1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa nền sản xuất hàng hóa ở việt nam hiện nay có các điều kiện đó không

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi.giá trị trao đổi- Lao động xã hội hao phí để tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa- Giá trị là lao động x

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm: 7 Lớp: 2250A01

Phân chia công việc và họp nhóm

Họ và tên Công việc

Trang 3

Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa? Nền sản xuất hàng hóaở Việt Nam hiện nay có các điều kiện đó không? Cho ví dụ chứng minh Rút ra ýnghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? Khái niệm sản xuất hàng hóa

Theo C.Mác, sản xuất hang hóa là kiểu tổ chức hoạt động, kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.

1 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người Nền kinh tế hang hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:

Một là, phân công lao động xã hội.

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành các ngành, nghề khác nhau Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc một số loại sản xuất nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sản phẩm khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất khác nhau Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản xuất với nhau.

Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất

Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó , người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi dưới hình thức hàng hóa C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những người lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hang hóa” Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hang hóa ra đời và phát triển.

Trong lịch sử , sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa sản xuất ra càng phong phú.

Trang 4

Khi còn tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hang hóa, sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng Với ý nghĩa đó, cần khẳng định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc

2 Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam hiên nay có điều kiện đó

Ví dụ minh họa :

Phân công lao động: Các địa phương có các lợi thế khác nhau về mặt tự nhiên như: Hải Phòng có lợi thế về kinh tế biển, Thái nguyên có lợi thế về quặng, tài nguyên khoáng sản, Thái Bình có lợi thế về nông nghiệp… nên khi phân công lao động xã hội, các chủ thể kinh tế có xu hướng tìm kiếm khai thác những lợi thế so sánh về mặt tự nhiên, xã hội …cùng từng vùng, từng địa phương Người ta sẽ có xu hướng đầu tư vào các nhà máy đóng tàu, chế biến hải sản ở Hải Phòng, Quảng ninh thay vì ở Thái Bình, và ngược lại, người ta sẽ đầu tư các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, phân bón, thuốc trừ sâu ở Thái Bình thay vì ở Hải Phòng, Quảng Ninh.

Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất: Khi sản xuất hàng hóa phát triển, xuất hiện nhiều loại mô hình kinh doanh mới, tôi lấy ví dụ như hãng Grab Nếu trước kia, để kinh doanh dịch vụ taxi hay xe ôm, thì người chủ phải sở hữu một lượng phương tiện nhất định, đó là xe máy và ô tô taxi Tuy nhiên, khi sản xuất hàng hóa phát triển, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, người chủ kinh doanh loại hình vận tải đã thay đổi tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng mô hình Grab Rõ ràng, bây giờ hãng Grab không phải đầu tư bất kỳ một chiếc xe nào để kinh doanh như hàng trăm, hay hàng nghìn chiếc taxi của hãng Mailinh taxi mà vẫn có thể khai thác chuyên chở cho một lượng khách hàng lớn trong xã hội Kinh tế hàng hóa nó là động lực để tạo ra nhiều ngành nghề mới, năng suất hơn, ưu việt hơn

3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này

- Giúp chúng ta hiểu điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của hàng hóa

- Giúp ta biết được những ưu điểm của sản xuất hàng hóa trong thời kì hiện nay- Biết lấy ví dụ để chứng minh cho các điều kiện đó

4

Trang 5

Câu 2: Hàng hóa là gì? Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa? Lấy ví dụ về mộthàng hóa cụ thể và chỉ rõ từng thuộc tính của hàng hóa đó? Yếu tố nào chi phốigiá cả? Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiêncứu nội dung này?

1 Khái niệm hàng hóa

- Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con

người thông qua trao đổi, mua bán Hàng hóa có thể ở dạng vật thể và phi vật thể

2 Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa? Lấy ví dụ về một hàng hóa cụ thể và chỉ rõ từng thuộc tính của hàng hóa đó?

Thuộc tính của hàng hóa

- Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị

1 Giá trị sử dụng của hàng hóa:

- Là công dụng của sản phẩm, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

- Nhu cầu có thể là vật chất, tinh thần, tiêu dung cá nhân, sản xuất - Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng Sản xuất phát triển, khoa học hiện đại.

- Phát hiện thêm các giá trị sử dụng.

- Người sản xuất cần hoàn thiện giá trị sử dụng của hang hóa để đáp ứng nhu cầu cao của người mua.

2 Giá trị của hàng hóa

- Cần xét trong mối quan hệ trao đổi Vd (Xa=Yb Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi.)

giá trị trao đổi

- Lao động xã hội hao phí để tạo ra hàng hóa là giá trị hàng hóa

- Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa Vd (1 mét vải = 10 kg thóc.)

- Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?

Trang 6

Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.

Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg thóc), vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

3 Yếu tố chi phối giá cả

Thứ nhất, quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường:

Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa có xu hướng giảm; ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ có xu hướng tăng lên.

Thứ hai, giá trị của hàng hóa:

Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động Giá trị hàng hóa sẽ tỷ lệ thuận với giá cả hàng hóa, tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì giá cả hàng hóa càng cao và ngược lại.

Thứ ba, giá trị tiền tệ:

Tiền tệ tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.

6

Trang 7

Thứ tư, tác động của các chính sách kinh tế:

Tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia, giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

4 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa

- Giá trị của hàng hóa: đây là yếu tố quyết định nhất đến giá cả hàng hóa Giá trị của hàng hóa chịu sự tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động Nói dễ hiểu là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa: tức là công dụng của hàng hóa.

- Tiền tệ: nó tỉ lệ nghịch với giá cả hàng hóa Khi giá tiền tệ tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn và ngược lại.

- Cầu thị trường: sự cung cấp hàng hóa của nhà sản xuất - Cung thị trường: nhu cầu thị trường đối với các loại hàng hóa.

- Quan hệ cung cầu: giá cả tăng giảm, thay đổi do mối quan hệ cung cầu: khi cầu lớn hơn cung thì giá cả hàng hóa tăng, ngược lại khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa giảm

- Tác động của các chính sách kinh tế: tùy vào chính sách kinh tế của mỗi quốc gia mà giá cả có thể thay đổi theo từng thời kì để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

- Cuối cùng, chịu sự tác động của quan hệ cạnh tranh: Sự cạnh tranh càng cao giữa các doanh nghiệp cũng có thể khiến giá cả hàng hóa càng có cơ hội được hạ thấp và ngược lại…

5 Ý nghĩa phương pháp luận

- Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị Hai thuộc tính trên đều do cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.

- Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến

Trang 8

giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

Câu 3: Lượng giá trị của hàng hóa được đo như thế nào? Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa, Nếu giá trị của 1m vải là 300.000đ, nếunăng suất lao động sản xuất vải tăng lên 2 lần giá trị của 1 m vải là bao nhiêu? Ýnghĩa của việc nghiên cứu?

1 Lượng giá trị của hàng hóa được đo như thế nào?

- Trong kinh tế chính trị Mác – Leenin, lượng giá trị của hàng hóa là một đại

lượng được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó, lượng lao động tiêu hao đó được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết

- Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa mới quyết định

đại lượng giá trị của hàng hóa.

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

Năng suất lao động

- Khái niệm: Là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng:

- Số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian

- Lượng thời gian lao động hao phí để ản xuất ra một đơn vị sản phẩm

- Khi tất cả các yếu tố khác không đổi:

- Năng suất lao động xã hội tăng => Số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng; nghĩa là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản

8

Trang 9

xuất ra 1 đơn vị hàng hoá giảm => Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá giảm.

- Giá trị của hàng hóa tỉ lệ nghịch với năng suất lao động

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động:

- Trình độ khéo léo (thành thạo) của người lao động.

- Mức độ phát triển của khoa học – kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất.

- Trình độ tổ chức quản lý sản xuất - Quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất - Các điều kiện tự nhiên.

Cường độ lao động

- Khái niệm: Là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian, cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

- Cường độ lao động tăng => Mức độ hao phí lao động tăng => Tổng số hàng hoá được sản xuất ra trong cùng 1 đơn vị thời gian tăng => Lượng hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị hàng hoá không đổi => lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi.

- Cường độ lao động phụ thuộc theo chiều thuận vào:

- Thể chất, tinh thần, kỹ năng, tay nghề, ý thức của người lao động.

Trang 10

- Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo cũng có thể thực hiện được.

- Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện mới có thể tiến hành được.

3 Nếu giá trị của 1m vải là 300.000đ, nếu năng suất lao động sản xuất vải tăng lên 2 lần giá trị của 1 m vải là bao nhiêu?

- Khi năng suất lao động tăng lên 2 lần thì lượng sản phẩm sản xuất được tăng lên 2 lần

- Vd: Giá trị của 1m vải sẽ giảm đi 0,5 lần = 150.000đ/m vải

4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu

- Việc nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa là rất cần thiết

- Nghiên cứu lượng giá trị hàng hóa đã giúp:

· Xác định được giá cả của hàng hóa đã làm ra

· Tìm ra được các nhân tố tác động đến nó từ đó tìm ra cách để làm giảm giá cả sản xuất

· +Vì lao động phức tạp tạo ra được nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn trong cùng một thời gian nên các nhà làm kinh tế cần phải chú trọng đầu tư vào các ngành kinh tế phức tạp đòi hỏi nhiều chất xám và sáng tạo.

