1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đề tài đầu tư nước ngoài fdi ở việt nam giai đoạn 2019 2022

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam giai đoạn 2019-2022
Tác giả Đỗ Ngọc Anh, Nguyễn Hoàng Châu Anh, Trần Hương Giang, Hoàng Thị Lan Hương, Bùi Đức Long, Ngô Ngọc Mai, Nguyễn Vũ Linh Ngọc
Người hướng dẫn Đặng Thị Thúy Duyên
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế Vĩ mô
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 2,61 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
  • 3. Kết cấu đề tài (7)
  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC (8)
    • 1. Khái niệm (8)
    • 2. Đặc điểm (9)
    • 3. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (11)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ( FDI ) Ở VIỆT (16)
    • 1. Tổng quan đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 (16)
    • 2. Thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 (17)
      • 2.1. Năm 2019 (17)
      • 2.2. Năm 2020 (20)
      • 2.3. Năm 2021 (23)
      • 2.4. Năm 2022 (26)
    • 3. Tác động của FDI đến kinh tế - xã hội ở Việt Nam (29)
      • 3.1. Những thành tựu đạt được (29)
      • 3.2. Những hạn chế của đầu tư FDI tại Việt Nam (30)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA (32)
    • 1. Định hướng (32)
    • 2. Giải pháp (33)
  • KẾT LUẬN (35)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (36)

Nội dung

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nướcngoài đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hànhcác hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.Từ các khá

Tính cấp thiết của đề tài

Đối với bất kỳ quốc gia nào, dù là nước phát triển hay nước đang phát triển thì nguồn vốn đóng vai trò quan trọng và vô cùng cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nguồn vốn ấy có thể được huy động từ trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn; đặc biệt với nước đang phát triển như nước ta Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài giữ vai trò cốt yếu trong việc phát triển mỗi quốc gia Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Hay nói cách khác, Việt Nam muốn thực hiện mục tiêu CNH- HĐH đất nước thì vấn đề trọng tâm là thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác thu hút đầu tư từ nước ngoài Chính phủ luôn cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Xuất phát từ những yếu tố đó, nhóm chúng em lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Đầu tư nước ngoài (FDI) ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022”.

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá một cách tổng quát về tình hình đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam.

Kết cấu đề tài

Chương 1: Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)

Chương 2: Thực trạng và tác động đầu tư nước ngoài ( FDI ) ở việt nam giai đoạn 2019-2022

Chương 3: Định hướng phát triển và giải pháp của chính phủ

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

Khái niệm

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là quá trình chuyển dịch vốn dài hạn giữa các quốc gia Các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn và tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh sản xuất tại quốc gia tiếp nhận Mục đích chính của FDI là thu về lợi ích kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội lâu dài.

Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI rất phong phú và đa dạng, tuy có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng ta có thể hiểu rằng: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất,kinh doanh Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Điều kiện: Doanh nghiệp đầu tư phải sở hữu tối thiểu 10% tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp hưởng nguồn vốn thì mới được công nhận là FDI.

Còn theo Luật Đầu tư Việt Nam ban hành năm 2005 quy định tại Mục 2 - Điều 3 như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào Việt Nam bằng tiền mặt hoặc bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này.

Nói một cách tổng quan nhất, để nhận định được đâu là khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đúng, người đọc cần xác định 3 yếu tố chính sau:

Quan hệ: Là hoạt động đầu tư rót vốn giữa 2 quốc gia khác nhau Quyền lợi: Nhấn mạnh quyền sở hữu và điều hành quản lý doanh nghiệp trực tiếp.

Mục đích: Nhằm thu được lợi ích lâu dài về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội cho cả 2 nước tham gia.

Đặc điểm

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, liên quan đến quá trình di chuyển nguồn vốn giữa các quốc gia, dẫn đến sự gia tăng tiền tệ và tài sản ở quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư, đồng thời làm giảm lượng tiền tệ và tài sản ở quốc gia đầu tư vốn.

Thứ hai, hoạt động đầu tư nước ngoài được triển khai thông qua các hình thức: thành lập doanh nghiệp mới, hợp tác kinh doanh, mua lại doanh nghiệp hiện có, mua cổ phần chi phối, hợp nhất hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp.

Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động đầu tư của tư nhân hướng đến mục tiêu tối thượng là lợi nhuận cao Đây là hoạt động chịu sự điều chỉnh của quan hệ thị trường trên phạm vi toàn cầu, ít chịu ảnh hưởng bởi quan hệ chính trị giữa các quốc gia hay chính phủ.

Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận động của dòng vốn đầu tư.

Thứ sáu, FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vào một nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.

Thứ bảy, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.

Những đặc điểm về hoạt động FDI được nêu trên là phổ biến trên toàn cầu Tại Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI trong 20 năm qua cũng phản ánh rõ các đặc điểm này Do đó, thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu hút FDI cần chú trọng để vừa đáp ứng được mục tiêu thu hút đầu tư, vừa cân đối mối quan hệ giữa FDI và các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế.

Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Với các quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài đem lại nhiều lợi ích đáng kể Một trong những lợi ích quan trọng là tạo thêm việc làm và phát triển nền kinh tế tại các quốc gia sở tại Khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các quốc gia đang phát triển, họ mang theo công nghệ, kiến thức và chuyên môn mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương Ngoài ra, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng giúp quốc gia xuất khẩu vốn đầu tư mở rộng thị trường, tiếp cận nguồn nguyên liệu, nâng cao thương hiệu và danh tiếng của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế.

Mục tiêu cơ bản là mang lại lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế Ngoài ra, hoạt động đầu tư FDI còn mang đến 3 tác động tích cực cho nước xuất khẩu vốn như:

- Hỗ trợ kinh tế: Các chủ đầu tư có thể tận dụng tối đa lợi thế của các nước tiếp nhận, từ đó làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời còn có thể sở hữu được nguồn cung nguyên vật liệu ổn định.

- Tăng khả năng cạnh tranh: Nhờ sản xuất tại môi trường mới, chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới và nâng cao tính cạnh tranh.

- Nâng cao uy tín: Giúp các nước chủ đầu tư khẳng định tiềm lực kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước.

Bên cạnh đó cũng tồn tại 2 tác động tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế và tình hình chính trị - xã hội như:

- Tăng tỷ lệ thất nghiệp: Việc dịch chuyển sản xuất đến một quốc gia khác làm lượng cung việc làm bị sụt giảm, từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Trong quá trình đầu tư vào các quốc gia kém phát triển hơn, chủ đầu tư cần dành thời gian và công sức để hướng dẫn và hỗ trợ ban đầu, do khác biệt về môi trường làm việc.

Gồm 4 tác động tích cực nổi bật đối với quốc gia được tiếp nhận với đầu tư có thể kể đến như:

- Tăng trưởng kinh tế: Góp phần tăng nguồn thu nhập và tạo điều kiện để cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực.

- Thúc đẩy chuyển đổi: FDI mang lại công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo chuyên môn cao, trình độ quản lý tiên tiến.

- Cung cấp việc làm: FDI giúp giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội, điển hình như tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người lao động chân tay

- Cải thiện chất lượng nhân lực: Người lao động và các nhà quản lý trực tiếp có cơ hội học hỏi và nâng cao trình độ.

- Những tác động tích cực kể trên cũng đi kèm với 3 tác động tiêu cực đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư:

- Bất lợi về tài chính: Tỷ lệ góp vốn trong doanh nghiệp khiến nước tiếp nhận đầu tư bị bất lợi trong phân chia lợi nhuận, đồng thời chi phí sản xuất cao cũng làm tăng giá thành sản phẩm trong nước.

- Gây ô nhiễm môi trường: Do chính sách khuyến khích đầu tư nên vấn đề lâu dài bảo vệ môi trường vẫn chưa được quy định chặt chẽ, điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường của nước sở tại.

- Bất ổn chính trị: Lượng vốn rót vào các nước đang phát triển có thể làm tăng thêm sự mất cân đối giữa các vùng, ảnh hưởng xấu đến xã hội như thay đổi tính cách, quan điểm con người, xảy ra các tệ nạn… Đối với thị trường Việt Nam:

Việt Nam chính thức mở cửa giao thương cách đây 30 năm, đó cũng là lúc các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thị trường Trải qua một quãng thời gian dài đó, FDI đã thể hiện vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như các lĩnh vực về xã hội - văn hóa với Việt Nam:

- Kinh tế: Góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nâng cao năng lực quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp

- Thị trường: Nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường

- Cơ cấu: Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực

- Nhân lực: Thông qua việc hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài, người lao động được tiếp thu trình độ kỹ thuật và kỹ năng quản lý hiện đại, thích hợp với môi trường hiện giờ.

