1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ ĐỀ TÀI CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI : “CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.”

Họ và tên: Chu Vũ Huy Mã sinh viên: 11222754

Lớp TC: LLNL1106(222)CLC_30

Bắc Ninh – 04/2023

Trang 2

Mục lục

Lời mở đầu 2 Nội dung 3

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 4.0 3

1 Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 3 2 Tính tất yếu khách quan và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 4 II THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 4

1 Khái quát cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta 4 2 Những biểu hiện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 5 3 Nguyên nhân dẫn đến những bước đột phá về mọi mặt của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam ta 9 III LIÊN HỆ VỚI SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ CÒN HẠN CHẾ 10 1 Liên hệ với sinh viên trong bối cảnh này 10 2 Một số giải pháp cho những vấn đề còn hạn chế trong thời kì công

nghiệp hóa, hiện đại hóa của cách mạng công nghiệp 4.0 của Việt Nam ta 11 Kết luận 13 Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

Lời mở đầu

Trang 4

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa

A Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ a) Quan niệm về dân chủ:

Thuật ngữ “dân chủ” ra đời vào khoảng thế kỷ VII-VI trước Công nguyên Khi đó, dân chủ được hiểu là nhân dân cai trị, sau này được các nhà chính trị gọi giản lược là quyền lực của nhân dân, hay quyền lực thuộc về nhân dân Cho đến ngày nay, nội dung trên của khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn được giữ nguyên Điểm khác biệt cơ bản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện đại nằm ở tính trực tiếp của mỗi quan hệ sở hữu quyền lực công cộng và cách hiểu về nội hàm của khái niệm nhân dân.

- Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lenin về dân chủ:

+ Về phương diện quyền lực: Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước Điều này cho thấy sự kế thừa của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nghĩa khởi thủy của khái niệm dân chủ.

+ Về phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị: Dân chủ là 1 hình thức nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ.

+ Về phương diện tổ chức và quản lý xã hội: Dân chủ là 1 nguyên tắc-nguyên tắc dân chủ Nguyên tắc dân chủ đi cùng với tắc-nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ: Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác-Lenin và điều kiện cụ thể của Việt nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển dân chủ theo hướng

+ Dân chủ là 1 giá trị nhân loại chung.Khi coi dân chủ là 1 giá trị xã hội mang tính toàn nhân loại, Người đã khẳng định: Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ.

+ Dân chủ là 1 thể chế chính trị, 1 chế độ xã hội Người khẳng định: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người làm chủ, mà Chính phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”.

Trang 5

=> Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu: Dân chủ là 1 giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; là 1 hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; có quá trình ra đời, phát triển cùng với lịch sử nhân loại.VD: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt nam do dân, vì dân và được dân làm chủ.

b) Sự ra đời và phát triển của dân chủ:

- Trong chế độ cộng sản nguyên thủy đã xuất hiện hình thức manh nha của dân chủ mà Anghen gọi là “dân chủ nguyên thủy”, hay “dân chủ quân sự” Đặc trưng cơ bản của hình thức dân chủ này là nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua Đại hội nhân dân Trong Đại hội nhân dân, mọi người đều có quyền phát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ tay hoặc hoan hô, ở đó Đại hội nhân dân và nhân dân có quyền lực thật sự( tức là có dân chủ) mặc dù trình độ sản xuất còn kém phát triển.

- Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và sau đó là giai cấp đã làm cho hình thức dân chủ nguyên thủy tan rã, nên dân chủ chủ nô ra đời Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra nhà nước Tuy nhiên, theo quy định của giai cấp cầm quyền thì “dân” chỉ gồm giai cấp chủ nô và phần nào thuộc về các công dân tự do(tăng lữ, thương gia và 1 số trí thức) Đa số còn lại không phải “dân” mà là “nô lệ” Họ không được tham gia vào công việc nhà nước Như vậy, dân chủ chủ nô về thực chất cũng chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số - Cùng với sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ, lịch sử xã hội loài người bước

vào thời kì đen tối với sự thống trị của nhà nước chuyên chế phong kiến, chế độ dân chủ chủ nô đã bị xóa bỏ, thay vào đó là chế độ độc tài chuyên chế phong kiến Ở thời kì này, ý thức về dân chủ và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân không có bước tiến đáng kể nào.

- Cuối XIX-đầu XV, giai cáp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản Đây có thể coi là 1 bước tiến rất dài so với nền dân chủ chủ nô, so với chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nằm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.

