Khái niệm, nguyên nhân, bản chất của độc quyền và độc quyền nhà nước 1.1 Độc quyền 1.1.1 Khái niệm của độc quyền Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác đã dự báo rằng: “Tự d
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
================
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
TÊN CHỦ ĐỀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
Nhóm 5
Hà Nội – 2024
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
TÊN CHỦ ĐỀ CẠNH TRANH TRONG THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN
Nhóm 5
Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Anh
Danh sách nhóm:
1 Nguyễn Thị Ngọc Linh 26A4010517
2 Phạm Mai Hương 26A4010094
3 Phạm Thanh Huyền 26A4010084
4 Lê Ngọc Mai Linh 26A4010508
5 Bùi Thị Khánh Ly 26A4010529
6 Nguyễn Hoàng Anh 26A4012268
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4
PHẦN 2: NỘI DUNG 5
I Khái niệm, nguyên nhân, bản chất của độc quyền và độc quyền nhà nước 5
1.1 Độc quyền 5
1.1.1 Khái niệm của độc quyền 5
1.1.2 Nguyên nhân 5
1.2 Độc quyền nhà nước 6
1.2.1 Khái niệm: 6
1.2.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước: 6
1.2.3 Bản chất của độc quyền nhà nước 6
2.1 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường 7
2.1.1 Tác động tích cực 7
2.1.2 Tác động tiêu cực 7
2.2 Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền 8
III Đặc điểm, biểu hiện của độc quyền nhà nước trong CNTB 8
3.1 Lý luận của Lenin về đặc điểm của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản 8
3.2 Những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước trong CNTB hiện đại 10
IV Vai trò lịch sử của CNTB 10
4.1 Vai trò tích cực của CNTB 10
4.2 Những hạn chế của tư bản chủ nghĩa 10
4.3 Xu hướng vận động của CNTB 11
V, Thực trạng và giải pháp 11
5.1 Thực trạng 11
5.1.1 Sự chuyển biến về nhận thức đối với cạnh tranh 11
5.1.2 Thực trạng cạnh tranh 12
5.2 Giải pháp 13
Trang 4PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng ( là thành viên của ASEAN, APEC, WTO, AFTA) thì nước
ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế
để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh Chúng ta cần
có một chính sách cạnh tranh đúng đắn Với mục tiêu như vậy thật không dễ dàng cho Việt Nam, khi mà nền kinh tế hiện nay không có gì làm đảm bảo, các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, còn trì trệ, tình trạng tham nhũng và thất thoát vốn nhà nước tăng cao Các doanh nghiệp nhà nước không phát huy được vai trò chủ đạo của mình trong nền kinh tế khi mà nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, ngành nghề kinh doanh, chế độ tín dụng Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển tuy vẫn có những mặt hạn chế nhưng
nó không phải là vấn đề quan trọng Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt qui luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng qui luật này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định Nguyên nhân dẫn tới độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta Chính
vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Cạnh tranh trong thị trường độc quyền” cho tiểu luận môn học
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
I Khái niệm, nguyên nhân, bản chất của độc quyền và độc quyền nhà nước
1.1 Độc quyền
1.1.1 Khái niệm của độc quyền
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác đã dự báo rằng: “Tự do cạch tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền” Như vậy, độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn, có khả năng thâu tóm việc sản xuất và tiêu thụ của một số loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao Trong nền kinh tế thị trường, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền
1.1.2 Nguyên nhân
Các tổ chức độc quyền xuất hiện cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do những nguyên nhân sau:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất
Tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật yêu cầu doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh Điều đó đòi hỏi nguồn vốn lớn, tuy nhiên một số doanh nghiệp khó đáp ứng được Vì vậy, họ phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn Cuối thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học kỹ thuật mới xuất hiện như lò luyện kim mới, các máy móc, động cơ mới tạo ra các ngành sản xuất mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy mô lớn Mặt khác, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy, tư bản, tích tụ
