1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế vĩ mô tình hình lạm phát và việc điều hành chính sách tiền tệ ở hoa kỳ giai đoạn 2012 2022

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 kéo dài đã ảnhhưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ, từ đó những vấn đề liên quan đếnlạm phát và tiền tệ trở nên được quan tâm hơn bao

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

ĐỀ TÀI : Tình hình lạm phát và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ

giai đoạn 2012 – 2022

Mã lớp học phần: 231ECO02A08Lớp: K26KTD

Giảng viên hướng dẫn: Th.s Trần Thị LanNhóm 8: Nguyễn Minh Ngọc

Hoàng Diệu NgânVũ Thị Bảo NhiVi Thị Quỳnh NhưTrần Thị Phương NhungNguyễn Thị Nhàn

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI CAM ĐOAN 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

1.1 Lạm phát 1

1.1.1.Khái niệm và nguyên nhân của lạm phát 1

1.2 Chính sách tiền tệ 2

1.2.1 Khái niệm 2

1.2.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1 Tình hình lạm phát ở Hoa Kỳ giai đoạn 2012 – 2022 4

1.1 Nguyên nhân lạm phát ở Hoa Kỳ tăng 5

1.2.Các giải pháp hạn chế tình trạng lạm phát ở Mỹ 6

1.3.Biểu đồ lạm phát theo tháng từ năm 2012 đến năm 2022 ở Hoa Kỳ 7

2 Chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2012 – 2022 9

2.1 Tổng quan 9

2.2 Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến trong nước 11

2.3 Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến ngoài nước 12

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ 13

CHƯƠNG 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về kinh tế, với tốcđộ tăng trưởng liên tục trong nhiều năm Tuy nhiên, vấn đề lạm phát và chính sáchtiền tệ luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các chuyên gia nghiên cứu kinh tế vàcác chính trị gia ở nước này Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid 19 kéo dài đã ảnhhưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế ở Hoa Kỳ, từ đó những vấn đề liên quan đếnlạm phát và tiền tệ trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết, nhất là khi Hoa Kỳ còn lànền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, và để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng em đãchọn đề tài: “Tình hình lạm phát và việc điều hành chính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ giaiđoạn 2012-2022”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đề tài mà chúng em chọn là tìm hiểu và nghiên cứu sựbiến động, tình hình lạm phát ở Hoa Kỳ Từ đó đánh giá được tác động và việc điềuhành chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài, nhóm chúng em đã thông qua các đối tượng nghiên cứulà nền kinh tế của Hoa Kỳ và các chính sách tiền tệ trong khoảng thời gian 10 nămliên tiếp từ năm 2012 đến năm 2022.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu về nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như việc điều hành chính sách tiềntệ ở nước này, nhóm chúng em đã sử dụng nhiều phương pháp, công cụ nghiên cứu từnhững trang web, bài báo đến từ cả trong nước và quốc tế, như: Worldbank, Tổng cụcthống kê Hoa Kỳ, VNExpress,… và những kỹ năng sử dụng đồ thị cùng những hìnhảnh minh họa cụ thể sự biến động, thay đổi của nền kinh tế Hoa Kỳ trong giai đoạn từnăm 2012 đến năm 2022.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Học viện Ngânhàng khi đã đưa môn học Kinh tế vĩ mô vào chương trình giảng dạy để chúng em có thểtiếp cập và hiểu rõ hơn về những kiến thức kinh tế nói chung và kinh tế vĩ mô nói riêng.

Đặc biệt, chúng em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – côTrần Thị Lan Chúng em biết rằng Kinh tế vĩ mô là một môn học khó và có liên hệ chặtchẽ tới ngành nghề của chúng em sau này khi ra trường Tuy nhiên với sự nhiệt huyếttrong giảng dạy, cô đã giúp chúng em thu thập được thêm những kiến thức vô cùng hữuích, giúp chúng em có được những góc nhìn mới mẻ hơn về môn học và hứng thú vớimôn học hơn Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang cho chúng emvững bước trên con đường sự nghiệp sau này.

