TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
- -BÀI TẬP LỚN
MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ II
ĐỀ BÀI: Chính sách quản trị nguồn nhân lựccủa Unilever tại Việt Nam
Trang 21.3 Unilever Việt Nam 4
2 Chính sách nhân sự quốc tế của Unilever 5
2.1 Cơ cấu tổ chức của Unilever 5
2.2 Chính sách và đãi ngộ 8
3 Chính sách nhân sự của Unilever Việt Nam 9
3.1 Chính sách nhân sự tại Việt Nam 9
3.2 Môi trường làm việc tại Unilever Việt Nam 11
3.3 Chế độ tuyển dụng 11
3.4 Quy trình tuyển dụng 13
3.5 Đào tạo nhân lực quốc tế 14
3.6 Thù lao và phúc lợi 16
Trang 3Nội dung1 Tổng quan về Unilever
1.1 Thông tin cơ bản
- Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mĩ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm Unilever được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1929, bởi sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản xuất xà phòng Anh Lever Brothers Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa từ việc chỉ là nhà sản xuất các sản phẩm làm từ dầu và mỡ công ty đã mở rộng hoạt động trên toàn thế giới.
- Công ty có giá trị đứng thứ bảy ở châu Âu Unilever là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất; sản phẩm của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia với hơn 3,4 tỷ người sử dụng sản phẩm của Unilever hàng ngày - Hiện nay, Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hàng được tin dùng trên toàn thế
giới, trong đó, 14 nhãn hàng đạt doanh thu hơn 1 tỷ euro vào năm 2020 Unilever có hơn 127.000 nhân viên trên toàn thế giới, 14 trên 20 thị trường lớn nhất thế giới đánh giá Unilever là nhà tuyển dụng số 1 với sinh viên tốt nghiệp ngành FMCG ( hàng tiêu dùng nhanh )
1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
- Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” - tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống, và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình.
- Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu Về
Trang 4tầm nhìn của Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội
- Vào năm 1933, logo của Unilever có kiểu chữ sans-serif và mũ lưỡi trai Logo công ty Unilever hiện tại được giới thiệu vào năm 2004 và được thiết kế bởi Wolff Olins, một cơ quan tư vấn thương hiệu Hình dạng 'U' hiện được tạo thành từ 25 biểu tượng riêng biệt, mỗi biểu tượng đại diện cho một trong các thương hiệu phụ của công ty hoặc các giá trị công ty của nó Bộ nhận diện thương hiệu được phát triển xung quanh ý tưởng "thêm sức sống cho cuộc sống".
1.3 Unilever Việt Nam
- Tại Việt Nam, 28 năm trước, Unilever có mặt và đã từng bước trở thành “người bạn” đồng hành cùng nhiều thế hệ người Việt, đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày Rửa tay với xà phòng Lifebuoy, giặt quần áo với OMO, gội đầu với Sunsilk, chải răng với kem P/S…đã trở thành sự gắn bó không thể tách rời trong tâm trí rất nhiều người Việt - Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã
đầu tư hơn 300 triệu USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh hi tỉnh Bắc Ninh Thông qua mạng lưới với khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1.500 người và cung cấp hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và nhà phân phối của chúng tôi
- Chặng đường 28 năm của Unilever tại Việt Nam còn mang tới sự đổi thay lớn trong nhận thức Đó là niềm tin vào nụ cười trẻ thơ, là khu vui chơi,
Trang 5trường học sạch đẹp, an toàn hơn dành cho các em nhỏ, nâng niu từng bữa ăn của mẹ, thấu cảm với sự hy sinh của người phụ nữ, hay cùng hngười nông dân phát triển bền vững Unilever thổi vào những điều thường ngày một diện mạo mới, dần dần đưa vô vàn đóng góp nhỏ trở thành điều lớn lao.
2 Chính sách nhân sự quốc tế của Unilever2.1 Cơ cấu tổ chức của Unilever
- Phân cấp quản lí theo chiều dọc
+ Hiện nay, đội ngũ quản lí của Unilever gồm 12 giám đốc điều hành Gồm: CEO; 1 giám đốc khu vực; 4 giám đốc sản phẩm: chăm sóc gia đình, chăm sóc cá nhân, sắc đẹp và sức khỏe, kem; 6 giám đốc của từng bộ phận: tài chính, marketing, hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng, nhân sự, nghiên cứu và phát triển, pháp lý.
Trang 6+ Hệ thống quản lí của Unilever bao gồm: Bộ phận lãnh đạo điều hành và hội đồng quản trị.