Câu 4: Tiền tệ là gì? Phân tích nguồn gốc và bản chất của tiền? Các chức năng của tiền? Phân tích chức năng thước đo giá trị? Cho ví dụ khi tiền làm chức năngthước đo giá trị của 1 hàng hóa cụ thể, khi nền kinh tế bị lạm phát thì giá cả của hàng hóa đó thay đổi như thế nào (biết rằng các nhân tố khác không đổi)? Tiền tệlà gì ?

1 Tiền tệ

Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị Đồng thời cũng là sản

10

Trang 11

phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị

- Quan điểm của Trường phái trọng nông

Tiền tệ chỉ là một thứ hư tưởng Tiền chỉ có tác dụng như một chất nhờn bôi trơn hoạt động của guồng máy kinh tế Bản thân guồng máy đó không hề chịu bất cứ tác động nào của tiền tệ.

- Quan điểm của N Gregory Mankiw

Tiền tệ là một khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành giao dịch - Quan điểm của Frederic S Mishkin

Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.

Nguồn gốc của tiền tệ :

Tiền ra đời là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa Quá trình phát triển của các hình thái biểu hiện của giá trị:

- Đầu tiên là hình thái giản đơn, ngẫu nhiên của giá trị Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thủy tan rã và chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi Ở đây, giá trị của hàng hóa này chỉ biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và quan hệ trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, trực tiếp hàng lấy hàng, tỷ lệ trao đổi được hình thành ngẫu nhiên ==> hình thái phôi thai của tiền tệ.

- Khi quan hệ trao đổi trở thành quá trình đều đặn, thường xuyên, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển thì hình thái thứ hai là hình thái đầy đủ hay mở rộng của hàng hóa ra đời Hình thái này xuất hiện trong thực tế khi một hàng hóa nào đó được trao đổi với nhiều hàng hóa khác một cách thông thường

Trang 12

phổ biến Ở đây, giá trị của hàng hóa được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác nhau đóng vai trò làm vật ngang giá Đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính chất ngẫu nhiên nữa mà dần dần do lao động quy định Tuy nhiên, ở hình thái này, giá trị của hàng hóa được biểu hiện còn chưa hoàn tất, thống nhất và vẫn trao đổi trực tiếp hàng – hàng.

- Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung, hình thái thứ ba xuất hiện: Hình thái chung của giá trị Ở hình thái này, giá trị của mọi hàng hóa được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung – “vật ngang giá phổ biến” Các hàng hóa đều đổi thành vật ngang giá chung, sau đó mới mang đổi lấy hàng hóa cần dùng Vật ngang giá chung trở thành môi giới Tuy nhiên, ở hình thái này, bất kỳ hàng hóa nào cũng có thể trở thành vật ngang giá chung, miễn là nó được tách ra làm vật ngang giá chung.

- Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn nữa, đặc biệt là khi mở rộng giữa các vùng đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung thống nhất thì hình thái thứ tư ra đời: hình thái tiền Giá trị của tất cả các hàng hóa ở đây đều được biểu hiện ở một hàng hóa đóng vai trò tiền tệ Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ nhưng dần dần được chuyển sang các kim loại quý như đồng, bạc và cuối cùng là vàng.

- Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa Nó là sự thể hiện chung của giá trị, đồng thời nó biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

2 Phân tích bản chất của tiền tệ:

Tiền được xem là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.

Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.

Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

12

Trang 13

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

3 Chức năng của tiền tệ:

Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả chức năng của tiền tệ.

- Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

- Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người… Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát Người ta đổi hàng hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần Bản thân

Trang 14

tiền giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

- Chức năng phương tiện thanh toán Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều Người nông dân có thể bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ - Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng

sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất tích lũy Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó Vì vậy hầu như các loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.

Vì thế người nông dân nên trao đổi nông phẩm để đổi lấy tiền để tích lũy và bảo toàn được giá trị của nó.

- Chức năng tiền tệ thế giới Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.

4 Phân tích chức năng thước đo giá trị

Thước đo giá trị là yêu cầu trước tiên và không thể thiếu của trao đổi hàng hóa Trong mua bán hay trao đổi hàng hóa, người ta thực hiện theo nguyên tắc ngang giá Muốn đảm bảo được nguyên tắc trao đổi ngang giá thì điều kiện tiên quyết là phải đo lường

14

Trang 15

và xác định được giá trị hàng hóa (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

Với chức năng thước đo giá trị, tiền tệ có thể giải quyết được yêu cầu này Ngoài việc trao đổi ra, trong một số hoạt động khác như kế toán, kế hoạch, tài chính, người ta cũng cần đo lường giá trị và sử dụng tiền tệ như những đơn vị tính toán

Vấn đề đặt ra là ai là người quyết định lựa chọn và lựa chọn thước đo giá trị dựa trên những cơ sở nào?

