămngoái

Ấn Độ, một nền kinh tế lớn đang lên ở châu Á cũng đang đối mặt với tình trạng

nợ công nặng nề Tỷ lệ nợ so với GDP năm 2009 lên tới 88,9%

Trong liên minh châu Âu (EU), chẳng nước nào thoát khỏi nợ nần Ngay cảĐức, nền kinh tế mạnh nhất châu Âu, cũng đẫm mình trong nợ với mức 84,5% GDP

Nợ công của Pháp cuối năm 2009 đã lên xấp xỉ 1500 tỷ euro, tương đương với 82,6 %GDP, mức thâm hụt ngân sách -7,6 % và dự kiến còn tiếp tục với mức -7,1% năm

2010 Tình hình của Italy lại còn đáng buồn hơn với mức nợ công lên tới 120 % GDP

năm ngoái và dự kiến thâm hụt ngân sách -5,6% năm 2010, trong khi tăng trưởng kinh

tế tiếp tục khó khăn (-2,3%) Một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Băng Đảo,

Ai-ơ-len cũng đang lâm tình cảnh nợ lần bi đát Các nước này đều có tỷ lệ nợ gần

Trang 7

ngang, thậm chí có nước còn lớn hơn GDP và thâm hụt ngân sách vượt xa mức quyđịnh (-3%) của EU.

2.2 Nợ công của Việt Nam

2.2.1 Khái quát về tình hình nợ công của Việt Nam

Như số liệu đã đưa ra ở trên, Theo Bảng xếp hạng nợ công của nhiều tổ chức tàichính quốc tế thì năm 2008, nợ công của Việt Nam tương đương 52,6% GDP (con sốnày cũng được Bộ Tài chính xác nhận), đứng vị trí thứ 44 về nợ công trong tổng sốgần 200 nền kinh tế được xếp hạng và thấp hơn mức bình quân của thế giới là 56%GDP, nhìn chung số liệu trên là tương đối an toàn tuy nhiên nhằm cứu vãn nền kinh tếsau khủng hoảng, cũng như nhiều quốc gia khác, năm 2010, Việt Nam phải tiếp tụcvay nợ để đầu tư dẫn đến nợ công trong năm 2010 đã tăng mạnh so với 2008 Mặc dùtheo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thì nợ công của Việt Nam vẫn nằm tronggiới hạn an toàn và Bộ Tài chính hoàn toàn có thể kiểm soát được vấn đề này, bởitrong cơ cấu nợ, các khoản vay trung và dài hạn chiếm đến 86,5% với thời hạn vay lêntới 40 năm trong khi chỉ phải trả lãi suất 0,75% - 1,0%/năm tuy nhiên nhìn vào thực tếtrong vòng 10 năm trở lại đây, mức nợ công tăng khá nhanh và liệu có đúng là mọt thứvẫn đang “an toàn”?

Biểu đồ nợ công của Việt Nam từ 2001-2009

Cơ quan Tình báo kinh tế (EIU) cho biết nợ công của Việt Nam tăng liên tục từ36% GDP trong năm 2001 lên 51% GDP vào năm 2009 Tạp chí The economics đưa

ra con số tuyệt đối về nợ công tính theo đầu người của Việt Nam thấp hơn so với nhiềunước trong khu vực và vào hàng thấp trên thế giới Nếu xét mức nợ công bình quânđầu người bình quân đầu người trong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ công

Trang 8

bình quân đầu người đã tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD, tức trung bìnhhơn 18%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kì chỉ là

6%/năm Trong năm 2010 ,trên bản đồ nợ của The Economist, con số nợ chi tiết của

Việt Nam là 50.716.438.356 USD (50,7 tỷ USD), chiếm 51,7% GDP nên mỗi ngườiViệt Nam gánh 578,65 USD nợ công Ngoài ra Chính phủ cũng đã dự kiến mức nợcông trong năm 2011 sẽ là 57,1 % tức là nợ công năm 2011 sẽ tăng rất nhiều so vớinăm 2010 và trở thành mối lo ngại lớn cho nên kinh tế Việt Nam Ông Hà Văn Hiền,Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, con số nợ công này tăng cao so vớigiai đoạn trước, trong khi hiệu quả sử dụng vốn vay chưa được đánh giá cao Do đó,