và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất quy mô lớn Như vậy, trong điều kiện phát triển của khoa học-kỹ thuật, cùng với sự tác động của các quy luật kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ đã làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn
Cạnh tranh
Cạnh tranh gay gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản hàng loạt, còn các doanh nghiệp lớn tồn tại được cũng đã bị suy yếu Để tiếp tục phát triển, các doanh nghiệp còn tồn tại phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn hớn Lenin khẳng định: “ tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền”
Khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng
Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa làm phá sản doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn còn tồn tại dẫn tới hình thành các doanh nghiệp độc quyền
Sự phát triển của hệ thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời
Trang 6của các tổ chức độc quyền Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, họ có thể ấn định giá
cả độc quyền mua, độc quyền bán để thu lợi nhuận độc quyền cao
1.2 Độc quyền nhà nước
1.2.1 Khái niệm:
Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy trì sức mạnh của các tổ chức độc quyền ở các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm tạo ra sức mạnh vật chất cho sự ổn định của chế độ chính trị-xã hội ứng với điều kiện phát triển nhất định trong các thời kỳ lịch sử
1.2.2 Nguyên nhân hình thành độc quyền nhà nước:
- Tích tụ và tập trung vốn càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, sinh ra những cơ cấu kinh tế lớn đòi hỏi phải có sự điều tiết về sản xuất và phân phối
từ một trung tâm Sự phát triển của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước với tư cách đại biểu cho toàn bộ xã hội phải quản lý nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, sản xuất ngày càng phát triển thì lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao, nhưng quan hệ sản xuất lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất đã mở đường cho lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển Hình thức mới của quan hệ sản xuất đó chính là độc quyền nhà nước
- Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới
có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng các tổ chức độc quyền tư nhân không thể hoặc không muốn đầu tư, do vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản, Vì vậy, nhà nước phải đứng ra đảm nhận phát triển các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn
- Sự thống trị của độc quyền tư nhân đã làm gia tăng sự phân hóa giàu - nghèo, làm sâu sắc thêm sự mâu thuẫn giai cấp trong xã hội Trong điều kiện như vậy đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách xa hội để xoa dịu những mâu thuẫn đó, như các chính sách trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội, để duy trì sự ổn định chế độc chính trị và trật tự xã hội
- Cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia, dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết cá quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế, trong đó không thể thiếu vai trò của nhà nước Ngoài ra thì việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại cũng đòi hỏi sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế
1.2.3 Bản chất của độc quyền nhà nước
Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hình thành nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền tư nhân và tiếp tục duy trì, phát triển chủ nghĩa tư bản Độc
Trang 7quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa có sự thống nhất của những quan hệ kinh tế - chính trị gắn bó chặt chẽ với nhau Trong cơ cấu của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản, nhà nước đã trở thành một tập thể tư bản khổng lồ Bất kỳ nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định đối với xã hội mà nhà nước đố thống trị, song với mỗi chế độ xã hội, vai trò kinh tế của nhà nước có sự biến đổi thích hợp đối với xã hội đó Độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa tư bản là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay vẫn còn những sự phù hợp nhất định với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, làm cho chủ nghĩa tư bản vẫn thích nghi với điều kiện lịch sử mới