4 5 hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phổ biến tại Việt Nam: Đầu tư FDI theo mục đích của nhà đầu tư

Dựa vào mục đích của nhà đầu tư, FDI được chia thành 2 hình thức: Đầu tư theo chiều ngang là dạng đầu tư chỉ rót vốn vào công ty nước ngoài cùng ngành hoặc sản xuất những mặt hàng tương tự nhau như ở công ty đi đầu tư. Đầu tư theo chiều dọc là dạng đầu tư được thực hiện trong suốt chiều dài chuỗi cung ứng của công ty, có thể trong một ngành hoặc nhiều ngành khác nhau. Đầu tư FDI dựa trên vốn sở hữu:

Dựa vào hình thức góp vốn của chủ sở hữu có thể chia FDI thành 2 loại: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư trực tiếp mà nhà đầu tư với tư cách là một tổ chức kinh tế hợp pháp bỏ vốn và tài sản của mình vào thành lập doanh nghiệp mới. Đầu tư tư nhân là hình thức đầu tư mà trong đó chủ đầu tư với tư cách là một cá nhân kinh doanh cung cấp nguồn lực đầu tư vào một quốc gia khác.Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ( FDI ) Ở VIỆT

Tổng quan đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Trong những năm gần đây, dòng vốn FDI và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có xu hướng tăng mạnh liên tục qua từng năm.

Hầu hết ở các tỉnh thành VN hiện nay đều có dự án đầu tư FDI, tuy vẫn còn sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng đồng bằng và miền núi, giữa các thành phố phát triển với địa phương khó khăn Nguồn đầu tư tập chung chủ yếu ở thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí minh và các địa phương lân cận. Điều đó cho thấy, Chính sách mở cửa cho FDI và thương mại của Việt Nam đã giúp đẩy mạnh việc Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và đa dạng hóa xuất khẩu.

Bảng 1: Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2019-2022

Năm Tổng vốn FDI đăng ký ( Tỷ USD)

Vốn FDI thực hiện (Tỷ USD)

Số dự án đăng ký mới

Năm 2019, vốn FDI đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018, đạt mức đỉnh của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vốn FDI giảm 25% xuống còn 28,53 tỷ USD Sau đó, năm 2021, vốn FDI tăng trưởng trở lại đạt 31,15 tỷ USD, tổng vốn thực hiện giảm nhẹ 1,2% so với 2020 Đến năm 2022, vốn FDI thực hiện đạt mức cao nhất trong 5 năm (2017-2022) là 22,4 tỷ USD.

Thực trạng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022

- Tình hình xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu: Doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu ( kể cả dầu thô ) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu: Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt gần 145,5 tỷ USD, tăng2,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước.Nhìn chung, trong năm 2019, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần35,86 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 33,8 tỷ USD không kể dầu thô Do đó,thặng dư thương mại từ khu vực đầu tư nước ngoài là nguồn bù đắp cho phần nhập siêu 25,9 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, khiến cho cán cân thương mại trong nước thặng dư 9,9 tỷ USD.

Theo thống kê, đến cuối năm 2019 thì có 126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam Trong đó Hàn Quốc đứng đầu với vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, Hong Kong đứng thứ 2 với vốn đăng ký là 7,87 tỷ USD, Singapore đứng thứ 3 với vốn đăng ký là 4,18 tỷ USD, và sau đó là Nhật Bản.

Hình 1: 3 quốc gia đầu tư vốn FDI lớn nhất trong 8 tháng đầu năm 2019 Ở Việt Nam, 60 tỉnh thành phố có dự án FDI mới; trong đó Hà Nội đứng đầu với 8,3 tỷ USD, Thành phố HCM đứng thứ 2 với 7 tỷ USD, tiếp đó là Bình Dương, Đồng Nai và Bắc Ninh.

Bảng 2: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2018 Năm 2019 So cùng kỳ

1 Vốn thực hiện triệu USD

2 Vốn đăng ký triệu USD

2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD

2.2 Đăng ký điều chỉnh triệu USD

2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD

3.2 Điều chỉnh vốn lượt dự án

3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án

(kể cả dầu thô) triệu USD

(không kể dầu thô) triệu USD

135 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 30.827 dự án, tổng vốn đăng ký 362,58 tỷ USD Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan.