+ Tập đoàn Unilever sử dụng chính sách địa tâm khi lựa chọn các nhà quản trị với năng lực điều hành tốt nhất đến từ nhiều quốc gia trên thế giới CEO: Hein Schumacher ( Hà Lan )
Giám đốc Tài chính: Fernando Fernandez ( Argentina ) Giám đốc Marketing: Esi Eggleston Bracey ( Mỹ ) + Ưu điểm:
Nhân lực quốc tế của Unilever đa dạng về văn hóa, dân tộc, màu da và tôn giáo Họ thường có năng lực chuyên môn tốt và khả năng ngoại ngữ.
Do sự đa dạng văn hóa và thị hiếu ở mỗi quốc gia, Unilever áp dụng chính sách nguồn nhân lực có tính linh hoạt cao để thích nghi với điều kiện và yêu cầu cụ thể của từng thị trường
Tạo điều kiện cho các nhân viên nỗ lực để có cơ hội thăng tiến + Nhược điểm:
Chi phí phải cho nhân sự cao hơn.
Trang 7 Có thể xảy ra bất đồng trong quá trình làm việc bởi các thành viên đều đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau
- Phân cấp quản lí theo chiều ngang:
+ Mô hình cấu trúc nhóm sản phẩm toàn cầu (5 nhóm):
Trang 82.2 Chính sách và đãi ngộ
- Unilever tập trung vào sự hài lòng của nhân viên, tin rằng động lực làm việc của nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Unilever đầu tư vào việc đào tạo nhân sự mới và cho phép nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nhân lực cao cấp ở nước ngoài Điều này giúp họ học hỏi và làm việc trong điều kiện tốt hơn, phục vụ cho chính doanh nghiệp.
Trang 9- Nhân viên làm việc tại Unilever được hưởng các lợi ích cơ bản
3 Chính sách nhân sự của Unilever Việt Nam3.1 Chính sách nhân sự tại Việt Nam
- Để “hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam” và để phát triển “hệ thống rễ” giúp công ty có thể bám sâu vào thị trường, Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp và thường xuyên chú trọng đến các chương trình huấn luyện nhân viên Tại Việt Nam, Unilever có xu hương chuyển sang sử dụng chính sách đa chủng Hiện nay,đội ngũ quản lý Việt Nam đã thay thế các vị trí chủ chốt trước kia do các chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm khi so với những ngày đầu, Unilever Việt Nam chỉ có một thành viên người Việt trong ban điều hành, hiện tại là 7/9, trong đó có năm nữ
1 Thông tin thêm tại https://careers.unilever.com/benefits-learning-wellbeing
Trang 10-Chủ tịch người Việt đầu tiên của của Unilever Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích Vân chính là thành viên đã tham gia chương trình nhà lãnh đạo tương lai của Unilever.
- Lí do cho sự chuyển đổi chính sách nhân sự của Unilever tại công ty con ở các quốc gia:
+ Tương thích với chiến lược kinh doanh: Unilever thường xuyên mở rộng hoạt động kinh doanh của mình tới các thị trường mới và đang phát triển Bằng cách tự đào tạo nguồn nhân lực tại các địa phương, họ có thể đảm bảo rằng nhân viên hiểu rõ môi trường kinh doanh và nhu cầu của người tiêu dùng ở các thị trường đó.
+ Linh hoạt và phản ứng nhanh: Bằng cách đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương, Unilever có thể linh hoạt thích nghi với những thách thức cụ thể của từng thị trường, bao gồm văn hóa doanh nghiệp, quy định pháp lý và sở thích tiêu dùng.
+ Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực: Unilever coi trọng việc phát triển năng lực và kỹ năng của nhân viên Bằng cách tự đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương, họ có thể tăng cường đào tạo và
Trang 11phát triển nhân viên sao cho phù hợp với nhu cầu và môi trường công việc địa phương.
+ Tăng cường đào tạo và phát triển năng lực: Unilever coi trọng việc phát triển năng lực và kỹ năng của nhân viên Bằng cách tự đào tạo nguồn nhân lực tại địa phương, họ có thể tăng cường đào tạo và phát triển nhân viên sao cho phù hợp với nhu cầu và môi trường công việc địa phương.
3.2 Môi trường làm việc tại Unilever Việt Nam
- Unilever đã nhận đánh giá “Môi trường làm việc tốt nhất” tại Vietnam HR Awards 2014 Và tiếp tục vào năm 2016, Unilever đạt TOP 10 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam Với chuyên môn sâu trong việc đào tạo, Unilever đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều công ty về phát triển nhân lực tại Việt Nam.
