1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn kinh tế vĩ mô phân tích tình hình lạm phát của việt nam trong 5 năm gần đây và giải pháp của chính phủ để kiểm soát lạm phát

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm 8 chúng em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây và giải pháp của chính phủ để kiểm soát l

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

**** O0O ****

ĐỀ TÀI : Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây và giải pháp của chính phủ để kiểm soát lạm phát

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

MỤC LỤ

A PHẦN MỞ ĐẦU 4

B PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 5

1 Khái niệm và phân loại lạm phát 5

1.1.Khái niệm 5

1.2 Phân loại lạm phát 5

2 Đo lường lạm phát 6

3 Nguyên nhân xảy ra lạm phát 6

3.1 Lạm phát dự kiến 6

3.2 Lạm phát cầu kéo 7

3.3 Lạm phát chi phí đẩy 8

3.4 Lạm phát tiền tệ 8

4 Tác động của lạm phát 9

4.1 Đối với sản lượng 9

4.2 Tác động đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải 9

4.3 Tác động đến cơ cấu kinh tế 10

4.4 Tác động đến tính hiệu quả kinh tế 10

5 Giải pháp chống lạm phát 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM 2015 – 2019 11

1 Tình hình lạm phát của Việt Nam 2015 - 2019 11

2 Nguyên nhân lạm phát của Việt Nam 2015 - 2019 14

2.1 Đánh giá nguyên nhân và tác động của lạm phát ở Việt Nam 17

2.2 Đánh giá tác động của lạm phát ở Việt Nam đến kinh tế xã hội 18

2.3 Đánh giá lạm phát Việt Nam 2015-2019 19

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT 20

1 Biện pháp mà chính phủ đã thực hiện trong thời gian qua 20

2 Biện pháp mà chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới 22

3 Khuyến nghị của nhóm 24

C PHẦN KẾT THÚC

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển và có nhiều sự cạnh tranh giai đoạn hiệnnay, lạm phát đang là một vấn đề bất cập được nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam hết sức quan tâm Lạm phát có thể là động lực giúp một nền kinh tế phát triển song nó cũng là nguyên nhân phá vỡ sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia, gây nên những bất ổn từ kinh tế dẫn đến đời sống và ảnh hưởng đến lĩnh vực chính trị- xã hội, đặc biệt khi lạm phátcao hay siêu lạm phát không dự đoán được sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng đối với kinh tế

Từ đó, cơ cấu nền kinh tế mất cân đối, hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm, sản xuất bị suy thoái, do vậy nhà nước cần có những biện pháp để kiềm chế tình trạng lạm phát

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, nhóm 8 chúng em đã lựa chọn đề tài:

“Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam trong 5 năm gần đây và giải pháp của chính phủ để kiểm soát lạm phát.”

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: tình hình lạm phát ở Việt Nam từ năm 2014 đến 2019 Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quan điểm về

lạm phát của các nhà kinh tế hiện đại của nước ngoài và Việt Nam, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước về kiềm chế lạm phát ở Việt Nam để phân tích, lý giải các chỉ số và đề xuất các giải pháp can thiệp thông qua các phương pháp:

1 Nghiên cứu, phân tích các tư liệu, bài báo trên internet, các bài thu thập dữ liệu của

Tổng cục Thống Kê Việt Nam

2 Tổng hợp dữ liệu và đưa ra kết luận về vấn đề thảo luận.

Nội dung nghiên cứu:

1 Một số lý luận cơ bản của lạm phát.

2 Thực trạng của tình hình lạm phát 5 năm gần đây (2015-2019)

3 Các đề xuất và kiến nghị với vấn đề lạm phát.

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT

1 Khái niệm và phân loại lạm phát

1.1.Khái niệm

- Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian Giảm phát là

sự giảm liên tục của mức giá trung bình theo thời gian

- Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạmphát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ hàng hóa cấu thành tổngsản phẩm quốc dân Nó chính là GNP danh nghĩa / GNP thực tế Trong thực tế được thaythế bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giá sản xuất (PPI)

1.2 Phân loại lạm phát

Lạm phát được phân loại:

- Theo quy mô

- Theo quy mô và độ dài thời gian

- Theo nguyên nhân gây ra lạm phát

* Nếu căn cứ theo quy mô của lạm phát thì lạm phát được chia làm 3 loại:

