1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Từ năm 2019 đến năm 2023, Mỹ đã trải qua một chuỗi biến động kinh tế và chínhtrị đáng chú ý, đặc biệt là trong lĩnh vực thất nghiệp và điều chỉnh chính sách tài khóa.Trong gia

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚNMÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

NHÓM SỐ 9

BÀI TẬP LỚNTÊN ĐỀ TÀI

TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNHSÁCH TÀI KHÓA CỦA MỸ GIAI ĐOẠN TỪ 2019 ĐẾN 2023

Giáo viên hướng dẫn: ThS Trần Thị LanLớp niên chế: K26QTKDB

Danh sách thành viên nhóm:

26A4031897Ngô Gia Phú ( nhóm trưởng )

Trang 3

1.1.1 Khái niệm về thất nghiệp 2

1.1.2 Phân loại thất nghiệp 2

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp 3

1.2 Lý thuyết chính sách tài khoá 3

1.2.1 Khái niệm chính sách tài khoá 3

1.2.2 Công cụ của chính sách tài khóa 4

1.3 Tác động của chính sách tài khóa đến thất nghiệp 5

Trang 4

2.2.3 Giai đoạn 2021 13

2.2.4 Giai đoạn năm 2022 14

2.2.5 Giai đoạn quý I năm 2023 14

2.3 Điều hành chính sách tài khóa của Mỹ giai đoạn từ 2019 đến 2023 15

2.3.1 Chính sách tài khóa của Mỹ năm 2019 15

2.3.2 Chính sách tài khóa của Mỹ năm 2020 và 2021 15

2.3.3 Chính sách tài khóa của Mỹ năm 2022 16

2.3.4 Chính sách tài khóa của Mỹ quý I năm 2023 16

CHƯƠNG III KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 17

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Từ năm 2019 đến năm 2023, Mỹ đã trải qua một chuỗi biến động kinh tế và chínhtrị đáng chú ý, đặc biệt là trong lĩnh vực thất nghiệp và điều chỉnh chính sách tài khóa.Trong giai đoạn này, nền kinh tế Mỹ đã đối mặt với những thách thức khó khăn, từ đạidịch COVID-19 đến sự chuyển đổi công nghiệp và các yếu tố địa chính trị toàn cầu Điềunày đã tạo ra nhu cầu cấp bách cho việc điều chỉnh chính sách tài khóa để đối phó vớitình hình thất nghiệp và thúc đẩy phục hồi kinh tế.

Trong những năm gần đây, tình hình thất nghiệp tại Mỹ đã trở thành một vấn đềnghiêm trọng Từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020, hàng triệu ngườiMỹ đã mất việc làm do các biện pháp phong tỏa và giới hạn hoạt động kinh doanh Tỷ lệthất nghiệp tăng cao, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống của nhiều gia đình và cộng đồngtrên khắp đất nước.

Để đối phó với tình hình này, chính phủ Mỹ đã thực hiện một loạt điều chỉnhchính sách tài khóa trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023 Mục tiêu chính làtạo ra những biện pháp kích thích nền kinh tế, tạo việc làm và giảm thiểu tác động tiêucực của thất nghiệp Chính sách tài khóa của Mỹ trong giai đoạn này đã tập trung vàoviệc thúc đẩy đầu tư công, hỗ trợ doanh nghiệp và gia đình, cũng như tăng cường cácchương trình đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh chính sách tài khóa không chỉ xoay quanh thất nghiệpmà còn bao gồm cả các yếu tố kinh tế và chính trị khác Trong giai đoạn này, Mỹ đã phảiđối mặt với những thách thức như sự biến đổi công nghiệp, căng thẳng thương mại quốctế và các vấn đề liên quan đến ngân sách và nợ công Tất cả những yếu tố này đã tác độngđến quyết định về chính sách tài khóa của chính phủ Mỹ.

Trên cơ sở những biến động và thách thức trên, việc điều chỉnh chính sách tàikhóa của Mỹ từ năm 2019 đến năm 2023 đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn địnhvà phục hồi kinh tế Trong những năm tới, sự phát triển tiếp tục của chính sách này sẽquyết định hướng đi của nền kinh tế Mỹ và tầm ảnh hưởng của nó đối với người dân vàdoanh nghiệp trên toàn quốc.