- Unilever có chế độ lương bổng và chính sách nhân sự tốt nhất Việt Nam Mọi chế độ lương, thưởng, quyền lợi của nhân viên luôn được đặt lên hàng đầu
- Nhân sự tại Unilever, dù mới hay cũ đều có cơ hội học hỏi như nhau, được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp, tham gia các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao tại nước ngoài, giao lưu với đông đảo nhân viên cấp cao tại các quốc gia khác Unilever hoạch định phòng Nhân sự là phòng đối tác chiến lược, là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
3.3 Chế độ tuyển dụng
- Unilever tìm kiếm những nhân viên không chỉ có giá trị mà còn có thể gia tăng giá trị, đưa kế hoạch phát triển bền vững của công ty vào cuộc sống Unilever muốn tìm những bộ óc giỏi nhất và những bàn tay có năng lực trong mọi bộ phận của tổ chức.
Trang 12- Unilever đặt ra những yêu cu với mọi ứng viên trước khi được tuyển dụng:
+ Kỹ năng giao tiếp tốt + Khả năng xử lý sự cố tốt + Kỹ năng phân tích xuất sắc + Khả năng học hỏi và thích nghi
+ Khả năng sử dụng tiếng anh thành thạo
- Unilever tuyển dụng có 2 chương trình Internship dành cho sinh viên lớn nhất, đó là Unilever Future Leader Programme(UFLP) và Unilever Fresh Programme(UFresh).UFLP và UFresh về cơ bản là giống nhau, cả hai đều là chương trình tuyển dụng dành cho sinh viên năm cuối sắp ra trường hoặc sinh viên đã ra trường với kinh nghiệm dưới 2 năm làm việc Tiêu chí lựa chọn các ứng viên phải đáp ứng bao gồm:
+ Có kiến thức về tài chính, kế toán,
+ Hiểu biết về các nhóm ngành của Unilever và mục tiêu của doanh nghiệp
+ Có khả năng học hỏi và khả năng phân tích + Khả năng thích nghi giải quyết vấn đề - Điểm khác nhau của 2 chương trình đó là:
+ UFLP: có các yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh và khả năng lãnh đạo + UFresh: yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh giao tiếp cơ bản, kỹ năng
làm việc nhóm hơn là khả năng lãnh đạo - Lộ trình thực tập:
+ UFLP: thời gian 3 năm + UFresh: thời gian 6 tháng
- Đối với vị trí cấp cao như quản lí, giám đốc:
+ Năng lực chuyên môn và khả năng trong công việc: Thông thường những vị trí cấp cao thì Unilever Việt Nam đòi hỏi ứng viên phải
Trang 13có kinh nghiệm từ 3-5 năm trở lên và từng tham gia nhiều dự án mang tầm quan trọng trước đó Bằng cấp cũng là một tiêu chí bắt buộc các ứng viên phải có tối thiểu bằng cử nhân tại trường đại học khối ngành kinh tế.
+ Khả năng thích ứng công việc: Các vị trí cấp cao đòi hỏi các ứng viên phải có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao như Unilever
+ Tố chất lãnh đạo: Các ứng viên phải có năng lực lãnh đạo và quản lí các nhân viên cấp dưới một cách hiệu quả
+ Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Các nhà quản lí của Unilever cần phải đặt ra mục tiêu thắng tiến trong công việc
+ Sự quyết liệt và ham học hỏi: Các ứng viên cho vị trí này cần phải có sự chuẩn bị và quyết tâm lớn, phải đặt ra cho mình mục tiêu và quy tắc trong công việc;không ngại khó ngại khổ và luôn tìm tòi và học hỏi từ các nhân viên khác cũng như sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn
+ Có mối quan hệ tốt với nhân viên và khách hàng
+ Khả năng liên kết hợp tác làm việc với các bộ phận khác
3.4 Quy trình tuyển dụng
- Quy trình tuyển dụng thông thường của Unilever sẽ theo quy trình sau: Quá trình xét chọn hồ sơ ứng tuyển: Quá trình xét chọn hồ sơ ứng tuyển cũng tương ứng với vòng 1: Thực hiện các bài test online hoặc trực tiếp Các ứng viên sẽ trải qua những bài test trên nền tảng online hoặc offline trực tiếp tại công ty để được kiểm tra kiến thức về tài chính, kinh tế, mức độ hiểu biết về doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của Unilever so với đối thủ khác,
