2 Mục tiêu nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu như trên, nhóm em tập trung đi phân tích một cách cụ thể thực trạng thất nghiệp, cũng như việc điều hành chính sách tài
Trang 1Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP VÀ CHÍNH SÁCH
SÁCH TÀI KHÓA CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 2011-2022
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan
Mã lớp học phần: 231ECO02A02
Nhóm: 06
38 26A4020038 Nguyễn Thị Nga Nhóm trưởng
39 26A4020040 Đặng Thanh Ngân Thành viên
40 26A4020425 Nguyễn Kim Ngân Thành viên
41 26A4020433 Lê Minh Nguyệt Thành viên
42 26A4020436 Trần Thị Ánh Nguyệt Thành viên
43 22A4030022 Phạm Kiều Nhung Thành viên
44 26A4020442 Phạm Thị Hồng Nhung Thành viên
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
1) Thất nghiệp 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Phân loại thất nghiệp: 3
1.3 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp 4
1.4 Tác động của thất nghiệp 5
1.5 Một số hạn chế của thất nghiệp 5
2) Chính sách tài khóa 6
2.1 Khái niệm 6
2.2 Công cụ của chính sách tài khóa 6
2.3 Tác dụng và phân loại chính sách tài khoá: 6
2.4 Ưu và nhược điểm của chính sách tài khóa 7
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP MỸ 2011-2022 8
1) Nền kinh tế mỹ nói chung 8
2) Diễn biến tình trạng thất nghiệp ở Mỹ trong năm 2011-2022 8
3) Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở Mỹ .11
PHẦN 3: CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐƯỢC ĐỀ RA TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2022 13
1) Chính sách tài khóa 2011-2018 13
2) Chính sách tài khóa năm 2019-2022 14
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ 15
1) Kết luận 15
2) Khuyến nghị 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
DANH MỤC BẢNG, HÌNH Hình 1 3
Hình 2 7
Hình 3 9
Hình 4 11
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1) Lí do chọn đề tài
Một thập kỉ qua đã chứng kiến nền kinh tế Mỹ trải qua một thời kỳ thăng trầm theo những biến động Dù nền kinh tế Mỹ có gặp khó khăn trong một vài giai đoạn nhất định, vẫn phải thừa nhận rằng Mỹ vẫn là một trong những quốc gia có nền kinh
tế mạnh hàng đầu thế giới Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề khó có thể giải quyết triệt để đặc biệt là tình trạng thất nghiệp Và có nhiều hướng giải pháp tác động đến tình trạng thất nghiệp, trong đó có chính sách tài khóa Chính vì vậy, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài cho bài tập lớn lần này là “ phân tích tình trạng thất nghiệp và chính sách tài khóa của Mỹ giai đoạn 2011-2022” 2) Mục tiêu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu như trên, nhóm em tập trung đi phân tích một cách cụ thể thực trạng thất nghiệp, cũng như việc điều hành chính sách tài khóa của Mỹ trong giai đoạn 2011-2022 Qua đây, đưa ra những giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp Và phát triển nâng cao vốn kiến thức của mỗi thành viên về bộ môn kinh tế vĩ mô
3) Phạm vi nghiên cứu
Nhóm đi nghiên cứu đối tượng là tình trạng thất nghiệp và các chính sách của nước Mỹ trong giai đoạn từ 2011 đến 2022
4) Phương pháp nghiên cứu và tra cứu dữ liệu
Nhóm em sử dụng các phương pháp tổng hợp dữ liệu để từ đó đi phân tích dữ liệu thông qua việc so sánh đối chiếu bằng các biểu đồ minh họa thể hiện các sự biến đổi của tình trạng thất nghiệp Vận dụng các kiến thức lý thuyết trên lớp để áp dụng vào bài nghiên cứu Để tra cứu dữ liệu chính xác và đúng đắn, nhóm sử dụng các trang web chính thống, uy tín như Worldbank, tổng cục thống kê Hoa Kỳ, State bank of Vietnam,
