Sản xuất hàng hóa là hoạt động sản xuất ra sản phẩm mới dựa trên nguyên liệu, công cụ dùng để trao đổi, mua bán, phục vụ nhu cầu của người khác.. Khoa học kĩ thuật càng phát triển, con n
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN
MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
MẶT TRÁI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
NHÓM 1
Hà Nội - 4/2023
1
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
MẶT TRÁI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA
2
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đức Quỳnh
Danh sách nhóm:
1 Trịnh Thị Phương Anh MSV: 26A4030970
3 Hoàng Yến Nhi MSV: 26A4031892
5 Nguyễn Bích Ngọc MSV: 26A4031886
6 Nguyễn Thái Bảo MSV: 26A4030971
8 Nguyễn Quyết Chiến MSV: 26A4030976
9 Nguyễn Mai Phương MSV: 25A4072271
10.Nguyễn Trọng Tuấn MSV: 26A4032346
12.Bùi Thúy Diệu MSV: 26A4030981
Trang 3MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 3
I.KHÁI NIỆM, CÁC ĐỊNH NGHĨA 4
1 Hàng hóa 4
2 Sản xuất hàng hóa 7
II MẶT TRÁI CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA 8
1.Mặt hạn chế của sản xuất hàng hóa 8
2 Tình trạng nền sản xuất hàng hóa thế giới 10
III MẶT TRÁI NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 14
IV KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 17
3
Trang 4Lời Mở Đầu Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động Hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất của con người thông qua việc trao đổi, mua bán Sự xuất hiện của hàng hóa sẽ luôn gắn liền với lịch sử phát triển của loài người Sản xuất hàng hóa được cho là bước ngoặt trong quá trình phát triển của loài người Sản xuất hàng hóa là hoạt động sản xuất ra sản phẩm mới dựa trên nguyên liệu, công cụ dùng để trao đổi, mua bán, phục vụ nhu cầu của người khác Tuy sản xuất hàng hóa mang lại nhiều lợi thế nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế của sản xuất hàng hóa cho cá nhân, cho xã hội Nhiều hạn chế có thể kể đến như phân biệt giàu nghèo, khủng hoảng, lạm phát, phá hoại môi trường, Để đi sâu vào bài học về sản xuất hàng hóa, cũng như tăng nhận thức cho sinh viên về mặt trái của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, nhóm đã thực hiện yêu cầu tìm hiểu và thuyết trình về chủ đề:” Mặt trái của sản xuất hàng hóa”
4
Trang 5I.KHÁI NIỆM, CÁC ĐỊNH NGHĨA.
1 Hàng hóa
a) Khái niệm hàng hóa:
- Theo Mác, hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán
- Như vậy, sản phẩm của lao động chỉ được coi là hàng hóa khi đem ra trao đổi mua bán trên thị trường
- Hàng hóa có thể sử dụng theo nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất Hàng hóa có thể
tồn tại ở dạng vật thể và phi vật thể
b) Thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người; nhu cầu vật chất nhu cầu tinh thần, có thể coi là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân hay nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa đó quy định Khoa học
kĩ thuật càng phát triển, con người càng phát hiện ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa + Giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua
- Giá trị:
+ Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa + Các hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại được đem đến trao đổi với nhau vì giữa chúng có mối quan hệ tỉ lệ về lượng C.Mác gọi là giá trị trao đổi
+ Sở dĩ các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau vì chúng có điểm chung Điểm chung đó
ở chỗ, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động Tức là hàng hóa có giá trị Khi là hàng hóa chúng là kết quả của sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nên có giá trị
+ Mặt khác, khi đề cập đến hàng hóa, tức sản phẩm của lao động trong quan hệ giữa người mua, người bán, trong quan hệ xã hội Do đó, lao động để sản xuất ra hàng hóa mang tính xã hội C.Mác quan niệm đầy đủ hơn; Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa
+ Giá trị của hàng hóa là biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất là phạm trù lịch
sử
+ Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đôi
c) Lượng giá trị các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
5
Trang 6- Thời gian lao động xã hội cần thiết – đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện bình thường của xã hội với trình đọ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
⇨ Vậy lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơnvị hàng hóa đó
- Trong sản xuất người sản xuất phải tích cực đổi mới sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình thấp hơn mức trung bình cần thiết để nắm
ưu thế trong cạnh tranh
- Cấu thành lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa bao gồm hao phí sức lao động quá khứ
và hao phí lao động sống
● Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
- Một là năng suất lao động:
+ Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng hao phí thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
+ Năng suất lao động tăng sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí trong một đơn vị hàng hóa Năng suất lao động có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa
Vì vậy, trong sản xuất, kinh doanh mua bán cần tìm cách giảm hao phí lao động cá biệt bằng các biện pháp để tăng năng suất lao động Các nhân tố làm tăng năng suất lao động là: trình
độ của người lao động, trình độ kĩ thuật, trình độ quản lý và các điều kiện tự nhiên
Mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của hàng hóa:
+ Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực hoạt động lao động sản xuất + Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực hoạt động lao động Trong chừng mực xét riêng vai trò của tăng cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số lượng sản phẩm tăng lên Song lượng thời gian để hao phí để sản xuất một đơn
vị hàng hóa không thay đổi
- Hai là, tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
+ Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cũng có thể khai thác được
+ Lao động phức tạp là lao động cần trải qua đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
+ Trong một đơn vị thời gian, lao động phức tập sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên
d) Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
6
Trang 7- C.Mác cho rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là vì lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt là: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động
+ Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích lao động riêng, công cụ lao động riêng, phương pháp lao động và kết quả riêng
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng hàng hóa Trong đời sống xã hội, có vô số hàng hóa
có giá trị sử dụng khác nhau do có lao động cụ thể đa dạng, muôn hình muôn vẻ tạo nên Phân công lao động càng phát triển thì xã hội càng có nhiều ngành nghề khác nhau, do đó
có nhiều giá trị sử dụng khác nhau Khoa học kĩ thuật, phân công lao động càng phát triển thì các hình thức lao động cụ thể càng phong phú đa dạng
+ Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó, đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hóa về
cơ bắp, thần kinh, trí óc Lao động trừu tượng là lao động đồng chất của người sản xuất hàng hóa Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa
⇨ Vì vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
- C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính chất hai mặt của sản xuất hàng hóa Nhờ phát hiện này đã giúp Mác phân tích một cách khoa học sự sản xuất ra giá trị thặng dư và giải thích tại sao hàng hóa có 2 thuộc tính, còn chỉ ra quan hệ chặt chẽ giữa người sản xuất và người tiêu dùng hàng hóa
- Lao động cụ thể phản ánh tính tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào…là việc riêng của mỗi người sản xuất Ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội Mấu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu của xã hội, hoặc khi mức tiêu hao lao động cá biệt cao hơn mức tiêu hao cá biệt mà xã hội có thể chấp nhận được Khi đó, sẽ có một số hàng hóa không bán được hay bán với giá thấp hơn mức hao phí lao động bỏ ra, không đủ bù đắp chi phí Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhân Đây là mầm mống của khủng hoảng thừa
2 Sản xuất hàng hóa
a) Khái niệm sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm làm ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán
b) Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
7
Trang 8Điều kiện thứ nhất: phân công lao động lao xã hội,
- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, dẫn đến sự chuyên môn hóa sản xuất thành các ngành, nghề khác nhau
- Khi đó mỗi người chỉ sản xuất một hay một số sản phẩm nhất định Trong khi nhu cầu của họ cần nhiều sản phẩm Để thỏa mãn nhu cầu của mình tất yếu cần trao đổi sản phẩm với nhau
Điều kiện thứ hai, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất,
- Sự tách biệt vè mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về mặt lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khacsphair thông qua trao đổi mua bán
- Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
- Trong lịch sử, sự tách biệt này về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất dựa trên sự
tách biệt về quyền sở hữu
⇨ Khi có 2 điều kiện trên, con người không thể dùng ý chỉ chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa Nếu cố ý xóa bỏ sản xuất hàng hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng
II MẶT TRÁI CỦA NỀN SẢN XUẤT HÀNG HÓA.