- Tình hình xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng và tăng mạnh hơn so với 11 tháng năm 2020 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 202,4 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu : Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 167,8 tỷ USD, tăng 12,3% so cùng kỳ và chiếm 64,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Một số dự án lớn trong năm 2020:

(1) Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu

(2) Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan)

(3) Dự án Khu trung tâm đô thị Tây hồ Tây (Hàn Quốc)

(4) Dự án Pegatron Việt Nam (Đài Loan)

(5) Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam)

Nhận xét về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19:

Tác động của đại dịch Covid-19 đã khiến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng Trong đó, vốn đầu tư thực hiện của các dự án ĐTNN trong năm 2020 tuy giảm so với năm 2019 song mức độ giảm đã được cải thiện (giảm 2% so với năm 2019) Nhiều doanh nghiệp ĐTNN đang dần hồi phục và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng dự án Điểm nhấn trong năm 2020 là các doanh nghiệp đã có hướng khắc phục nền kinh tế tốt, khiến vốn đầu tư điều chỉnh tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng và mong muốn đầu tư Thành quả này tốt hơn nhiều so với các quốc gia khác, phản ánh sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.

Dù tác động của dịch bệnh là vô cùng nặng nề đối với nền kinh tế, song cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 tại Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 19 tỷ USD, đó được coi là mảng sáng trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn.

Bảng 3: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2020

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

2.1 Đăng ký cấp mới triệu

2.2 Đăng ký tăng thêm triệu

2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD

3.2 Tăng vốn lượt dự án

3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án

4.1 Xuất khẩu (kể cả dầu thô) triệu USD

4.2 Xuất khẩu (không kể dầu thô) triệu USD

Lũy kế đến tháng 20/12/2020: Có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 33.070 dự án, tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan.

Hình 2: Cơ cấu đối tác FDI lớn tại Việt Nam lũy kế đến năm 2020

- Tình hình xuất, nhập khẩu

Xuất khẩu : Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng trong cả năm

2021 và tăng 1 điểm phần trăm so với 11 tháng Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 246,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu : Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt gần 218,3 tỷ USD, tăng 29,2% so cùng kỳ và chiếm 65,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Theo đối tác: Đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong năm 2021. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 59 tỉnh, thành phố trên cả nước trong năm

2021 Hải Phòng vượt qua Long An vươn lên dẫn đầu trong cả năm với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,26 tỷ USD, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đầu năm 2021, hàng loạt dự án FDI lớn được nước ta trao giấy chứng nhận đầu tư Theo các chuyên gia nhận định, năm 2021, dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tăng mạnh Bộ KH&ĐT đã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến đầu tư thông qua hình thức trực tuyến với các đối tác châu Âu, châu Á (Nhật Bản, Singapore) Thông qua cuộc tiếp xúc đầu tư, nhiều tập đoàn lớn như Apple, Foxconn, Luxshare ,Google, Microsoft, HP, Dell… triển khai kế hoạch gia tăng đặt hàng nhà cung ứng và gia tăng hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Một số dự án ĐTNN lớn trong năm 2021:

(1) Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore)

(2) Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc)

(3) Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản)

(4) Dự án nhà máy sản xuất giấy Kraft Vina công suất 800.000 tấn/năm (NhậtBản)

(5) Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan)

Bảng 4: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2020 Năm 2021 So cùng kỳ

1 Vốn thực hiện triệu USD

2 Vốn đăng ký triệu USD

2.1 Đăng ký cấp mới triệu USD

2.2 Đăng ký tăng thêm triệu USD

2.3 Góp vốn, mua cổ phần triệu USD

3.2 Tăng vốn lượt dự án

3.3 Góp vốn, mua cổ phần lượt dự án

(kể cả dầu thô) triệu USD

(không kể dầu thô) triệu USD

140 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam với 34.527 dự án, tổng vốn đăng ký 408,1 tỷ USD Hàn Quốc dẫn đầu, tiếp theo là Nhật Bản, Singapore, Đài Loan.

- Tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu: Xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt gần 276,5 tỷ USD; tăng 12% so với cùng kỳ, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu Xuất khẩu không kể dầu thô đạt hơn 274,1 tỷ USD; tăng 11,8% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt gần 234,7 tỷ USD; tăng 7,4 % so cùng kỳ và chiếm 65,1% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung lại, vào năm 2022 thì nước ta xuất siêu 41,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 39,5 tỷ USD không kể dầu thô Mặt khác, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 30,8 tỷ USD.

