Phân Tích Khái Quát Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Trong 5 Năm Gần Đây Và Nêu Một Số Chính Sách Kích Cầu Của Chính Phủ Việt Nam Nhằm Tăng Trưởng Kinh Tế Tromg Giai Đoạn Này.pdf

43 0 0
Phân Tích Khái Quát Tình Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Của Việt Nam Trong 5 Năm Gần Đây Và Nêu Một Số Chính Sách Kích Cầu Của Chính Phủ Việt Nam Nhằm Tăng Trưởng Kinh Tế Tromg Giai Đoạn Này.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI BÌNHKHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

-FFF -TIỂU LUẬN MÔN HỌCKINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINHTẾ CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY VÀ NÊU MỘTSỐ CHÍNH SÁCH KÍCH CẦU CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAMNHẰM TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TROMG GIAI ĐOẠN NÀY

Hoàng Mai Hoa_MSSV: 2200370 Vũ Thị Hồng Xiêm_MSSV: 2200197

Thái Bình, ngày 28 tháng 8 năm 2023

Trang 2

 Cảm ơn Bộ phận thư viện đã tạo điều kiện cho chúng em mượn sách và các tài liệu để chúng em có thể học tập và làm việc một các có hiệu quả 

 Chân thành cảm ơn Giảng viên Tống Thị Thanh Hoa đã tận tình hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện tiểu luận này.

Với những giới hạn về kiến thức và thời gian, trong quá trình tìm hiểu tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của chúng em còn rất nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của cô.

Xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của nhóm, có sự hỗ trợ từ Giảng viên Tống Thị Thanh Hoa Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực.

Những số liệu trong các bảng phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính các thành viên thu thập từ các nguồn khác nhau.

Ngoài ra, đề tài còn được sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào trong nhóm chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cô, cũng như kết quả tiểu luận của mình.

Trang 4

1.4.Tổng sản phẩm bình quân đầu người (PCI) 7

1.5.Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 7

2 Phương pháp đo lường 8

2.1.Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm 8

2.2.Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập 8

2.3.Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng 9

2.4.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 9

2.5.Quy tắc 70 10

2.6.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp (Quy luật Okun) 10

3 Các nhân tố quyết nh tăng trưởng kinh tế trong dài hạnđị 10

3.1.Các yếu tố kinh tế 10

3.2.Yếu tố phi kinh tế 12

4 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 14

4.1.Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước 14

4.2.Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài 15

Chính sách về vốn nhân lực 15

4.3.Thúc đẩy tự do thương mại 15

4.4.Chính sách kiểm soát tăng dân số 15

4.5.Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển 15

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ

3.1.Giai đoạn trước dịch bệnh ( 2018 – 2019 ): 21

3.2.Giai đoạn sau dịch bệnh ( 2020 – nay ): 23

4.Nhận diện động lực thúc đẩy trong ngắn hạn và trong dài hạn 32

4.1.Trong ngắn hạn 32

Trang 5

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 37

1.Đổi mới các nền tảng vĩ mô 37

2.Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt 37

3.Thực hiện chính sách tài khóa chủ động 38

4.Tiếp tục đẩy nhanh các cấu phần trong Chương trình phục kinh tế - xã hội 2022 - 2023, các chương trình mục tiêu quốc gia và giải ngân vốn đầu tư công 38

5.Hoàn thiện thể chế, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao tính minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả cho thị trường tài chính, quan tâm kiểm soát rủi ro hệ thống tài chính 38

6.Tăng cường khả năng dự báo, chủ động xây dựng các kịch bản kèm hành động ứng phó 39

KẾT LUẬN 40

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

LỜI MỞ ĐẦU

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế, là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của mỗi quốc gia Theo Solow

Trang 6

(1956), tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tong sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định Do sự tác động của lạm phát nên thông thường chỉ tiêu GNP và GDP theo thực tế dùng để đánh giá mức tăng trưởng kinh tế thực tế Trong đó, chỉ tiêu GDP là một chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, một khu vực hay một địa phương trong một thời kì nhất định.Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), có nhiều cách tính GDP như tính GDP bằng phương pháp giá trị gia tăng, bằng phương pháp chi tiêu, phương pháp thu nhập Trong đó, phương pháp chi tiêu là thường được sử dụng để đo lường GDP Tăng trưởng kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, là mối quan tâm nhiều nhất của chính phủ các nước bởi vì tăng trưởng kinh tế là điều kiện vật chất để tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân, xóa đói giảm nghèo, …Do đó, nền kinh tế của mỗi quốc gia có tăng trưởng và phát triển hợp lý hay không thường dựa vào chỉ số GDP để nhận định.