Trang 4PHẦN 1 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1) Thất nghiệp
1.1 Khái niệm
- Thất nghiệp được định nghĩa là tổng số người đang tích cực tìm kiếm việc làm nhưng hiện không có việc làm
- Có việc làm: Nhóm này bao gồm những người có việc làm và được trả lương , tính cả những người tự do kinh doanh hoặc làm việc cho các công ty , doanh nghiệp của gia đình ( được hoặc không được trả lương ), cả người làm việc toàn thời gian hay bán thời gian
- Không thuộc lực lượng lao động : Nhóm này bao gồm những người không thuộc hai nhóm trên
Hình 1 Lực lượng lao động = số người có việc làm +số người thất nghiệp
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động =�ựựựựự� �ượượượ �� ���� ��� ���độ�â� �ốốốố��ưởưởưở �� ��à��độđộ�� *100 (%)
- Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội
Tỷ lệ thất nghiệp=�ốốốố��ườ�ựựựựự� �ượườườ� ��ấấấấấ� ����ệệệệệ�ượượ �� ���độđộđộ�� *100 (%)
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp khi thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng Là tỷ lệ thất nghiệp bình thường mà tỷ lệ thất nghiệp thực tế biến động diễn ra quanh nó và không làm gia tăng lạm phát Do tên gọi là thất nghiệp tự nhiên nên chúng ta dễ dàng lầm tưởng rằng tỉ lệ này là một hằng số không đổi Tuy nhiên điều này là không đúng bởi tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thay đổi theo thời gian
và có thể bị ảnh hưởng bởi các chính sách của chính phủ
1.2 Phân loại thất nghiệp:
a) Theo lý do thất nghiệp:
Trang 5- Mất việc : là những người lao động bị sa thải đuổi việc
- Bỏ việc : là những người chủ động xin nghỉ việc
- Nhập mới :là những người mới bổ sung vào lực lượng lao động , chưa tìm được việc làm và có tinh thần tích cực tìm việc ( như sinh viên mới tốt nghiệp , )
-Tái nhập : là những người đã rời khỏi lực lượng lao động và đến hiện tại họ muốn quay lại tham gia vào thị trường lao động nhưng chưa tìm được việc
c) Theo nguồn gốc thất nghiệp
- Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức độ thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua Thuật ngữ tự nhiên không có đồng nghĩa với việc thất nghiệp này
là đáng mong muốn , không thay đổi theo thời gian , không gây ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế và gồm có các dạng thất nghiệp sau:
Thất nghiệp tạm thời : Là thất nghiệp do người lao động phải bỏ thời gian cho việc tìm kiếm việc làm Và không thể tránh khỏi do nền kinh tế liên tục thay đổi
Thất nghiệp cơ cấu : Là thất nghiệp xảy ra khi có nhiều người đang tìm kiếm việc làm trong một thị trường lao động cụ thể hơn số việc làm có sẵn ở mức lương hiện tại
Thất nghiệp theo chu kì: Là độ lệch của tỷ lệ thất nghiệp thực tế so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và được phát sinh từ sự suy thoái kinh tế
=> Chúng ta có thể tóm tắt mối quan hệ giữa các loại thất nghiệp như sau: Thất nghiệp cơ cấu = Thất nghiệp tự nhiên + Thất nghiệp theo chu kỳ Thất nghiệp tự nhiên = Thất nghiệp tạm thời + Thất nghiệp cơ cấu
1.3 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp
Thất nghiệp là một vấn đề lớn trong nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp rất đa dạng và phức tạp, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ
-Tình trạng kinh tế suy thoái, giảm sản xuất, giảm tiêu thụ và giảm đầu tư -Các công ty và doanh nghiệp giảm sản xuất hoặc phá sản do kinh tế suy thoái hoặc cạnh tranh khắc nghiệt