Tình hình thất nghiệp và việc điều chỉnh chính sách tài khóa của Mỹ từ 2023 là đề tài chúng em chọn để làm Bài tập lớn, trong quá trình làm tuy đã cố gắng hếtsức nhưng không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Côgiáo để Bài tập lớn của chúng em được hoàn thiện hơn.

2019-Chúng em xin trân trọng cảm ơn!

1

Trang 6

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Thất nghiệp

1.1.1 Khái niệm về thất nghiệp

Thất nghiệp là hiện tượng những người trong độ tuổi lao động, có khả năng laođộng nhưng chưa có việc làm và mong muốn tìm kiếm được việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trong lực lượng laođộng của nền kinh tế.

1.1.2 Phân loại thất nghiệp- Theo hình thức thất nghiệp

Thất nghiệp phân theo giới tính (nam, nữ)Thất nghiệp phân theo độ tuổi

Thất nghiệp phân theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)Thất nghiệp phân theo dân tộc, chủng tộc

Thất nghiệp phân theo ngành nghề- Theo lý do thất nghiệp:

Mất việc: là những người lao động bị sa thải hoặc trở nên dư thừa trong một đơnvị kinh doanh nào đó

Bỏ việc: là những người có mong muốn xin thôi việc vì những lý do chủ quan củamình Ví dụ họ cảm thấy công việc nhàm chán, không còn phù hợp hay mức lương chưađáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ,

Nhập mới: là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, những ngườichưa tìm được việc làm và hăng hái đi tìm việc Ví dụ những sinh viên vừa tốt nghiệpđang chờ việc làm,…

Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động, nay muốn quay lại làmviệc nhưng chưa tìm thấy việc làm

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp Nguyên nhân khách quan

Thất nghiệp do dịch bệnh, thiên tai,

2

Trang 7

Thất nghiệp có tính cơ cấu: gắn với sự biến động cơ cấu kinh tế gây ra do sự suythoái của một ngành nào đó.

Sự thay đổi công nghệ dẫn đến đòi hỏi lao động có chất lượng cao hơn, ai khôngđáp ứng được sẽ bị sa thải Trong nền kinh tế hiện đại, thất nghiệp này xảy rathường xuyên, khi biến động mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp ngày càng trầmtrọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn

Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về laođộng giảm xuống Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu, bởi ở các nền kinh tếthị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu làtình trạng này xảy ra tràn lan mọi nơi, mọi ngành nghề.

Nguyên nhân chủ quan

Do kỹ năng còn yếu kém hoặc không phù hợp để đáp ứng nhu cầu việc làm.Do chưa tìm được công việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân.1.4 Tác động của thất nghiệp

1.4.1 Tác động của thất nghiệp về mặt kinh tế

Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, khi mọi người thất nghiệp, họ chi tiêuít tiền hơn Chi tiêu tiêu dùng giảm từ người thất nghiệp làm giảm doanh thu kinhdoanh, điều này buộc các công ty phải cắt giảm biên chế nhiều hơn để giảm chiphí của họ Điều này có thể gây ra một vòng xoáy kinh tế đi xuống.

Một nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao không sử dụng tất cả nguồn lực, cụthể là lao động, sẵn có cho nó Vì nó đang hoạt động dưới đường giới hạn khảnăng sản xuất, nên nó có thể có sản lượng cao hơn nếu tất cả lực lượng lao độngđược tuyển dụng một cách hữu ích Tuy nhiên có một sự đánh đổi giữa hiệu quảkinh tế và tỷ lệ thất nghiệp: nếu tất cả những người thất nghiệp tạm thời chấp nhậncông việc đầu tiên mà họ được giao, họ có thể sẽ làm việc dưới trình độ kỹ năngcủa mình, làm giảm hiệu quả của nền kinh tế.