Trong 5 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,8%/năm Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, cũng như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái ổn định Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách kích cầu nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện môi trường kinh doanh Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trong việc duy trì sự tăng trưởng này, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, môi trường bền vững và giáo dục và đào tạo Bài tiểu luận này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các chính sách kích thích của chính phủ trong 5 năm qua, cũng như những thách thức để duy trì tốc độ tăng trưởng này

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân (PCI) trong một thời gian nhất định

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.

Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một gia đình cụ thể, từ đó sẽ cho ta khái niệm về tốc độ tăng trưởng Đó là sự tăng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc so sánh

1.2.Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phầm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong thời gian nhất định thường là một năm tài chính

GDP = C + I + G + (X-M) + C: Tiêu dùng của hộ gia đình + I: Đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp

+ G: Chi tiêu chính phủ + X-M: Xuất khẩu ròng

1.3.Tổng sản phẩm quốc gia (GNP)

Trang 8

Tổng sản phẩm quốc gia (GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phầm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một khoảng thời đinh (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm với thu nhập ròng.

GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài

Như vậy, với ý nghĩa là thước đo thu nhập của nền kinh tế với sự tăng GNP thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của động kinh tế đem lại GNP thực tế là GNP được tính theo giá cố định nhằm phản ánh đúng gia tăng hàng năm, loại trừ những sai lệch do biến động giá cả tạo ra Khi giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa.

1.4.Tổng sản phẩm bình quân đầu người (PCI)

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (PCI) là tổng sản phẩm quốc dân số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng thu dân cư cho số nhân khẩu của hộ Là chỉ tiêu kinh tế xã hội quan trọng nhằm phản ánh mức thu nhập và nhập của các tầng lớp dân cư để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xoá đói, giảm nghèo.

1.5.Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.

Trang 9

Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư, tăng cao phúc c lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện: Văn hóa, giáo dục, y tế …

Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện rất lớn giải quyết vấn đề tăng giảm thất nghiệp Từ đó thu nhập được cải thiện, thu nhập tăng, đời sống được nâng cao

Tăng trưởng kinh tế là tiền đề rủi ro lớn về vật chất, tiềm lực kinh tế an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, nâng cao uy tín và vai trò quản nước đối với xã hội.

Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển và phát triển.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên trên thế giới nhưng không phải vì vậy mà theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá.

Thực tế cho thấy không phải bất kì sự tăng trưởng kinh tế nào cũng hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, chẳng hạn như tăng trưởng kinh tế giàu lên nhưng đi kèm với nó là sự phân hóa giàu nghèo ngày càng trưởng kinh tế quá cao (tăng trưởng nóng) gây ra lạm phát…Vì vậy, mỗi mỗi chính phủ trong mỗi thời kỳ cần tìm ra những biện pháp tích cực để đạt trưởng kinh tế hợp lý và bền vững.

2 Phương pháp đo lường

2.1.Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm

GDP tính theo phương pháp thu nhập sẽ bằng tổng thu nhập của tất cả các khu vực hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ.

GDP = W+ i + R + Π + De + Ti Hay nói một cách khác:

Trang 10

GDP = thu nhập từ người lao động(W) + thu nhập từ vốn(Π,R,i) + Khấu hao (De) + Thuế gián thu (Ti)

2.2.Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập

GDP tính theo phương pháp chi tiêu cũng chính là bằng tổng chi tất cả các khu vực của toàn bộ nền kinh tế Tức là phương pháp này sẽ tính những cái mà các thành viên trong nền kinh tế bỏ tiền ra mua.