-Thiếu kinh nghiệm làm việc, sự bị động trong quá trình làm việc không đáp ứng được nhu cầu của công ty , doanh nghiệp cũng dễ rơi vào vòng vây thất nghiệp
- Dân số tăng mà trong khi việc làm không đủ cũng dẫn đến thất nghiệp
Trang 6-Các ứng dụng khoa học công nghệ (máy móc thiết bị robot) ngày càng được
sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, đa lĩnh vực ,dần dần thay thế con người trong nhiều công việc
1.4 Tác động của thất nghiệp
Tác động về mặt kinh tế
-Thất nghiệp xảy ra đồng nghĩa rằng lực lượng lao động đang bị lãng phí Rõ ràng các nguồn lực của nền kinh tế đã vốn khan hiếm nhưng lại không được sử dụng hết Sức lao động bị lãng phí thì làm sao kinh tế có thể phát triển, gây ảnh hưởng xấu đến GDP của quốc gia
- Khi người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp , lúc này thu nhập của họ bị hạn chế vì thế mà họ sẽ siết chặt chi tiêu dẫn đến giảm tỷ lệ tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp
Tác động về mặt xã hội
- Đời sống , thu nhập , mức sống của người dân bị giảm
- Tệ nạn xã hội tăng
- Trật tự xã hội , kỷ cương phép nước bị ảnh hưởng tiêu cực
1.5 Một số hạn chế của thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp : Không phải là chỉ số hoàn hảo về tình trạng không có việc làm hoặc thực trạng của thị trường lao động ,do:
- Nó không bao gồm cả những người lao động nản chí, không muốn tìm việc
- Nó không phân biệt giữa việc làm toàn thời gian và bán thời gian
- Một số người báo cáo sai tình trạng việc làm của họ
=> Tuy nhiên đây vẫn là một chỉ tiêu rất hữu ích của thị trường lao động và nền kinh tế
=> Khi đánh giá tính chất nghiêm trọng của vấn đề thất nghiệp , chúng ta cần xem xét thất nghiệp nhìn chung có tính chất ngắn hạn hay dài hạn.Nếu thất nghiệp có tính chất ngắn hạn thì đó không phải là vấn đề lớn Người lao động có thể cần có thời gian để chuyển từ một công việc này sang công việc khác , có thể công việc đó phù hợp với khả năng , năng lực và sở thích đam mê của mỗi người Ngược lại nếu thất nghiệp có tính chất dài hạn thì đây là 1 vấn đề thực sự quan trọng và rất cần có
sự quan tâm và can thiệp kịp thời của nhà nước và chính phủ Lúc này người lao
Trang 7động thất nghiệp trong thời gian dài phải chịu đựng sức ép trong thời gian dài cả về mặt về kinh tế và tinh thần.Do đó , việc nghiên cứu về “độ dài” của các “ phiên” thất nghiệp có ý nghĩa to lớn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của thất nghiệp đối với đời sống xã hội và nên kinh tế
2) Chính sách tài khóa
2.1 Khái niệm
- Chính sách tài khóa là trongkinh tế học vĩ môlà chính sách thông quachế độ thuếvàđầu tư côngđể tác động tới nền kinh tế Chính sách tài khóa cũng là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế
2.2 Công cụ của chính sách tài khóa
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc do nhà nước do luật định đối với các cá nhân và doanh nghiệp nhằm đóng góp vào ngân sách nhà nước, gồmcó:
- Thuế trực thu là loại thuế thu trưc tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của tổ chức kinh tế hoặc cá nhân,là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là một Ví Dụ nhưmột người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn, hay như thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân, tài sản
- Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế
Là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian để đánh vào người tiêu dùng