1.4.2 Tác động của thất nghiệp về mặt xã hội

Dưới góc độ xã hội, thất nghiệp nhiều sẽ làm giảm mức sống của người dân.Ngoài ra sẽ nảy sinh ra những ý nghĩ tiêu cực là nguyên nhân gián tiếp sinh ranhững tệ nạn xã hội như trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc hay những hiện tượng bãicông, biểu tình nổi lên Từ đó gây ra xáo trộn trận tự xã hội, thâm chí dẫn đến biếnđộng về chính trị.

1.2 Lý thuyết chính sách tài khoá

1.2.1 Khái niệm chính sách tài khoá

- Là hệ thống các chính sách của chính phủ về tài chính, được hoạch định vàthực hiện trong một niên khóa tài chính, nhằm tác động đến các định hướng pháttriển nền kinh tế, thông qua những thay đổi trong các khoản chi tiêu và thu qua thuế,phí của Nhà nước.

- Thể hiện quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn lực tàichính hình thành nên ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính có tính tập trung của

3

Trang 8

Nhà nước Nhằm đưa nền kinh tế vào trạng thái tăng trưởng ổn định bằng cách kiểmsoát tỉ lệ lãi suất và cung tiền.

- Biện pháp được chính phủ sử dụng để tác động đến hệ thống thuế và chi tiêunhằm đạt được các mục tiêu như tăng trưởng kinh tế, việc làm hay kiểm soát lạmphát.

1.2.2 Công cụ của chính sách tài khóa - Thuế

Thuế là khoản phí tài chính mà các cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ thực hiện, bắtbuộc phải nộp cho tổ chức chính phủ khi có đủ những điều kiện nhất định để dùngcho các khoản chi tiêu công khác nhau Phân loại thuế gồm:

Thuế trực thu: thuế đánh trực tiếp vào thu nhập của người chịu thuế, ví dụ:thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản, thuế thừa kế

Thuế gián thu: thuế tác động gián tiếp vào giá cả hàng hoá, dịch vụ thông quacác hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế, ví dụ: thuế giá trị gia tăng, thuếnhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…

- Chi tiêu chính phủ

Chi tiêu chính phỉ là các khoản chi tiêu, đầu tư hoặc thanh toán cho mục đíchcông cộng bao gồm chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ (không bao gồm các khoảnchuyển nhượng) bởi chính phủ, chính quyền địa phương, nhà nước.Chi tiêu củachính phủ: bao gồm 2 loại chính là chi cho mua sắm hàng hóa dịch vụ và chichuyển nhượng.

Chi mua hàng hóa - dịch vụ

- Chính phủ sẽ dùng khoản ngân sách nhất định để mua khí tài, vũ khí,xâydựng cầu đường hay các công trình kết cấu hạ tầng xã hội, chi trả lương cho đội ngũcán bộ công nhân viên Nhà nước,

- Chi cho mua sẵn hàng hóa dịch vụ của chính phủ sẽ quyết định đếnquy môtương đối các khu vực công trong GDP - tổng sản phẩm quốc nội so với khu vực tưnhân Khi mà chính phủ tăng hoặc giảm chi mua sắm hàng hóa dịch vụ thì nó sẽ tácđộng đến tổng cầu theo cấp số nhân Có nghĩa là nếu chi mua sắm chính phủ tăngmột đồng thì tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại khi chi mua sắm củachính phủ giảm một đồng đương nhiên sẽ làm cho tông cầu thu hẹp với mức độ cựcnhanh Do vậy đây được coi là công cụ trong điều tiết tổng cầu.

Chi chuyển nhượng

Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp từ chính phủ cho các đối tượng chính sáchnhư nhóm dễ bị tổn thương hay người nghèo trong xã hội Chúng tác động gián tiếp đếntổng cầu thông qua ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân Theo đó nếu chính phủ

4

Trang 9

tăng chi chuyển nhượng thì tiêu dùng cá nhân sẽ tăng lên Thông qua hiệu số tiêu dùng cánhân sẽ làm gia tăng thêm tổng cầu.