Sau một khoảng thời gian học tập, chúng em thấy Kinh tế vĩ mô là một môn họcbổ ích, thú vị và không kém phần thiết thực, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho chúng em từnhững kiến thức về mặt lý thuyết đến những ứng dụng, liên hệ về mặt thực tế Mặc dùtrình độ cũng như kiến thức của chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót khihoàn thiện bài tập lớn, nhưng chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài nghiên cứumột cách chất lượng nhất Kính mong nhà trường, các giảng viên của khoa và cô Trần ThịLan xem xét, góp ý để bài tập lớn của chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm 8 chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài: “Tìm hiểu tình hình lạm phát và việc điều hànhchính sách tiền tệ ở Hoa Kỳ giai đoạn 2012 – 2022” được thực hiện công khai, minh

bạch dựa trên quá trình học tập môn Kinh tế vĩ mô và sự hướng dẫn của giảng viên TrầnThị Lan.

Đề tài, nội dung báo cáo là sản phẩm mà chúng em đã nỗ lực nghiên cứu trongkhoảng thời gian học tập vừa qua – khoảng thời gian làm bài tập lớn cho phép Các sốliệu, bảng biểu trong bài báo cáo là hoàn toàn trung thực và được tổng hợp từ nhữngtrang web uy tín, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như có vấn đề xảy ra vớiđề tài nghiên cứu của chúng em.

Đại diện nhóm 8 ký tênNgọc Nguyễn Minh Ngọc

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN1.1.Lạm phát

1.1.1 Khái niệm và nguyên nhân của lạm phát

Khái niệm: Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thờigian và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo Kinh tế vĩ mô.

Mức độ của lạm phát:

Lạm phát tự nhiên: 0 đến dưới 10%Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%Siêu lạm phát: trên 1000%

Nguyên nhân của lạm phát:

a Lạm phát do cầu kéo:

Lạm phát theo cầu kéo là khi cầu về thị trường hàng hóa, dịch vụ nào đó tănglên kéo theo sự tăng lên của giá cả hàng hóa và dịch vụ đó Từ đó, giá các mặt hàngtương tự cũng tăng lên đồng loạt kéo theo sự biến động của cả nền kinh tế với sự tănglên đột ngột của giá.

b Lạm phát do chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy là khi giá của một hoặc một vài yếu tố như giá nguyênliệu đầu vào, ngân sách chi trả cho nhân công, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu,… tănglên làm chi phí của doanh nghiệp tăng theo Để đảm bảo lợi nhuận, doanh nghiệp tiếnhàng tăng giá cả của sản phẩm, điều này làm cho lạm phát tăng lên.

c Lạm phát do cơ cấu

Lạm phát do cơ cấu là khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả và thuđược một số lợi nhuận đáng kể từ việc kinh doanh của mình, lúc này doanh nghiệp sẽtự thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương Tuy nhiên, trong số đó lại có nhữngdoanh nghiệp không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhưng vẫn phải tănglương cho nhân công để nhằm giữ chân họ Vì thế, không còn cách nào khác ngoàiviệc phải tăng giá sản phẩm, điều này làm phát sinh lạm phát.

d Lạm phát do cầu thay đổi

Lạm phát do cầu thay đổi là khi một mặt hàng không đủ đáp ứng như cầungười tiêu dùng là căn cứ cho ngành hàng khác tăng lên Nếu thị trường này lại là độc

Trang 7

quyền tức là không có sản phẩm nào có thể thay thế được sản phẩm ban đầu thì việctăng giá là điều tất yếu, điều này góp phẩn cho việc phát sinh lạm phát.

e Lạm phát do xuất khẩu

Lạm phát do xuất khẩu là khi xuất khẩu tăng, tức là tổng cầu lớn hơn tổng cungdo thị trường hàng hóa không cung cấp đủ sản phẩm cho người tiêu dùng hay nói cáchkhác là do nhu cầu tiêu thụ của thị trường lớn hơn so với mức có thể cung cấp Khitổng cung và tổng cầu mất kiểm soát sẽ gây ra lạm phát.

f Lạm phát do nhập khẩu

Lạm phát do nhập khẩu là khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng mà lý do là thuếnhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng làm giá bán ở thị trường trong nước tănglên Giá bị đội lên qua những yếu tố này sẽ gây lên lạm phát.