Ví dụ: thuếVAT,thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Chi tiêu chính phủ: Bao gồm chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ bởi chính phủ, chính quyền địa phương, nhà nước,và không bao gồm các khoản chuyển nhượng, các khoản chi cho an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chi trả lãi vay Các khoản chi cụ thể như sau:
- Chi cho Hành chính sự nghiệp: Trả lương cho công viên chức…
- Chi cho An ninh quốc phòng: Mua, cải tiến, sửa chữa, sáng chế vũ khí, thiết bị phục vụ cho an ninh quốc phòng
- Chi đầu tư chính phủ
2.3 Tác dụng và phân loại chính sách tài khoá:
Khi nền kinh tế đang ở tình trạngsuy thoái, thất nghiệp cao thì nhà nước có thể giảmthuế, tăng chi tiêu (đầu tư công) để chống lại Chính sách tài chính như thế gọi làchính sách tài khóa mở rộng
Trang 8 Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát cao và có hiện tượngnóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ Chính sách tài khóa như thế này gọi làchính sách tài khóa thắt chặt
2.4 Ưu và nhược điểm của chính sách tài khóa
a) Ưu điểm
- Chính sách tài khóa có thể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp từ phía cầu bằng cách: + Chính sách tài khóa mở rộng ( cắt giảm thuế và/hoặc tăng chi tiêu) có thể dẫn đến tăng AD và tăng GDP thực tế
+ Khi AD tăng → AD dịch phải, từ vị trí cân bằng ban đầu là A chuyển sang vị trí cân bằng mới là B→ Y2> Y1→Sản lượng tăng và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong ngắn hạn:
Hình 2 b) Hạn chế
- Chính sách tài khóa không thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp từ phía cung (tỷ lệ tự nhiên) Nếu xảy ra tỷ lệ thất nghiệp tạm thời hoặc cơ cấu, chính sách tài khóa sẽ không giải quyết được vấn đề này Ví dụ như giả sử một số cựu thợ mỏ đang thất nghiệp.Vấn đề ở đây là sự thiếu kỹ năng và sự bất đồng về địa lý Vì vậy điều cần thiết là các chính sách về phía cung
- Tăng AD và tăng trưởng kinh tế không giải quyết được sự không phù hợp về kỹ năng
-Vì vậy, khi nền kinh tế phát huy hết công suất, các nhà kinh tế cổ điển đã đúng Nếu nền kinh tế đang phát triển và chính phủ theo đuổi chính sách tài khóa thì có thể sẽ không hiệu quả trong việc giảm thất nghiệp
- Khi gần đạt đến mức toàn dụng lao động, khoản vay chính phủ cao hơn sẽ gây ra tình trạng lấn át (vay chính phủ làm giảm quy mô của khu vực tư nhân và giảm đầu
tư của khu vực tư nhân)
Trang 9-Ngoài ra, với nền kinh tế đang phát triển, khoản vay chính phủ cao hơn có thể đẩy lãi suất trái phiếu tăng lên và lãi suất cao hơn có thể làm giảm đầu tư của khu vực tư nhân Ngoài ra, nếu nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng lao động và chính phủ theo đuổi chính sách tài khóa mở rộng, chúng ta sẽ thấy lạm phát cao hơn
- Cắt giảm thuế có thể được tiết kiệm chứ không phải chi tiêu Trong thời kỳ suy thoái sâu sắc, người tiêu dùng có thể ngần ngại chi tiêu - ngay cả khi bạn cắt giảm thuế
- Về độ trễ thời gian Chính sách tài khóa có thể mất thời gian để thực hiện
PHẦN 2: THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP MỸ 2011-2022 1) Nền kinh tế mỹ nói chung
Nền kinh tế mỹ tuy đối mặt với nhiều biến động nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, duy trì 1 nền kinh tế hùng mạnh hơn cả so với các nước trên thế giới Đặc biệt Mỹ là nước có gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế thế giới và có ảnh hưởng rất lớn về nguồn cung ODA, là cổ đông lớn của nhiều ngân hàng: ngân hàng thế giới(WB), ngân hàng Phát triển châu Á,… trên toàn thế giới và luôn có tầm chi phối về chính sách của Quỹ tiền tệ Quốc tế Mỹ có mối quan hệ rất chặt chẽ