- Tình hình đăng ký đầu tư:

Vốn đăng ký mới: Có 2.036 dự án mới được cấp phép, tăng 17,1% so với cùng kỳ) Tổng vốn đăng ký đạt gần 12,45 tỷ USD (giảm 18,4% so với cùng kỳ). Vốn điều chỉnh: Có 1.107 ượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăngl 12,4% so với cùng kỳ Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 10,12 tỷ USD (tăng 12,2% so với cùng kỳ).

Tác động của FDI đến kinh tế - xã hội ở Việt Nam

3.1 Những thành tựu đạt được

FDI đã góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam Đến nay, khu vực FDI chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trên 72% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Khu vực FDI góp phần tạo khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp và hơn 4 triệu lao động gián tiếp cho người dân Việt Nam.

Là nhân tố quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, góp phần xây dựng môi trường kinh tế năng động, linh hoạt và gia tăng năng lực sản xuất các sản phẩm chứa hàm lượng chất xám và tay nghề cao.

Tham gia nâng cao trình độ công nghệ đóng vai trò là kênh quan trọng giúp Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn trên cả phương diện kinh tế - xã hội với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.

Thu hút FDI và hội nhập là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng vai trò tích cực trong việc chuyển giao công nghệ xanh, thực hiện trách nhiệm xã hội, nâng cao nhận thức về kinh tế xanh cho người lao động và người tiêu dùng, góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững.

3.2 Những hạn chế của đầu tư FDI tại Việt Nam

- Cơ cấu đầu tư bất hợp lý: Mục đích cơ bản trong kêu gọi nguồn vốn FDI của Việt Nam là vốn, công nghệ… nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển được cân đối và hiện đại Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận, nên việc họ đưa vốn vào những nơi mà ta cần là rất ít, vì đó là những lĩnh vực ít mang lại khả năng sinh lợi nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro Kết quả là dòng vốn FDI đã gây mất cân đối cho nền kinh tế.

- Doanh thu tăng hàng ngàn tỷ vẫn báo lỗ: Báo cáo tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2020 của hơn 25.100 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam vừa được

Bộ Tài chính gửi tới Thủ tướng ghi nhận hơn 14.100 doanh nghiệp FDI khai báo lỗ, chiếm 56% tổng số doanh nghiệp.

- Tác động xấu đến môi trường: Sự việc Công ty Vedan có những vi phạm về môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hình để phân tích. Doanh nghiệp bỏ qua tác hại của ô nhiễm mà xả một lượng lớn chất thải chưa qua xử lý ra môi trường, gây lại hậu quả lớn cho người dân sinh sống.

- Xung đột lợi ích giữa người lao động và chủ đầu tư: Bên cạnh những mặt tích cực do khu vực FDI tạo ra như: giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động, cải thiện môi trường làm việc,… thì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động hiện đang trở thành một vấn đề xã hội được nhiều người quan tâm.

- Hiện tượng chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI khá phổ biến: Hiện tượng chuyển giá hầu như xảy ra đối với các công ty đa quốc gia Tại Việt Nam, hiện tượng chuyển giá được thể hiện thông qua việc: khai tăng giá trị tài sản vốn góp;mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào với giá cao; trốn thuế.

- Việc chuyển giao khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước còn chậm: Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới

, song nó vẫn còn diễn ra chậm.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA

Định hướng

Chủ động, linh hoạt, kiên định với mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo theo sát diễn biến trong nước và quốc tế Các giải pháp đồng bộ và hiệu quả được triển khai, bao gồm chính sách tiền tệ (bảo đảm thanh khoản, cung tín dụng, điều chỉnh tỷ giá và lãi suất) và chính sách tài khóa (giãn, miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, phí, lệ phí) Nhờ đó, nền kinh tế vẫn duy trì được các cân đối lớn và thực hiện nhất quán các mục tiêu đề ra.

Tiếp tục quảng bá, xúc tiến đầu tư Tiếp tục quảng bá, thu hút các tập đoàn đa quốc gia, công ty có thương hiệu tên tuổi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các khu vực có thế mạnh về công nghệ, vốn, kĩ năng quản lí như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản.