1.2.Chính sách tiền tệ1.2.1 Khái niệm

Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô trong đó ngân hàng trung ương sửdụng các công cụ điều tiết để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế,đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và duy trì cácmục tiêu xã hội hợp lý.

1.2.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ

Các công cụ của chính sách tiền tệ được phân chia thành 2 nhóm chính đó là cáccông cụ tác động đến tiền cơ bản và các công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ - tiền gửicủa các ngân hàng từ đó tác động đến số nhân tiền

a Các công cụ tác động đến đồng tiền cơ bản

Nghiệp vụ thị trường mở (Open Market Operations – OMO): là hoạt động muabán giấy tờ có giá ngắn hạn – chủ yếu là trái phiếu chính phủ - của NHTW với cácNHTM, chính phủ, doanh nghiệp và người dân Với việc mua giấy tờ có giá từ các tổ

Trang 8

chức và cá nhân trên, NHTW sẽ thanh toán VND cho những trái phiếu nhận được –được giữ dưới dạng tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng Mỗi VND được giữ dưới dạngtiền mặt sẽ làm tăng cung tiền thêm một đồng, còn gửi vào ngân hàng sẽ tăng cungtiền nhiều hơn một đồng do khả năng tạo tiền của ngân hàng Ngược lại, để giảm cungtiền, NHTW sẽ bán giấy tờ có giá cho các NHTM, chính phủ, doanh nghiệp và ngườidân.

Cửa sổ chiết khấu: NHTW cũng có thể tác động đến tiền cơ bản thông qua việccho các ngân hàng vay Các ngân hàng sẽ vay tiền từ NHTW khi họ thiếu hụt tiền dựtrữ theo quy định hoặc để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền hoặc để đáp ứngcác nhu cầu khác Khi NHTW cho các ngân hàng vay, do các ngân hàng này khôngvay được ở nơi khác, là NHTW thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng.

b Công cụ tác động đến tỷ lệ tiền dự trữ - tiền gửi

Dự trữ bắt buộc: Là các quy định của NHTW về một số tỷ lệ tiền dự trữ - tiền tối thiểumà các ngân hàng phải thực hiện Tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm tăng tỷ lệ tiền dự trữ -tiền gửi vì vậy làm giảm số nhân tiền, từ đó làm giảm cung tiền.

Một số vấn đề trong kiểm soát cung tiền: Nhiều công cụ khác nhau đã giúp NHTW cóquyền lực lớn trong việc kiểm soát cung tiền, tuy nhiên, NHTW không thể kiểm soátcung tiền một cách hoàn hảo Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có thể thayđổi cung tiền theo hướng NHTW không dự tính được Do đó, cung tiền đôi khi biếnđộng không theo mong muốn của NHTW.

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1 Tình hình lạm phát ở Hoa Kỳ giai đoạn 2012 – 2022

Nhìn chung tình hình lạm phát của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2012 – 2022 có sựbiến động nhẹ, không đáng kể, chỉ dao động từ 1 đến 2%, tuy nhiên trong 3 năm cuốicủa giai đoạn là năm 2021, 2022 và 2023 thì tỷ lệ lạm phát lại có sự thay đổi mạnhmẽ Dựa theo những số liệu của Tổng cục thống kê Hoa Kỳ, ta có được biểu đồ nhưsau:

Hình 1:

Biểu đồ Tình hình lạm phát ở Hoa Kỳ giai đoạn 2012 – 2022 (Đơn vị: %)

Nguồn: https://www.officialdata.org/2012-dollars-in 2022?amount=20#:~:text=The%20dollar%20had%20an%20average,Labor%20Statistics%20consumer%20price%20index.

Bảng số liệu tình hình lạm phát của Hoa Kỳ giai đoạn 2012-2022

Đơn vị: %

2013 2014

2015 2016 2017

2018 2019 2020

2021 2022Tỷ lệ

lạm phát 2,07 1,46 1,62 0,12 1,26 2,13 2,44 1,81 1,23 3,46 8,0

Trang 10

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2012 là 2,07%.