1.Mặt hạn chế của sản xuất hàng hóa)
-Trình độ nhân lực, máy mócy
+ Ở các nước đang phát triển và kém phát triển, số lượng nhân công có tay nghề, trình
độ chuyên môn cao còn thấp, đa phần là lao động chân tay oạt động của trang thiết bị H phần lớn vẫn phụ thuộc của con người.y
+ Do hạn chế về mặt tài chính, nhiều doanh nghiệp không thể đầu tư đồng bộ hàng loạt máy móc, thiết bị cùng một lúc nên dẫn đến tình trạng thay thế phụ tùng chắp vá, gây khó khăn trong việc cải tiến kĩ thuật sản xuất, không có sự đổi mới, sáng tạo
+ Đặc biệt là các nguyên liệu sản xuất đa phần là phải nhập khẩu từ nước ngoài, bị phụ thuộc về giá và không có tính ổn định Những điều này không chỉ khiến mức chi phí sản xuất tăng, mà cả về giá cả và chất lượng sản phẩm cũng không ổn định
8
Trang 9=>Không đủ tiềm lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác và có thể đẫn đến phá sản
-Phân hóa giàu nghèo
+Trong kinh tế hàng hóa, những người sản xuất hàng hóa có điều kiện sản xuất thuận lợi, thường xuyên thắng thế trong cạnh tranh sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên.Ngược lại những người sản xuất hàng hóa không có điều kiện sản xuất thuận lợi, lại gặp rủi ro nên hao phí lao động cá biệt hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể bị phá sản, trở nên nghèo khó, phải đi làm thuê
+Có nhiều người sẽ đầu cơ trục lợi dùng tiền để thu gom, vơ vét hàng hoá khiến cho mặt hàng đó trở nên khan hiếm, làm mất cân đối quan hệ cung – cầu khiến cho giá cả các mặt hàng tăng cao Khi ấy, những người nghèo sẽ càng khó khăn hơn khi không thể mua hàng hoặc phải trả khoản tiền cao hơn rất nhiều.y
VD: 2020 khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ trong cộng đồng, các loại hàng hóa trở nên khan hiếm đặc biệt là khẩu trang y tế Nhiều người đã nhân lúc này thu mua số lượng lớn khẩu trang và bán ra với mức giá cao gấp 3, 4 lần so với bình thường Nhiều nhà thuốc, công
ty sản xuất cũng tồn trữ khẩu trang nhằm đẩy mức giá lên cao để thu lợi về cho mình
=> gây rối loạn nền kinh tế – xã hội, tạo sự chênh lệch giàu nghèo lớn
- Ô nhiễm môi trường
Các nhà máy có thể không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra thiệt hại nhưng chúng chắc chắn là một trong những nguyên nhân hàng đầu Các chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, Các vật liệu và khí độc được đốt cháy và tích tụ trong bầu khí quyển, chẳng hạn như carbon dioxide và methane,lắng đọng trong đất, nước
Mực nước biển dâng cao, nhiệt độ trái đất tăng,y nhiều sinh vật bị biến đổi gen, có nguy
cơ tuyệt chủng, gia tăng các thảm họa thiên nhiên như bão, sóng thần, lũ lụt,
- Cạn kiệt tài nguyên nhiên:
Cho đến nay, với sự tiến bộ trong công nghiệp, lượng khoáng chất cần cho nghiên cứu, chế tạo, vận hành còn lớn hơn rất nhiều cộng thêm trợ lực của máy móc nên con người đã
9
Trang 10khai thác mà không biết ngừng, dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng suy giảm thậm chí biến mất
Cụ thể như là tài nguyên rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày do khai thác trái phép, đất rừng bị chuyển qua đất nông công nghiệp, các loài sinh vật quý hiếm thì đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất cao.Khoáng sản như sắt, thép, nhôm, cacbon, silic, kẽm do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp hiện đại, trữ lượng tự nhiên của các loại quặng này cũng dần dần cạn kiệt do hoạt động khai thác quá mức.Và các loại khoáng sản khác như than, dầu, cũng đang bị khai thác một cách vô cũng lãng phí.y
=> dẫn đến rất nhiều tác động tiêu cực như chi phí tăng cao, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, nhiều công ty không thể hoạt động sẽ dẫn đến phá sản,…
- Hàng hóa kém chất lượng:J
Các chủ thể kinh tế vì chạy theo lợi nhuận, muốn giảm thiểu chi phí sản xuất xuống thấp nhất mà có thể dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật để sản xuất ra các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa
Xét về góc độ kinh tế, hàng giả, hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính Tác động tiêu cực đầu tiên
là làm mất uy tín của những doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, khiến người tiêu dùng hiểu lầm, dẫn đến việc quay lưng lại với sản phẩm Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng lâm vào tình trạng ế ẩm, suy giảm doanh thu
Sự nguy hiểm thể hiện ở chỗ, bên cạnh việc gây thiệt hại về kinh tế, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng Điển hình là thực phẩm, thuốc chữa bệnh… giả, kém chất lượng
2 Tình trạng nền sản xuất hàng hóa thế giới
Xã hội loài người đã bước qua giai đoạn nền kinh tế tự cung tự cấp từ rất lâu để tiến đến cách thức tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh tế xã hội phát triển, ưu việt hơn đó là nền sản xuất hàng hóa Rõ ràng phân công lao động và trao đổi buôn bán đã khiến nền sản xuất của cải vật chất của con người có bước tiến dài so với trước, năng suất lao động tăng lên, của
10