Thu hút đầu tư có chọn lọc Thu hút FDI phải lấy chất lượng làm trọng, không khoan nhượng với dự án của bất kì đối tác nào để hướng nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài với mục tiêu tập trung thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường là tiêu chí đánh giá

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh Để thu hút FDI sau dịch Covid-

19 được hiệu quả, việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, sửa đổi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài là cần thiết Việt Nam có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư Uy tín và vị thế của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao nhờ thành công đạt được trong công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 Việc kiểm soát tốt dịch bệnh ở Việt Nam đã tạo lợi thế lớn trong công cuộc phục hồi nền kinh tế, thiết lập vị trí mới trên trường quốc tế Đây là cơ hội “vàng” để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế là điểm đến đầu tư an toàn.

Cần khuyến khích, tạo điều kiện của các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nước, để doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận với công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại của doanh nghiệp FDI, đồng thời giúp doanh nghiệp FDI tập trung vào khâu trọng điểm để tạo ra sản phẩm.

Cần tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu Đơn giản hóa quy trình thành lập doanh nghiệp, số hóa và các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội, từ đó nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh quốc gia và lợi thế so sánh với các nước trong khu vực.

Giải pháp

Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế; rà soát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh Chính phủ tập trung hơn cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nâng cao năng lực phản ứng chính sách, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt, khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát tình hình thực tiễn để chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19" là biện pháp hiệu quả kiểm soát dịch COVID-19 và đảm bảo an sinh xã hội.

Rà soát, cập nhật và điều chỉnh việc phân cấp phê duyệt đầu tư; tinh gọn quy trình, thủ tục nhanh chóng; công khai các quy định và quy trình minh bạch Triển khai chiến lược dài hạn để cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính minh bạch và công khai; tiếp tục đơn giản hóa, thuận tiện và hiệu quả hóa thủ tục hành chính Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ, bao gồm khu công nghiệp, điện, nước, giao thông vận tải, thông tin, hậu cần và các dịch vụ đi kèm khu công nghiệp.

Chuẩn bị chiến lược thu hút FDI trong dài hạn, chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên các dự án có giá trị gia tăng cao, mô hình quản lý hiện đại Chủ động thu hút dự án FDI theo hướng có chọn lọc; chủ động đối với những dự án FDI đặc biệt như là dự án có nguồn vốn lớn, ngành nghề kinh doanh tập trung vào những mục tiêu trọng điểm quốc gia, thì nên có những chính sách riêng nhằm thu hút được hiệu quả.

Ngày đăng: 11/06/2024, 17:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thông tấn xã Việt Nam (2022), [Infographics] Thu hút FDI năm 2022 đạt gần 27,72 tỉ USD | Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus) Khác
2. Nguyên Đức (2022), Không để chậm chân trong thu hút FDI (baodautu.vn) Khác
3. Minh Ngọc (2022), Giải ngân FDI tăng trưởng tốt (baochinhphu.vn) Khác
4. Bộ Chính trị (2019). Nghị quyết số 50-NQ/TW, ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 Khác
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020-2021). Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2020; Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 9 tháng đầu năm 2021 Khác
6. Tổng cục Thống kê (2001-2021). Niên giám Thống kê các năm, từ năm 2000 đến 2020, Nxb Thống kê Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2019-2022 - bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đề tài đầu tư nước ngoài fdi ở việt nam giai đoạn 2019 2022
Bảng 1 Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2019-2022 (Trang 16)
Bảng 2: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019 - bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đề tài đầu tư nước ngoài fdi ở việt nam giai đoạn 2019 2022
Bảng 2 Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019 (Trang 18)
Bảng 3: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2020 - bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đề tài đầu tư nước ngoài fdi ở việt nam giai đoạn 2019 2022
Bảng 3 Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2020 (Trang 21)
Hình 2: Cơ cấu đối tác FDI lớn tại Việt Nam lũy kế đến năm 2020 - bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đề tài đầu tư nước ngoài fdi ở việt nam giai đoạn 2019 2022
Hình 2 Cơ cấu đối tác FDI lớn tại Việt Nam lũy kế đến năm 2020 (Trang 23)
Bảng 4: Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021 - bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô đề tài đầu tư nước ngoài fdi ở việt nam giai đoạn 2019 2022
Bảng 4 Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 2021 (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w