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2013 là 1,46% Giảm 0,61% so với năm 2012 Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2014 là 1,62% Tăng 0,18% so với năm 2013.Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2015 là 0,12% Giảm 1,5% so với năm 2014.Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2016 là 1,26% Tăng 1,14% so với năm 2015.Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2017 là 2,13% Tăng 0,87% so với năm 2016.Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2018 là 2,44% Tăng 0,31% so với năm 2017.Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2019 là 1,81% Giảm 0,63% so với năm 2018.Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2020 là 1,23% Giảm 0,58% so với năm 2019 Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2021 là 4,70% Tăng 3,46% so với năm 2020 Tỷ lệ lạm phát của Mỹ năm 2022 là 8,0% Tăng 3,3% so với năm 2021

1.1 Nguyên nhân lạm phát ở Hoa Kỳ tăng

Ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến nền kinh tế của Hoa Kỳ cũng như toàn cầu:đại dịch covid 19 diễn ra, người dân ở trong nhà, thu nhập bị giảm và không có nhu cầumua sắm, du lịch; các nước giảm giao dịch; fed phải giảm lãi suất để kích cầu kinhtế;Chính phủ phải liên tục bơm các gói hỗ trợ kinh tế xã hội lên đến hàng chục tỷ USD,

Sự gián đoạn nguồn cung hàng hóa, dịch vụ và lao động do chiến tranh ởUkraine.Chiến tranh ở Ukraine đã làm cản trở nguồn cung hàng hóa nghiêm trọng, đặcbiệt là với mặt hàng xăng dầu Điều đó đã góp phần làm cho lạm phát ở Mỹ tăng liên tục.

Các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và mức lãi suất gần 0% khiến nhucầu tiêu dùng trong nền kinh tế tăng lên.

Một số nhà đầu tư còn cho rằng một tác nhân khác gây ra lạm phát là thế hệmillennials (hay còn gọi là Gen Y, chỉ những người sinh ra trong giai đoạn từ đầu thậpniên 1980 đến đầu thập niên 2000).

Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý đầu tư Smead CapitalManagement, cho rằng nhiều người có nhiều tiền nhưng lại mua quá ít hàng hóa Theoông Smead, tại Mỹ, có khoảng 92 triệu millennials, chủ yếu trong độ tuổi 27 đến 42 tuổivà nhiều người trong thế hệ này trì hoãn việc mua nhà, mua ô tô, chậm hơn khoảng bảynăm so với hầu hết các thế hệ trước.

Trang 11

Thế hệ này cũng là những người có gánh nặng nợ nần tăng nhanh nhất Vào thángSáu, cuộc khảo sát triệu phú của hãng CNBC đã phát hiện ra rằng thế hệ millennials cókhả năng cắt giảm các khoản mua sắm lớn gấp ba lần so với thế hệ Baby Boomer (thế hệbùng nổ trẻ sơ sinh, gồm những người sinh từ năm 1946 đến 1964).

1.2 Các giải pháp hạn chế tình trạng lạm phát ở Mỹ1.2.1 Các giải pháp đã được triển khai

Khắc phục các chuỗi cung ứng, cải thiện cơ sở hạ tầng và xóa bỏ những loạiphí quá cao mà các công ty vận tải đường biển nước ngoài đang áp dụng để vậnchuyển hàng hóa.

Thực hiện các chính sách khiến giá nhà phải chăng hơn, đồng thời kêu gọiquốc hội tìm cách giảm giá thuốc kê đơn và chi phí chăm sóc trẻ em, người cao tuổi.

Giảm thâm hụt ngân sách liên bang thông qua cải cách đạo luật thuế Tạo ra“sân chơi” bình đẳng về thuế để các công ty trong nước không chuyển công việc vàlợi nhuận ra nước ngoài

Giải phóng dầu khỏi nguồn dự trữ chiến lược và gây áp lực khiến các công tychia sẻ bớt lợi nhuận, hạ giá thành sản phẩm cho người tiêu dùng.

Chính phủ Mỹ hiện cũng đang triển khai các kế hoạch khác bao gồm tăng thuếvới giới siêu giàu, mở rộng Đạo luật Chăm sóc Giá cả phải chăng và thúc đẩy đầu tưvào năng lượng sạch.