1.3 Tác động của chính sách tài khóa đến thất nghiệp

Chính sách tài khóa có thể có tác động đáng kể đến mức độ thất nghiệp trong mộtquốc gia Tuy nhiên, tác động cụ thể của chính sách tài khóa đến thất nghiệp phụ thuộcvào nhiều yếu tố, bao gồm cách thức thực hiện chính sách, tình hình kinh tế tổng thể, vàcác biện pháp hỗ trợ thất nghiệp cùng với chính sách tài khóa.

1.3.1 Chính sách tài khóa mở rộng:

Chính sách tài khóa mở rộng( hay chính sách tài khóa thâm hụt) là chính sách khinền kinh tế quốc gia bị suy thoái, chính phủ có thể tăng mức chi tiêu, giảm thuế suất đểthúc đẩy kinh tế (Chi tiêu công > Thuế).Chính sách tài khóa mở rộng bao gồm cắt giảmthuế, thanh toán chuyển nhượng, giảm giá và tăng chi tiêu của chính phủ cho các dự ánnhư cải thiện cơ sở hạ tầng.

Hình 1: Đồ thị thể hiện sự tác động của chính sách tài khóa mở rộngNguồn: tài liệu học tập kinh tế vĩ mô

5

Trang 10

Khi Chính phủ tăng G và giảm T khi đó tổng cầu sẽ tăng đường tổng cầu AD1dịch phải thành AD2, điểm cân bằng mới thay đổi từ A sang B, mức giá tăng từ P1 lênP2, sản lượng tăng từ Y1 lên Y2 Tuy lạm phát nhưng sản lượng tăng dẫn đến thất nghiệpgiảm, nền kinh tế tăng trưởng.

Chính sách tài khóa mở rộng đóng vai trò trong việc cải thiện sản lượng của nềnkinh tế, tăng tổng cầu, tăng thêm việc làm cho người lao động, từ đó sự phát triển của nềnkinh tế Chính sách tài khóa mở rộng còn được thực hiện khi suy thoái kinh tế, tỷ lệ tăngtrưởng chậm, không phát triển, tình trạng thất nghiệp tăng trong xã hội Chính sách nàythường được kết hợp cùng chính sách tiền tệ, làm nền tảng để ổn định và phát triển kinhtế hiệu quả nhất.

1.3.2 Chính sách tài khóa thắt chặt:

Chính sách tài khóa thắt chặt (hay chính sách tài khóa thặng dư) là việc Chính phủthực hiện giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế hay kết hợp giảm chi tiêu chínhphủ và tăng nguồn thu từ thuế

Hình 2: Đồ thị thể hiện tác động của chính sách tài khóa thắt chặtNguồn: tài liệu học tập kinh tế vĩ mô

6

Trang 11

Một thập kỷ sau khi cuộc Đại suy thoái kết thúc, nền kinh tế Mỹ tiếp tụcphát triển và thị trường lao động vẫn mạnh mẽ theo tiêu chuẩn lịch sử Tính đếncuối năm 2019, nền kinh tế đã tăng trưởng trong 126 tháng hoặc 42 quý, trở thànhđợt tăng trưởng kinh tế dài nhất được ghi nhận Hầu hết các thước đo về lực lượnglao động tiếp tục được cải thiện trong suốt năm 2019 Tổng số việc làm, được đobằng Khảo sát dân số hiện tại (CPS), tăng thêm 2,0 triệu, đạt 158,6 triệu vào cuốinăm Ngoài ra, tỷ số việc làm trên dân số (tỷ lệ dân số từ 16 tuổi trở lên có việclàm) cũng tiếp tục tăng, đạt 61,0% Có 5,8 triệu người thất nghiệp trong quý 4 năm2019, giảm 341.000 người so với một năm trước đó và tỷ lệ thất nghiệp giảmxuống 3,5%, mức thấp nhất trong 50 năm.