- Lạm phát vừa phải: Tỷ lệ lạm phát ở mức dưới 10% một năm Lạm phát này không gây

ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế (gp < 10%/năm)

- Lạm phát phi mã: Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2-3 con số một năm Lạm phát này gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng (gp từ 10%/năm đến 999%)

- Siêu lạm phát: Xảy ra khi giá cả tăng lên đột biến với tốc đọ cao, vượt xa lạm phát phi

mã Lạm phát này gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc đối với nền kinh tế (gp từ

4, 5 con số trở lên)

* Nếu căn cứ theo quy mô và thời gian lạm phát

- Lạm phát kinh niên: kéo dài trên 3 năm, gp 50%/năm

- Lạm phát nghiêm trọng: kéo dài trên 3 năm, gp trên 50%/năm

- Siêu lạm phát: kéo dài trên 1 năm, gp trên 200%/năm

* Nếu căn cứ theo nguyên nhân lạm phát:

- Lạm phát dự kiến

- Lạm phát do cầu kéo

- Lạm phát do chi phí đẩy

Trang 5

- Lạm phát do yếu tố tiền tệ

2 Đo lường lạm phát

Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kỳ nhất định, các nhà thống kê kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung

* Tỷ lệ lạm phát: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng them hay giảm bớt đi của mức giá chung kỳ

nghiên cứu so với kỳ gốc

Công thức tính tỷ lệ lạm phát: Gp * 100= Trong đó: gp: Tỷ lệ lạm phát (%)

Ip : Chỉ số giá thời kì nghiên cứu1

Trang 6

thực tế, khi xảy ra lam phát cầu kéo người ta thường thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàn hóa Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế

về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đã đạt cân bằng

Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn có khả năng và trên thực tế

đã xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở những nước phát triển cao Đó là một đặc điểmcủa lạm phát hiện đại Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát, vừasuy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp nên cũng còn gọi là “lạm phát đình trệ” Cáccơn sốc giá cả của thị trường đầu vào – đặc biệt là các vật tư cơ bản (xăng dầu, điện…) lànguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên Tuy tổng cầukhông thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống Giá cả đầu vàotăng đột biến thường do các nguyên nhân sau: chiến tranh, sự biến động chính trị, kinh

tế, thiên tai… Đường AS dịch chuyển sang trái làm sản lượng giảm và mức giá chung tăng

Trang 7

4 Tác động của lạm phát

4.1 Đối với sản lượng

Đi đôi với sự gia tăng giá cả, sản lượng quốc gia có thể giảm xuống, tăng lên hoặc không đổi.Khi sản lượng cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng, sự dịch chuyển của đường tổng cầu sang phải sẽ làm cho sản lượng gia tăng với một tốc độ nhanh hơn sự gia tăng của mức giá chung Tuy nhiên, khi mức sản lượng cân bằng cao hơn mức sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng của tổng cầu sẽ tạo ra sự tăng lên nhanh chóng của mức giá chung, lạm phát tăng nhanh hơn mức tăng sản lượng

• Nếu lạm phát từ phía cung → sản lượng sụt giảm, giá cả tăng cao, nền kinh tế sẽ rơi vào thời kỳ lạm phát đình trệ Sự sụt giảm sản lượng như thế nào còn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cầu

• Nếu lạm phát từ phía cầu → sản lượng tăng lên nhưng mức độ tăng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào độ dốc của đường cung

Trang 8

• Nếu lạm phát từ hai phía thì tuỳ theo mức độ tác động của tổng cung, tổng cầu mà sản lượng tăng, giảm hoặc không đổi.

4.2 Tác động đối với sự phân phối lại thu nhập và của cải

• Giữa người đi vay và người cho vay: Khi nền kinh tế có lạm phát thì mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay được xem xét theo lãi suất thực:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát

Trong đó: Lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất cho vay được ấn định theo thị trường Khi đó thu nhập được chuyển từ người đi vay sang người cho vay và ngược lại khi lạm phát trong thực tế khác với lạm phát dự kiến Nếu tỷ lệ lạm phát thực tế đúng bằng mức đã dự kiến thì không có sự phân phối lại thu nhập, cả người cho vay lẫn người vay đều không được lợi hơn mà cũng không bị thiệt hơn; nếu tỷ lệ lạm phát thực tế lớn hơn tỷ lệ lạm phát đã dự kiến thì lãi suất thực thực tế sẽ nhỏ hơn lãi suất mà người cho vay nhận được, người vay sẽ được hưởng lợi, người cho vay bị thiệt; còn nếu tỷ lệ lạm phát thực tế nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát

đã dự kiến thì lãi suất thực thực tế sẽ lớn hơn lãi suất thực dự kiến, người cho vay sẽ hưởng lợi và người vay sẽ bị thiệt

• Giữa người hưởng lương và người trả lương: Nếu tiền lương được chỉ số hóa theo giá cả, nghĩa là giá tăng bao nhiêu thì tiền lương cũng tăng bấy nhiêu thì không có phân phối lại thu nhập, còn nếu tốc độ tăng trưởng chậm hơn tỷ lệ lạm phát thì người hưởng lương sẽ bị thiệt, người trả lương sẽ được lợi và ngược lại

• Giữa người mua và người bán tài sản tài chính: Các loại tài sản tài chính (trái phiếu Chính phủ, chứng khoán của công ty đa số có mức lãi suất danh nghĩa cố định) Như vậy, trước khi

có lạm phát xảy ra, nếu ta mua chúng thì sau lạm phát sẽ bị thiệt hại Phần thiệt hại đó cũng chính là phần lợi của người bán

• Giữa người mua và người bán tài sản hiện vật: Nếu lạm phát xảy ra thì người mua tài sản hiện vật sẽ hưởng lợi, người bán sẽ bị thiệt, phần thiệt của người bán sẽ trở thành phần lợi của người mua

• Giữa các doanh nghiệp với nhau: Do khi lạm phát xảy ra, tỷ lệ tăng giá của các mặt hàng không giống nhau, vì vậy, doanh nghiệp nào sản xuất và tồn kho các mặt hàng có tỷ lệ tăng giá chậm sẽ bị thiệt, phần lợi sẽ thuộc về các doanh nghiệp có loại mặt hàng tăng giá nhanh

• Giữa chính phủ và dân chúng

Trang 9

4.3 Tác động đến cơ cấu kinh tế

Lạm phát xảy ra giá các loại hàng hóa không thay đổi theo cùng một tỷ lệ

• Ngành có giá tăng nhanh sẽ tăng tỷ trọng trong sản luơng do giá trị sản lượng tính theo giá hiện hành tăng

• Một số ngành tăng giá nhanh, nguồn sản xuất chảy về ngành đó, làm tăng sản lượng thực của ngành Đồng thời lúc đó, sản lượng ngành khác cũng có thể giảm xuống

=> Lạm phát làm thay đổi cơ cấu ngành kinh tế

4.4 Tác động đến tính hiệu quả kinh tế

• Làm biến dạng cơ cấu đầu tư

• Làm suy yếu thị trường vốn

• Làm sai lệch tín hiệu giá cả do giá là tín hiệu quan trọng giúp người mua (người bán) có quyết định tối ưu Trong thời kỳ lạm phát cao, giá thay đổi quá nhanh làm cho mọi người không kịp nhận biết mức giá tương đối giữa các hàng hóa thay đổi như thế nào, do đó, các quyết định mua bán hàng hóa như lựa chọn mặt hàng, sản lượng… không còn đúng với quyếtđịnh tối ưu

• Làm phát sinh chi phí điều chỉnh giá

• Làm lãng phí thời gian cho việc đối phó với tình trạng mất giá tiền tệ

• Làm giảm sức cạnh tranh với nước ngoài

• Kích thích người nước ngoài rút vốn về

5 Giải pháp chống lạm phát

- Chống lạm phát từ phía cầu có thể thực hiện bằng việc sử dụng chính sách tài khóa

và chính sách tiền tệ thắt chặt Như cắt giảm cầu đối với một số mặt hàng, cắt giảm chi tiêu chính phủ, kiểm soát tiền lương, tăng thuế làm giảm chi tiêu của xã

hội, tăng cung hàng hóa dịch vụ

- Chống lạm phát từ phía cung có thể thực hiện bằng cách cắt giảm chi phí sản xuất

và nâng cao năng lực sản xuất trên cơ sở nâng cao hiệu quả Như giảm giá thành

các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, gia tăng sản xuất bằng nhiều biện pháp

như giảm thuế sản xuất, giảm lãi suất cho vay, tăng chi tiêu cho đầu tư

- Bên cạnh những giải pháp tác động về phía tổng cầu và tổng cung, để kiểm soát lạm phát,Chính phủ có thể thực hiện thông qua một số biện pháp như: Kiểm soát lượng cung tiềntrong nền kinh tế thông qua hoạt động của thị trường mở, lãi suất chiết khấu, quy định tỷ lệ

dự trữ bắt buộc,…; Kiểm soát để ổn định giá cả, đặc biệt là giá của các mặt hàng vật tư cơbản như: Xăng, dầu, điện, nước,…