Tăng lãi suất: Fed(Cục dự trữ Liên bang Hoa Kì) đã liên tục cho tăng lãi suấttừ mức gần 0% lên đến 5,25-5,5% để nhằm mục đích hạn chế lạm phát.

1.2.2 Các giải pháp đề xuất thực hiện

- Giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc:

Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho Mỹ, nên nới lỏng quyđịnh về thuế hơn nữa đối với nước này để giải quyết lạm phát, vốn đã lên đến6,2% trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm 2020, theo số liệu của Bộ Lao độngMỹ.

- Tháo gỡ chuỗi cung ứng

Kể cả khi thuế quan được giảm xuống, Mỹ vẫn phải xoay xở với tình trạngtắc nghẽn tại các cảng biển của nước này Chính phủ cần phải hối thúc các công tylàm việc hết công suất để giải quyết tình trạng hàng tồn làm đứt gãy chuỗi cungứng.

Trang 12

Vì vậy, việc hội kiến các giám đốc điều hành hàng đầu trong ngành bándẫn, và tìm các hợp tác với Liên minh Châu Âu để giải quyết tình trạng thiếu hụtchất bán dẫn là một việc cấp bách.

1.3.Biểu đồ lạm phát theo tháng từ năm 2012 đến năm 2022 ở Hoa Kỳ

Trang 13

Năm 2016Năm 2017

Trang 14

Năm 2015

Ngày 16/12/2015, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suấtcơ bản từ mức 0-0,25% lên 0,25-0,5%, kết thúc thời kỳ lãi suất thấp nhất trong lịchsử khi cơ quan này tung ra các gói kích thích định lượng và giảm lãi suất ngắn hạn

Trang 15

xuống mức gần bằng 0%, được áp dụng từ tháng 12/2008 nhằm vực dậy nền kinh tếtrước sự tàn phá của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngày 17/12/2015, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) quyết định nâng mục

tiêu cho lãi suất liên bang từ 0 - 0,25% lên 0,25 - 0,5% sau 7 năm liên tục duy trì mứcsiêu thấp 0% Dự báo đến cuối năm 2016, lãi suất sẽ vào khoảng 1,375%, nghĩa làtrong năm 2016 sẽ có thêm 4 lần tăng lãi suất, mỗi lần tăng 0,25% Ước tính tăngtrưởng kinh tế Hoa Kỳ đạt 2,6% trong năm 2015 so với mức 2,4% trong năm 2014.

Năm 2016

Cuộc họp kéo dài trong 2 ngày 13 - 14/12 vừa qua, Ủy ban Thị trường MởLiên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của Fed, công bố quyết địnhnâng biên độ lãi suất cơ bản thêm 25 điểm phần trăm, từ 0,25% - 0,5% lên 0,5% -0,75%, dựa trên đánh giá các điều kiện thị trường lao động và lạm phát Điều nàykhông nằm ngoài những dự đoán của giới phân tích do kinh tế Hoa Kỳ đang hồi phụcnhanh và thất nghiệp giảm mạnh.

Đây cũng là lần duy nhất Fed tăng lãi suất trong năm 2016 Fed đánh giá cácnguy cơ trong ngắn hạn đối với triển vọng của nền kinh tế Hoa Kỳ đã "ổn định", songvẫn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ các chỉ dấu về lạm phát cũng như những diễn biếntài chính và kinh tế toàn cầu.

Năm 2019

Trong năm 2019, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã tiến hành hạ lãi suấtcho vay 3 lần Ngày 01/08/2019, lần đầu tiên trong vòng 10 năm Ngân hàng Trungương Hoa Kỳ hạ lãi suất cho vay xuống còn 2 - 2,25% Theo Chủ tịch Fed JeromePowell, quyết định này dựa trên các dấu hiệu suy thoái toàn cầu và tình hình căngthẳng thương mại của nước này.

Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất cho vay lần thứ ba vào ngày 31/10/2019 với mứclãi suất chỉ còn 1,5 - 1,75% nhằm thúc đẩy và duy trì tăng trưởng, đồng thời giữ vữngtriển vọng nền kinh tế và củng cố niềm tin tưởng của thị trường vào Fed,

Nắm 2020

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w