- Khi CMXH chủ nghĩa Tháng 10 Nga thắng lợi năm 1917, một thời đại mới mở ra- thời địa quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, thiết lập Nhà nước công-nông(nhà nước XHCN), thiết lập nền dân chủ vô sản(dân chủ XHCN) để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN là thực hiện quyền lực của nhân dân-tức là xây dựng nhà nước dân chủ

Trang 6

thực sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo về quyền lợi cho đại đa số nhân dân.

B Dân chủ xã hội chủ nghĩa

a) Quá trình ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Trên cơ sở tổng kết thực tiễn quá trình hình thành và phát triển các nền dân chủ trong lịch sử và trực tiếp nhất là nền dân chủ tư sản, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-lenin cho rằng, đấu tranh cho dân chủ là 1 quá trình lâu dài, phức tạp và giá trị của nền dân chủ tư sản chưa phải là hoàn thiện nhất, do đó, tất yếu xuất hiện 1 nền dân chủ mới, cao hơn nền dân chủ tư sản.Đó chính là nền dân chủ vô sản( hay nền dân chủ XHCN).

- Dân chủ XHCN đã được phôi thai từ thực tiễn đấu tranh giai cấp ở Pháp và Công xã Pari, tuy nhiên chỉ đến khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công với sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, nền dân chủ XHCN mới chính thức được xác lập Quá trình phát triển của nền dân chủ XHCN bắt đầu từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, trong đó có sự kế thừa những giá trị của nền dân chủ trước đó, đồng thời bổ sung và làm sâu sắc những giá trị của nền dân chủ mới.

- Theo chủ nghĩa Mác-Lenin, giai cấp vô sản không thể hoàn thành cuộc cách mạng XHCN nếu họ không được chuẩn bị để tiến tới cuộc cách mạng đó thông qua cuộc đấu tranh cho dân chủ Họ còn cho rằng CNXH không thể duy trì và thắng lợi nếu không thực hiện đầy đủ dân chủ.

- Nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ XHCN là không ngừng mở rộng dân chủ, nâng cao mức độ giải phóng cho người lao động, thu hút họ tham gia tự giác vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng lưu ý rằng đây là quá trình lâu dài, khi xã hội đã đạt đến trình độ phát triển rất cao, xã hội không còn sự phân chia giai cấp, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa đạt tới mức hoàn thiện, khi đó dân chủ XHCN với tư cách là 1 chế độ nhà nước cũng tiêu vong.

- Như vậy, có thể hiểu dân chủ XHCN là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

b) Bản chất của nền dân chủ XHCN  Bản chất chính trị:

Trang 7

- Bản chất chính trị của nền dân chủ XHCN là sự lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân thực hiện quyền lực của nhân dân; nhất nguyên chính trị do ĐCS lãnh đạo; nhân dân lao động có quyền giới thiệu đại biểu tham gia vào bộ máy chính quyền; đóng góp ý kiến, tham gia công việc quản lý nhà nước,…Như vậy, có thể thấy dân chủ vô sản vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc, mà theo quan điểm của Lênin thì “Dân chủ vô sản gấp triệu lần dân chủ tư sản”.

- Sự khác nhau giữa nền dân chủ XHCN và nền dân chủ tư sản:

+ Bản chất giai cấp: giai cấp công nhân- giai cấp tư sản + Cơ chế : Nhất nguyên- đa nguyên (1 Đảng- đa Đảng)

+ Bản chất nhà nước ( nhà nước pháp quyền XHCN- nhà nước pháp quyền tư sản)

 Bản chất kinh tế:

- Dựa trên sở hữu xã hội về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội; thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả lao động là chủ yếu; kinh tế XHCN dựa trên sự phát triển lực lượng sản xuất; nâng cao đời sống của toàn xã hội; coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động.

- Sự khác nhau về bản chất kinh tế của nền dân chủ XHCN so với nền dân chủ tư sản:

+ Chế độ sở hữu xã hội( chế độ công hữu) về tư liệu sản xuất chủ yếu- chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

+ Coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động- duy trì sự áp bức, bóc lột, bất bình đẳng xã hội.

 Bản chất tư tưởng-văn hóa-xã hội:

- Lấy hệ tư tưởng giai cấp công nhân làm chủ đạo trong đời sống tinh thần; kế thừa; tiếp thu tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại; nhân dân được làm chủ những giá trị văn hóa tinh thần; được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích giữa cá nhân, tập thể và lợi ích toàn xã hội Dưới góc độ này, Dân chủ XHCN là 1 thành tự văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.

Trang 8

- Sự khác nhau về bản chất tư tưởng-văn hóa-xã hội nền dân chủ XHCN so với nền dân chủ tư sản

+ Hệ tư tưởng: giai cấp công nhân- giai cấp tư sản

+ Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích toàn xã hội- đề cao, thổi phồng lợi ích cá nhân.