- Nội dung thước đo giá trị của tiền tệ

- Chủ thể quyết định và lựa chọn thước đo giá trị tiền tệ

Thông thường Nhà nước hay chính phủ là người quyết định lựa chọn thước đo giá trị và dân chúng là người sử dụng thước đo đã được chọn lựa đó, nhưng khi cái thước đo mà Nhà nước chọn không sử dụng được như là một công cụ đo lường, thì tự phát dân chúng sẽ chọn cho mình cái thước đo nào mà họ cho là phù hợp nhất để đo lường giá trị

Việc chọn lựa thước đo giá trị cũng tương tự như lựa chọn các loại thước đo khác như mét để đo chiều dài, kilogram để đo khối lượng

Mét sở dĩ được sử dụng để đó chiều dài vì người ta thiết kế nó thể hiện được chiều dài, trong khi kilogram dùng để đo khối lượng vì người ta thiết kế nó thể hiện được khối lượng và những sự thể hiện này được tiêu chuẩn hóa, thông qua việc định nghĩa mét cũng như định nghĩa kilogram là gì.

Yếu tố xác định đơn vị tiền tệ

Muốn đo lường giá trị trước hết người ta phải gán cho tiền tệ một giá trị để nó thể hiện được giá trị Kế đến người ta phải tiêu chuẩn hóa giá trị của nó thông qua việc định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia Đơn vị tiền tệ của một quốc gia được xác định thông qua hai yếu tố:

- Tên gọi của đơn vị tiền tệ: Ví dụ dollar là tên gọi đơn vị tiền tệ của Mỹ, franc trước kia là tên gọi đơn vị tiền tệ của Pháp trong khi đồng là tên gọi đơn vị tiền tệ của Việt Nam.

- Hàm lượng kim loại qui định trong đơn vị tiền tệ đó: Ví dụ hàm lượng kim loại qui định trong đơn vị tiền tệ của Mỹ, tức là 1 dollar, là 0,7366412 gram vàng nguyên chất.

Trang 16

Với hàm lượng 0,7366412 gram vàng nguyên chất được gán vào thông qua định nghĩa đơn vị tiền tệ của chính phủ, dollar trở nên có giá trị và giá trị của nó được tiêu chuẩn hóa, do vậy, nó đo lường được giá trị.

Trước khi có sự lựa chọn đơn vị tiền tệ thống nhất của chính phủ, dân chúng cũng đã tự phát lựa chọn đơn vị tiền tệ theo sở thích của họ Vì mỗi người có sở thích khác nhau nên lúc đầu đơn vị tiền tệ chưa được thống nhất Điều này gây ra không ít khó khăn trong trao đổi Sau này Nhà nước đứng ra lựa chọn và công bố đơn vị tiền tệ thông nhất trong cả nước

Tuy nhiên, cũng có khi Nhà nước lựa chọn đơn vị tiền tệ này, nhưng dân chúng lại sử dụng đơn vị khác để đo lường giá trị hàng hóa Đó là trường hợp lạm phát tiền tệ khiến cho giá trị của đơn vị tiền tệ sụt giảm nghiêm trọng và sức mua của nó không còn ổn định, nên bị dân chúng từ chối nó với tư cách là một công cụ thước đo giá trị Từ phân tích thực tiễn thước đo giá trị, chúng ta có thể thấy rằng đơn vị tiền tệ của một quốc gia nào đó muốn làm tốt chức năng thước đo giá trị thì đòi hỏi:

Thứ nhất, đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại của nó, nếu không dù có bắt buộc dân chúng vẫn không chấp nhận nó như một công cụ thước đo giá trị

Thứ hai, giá trị của đơn vị tiền tệ đó, hay sức mua của đồng tiền, phải ổn định hoặc có thay đổi thì vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian (Theo Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, NXB Thống kê)

5 Ví dụ thước đo giá trị

Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được so sánh bằng giá trị của tiền tệ Một đôi giày bảo hộ có giá trị bằng 5 xu ( tiền xu ngày xưa được làm từ nhôm) Một cuốn sách có giá trị bằng 1 đồng (tiền đồng được đúc từ đồng) Mà 1 đồng cũng có giá trị bằng 10 xu.Vì thế có thể nói Giá trị hàng hoá tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến “chức năng” tiêu chuẩn giá cả của nó.

Khi nền kinh tế bị lạm phát thì giá cả của hàng hóa đó thay đổi như thế nào (biết rằng các nhân tố khác không đổi)?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

16

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHểM - phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa nền sản xuất hàng hóa ở việt nam hiện nay có các điều kiện đó không
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHểM (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w