Đối với khu vực hộ gia đình: + Chi tiêu của hộ gia đình (C) + Dùng để tiết kiệm, hay để dành (S) Đối với doanh nghiệp, đầu tư (I)

Đối với Chính phủ, các khoản chi tiêu của chính phủ (G) Đối với khu vực nước ngoài, xuất khẩu (X), nhập khẩu (M)

Như vậy, ta có thể rút ra công thức tính GDP theo phương pháp chi tiêu như sau:

GDP = C + I + G + X - M

Có hai khái niệm mới ở đây, đó là giá trị xuất khẩu (X) và giá trị nhập khẩu (M) của một quốc gia Chênh lệch giữa chúng gọi là xuất khẩu ròng (NX) tức là:

NX = X – M Từ đây, công thức tính GDP được viết lại thành:

GDP = C + I + G + NX

2.3.Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng = Giá trị đầu ra - Chi phí đầu vào

2.4.Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 11

y = dY/Y × 100(%) Trong đó:

+ y: Tốc độ tăng trưởng +Y: Quy mô của nền kinh tế

Tuy nhiên thước đo trên sẽ không sát thực nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm.

Do vậy, để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta sử dụng chỉ tiêu GDP thực tế bình quân đầu người (per capita) bằng cách lấy GDP của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó.

2.5.Quy tắc 70

Nếu một biến số tăng với tốc độ trung bình là thì nó sẽ tăng gấp đôi sau.

Ví dụ: Nếu GDP của Việt Nam tăng bình quân 7%/năm thì sau 10 năm,

GDP của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi.

2.6.Mối quan hệ giữa tăng trưởng và thất nghiệp (Quy luật Okun)

Trang 12

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải dựa trên bốn nhân tố là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ

* Nguồn nhân lực (L)

Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hoá, có sức khoẻ và kỷ luật lao động tốt.

* Tài nguyên thiên nhiên (R)

Đây là những yếu tố về tài nguyên thiên nhiên được sử dụng để làm yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản và đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả Rập Xê út Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố thiết yếu đối với nền kinh tế, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô.

* Vốn tư bản (K)

Tư bản là một trong những nhân tố tạo tiền đề cho việc tối ưu năng suất lao động và thương mại phát triển Đó là những cơ sở vật chất, trang thiết bị được

Trang 13

sử dụng trong quá trình sản xuất Yếu tố này có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn Những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tư bản tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng bền vững Tuy nhiên, tư bản không chỉ là do tư nhân đầu tư cho sản xuất, nó còn là tư bản cố định xã hội tạo tiền đề cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước Tư bản cố định xã hội thường là những dự án có quy mô lớn,có lợi suất tăng theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện Ví dụ như các dự án thuỷ lợi, sức khoẻ cộng đồng, dự án hạ tầng của sản xuất (hệ thống giao thông, mạng lưới điện quốc gia ).

* Công nghệ (T)

Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần tuý là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng.

3.2.Yếu tố phi kinh tế* Văn hóa - xã hội:

Đây là nhân tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình phát triển của đất nước Nhân tố văn hoá xã hội bao trùm nhiều mặt từ các tri thức phổ thông đến các tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về khoa học,công nghệ, văn học, lối sống và cách ứng xử trong quan hệ giao tiếp,những phong tục tập

Trang 15

Mỗi đạo giáo có những quan niệm, triết lí tư tưởng riêng, bám sâu vào cuộc sống của dân tộc những ý thức tôn giáo thường là cô hữu, ít thay đổi theo sự phát triển kinh tế xã hội những thiên kiến của tôn giáo nói chung có ảnh hưởng tới sự tiến bộ của xã hội tuỳ theo mức độ, song có thể là sự hoà hợp, nếu có chính sách đúng đắn của Chính phủ.

* Sự tham gia của cộng đồng

Dân chủ và phát triển là hai vấn đề có tác dụng tương trợ lẫn nhau Sự phát triển là điều kiện làm tăng thêm năng lực thực hiện quyền dân chủ của cộng đồng dân cư trong xã hội Ngược lại, về phía mình sự tham gia của cộng đồng là nhân tố đảm bảo tính chất bền vững và tính dộng lực nội tại cho phát triển kinh tế, xã hội.