=>Với những bản chất nêu trên, dân chủ XHCN trước hết và chủ yếu được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền XHCN, là kết quả hoạt động tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, dân chủ XHCN chỉ có được với điều kiện tiên quyết là bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐCS Bởi nhờ nắm vững hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa nó vào quần

chúng, Đảng mang lại cho phong trào quần chúng tính tự giác cao trong quá trình xây dựng nền dân chủ XHCN; thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục của mình, Đảng nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, trình độ văn hóa dân chủ của nhân dân để họ có khả năng thực hiện hữu hiệu những yêu cầu dân chủ phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội Chỉ dưới sự lãnh đạo của ĐCS, nhân dân mới đấu tranh có hiệu quả chống lại mọi mưu đồ lợi dụng dân chủ vì những động cơ đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

2 Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Sự ra đời của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Sự phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 Sự phát triển về nhận thức:

+ “Dân chủ” lần đầu xuất hiện vào thời Hy Lạp cổ đại với nghĩa “quyền lực thuộc về nhân dân”.

+ Trải qua 2 cuộc chiến chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc cùng con đường xã hội chủ nghĩa, tại Đại hội Đảng Cộng Sản lần thứ IV

(14-20/12/1976) đã đưa ra quan niệm: “Xây dựng độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội trong đó người làm chủ là nhân dân lao động có tổ chức, mà nòng cốt là liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo Nội dung làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều mặt: Làm chủ về

Trang 9

chính trị, kinh tế, xã hội; làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, làm chủ trong phạm vi cả nước, trong mỗi địa phương, mỗi cơ sở Quyền làm chủ tập thể bao gồm tự do chân chính của cá nhân” Đồng thời, khẳng định “phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”, coi việc “xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa” là một trong những “nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”

+ Tại Đại hội VI (15-18/12/1986), Đảng ta đã khẳng định, “trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”, coi “làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa cần phải được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống”.

+ Tại Đại hội VII (24-27/6/1991) thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), Đảng ta đã đưa ra một quan niệm mới về dân chủ: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân Dân chủ gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua hoạt động của nhà nước do nhân dân cử ra và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương, phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật bảo đảm”.

+ Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước”.

 Kết quả đạt được:

- Như vậy, cùng với tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những phát triển mới trong nhận thức về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ được xem xét trên nhiều khía cạnh: Dân chủ là chế độ chính trị; dân chủ là một giá trị; dân chủ là phương thức và nguyên tắc tổ chức xã hội; dân chủ chung đối với xã hội và dân chủ với mỗi cá nhân; dân chủ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Về kinh tế: chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và các hình thức phân phối đa dạng, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu,

Trang 10

nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và các hình thức phân phối đa dạng.

+ Về chính trị: chế độ một đảng lãnh đạo với nhiều đoàn thể nhân dân và tổ chức xã hội là phù hợp với điều kiện lịch sử và tình hình đất nước, bảo đảm sự ổn định chính trị làm cơ sở cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước, thực tiễn cho thấy, trong hơn 30 năm đổi mới vừa qua, dân chủ nói chung và dân chủ trong lĩnh vực chính trị nói riêng ở nước ta đã được thực hiện ngày càng tốt hơn và có những bước tiến nổi bật Các tổ chức trong hệ thống chính trị đã và đang tiếp tục được đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động; nhờ vậy, dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy.

+ Về văn hóa – xã hội: Nhà nước đã bảo đảm cho nhân dân các quyền cơ bản, như quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền đóng góp ý kiến xây dựng Đảng và chính quyền, quyền tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa; quyền thảo luận và giám sát các dự án về an sinh xã hội, về xóa đói giảm nghèo , ban hành một hệ thống các bộ luật liên quan, như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Sở hữu trí tuệ , các nhà khoa học được tranh luận, thảo luận và phát huy năng lực sáng tạo của mình, đóng góp tích cực vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

II.THỰC TRẠNG

A Thực trạng phát huy dân chủ ở Việt Nam

- Thực hiện dân chủ nhân dân là yêu cầu nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ ngày thành lập tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh quyền làm chủ của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, dân chủ có nghĩa “dân là chủ” và “người dân làm chủ”, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là động lực của cách mạng Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất trực tiếp thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành hiện thực Người nói, trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền về tay nhân dân sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ” /Bao nhiêu lợi ích đều vì dân./ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./ Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân./ Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân./ Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra./ Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên./ Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Trong lãnh đạo đấu tranh cách mạng, trải qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sau đó là cách mạng dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn chú trọng xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ

Ngày đăng: 23/04/2024, 05:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w