Ủy ban đề nghị Chính phủ khi trình Quốc hội ở kỳ họp tới phải khống chế nợ côngkhông vượt ngưỡng 60% GDP, trong đó, dư nợ Chính phủ, nợ chính quyền địa phươngkhông quá 50% GDP Mặc dù đã có những tín hiệu khach quan như giữa tháng 9-2010GDP 2010 vượt chỉ tiêu 6,7%, lạm phát kiểm soát ở mức dưới 8%, tăng trưởng xuấtkhẩu gấp 3 lần so với 2009 tuy nhiên bên cạnh đó lạm phát cũng tăng cao luôn ở mức7-8 % và đó là một mối lo rất lớn đe dọa sự bền vững của nợ công Việt Nam Tuy rằng

tỉ lệ nợ công vẫn nằm trong tầm kiểm soát, dù vậy tỉ lệ này đã trở nên cao hơn so với tỉ

lệ phổ biến 30-40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác Bên cạnh đó,một xu thế rất đáng lo ngại là trong giai đoạn 2001-2009 thâm hụt ngân sách (cả trong

và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP lên tới 9% GDP.Nợ công tăng nhanh trong bốicảnh thâm hụt ngân sách cao và kéo dài đã đe dọa tính bền vững của quản lí nợ công

và gây áp lực lên lạm phát, đây cũng là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệmquốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp

Biểu đồ 13: Thâm hụt ngân sách Việt Nam giai đoạn 2005 – 2011

Nói về căn bệnh lâu năm của nên kinh tế Việt Nam đó là tình trạng thâm hụtngân sách ở Việt Nam đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế,khiến tính bền vững của nợ công càng bị giảm sút Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tụcđầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới

Trang 9

Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xãhội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bêncạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư Cụ thể từ nay đến năm

2030 như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60

tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD) trong đó nguồn tàitrợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công - có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày

2.2.2 Cơ cấu các khoản nợ công của Việt Nam.

Đối với các khoản nợ trong nước:

Ở đây số liệu vẫn chưa thật sự đầy đủ vì Việt Nam vẫn chưa tính đến phần tiềnphải trả cho người sẽ về hưu theo nguyên tắc tính nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, thì mỗikhi một công chức nhận lương, họ phải đóng vào quỹ về hưu, còn một phần khác, cóthể bằng hoặc gấp đôi, chính phủ phải đóng vào quỹ này

Nhiều nước không thiết lập ra quỹ này mà đem chi hết, như thế nhà nước hàngnăm cứ lấy tiền ngân sách ra chi trả và quên đi cái quỹ kia Nguyên tắc là phải tính vàcái quỹ đó chính là nợ của nhà nước với công chức (bao gồm công chức, giáo viên vànhân viên y tế trong khu vực công, quân đội, cảnh sát, và có thể cả những người làmviệc cho doanh nghiệp nhà nước) Phần nhà nước đóng góp đáng lẽ phải có (dù khôngđóng) vẫn phải tính vào chi tiêu Trong trường hợp dựa vào hợp đồng đã ký về hưu trí,nếu đóng góp không đủ để chi trả trong tương lai thì phải tính vào nợ

Hầu hết các nước phát triển trong đó có Mỹ, Canada, Úc, Nhật và các nướctrong khối Liên hiệp châu Âu (EU) đã tính nợ theo đúng tiêu chuẩn của Liên hiệpquốc Ở EU, việc tính này đã thành luật Đó là lý do các nước này đều có tỷ lệ nợ trênGDP cao hơn 50% nhiều Tỷ lệ trên 100% đối với các nước này là bắt đầu vượtngưỡng an toàn Còn đối với các nước đang phát triển, khi không tính nợ hưu trí thì có

lẽ là 50% (tất nhiên là tùy từng nước, tùy theo nước đó có chính sách hưu trí cho côngchức không và tỷ lệ nằm trong diện công chức lớn như thế nào)

Ở các nước phát triển, tỷ lệ nợ công có thể bằng hoặc gần bằng với tỷ lệ nợ nhànước vì khu vực quốc doanh không đáng kể, và do đó họ vẫn chỉ tập trung vào nợ nhànước Tuy nhiên, thống kê tài chính Việt Nam hiện nay vẫn chỉ tập trung vào nợ nhànước, nên cũng khó lòng cho thấy toàn cảnh vấn đề tài chính công vì khu vực doanhnghiệp nhà nước rất lớn và nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm nợ nần với khu vựcnày Đây không phải là vấn đề của nhiều nước châu Á khác, do đó việc so sánh giữaViệt Nam với Thái Lan hoặc Malaysia chẳng hạn là không đúng đắn về mặt nợ công.Một vấn đề quan trọng nữa thuộc nợ trong nước của Việt Nam đó là nợ từ các doanhnghiệp; Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốcdoanh, có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức 12 tỷ(9.2+3.8, coi biểu 2) và đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại Số nợ này có thể nói gầnnhư toàn bộ là nợ của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanhmới có thể vay mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý

do là các nhà ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh

Trang 10

nghiệp chỉ vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ có tráchnhiệm chi trả nếu các doanh nghiệp này đổ nợ điển hình như trường hợp VINASHIN.