- Kết quả của bài kiểm tra sẽ đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên với những chức vụ, vị trí đang ứng tuyển, chọn lọc ra những ứng viên có tiềm năng nhất,phù hợp nhất để trải qua phỏng vấn vòng 2
Trang 14- Vòng 2: Phỏng vấn bởi HR manager hoặc CD training
Các ứng viên sẽ được các nhà tuyển dụng phỏng vấn về các kiến thức, các hiểu biết về ngành hàng của Unilever và cũng như hiểu được lí do, mục tiêu gắn bó với doanh nghiệp của ứng viên Thông qua đó sẽ đánh giá được tính cách, thái độ, khả năng làm việc của ứng viên
- Vòng 3: Thực hiện bài tập cũng như thuyết trình trước nhà tuyển dụng Ở vòng này của quá trình tuyển dụng Unilever, ứng viên thực hiện bài tập và thuyết trình để kiểm tra nhiệt tình, khả năng học hỏi và kỹ năng phân tích Các nhóm ứng viên nghiên cứu thị trường và đề xuất giải pháp tăng doanh số bán hàng cho nhà phân phối, sau đó thuyết trình trước các giám khảo quan trọng là Giám đốc Chi nhánh,CD training, và Giám đốc Bán hàng Khu vực (ASM)
- Vòng 4: Phỏng vấn trực tiếp với Branch manager: Đây là cơ hội để các ứng viên bày tỏ mong muốn và nguyện vọng phát triển bản thân khi làm việc tại Unilever (bạn muốn làm việc ở bộ phận nào, mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì…) Lúc này, nhà tuyển dụng có thể tư vấn về con đường sự nghiệp tại công ty Cơ hội trúng tuyển ở vòng này hầu như là rất cao vì về cơ bản, cá cứng viên lọt qua 3 vòng trước là các ứng viên đã rất xuất sắc và được đánh giá cao, có mức độ phù hợp nhất định với công ty
3.5 Đào tạo nhân lực quốc tế
Unilever luôn coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho việc phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp nên họ rất quan tâm đến nhân viên, sẵn sàng hỗ trợ và chú trọng công tác đào tạo.
- Đào tạo trước khi đi công tác nước ngoài: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực quốc tế của Unilever Việt Nam thực hiện qua các bước sau:
+ Xác định nhu cu đào tạo
+ Xây dựng chương trình thực tiễn đào tạo
Trang 15+ Đánh giá kết quả đào tạo
Với quy trình này, sau khi kết thúc khóa đào tạo, Unilever hướng đến mục tiêu nhân viên Unilever Việt Nam đáp ứng yêu cầu công việc nước ngoài, sử dụng ngoại ngữ thuần thục trong đời sống công việc, trang bị kiến thức văn hoá, pháp luật, lối sống phong tục tập quán nước ngoài
- Đào tạo ở nước ngoài:
+ Để tránh bất đồng ngôn ngữ nước bạn, Unilever tiếp tục đào tạo về mặt ngôn ngữ văn hóa cho nhân viên thông qua các khóa học online nâng cao Đây là điều vô cùng cần thiết vì việc trao đổi diễn ra thuận lợi hay không phụ thuộc vào quá trình giao tiếp.
+ Việc bị stress công việc là điều không thể tránh khỏi, nên ngoài mặt ngôn ngữ văn hóa, Unilever còn đào tạo cho nhân viên những kỹ năng sống, cách thức cân bằng công việc, giảm áp lực công việc để đạt hiệu suất làm việc tốt nhất
+ Unilever đào tạo thói quen truyền thống doanh nghiệp, tác phong làm việc, sinh hoạt, cách ứng xử, giải quyết mối quan hệ doanh nghiệp khiến cho nhân viên thích nghi nhanh hơn với môi trường làm việc mới một cách tối đa.
Đào tạo cách xử lý thời gian, phân chia công việc với một văn hóa khác - Đào tạo tái hòa nhập:
+ Hội nhập môi trường làm việc: Cung cấp lại cho nhân viên một số quy định công ty như nội quy lao động, quy định hội họp, chính sách, quy định phân phối tiền lương,khen thưởng, trợ cấp, phúc lợi, phụ cấp + Khảo sát mức độ hài lòng nhân viên sau tái hòa nhập: Phòng HR của
Unilever chia cột mốc để thực hiện các khảo sát Từ thông tin đa chiều này, HR hiểu mức độ làm quen, hội nhập lại với môi trường làm việc nhân viên, hiểu họ có nắm bắt công việc kịp thời hay vấn đề cn hỗ trợ, giảm thiếu cú sốc quay trở lại.