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM 2015 – 2019

1 Tình hình lạm phát của Việt Nam 2015 - 2019

Theo lý thuyết kinh tế học, lạm phát là 1 trong những yếu tố kinh tế vĩ mô đáng quan tâm,ảnh hưởng đến cân đối vĩ mô của nền kinh tế và cũng là yếu tố được quan tâm hàng đầu củabất kỳ một quốc gia nào Trong 5 năm gần đây, tình hình lạm phát ở Việt Nam liên tục ở mứcthấp( tỷ lệ lạm phát luôn duy trì ở mức dưới 5% ), điều này tác động cả mặt tích cực và tiêucực đối với tăng trưởng nền kinh tế

Trang 11

Bảng 2.1: Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2015-2019

Lạm phát 0.63% 2.66% 3.53% 3.54% 2.79%

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Ta có biểu đổ cột như sau:

Biểu đồ 2.1: %CPI tăng so với cùng kỳ năm trước giai đoạn 2015-2019

Tuy tỷ lệ lạm phát có tăng cao hơn so với năm 2015 nhưng năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng nhờ lạm phát thấp nên Nhà nước vẫn có dư địa điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường , chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 2016 tăng4,74%, bình quân mỗi tháng năm 2016 tăng 0,4% CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015 Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước (lạm phát sau khi loại trừ giá lương thực-thực phẩm, giá năng lượng và giá các mặt

Trang 12

hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tăng nhẹ so với mức 1,69% của năm 2015.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát đã đạt được với những chính sách đề ra trước đấy Bình quânnăm 2017 so với năm 2016, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều nàyphản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thựcphẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế vàgiáo dục Bình quân năm 2017 lạm phát cơ bản là 1,41% thấp hơn mức kế hoạch từ 1,6-1,8%, cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định CPI bình quân năm 2017tăng 3,53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra CPI tháng 12/2017tăng 2,6% so với tháng 12/2016, bình quân mỗi tháng tăng 0,21% CPI bình quân năm 2017tăng chủ yếu là do các địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ khám chữa bệnh Cómột số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm nay như chỉ số giá nhóm thực phẩmbình quân năm giảm 2,6% so với năm 2016 (chủ yếu giảm ở nhóm thịt tươi sống) Ngânhàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ kiên định mục tiêu giữ ổn định vĩ mô và kiểmsoát lạm phát

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017 và tăng 2,98% so với tháng 12 năm

2017 Như vâ …y, mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2018 dưới 4% đã đạtđược trong bối cảnh điều chỉnh được gần hết giá các mặt hàng do nhà nước quản lý đă …t ratrong năm 2018 Vậy nên năm 2018 là một năm rất thành công trong việc kiểm soát lạmphát Năm 2018, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánhbiến động giá chủ yếu từ việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điềuhành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục Mức tăng lạm phát cơ bảntrong năm 2018 so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng từ 1,18% đến 1,72%, lạmphát cơ bản bình quân năm tăng 1,48% thấp hơn mức kế hoạch 1,6%, cho thấy chính sáchtiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định

Sang năm 2019, lạm phát binh quân của nước ta tăng khoảng 2,79%, đạt được mục tiêu đề

ra Lạm phát được kiểm soát trong năm 2019 nhờ giá hàng hóa thế giới giảm tỷ giá ổn định

và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều

2 Nguyên nhân lạm phát của Việt Nam 2015 - 2019

Bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,05%; Bình quân năm 2015 tăng 0,63% so năm 2014, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra Có thế thấy trong giai đoạn 2015-

2019 CPI giữ ở mức thấp và ổn định, tạo điều kiện cho các chính sách tiền tệ tích cực, kích

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w