Trang 11

nếu xét theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới (WB), theo đó trên 50% được cho là

nợ quá nhiều; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung dài hạn so với xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ chỉ bằng 4,2% (WB cho phép đến 25%); dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoàingắn hạn là 290% (khuyến nghị của WB là trên 200%); nghĩa vụ trả nợ Chính phủ sovới tổng thu ngân sách nhà nước 5,1% (ngưỡng an toàn của WB là dưới 35%)…, theo

đó các khoản vay nước ngoài của Việt Nam đa số đều có lãi suất thấp, trong đó vayODA chiếm tỷ trọng 74,67%; vay ưu đãi chiếm 5,41%; vay thương mại 19,92% Cơcấu đồng tiền vay trong tổng dư nợ nước ngoài Chính phủ cũng khá đa dạng, được cho

là có thể hạn chế rủi ro về tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ nước ngoài củaChính phủ Cụ thể, lớn nhất là các khoản vay bằng đồng Yên, chiếm 41,96%; SDR(quyền rút vốn đặc biệt - đơn vị tiền tệ quy ước của một số nước thành viên Quỹ Tiền

tệ Quốc tế) chiếm 27,39%; vay theo đồng USD chiếm 16,61%; vay bằng đồng Eurochiếm 10,68%; còn lại là các đồng tiền khác chiếm 3,37% tổng dư nợ nước ngoàiChính phủ Bên cạnh những tín hiệu khả quan chúng ta vẫn còn những thách thức cầnphải đối mặt cụ thể là trong vấn đề quan lí nợ nước ngoài So với thời điểm cuối năm

2005, con số gần 28 tỷ USD nợ nước ngoài quốc gia tính đến 31/12/2009 đã gấp gần 2lần (so với 14,2 tỷ USD), sau khi hàng loạt các khoản vay của WB, ADB, Nhật Bản…được chuyển vào ngân sách trong năm vừa qua Lãi suất trung bình nợ nước ngoài củaChính phủ cũng có xu hướng tăng lên, sau khi Việt Nam được cho là đã trở thành nước

có thu nhập trung bình thấp, nhiều đối tác đã chuyển từ quan hệ cho vay ODA sanghình thức ít ưu đãi hơn Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trungbình nợ nước ngoài của Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/nămtrong năm 2009 và năm 2010 đạt tới 2,1%/năm Vì lẽ đó Việt Nam cần xem xét kĩ lạivấn đề nợ nước ngoài và nợ trong nước khi mà huy động vốn trong nước tương đốithấp so với nợ vay từ nước ngoài để tránh những rủi ro có thể đánh úp nền kinh tế Việtnam bất cứ lúc nào!

2.2.3 Nợ công Việt Nam và những mối nguy tiềm ẩn.

Theo biểu đồ đã đã đưa ra ở trên năm 2008 số liệu nợ công của Việt Nam là47,9% lúc bấy giờ theo đánh giá của Chính phủ thì vẫn còn ở mức ngưỡng an toàn(dưới 50%), tuy nhiên cho đến cuối tháng 12 năm 2010 thì số liệu đã lên đến 56,7%,vậy thì liệu có nên quá tin vào cái gọi là “ngưỡng an toàn” không? Và liệu “ngưỡng antoàn” có phải là nhất khi đánh giá về mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công ởViệt Nam? Trong lời trình của Chính Phủ với Quốc hội về vấn đề nợ công, Chính phủ

đã nói rằng: nợ công Việt Nam tuy có tăng nhanh, nhưng vẫn chưa là gì so với cácnước khác, có nước vay tới 200% GDP như là Mỹ hay Nhật Nhưng vấn đề đặt ra là