Quý I năm 2019

Quý I kết thúc với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3,9% và số người thấtnghiệp cơ bản ở mức 6,2 triệu người Trong số các nhóm lao động chính, tỷ lệ thấtnghiệp ở nam giới trưởng thành là 3,5%, phụ nữ trưởng thành là 3,5%, thanh thiếuniên 13%, người da trắng 3,3%, người da đen 6,8%, người châu Á 3,1% và ngườigốc Tây Ban Nha là 4,5% Vào tháng 3, số người thất nghiệp dài hạn (trên 27tuần) về cơ bản không thay đổi so với các tháng trước ở mức 1,3 triệu và chiếm12,1% số người thất nghiệp Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức 63.1%, ítthay đổi trong quý và đã cho thấy có rất ít thay đổi trong 4 quý trước Tỷ lệ việclàm trên dân số là 60,6%

Quý III năm 2019

Trong quý III năm 2019 có thể nói là quý khởi sắc về vấn đề thất nghiệp nhấttrong năm Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 63,1% tăng nhẹ so với 2 quý đầu,tỷ lệ việc làm trên dân số là 60,9%, tỷ lệ thất nghiệp là 3,6% đặc biệt vào tháng 9là 3,5% (tỷ lệ sát với mức thấp nhất vào năm 1969 là 34%), Tỷ lệ thất nghiệp trongnhóm lao động chính cũng có biến động tích cực, thanh thiếu niên giảm so với quýI còn 12,5%, đàn ông và phụ nữ trưởng thành là 3,3%, người da đen là 5,7%, datrắng là 3,3%, người châu Á là 26%, số người thất nghiệp dài hạn giảm còn 1226ngàn người

Quý IV năm 2019

Trong quý IV năm 2019 có 5,8 triệu người thất nghiệp (3,6%) giảm 341000người so với cùng kì năm 2018 Số người có việc làm trong quý IV là 158,6 triệu(tăng 2 triệu trong năm) Mức tăng này nhỏ hơn mức tăng 2,8 triệu trong năm2018, một phần phản ánh tốc độ tăng trưởng dân số chậm hơn Tỷ số việc làm trêndân số là 61,0%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Mặc dù tỷ lệnày có xu hướng tăng lên kể từ năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn mức trong nhữngnăm trước cuộc Đại suy thoái, đạt 63,3% trong quý 4 năm 2006 và quý 1 năm2007 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng thêm 0,3 điểm phần trăm, lên 63,2%trong quý 4 năm 2019, nhưng thước đo này khá ổn định trong 5 năm qua, daođộng từ 62,5% đến 63,2% Tỷ lệ việc làm trên dân số của người da đen tăng 0,8điểm phần trăm lên 59,1%, mức cao nhất kể từ quý 3 năm 2001.

9

Trang 12

2.2.2 Giai đoạn 2020

Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, Mỹ, cũng như hầu hếtcác nước trên thế giới, loay hoay trước những ảnh hưởng của dịch bệnh tới thịtrường lao động - việc làm, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 14,7% vào thời điểmtháng 4/2020 - tương đương 23,1 triệu lao động không có việc làm Đây là mứccao nhất kể từ khi Mỹ bắt đầu thu thập và báo cáo số liệu thất nghiệp năm 1948.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giảm xuống còn 60,2%, thấp nhất trong vòng 50năm trở lại đây (trung bình 5 năm gần nhất khoảng 63%)

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),Ngân hàng Thế giới (WB) và rất nhiều tổ chức khác, đã công bố hàng loạt báo cáovề tình trạng thất nghiệp gia tăng, cùng với những quan ngại liên quan tới sự tồnvong của nền kinh tế và những khuyến nghị chính sách cấp bách.

Tháng

1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 120

Biểu đồ tình trạng việc làm và thất nghiệp của Mỹ năm 2020

Tỷ lệ thất nghiệpTỷ lệ việc làm trên dân sốTỷ lệ thất nghiệp thanh thiếu niên

Nguồn: Cục thống kê Lao Động Mỹ Quý I năm 2020

Vào quý I năm 2020, Mỹ vẫn chưa chịu tác động đáng kể do Covid 19, vậynên đa phần các chỉ số không có thay đổi rõ rệt Tỷ lệ tham gia lực lượng lao độnglà 63%, chỉ thấp hơn 1% so với cùng kì năm trước Tỷ lệ thất nghiệp là 3,8%, tỷ lệ

10

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w