II, Tác động của độc quyền và quan hệ cạnh tranh
2.1 Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường
2.1.1 Tác động tích cực
- Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động và thúc đẩy tiến bộ khoa học - kĩ thuật Quá trình tích tụ, tập trung sản xuất ở mức độ cao dẫn đến độc quyền và khi đó, các tổ chức độc quyền có khả năng tập trung được nguồn lực tài chính để triển khai các kế hoạch, thực hiện đổi mới tiến bộ công nghệ Tuy nhiên, để trở thành hiện thực thì điều này còn phụ thuộc vào mục đích kinh
tế của các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường
- Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của chính tổ chức tổ chức độc quyền đó Có được ưu thế về vốn từ độc quyền trong ứng dụng các cộng nghệ hiện đại, sản xuất tiên tiến sẽ là cơ sở để làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất cạnh tranh
- Độc quyền tạo được sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại Việc nắm trong tay về sức mạnh tài chính là ưu thế để độc quyền có điều kiện đầu tư, phát triển kinh tế theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn
2.1.2 Tác động tiêu cực
- Độc quyền làm xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cả xã hội Vì mục đích độc quyền hướng tới là lợi nhuận và việc sản xuất lớn, quy mô rộng; họ áp đặt giá bán hàng hóa cao và giá mua thấp tức sự trao đổi không ngang giá, tạo ra cung cầu gải tạo về hàng hóa và gây ảnh hưởng thiệt hại cho người mua và xã hội
- Độc quyền cũng làm kìm hãm sự phát triển khoa học kỹ thuật Xuất phát từ
lợi ích độc quyền, vì vậy hoạt động phát minh chế tạo chỉ thực hiện khi vị thế độc quyền không có nguy cơ lung lay đồng thời sự thiếu nhiệt hình, bị động của độc quyền cũng kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội
- Độc quyền chi phối các quan hệ kinh tế - xã hội gây ra sự phân hóa giàu nghèo.Bằng sự thống trị của mình, độc quyền bành trướng sang các lĩnh vực chính trị,
Trang 8xã hội; kết hợp sức mạnh nhà nước hình thành độc quyền nhà nước, chi phối quan hệ, đường lối đối nội đối ngoại của quốc gia, chỉ phục vụ đứng lợi ích của các tổ chức tộc
2.2 Quan hệ cạnh tranh trong trạng thái độc quyền.
- Cạnh tranh xuất hiện là dựa trên sự tồn tại của chế độ tư hữu hoặc những hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất
- Đặc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do và càng làm cho cạnh tranh gay gắt hơn Bên cạnh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ cũng có các loại cạnh tranh của các tổ chức độc quyền
Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với doanh nghiệp ngoài độc quyền
Để có thể loại bỏ những chủ thể yếu thế hơn ra khỏi thị trường, các tổ chức độc quyền thường tìm cách để chi phối, thôn tính các doanh nghiệp ngoài độc quyền như: độc quyền tín dụng,
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau dưới nhiều hình thức
Ví dụ: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, kết thúc bằng một sự thỏa hiệp hoặc bằng sự phá sản của một cạnh tranh,
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
Những doanh nghiệp tham gia tổ chức độc quyền cạnh tranh nhau để giành lợi thế trong hệ thống Cùng với đó, các thành viên của tổ chức độc quyền cũng có thể cạnh tranh nhau để chiếm tỷ lệ cổ phần khống chế và chiếm địa vị chi phối, phân chia lợi ích có lợi hơn
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn cùng tồn tại song hành với nhau Mức độ khốc liệt của cạnh tranh và độc quyền hóa phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi nên kinh tế thị trường khác nhau
III Đặc điểm, biểu hiện của độc quyền nhà nước trong CNTB
3.1 Lý luận của Lenin về đặc điểm của độc quyền nhà nước trong chủ nghĩa
tư bản
Một là , sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và nhà nước.Sự kết hợp này được thực hiện từ cả hai phía nhà nước và các tổ chức độc quyền
- Về các tổ chức độc quyền , chúng thông qua các đảng phái chính trị của mình
cử người ra tranh cử để nắm giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước giúp các tổ chức độc quyền có thể chi phối được các chính sách , kế hoạch, dự án của nhà nước để từ đó đem lại lợi ích cho các nhóm độc quyền của mình
- Nhà nước cũng cử người của mình tham gia vào hội đồng quản trị của các tổ chức độc quyền thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu hay được các tổ chức độc quyền trao cho các chức danh danh dự trong hội đồng quản trị Điều này sẽ giúp cho nhà nước một phần nào đó có thể tác động đến các tổ chức độc quyền buộc các tổ chức độc quyền phải thực hiện một số nghĩa vụ của mình đối với xã hội
Trang 9 Hai là , sự hình thành và phát triển sở hữu nhà nước
- Sở hữu độc quyền nhà nước là sự sở hữu tập thể của giai cấp tư sản độc quyền
có nhiệm vụ ủng hộ và phục vụ lợi ích của tư bản độc quyền nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB
- Sở hữu nhà nước tư sản bao gồm : những động sản và bất động sản cần cho hoạt động của bộ máy nhà nước , cả những xí nghiệp nhà nước , trong công nghiệp và trong các lĩn vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông vận tải ,giáo dục, y
tế , bảo hiểm xã hội,…Trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng nhất
- Chức năng:
+ Mở rộng sản xuất cho chủ nghĩa tư bản, bảo đảm địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của CNTB
+ Giải phóng tư bản của tổ chức độc quyền từ những ngành ít lãi để đưa vào những ngành kinh doanh có hiệu quả hơn
+ Làm chỗ dựa về kinh tế cho nhà nước
Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước
- Hệ thống điều tiết của nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế nhà nước , có khả năng điều tiết sự vận động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và quá trình tái sản xuất xã hội theo hướng có lợi cho tầng lớp tư bản độc quyền
- Hệ thống điều tiết được thực hiện dưới các hình thức như: hướng dẫn, kiểm soát, uốn nắn những lệc lạc bằng công cụ kinh tế và công cụ hành chính pháp lý, bằng
cả ưu đãi và trừng phạt, bằng những giải pháp chiến lược dài hạn như lập chương trình
kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, khcn,bảo vệ môi trường, bảo hiểm xã hội,…và
cả các giải pháp ngắn hạn
Trang 10- Các chính sách kinh tế của nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong giai đoạn hiện nay , như chính sách chống khủng hoảng chu kỳ, chống lạm phát ,chính sách tăng trưởng kinh
tế, xã hội, kinh tế đối ngoại
- Các công cụ chủ yếu nhà nước tư sản dùng để điều tiết kinh tế và thực hiện chính sách kinh tế là: ngân hàng , thuế, hệ thống tiền – tín dụng, các doanh nghiệp nhà nước , kế hoạch hóa hay chương trình hóa kinh tế và các công cụ hành chính pháp lý
3.2 Những biểu hiện mới của độc quyền nhà nước trong CNTB hiện đại
1 Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất
2 Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức
3 Sự điều chỉnh về QHSX và quan hệ giai cấp
4 Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn
5 Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường
6 Các công ty xuyên quốc gia (TNC) có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu để thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế
7.Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường
IV Vai trò lịch sử của CNTB
4.1 Vai trò tích cực của CNTB
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng , chuyển từ kỹ thuật lao động thủ công lên kỹ thuật ngày càng hiện đại Giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục tự nhiên của con người
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại , dưới tác động của các quy luật của kinh tế thị trường đã kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động…tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ( Các nhà kinh tế học của nước Anh đã đánh giá từ 1900-2000 CNTB đã tạo ra khối lg của cải gấp 15 lần khối lượng của cải của loài người trước đó cộng lại)
- Đẩy nhanh quá trĩnh xã hội hóa sản xuất phát triển cả chiều rộng và chiều sâu
Quá trình sản xuất được liên kết với nhau, phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống sản xuất xã hội thống nhất
4.2 Những hạn chế của tư bản chủ nghĩa
- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa trước hết tập trung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản , không phải vì lợi ích của quần chúng nhân dân lao động một cách tự giác
Không phù hợp với sự phát triển của tiến bộ loài người
- Chủ nghĩa tư bản là một trong những nguyên nhân của hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới Chiến tranh đã phá hủy lực lượng sản xuất, kéo lùi nên kinh tế thế giới hàng chục năm