”mình không so được với họ” Số liệu GDP chỉ mang tính thống kê một cách kháchquan, không thể đem ra để làm thước đo, vì còn phải phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế vàkhả năng chi trả của mỗi nước Trong khi tiềm lực của chúng ta còn yếu, nhập siêu vàlạm phát lớn, ngoại tệ thì luôn trong tình trạng thiếu hụt… Vậy rõ ràng là không có cơ

sở để ”lạc quan” về vấn đề nợ công ở Việt Nam Mặc dù “ngưỡng an toàn” là mộtthông số hữu ích nhưng chỉ nhìn vào ngưỡng đó thì chưa đủ Theo các chuyên gia thìcần phải xem các nước có nền kinh tế tương tự có ngưỡng nợ thế nào, và phải tính đến

Trang 12

cả rủi ro về lòng tin Và bởi không thể dự báo rủi ro trên toàn thế giới, nên phải có biên

độ về ngưỡng để "cảm thấy thoải mái" Quan trọng hơn là phải hiểu được phạm vi, quy

mô và chất lượng nợ thực chất như thế nào, bao nhiêu phần trăm để thúc đẩy tăngtrưởng ngắn hạn, dài hạn… Điều đó đòi hỏi thông tin phải phong phú và chi tiết hơnnữa.Và cũng với việc xem xét ngưỡng an toàn thì đồng thời cũng phải xem xét tới cáckhía cạnh khác như là: cơ cấu nợ, độ nhạy với các cú sốc, nợ ngầm…

Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì vấn đề nợ công của Việt Nam là rất phức tạp

và tiềm ẩn những rủi ro khó đoán trước được mà cụ thể ta có thể đưa ra một số vấn đềsau đây:

Thứ nhất: Nợ công ở Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất là nguồn nợ nước ngoài

(chiếm 58,8%) trong đó phần lớn là khoản vay ODA (85%) Ở đây cần nói rõ về khoảnvay ODA ( Official Development Assistance) - Hỗ trợ phát triển chính thức, là nguồncho vay nhằm mục đích phát triển nước được đầu tư với lãi suất gần như bằng 0, tuynhiên ODA đồng thời là một con dao 2 lưỡi vì nước cho vay sẽ có những điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển riêng của mình ở nước được đầu tư cụ thể như:

Nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ cácngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ.Nước tiếp nhận ODA cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ chonhững danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ; Yêu cầu có những ưu đãi đối với cácnhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế,

có khả năng sinh lời cao Chính vì lẽ đó với nguồn vốn vay lớn chủ yếu là ODA dễdàng khiến Việt Nam chịu lệ thuộc rất nhiều vào nước cho vay, hàng Việt Nam chịucạnh tranh rất lớn với các nước cho vay ODA vì hàng rào thuế quan đã mở cửa

“thoáng” cho các mặt hàng này gây mất cân đối với hàng hóa trong nước và làm chậm

sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong nước vẫn còn non trẻ

Thứ hai : Áp lực chi phí ngân sách lớn dẫn đến thâm hụt ngân sách cả trong vàngoài dự toán ngày càng gia tăng (từ 2,8% GDP năm 2001 lên tới 9% GDP năm 2009)vượt qua mức 5% theo thông lệ quốc tế cũng gây áp lực lên chính sách tài khóa vànghĩa vụ trả nợ trong tương lai Thâm hụt ngân sách luôn là một căn bệnh cố hữa củaViệt Nam, sự kém sáng suốt trong đầu tư các khoản vay không mang lại hiệu quả chonền kinh tế đồng thời khiến ngân sách nhà nước ngày càng không đủ cho các khoảnchi tiêu, đầu tư bất hợp lí để rồi “thiếu” vốn lại tiếp tục đi vay, đầu tư lại kém hiệu quả

cứ thế chúng ta cứ luẩn quẩn trong cái vòng nợ nần không sao dứt ra được Kéo theotác động thâm hụt ngân sách là tình trạng “lạm phát” gia tăng, khi chính phủ không đủtiền để trả nợ hoặc là vay trong nước hoặc là phát hành tiền dẫn đến lượng tiền trongnước tăng lên dẫn đến lạm phát và đi đôi với lạm phát đó là thất nghiệp sẽ gia tăng kéotheo mức sống thấp và kinh tế Việt Nam không thể phát triển được, một ý nữa là vớitình trạng “đồng tiền mất giá” các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam sẽ hạn chế đầu

tư càng ngày lợi nhuận đầu tư của họ ở đây sẽ càng thấp do tỷ giả của đồng Việt Namtăng cao dẫn đến đầu tư nước ngoài giảm dẫn đến kinh tế chậm phát triển

Ngày đăng: 16/04/2024, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w