về kinh tế với thế giới bên ngoài, đầu tư ra nước ngoài lớn,…Năm 2020, với tác động của dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên nền kinh tế lớn mạnh này dẫn đến Cục dự trữ liên bang Mỹ FED liên tục cắt giảm lãi suất Hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa, thất nghiệp tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh đồng thời là
sự ghi nhận kỷ lục của số người mắc COVID-19, con số này lên tới hơn 1,4 triệu người gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ Đến năm 2021, nền kinh tế Mỹ với nhiều biện pháp khuyến khích kinh tế và các gói hỗ trợ chính phủ trải qua tác động tiêu cực của đại dịch cho thấy sự phục hồi dần dần, dù đại dịch vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến nền kinh tế Tuy nhiên, năm 2022 nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với khá nhiều thử thách với tình trạng lạm phát cao và tiến độ chính sách tiền tệ tăng nhanh gây ảnh hưởng nặng nề đến triển vọng phát triển kinh tế
2) Diễn biến tình trạng thất nghiệp ở Mỹ trong năm 2011-2022 2.1 Năm 2011- 2018
Khủng hoảng qua đi, tình hình kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại và tốc độ tăng trưởng kinh tế đã dẫn trở về trạng thái ổn định Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn này liên tục giảm tới những con số kỷ lục Tử tháng 11/2011, tỷ lệ thất nghiệp
Mỹ giảm hơn 0.5% so với 9.1% vào tháng 7/2011 Lần đầu tiên từ sau khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ bất ngờ giảm xuống dưới mức 8% vào tháng
Trang 109/2012 còn 7,8% Con số này tiếp tục giảm còn 6.7% vào tháng 12/2013 và 5,6% trong tháng 12/2014 Số việc làm mới cũng tăng nhanh, khiến cho nền kinh tế lớn mạnh số 1 thế giới mau chóng phục hồi và lấy lại vị thế của mình Cục Dự trữ Liên bang đã tìm cách quản lý nền kinh tế sao cho nhiều người có việc làm và giá cả được ổn định Đời sống người dân Hoa kỳ trong những năm này cũng ghi nhận sự chuyển biến tích cực, thu nhập của người lao động và cán cân ngân sách liên tục được cải thiện, lạm phát tiến dần đến ngưỡng mục tiêu 20% trong trung hạn
Năm 2015 chứng kiến đã phục hồi ẩn tượng của nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 - 2009 Nền kinh tế nước này đạt tốc
độ tăng trưởng 3,7% trong quý III/2015 - ghi nhận quý tăng trưởng tốt nhất trong năm, nhờ chỉ tiêu của người tiêu dùng được cải thiện, từ đây làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp Trong năm 2016, Mỹ là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất, cũng như là nhà sản xuất hàng hoá lớn thứ 2 toàn cầu đóng góp vào một phần năm tổng sản lượng thế giới Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ tỉnh đến cuối tháng 11/2016 rơi xuống mức 4.6% Hầu hết các biện pháp thị trường lao động đều tiếp tục được cải thiện trong năm 2017 Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức 4,1% trong quý IV, việc làm và tỷ lệ dân số việc làm tăng Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ít thay đổi Năm 2017, nền kinh tế Hoa Kỳ đã hoàn thành năm
mở rộng thử tám sau cuộc Đại suy thoái và hầu hết các biện pháp thị trường lao động cũng tiếp tục được cải thiện Khảo sát tháng 9/2018 của các hộ gia đình BLS cung cấp bằng chứng về một nền kinh tế Hoa Kỳ đang bùng nổ Tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,2% trong tháng xuống còn 3,7%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1969 Đây chỉ là tháng thứ mười kể từ năm 1970, tỷ lệ thất nghiệp đã được ghi nhận dưới 4%
Hình 3