Các nhóm cộng đồng dân cư tham gia trong việc xác định các mục tiêu của chương trình,dự án phát triển quốc gia, nhất là mực tiêu phát triển các địa phương của họ, tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát các hoạt động phát triển tại cộng đồng và tự quản lý các thành quả của quá trình phát triển.

* Nhà nước và khung pháp lý

Với đặc điểm riêng biệt của mình, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn Nó góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế đất nước.

4 Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

4.1.Chính sách khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong nước

Trang 16

Theo đó, các doanh nghiệp sẽ được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận và thực hiện thủ tục đầu tư; hưởng ưu đãi và hỗ trợ thông qua miễn, giảm tiền sử dụng đất và miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước, hỗ trợ tập trung đft đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở; cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

4.2.Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài

- Đầu tư nước ngoài làm tăng tích luỹ tư bản hiện vật trong nước

- Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: vốn được sử dụng và triển khai sản xuất bởi chủ thể nước ngoài

- Đầu tư gián tiếp từ nước ngoài: vốn do chủ thể nước ngoài đầu tư nhưng quá trình sản xuất lại được thực hiện bởi các hãng kinh doanh trong nước Chính sách về vốn nhân lực

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 39/2018/NĐ-CP; quy định về hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn; giảm chi phí tham gia các khoá đào tạo có sử dụng ngân sách nhà nước về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp; đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhà nước tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo trực tuyến; chương trình đào tạo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hoạt động đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến

4.3.Thúc đẩy tự do thương mại

Trang 17

- Một nước dỡ bỏ những rào cản thương mại sẽ tăng trưởng giống như một nước có sự tiến bộ về công nghệ.

- Áp dụng các chính sách hướng ngoại thay cho hướng nội

4.4.Chính sách kiểm soát tăng dân số

- Dân số là yếu tố cơ bản của lực lượng lao động - Tăng dân số làm tăng lực lượng lao động trong tương lai - Tuy nhiên, tăng dân số làm giảm GDP bình quân đầu người

4.5.Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển

- Tiến bộ công nghệ dẫn đến tăng mức sống

- Chính phủ khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển bằng + Các chương trình tài trợ, hỗ trợ nghiên cứu

+ Giảm thuế cho việc sản xuft dùng công nghệ mới + Hệ thống công nhận và bảo hộ giám chế

Trang 18

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 2018 ĐẾN NAY

1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng1.1.Quy mô

GDP năm 2022 tăng 8,02% là mức tăng cao nhất trong 5 năm qua (năm 2018-2022) Giai đoạn từ năm 2020-2021 tăng lần lượt là 2,87%; 2,56% là mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua Năm 2018 tăng 7,47% Năm 2019 tăng 7,36%

Bình quân 5 năm 2018-2022 tăng 5,66%/năm GDP/người năm 2022 đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD.

Hình 1: Tốc độ tăng GDP các năm 2018-2022 (%)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023 GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023.

Trang 19

Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 36,62%; khu vực dịch vụ chiếm 43,25%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,81%

2 Hiệu quả tăng trưởng2.1.Lâm nghiệp

Trang 20

Bảng 2 Diện tích rừng trồng tập trung cả nước (nghìn ha)

Trong quý II/2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 87,3 nghìn ha Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, diện tích rừng trồng mới tập trung ước

Trang 21

Bảng 3 Bảng số liệu sản lượng nông nghiệp giai đoạn 2018 – 2022

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm 2023 đạt 2.952,5 nghìn ha Trong 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thu hoạch nhiều loại cây công nghiệp lâu năm tăng so với cùng kỳ năm 2022 do thời tiết thuận lợi và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý Chăn nuôi: Chăn nuôi trâu, bò trong 6 tháng đầu năm 2023 phát triển ổn định Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển tốt, dịch bệnh được kiểm soát.

Sản lượng thủy sản quý II/2023 ước đạt 2.370,4 nghìn tấn Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng thủy sản ước đạt 4.270,5 nghìn tấn.

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan