1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn kinh tế công cộng phân tích ngoại ứng tiêu cực của sự cố môi trường formosa

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sự cố Formosa là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc lơ là những quy định của phápluật về môi trường đối với các công ty, doanh nghiệp.Bằng việc ứng dụng cơ sở lý thuyết về ngoại tác tiêu cực

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN

MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG

Chủ đề: Phân tích ngoại ứng tiêu cực của sự cố môi trườngFormosa

Hà Nội, 2022

Trang 2

Mức độhoànthành

100%23 Hoàng Trung Hải 24A4070102 Sơ lược về Formosa và Vũng

41 Nguyễn Thị Hồng Minh 24A4072441 Các giải pháp khác của nhóm 100%

47 Ngô Trang Ngân (NT) 24A4070177 Sơ lược về Formosa và Vũng

56 Hoàng Như Quỳnh 24A4072459

Diễn biến, ảnh hưởng và giải pháp của chính phủ trong thực tế

100%

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I) CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 KHÁI NIỆM ĐẶC ĐIỂM CỦA NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC, 4

a, Khái niệm về ngoại ứng: 4

b, Khái niệm ngoại ứng tiêu cực 4

c, Đặc điểm của ngoại ứng tiêu cực 4

2 TÍNH PHI HIỆU QUẢ CỦA NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC 4

3 GIẢI PHÁP VỀ MẶT LÝ THUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ 5

a, Thuế hiệu chỉnh 5

b, Trợ cấp hiệu chỉnh 6

II) SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG FORMOSA 7

1 SƠ LƯỢC VỀ ORMOSA VÀ VÙNG BIỂN F VŨNG ÁNG 7

2 DIỄN BIẾN ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG ORMOSA, F H TÀĨNH VÀ TỔNTHẤT PLXH 8

a, Diễn biến 8

b, Ảnh hưởng của sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh 9

c, Tổn thất PLXH thể hiện trên đồ thị 10

d, Giải pháp của Chính phủ trong thực tế 11

III) ĐỀ XUẤT VỀ CÁC GIẢI PHÁP CỦA NHÓM CHO NHỮNG TÌNHHUỐNG TƯƠNG TỰ 14

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong mọi hoạt động của mình, con người luôn có những tác động nhất địnhđến môi trường xung quanh, đó có thể là những tác động mang lại lợi ích nhưng khôngnhận được các khoản chi trả, cũng có thể là những tác động gây ra hậu quả hết sứcnghiêm trọng nhưng lại không chịu chi phí bồi thường thiệt hại Những tác động nhưvậy trong kinh tế học được gọi là ngoại ứng Ngoại ứng là một trong những thất bạicủa thị trường, khi ngoại ứng xảy ra dù là ngoại tác tiêu cực hay tích cực đều gây ratính phi hiệu quả

Để hiểu rõ hơn về tác động của ngoại ứng tiêu cực đến xã hội cũng như biệnpháp của chính phủ trong việc can thiệp, xử lý vấn đề này, nhóm xin trình bày mộthiện tượng cụ thể, có thật xảy ra: “Vụ án Xả Thải của công ty Formosa Vũng Áng” Sựcố Formosa xảy ra tại miền Trung Việt Nam năm 2016 do tập đoàn gang thép FormosaVũng Áng xả thải trái phép chất độc hại ra biển dẫn đến việc hơn 115 tấn cá chết trôidạt bờ và khoảng hơn 200 tấn cá, tôm nuôi chết trắng Đây được xem là sự kiện thảmhọa môi trường lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay với số tiền đền bù lên đến 500 đôla Mỹ Sự cố Formosa là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc lơ là những quy định của phápluật về môi trường đối với các công ty, doanh nghiệp.

Bằng việc ứng dụng cơ sở lý thuyết về ngoại tác tiêu cực để phân tích và đưa ranhững kiến nghị phù hợp Những đề xuất của nhóm dựa trên việc tìm hiểu thực tế kếthợp với kiến thức đã học nên không tránh khỏi những thiếu sót, hy vọng bài tiểu luậnnày phần nào đáp ứng được những yêu cầu về nội dung và ý nghĩa thực tiễn và là cơsở để hoàn thiện hơn cho các nghiên cứu tiếp theo.

Trang 5

b, Khái niệm ngoại ứng tiêu cực

Ngoại ứng tiêu cực là hoạt động gây ra áp đặt chi phí lên đối tượng thứ banhưng chi phí này không được phản ánh trong giá cả thị trường.

VD: Các nhà máy luyện kim thải chất thải xuống dòng sông mà ngư dân dướihạ lưa dựa vào đố để kiểm sống Các nhà máy thải càng nhiều chất thải xuống sôngđồng nghĩa với việc ngư dân càng bắt được ít cả Mặc dù như vậy các hãng không cóđộng cơ tính đến chi phí ngoại sinh đối với ngư dân khi đưa ra quyết định sản suất củamình.

c, Đặc điểm của ngoại ứng tiêu cực

- Chúng có thể do cả hoạt động sản suất lẫn tiêu dùng gây ra

- Ngoại ứng tích cực và tiêu cực chỉ là tương đối phụ thuộc vào đối tượng chịu tácđộng do đố việc xác định ai gây ra ngoại ứng chỉ mang tính chất tương đối

- Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả nếu xét trên quan điểm của xã hội.

2 Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực

Ngoại ứng tiêu cực dẫn đến chi phí xã hội phải bỏ ra để sản suất sản phẩm đócói xu hướng lớn hơn chi phí của DN phải bỏ ra để sản suất loại sản phẩm đó, dẫn tớitổn thất phúc lợi xã hội.

VD: Nhà máy sản suất phân bón và HTX cùng dùng chung một hồ nước Nhàmáy sản suất phân bón muốn tiết kiệm chi phí sản suất nên đã không đầu tư hệ thốngxử lý nước thải đúng quy định.Và khi nhà máy sản xuất phân bón đi vào sản xuất phânbón nông nghiệp,thì lượng nước thải có chứa hóa chất độc hại thả xuống hồ khiến cácủa HTX bị chết

Trang 6

Nhưng vì hoạt động của nhà máy gây ra ngoại ứng tiêu cực cho HTX đánh cánên đi kèm với đường MPC này còn có một đường MEC (chi phí ngoại ứng biên) nữacho biết tổng thiệt hại mà HTX phải gánh chịu khi nhà máy sản xuất thêm một đơn vịsản lượng Mức thiệt hại này được giả định tăng dần khi sản xuất của nhà máy mởrộng Vì thế, đường MEC có chiều đi lên giông như dường MPC (Lưu ý: Đường MECkhông nhất thiết lúc nào cũng phải song song với MPC).

Đứng trên quan điểm xã hội, đường chi phí biên đốivới xã hội (MSC) sẽ gồm cảhai bộ phận cấu thành: thứ nhất là chi phí mua sắm đầu vào của nhà máy mà giá trị củachúng được phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà HTX phải gánhchịu được thể hiện bằng đường MEC Vì thế, MSC sẽ bằng MPC cộng với MEC.

Nếu nhà máy là người tối đa hoá lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất hiệu quả nhất tạiđiểm MB = MC Nhưng vì MC mà nhà máy quan tâm là MPC nên họ sẽ sản xuất tạiđiểm B, tại đó MB = MPC Điểm này còn gọi là mức sản lượng tối ưu thị trường Tráilại, cũng theo nguyên tắc biên về hiệu quả, nhưng vì quan tâm đến chi phí của cả xãhội nên mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội phải đặt tại A, khi MB = MSC.Như vậy, nhà máy gây ngoại ứng tiêu cực đã sản xuất quá nhiều so với mức tối ưu xãhội.

3 Giải pháp về mặt lý thuyết của chính phủ a, Thuế hiệu chỉnh

Doanh nghiệp sản xuất quá nhiều, gây tổn thất phúc lợi xã hội do chi phí tưnhân biên của doanh nghiệp không phản ánh đúng chi phí xã hội biên Hay nói cáchkhác, doanh nghiệp đã gây ra một khoản chi phí khác cho xã hội mà không có tráchnhiệm đền bù Vì vậy, Chính phủ cần đánh thuế doanh nghiệp để buộc họ phải tínhtoán đầy đủ chi phí gây ra cho xã hội khi sản xuất hàng hóa

Trang 7

H3.1 Thuế hiệu chỉnh đối với ngoại ứng tiêu cực

Khi Chính phủ đánh thuế t trên mỗi đơn vị sản lượng hàng hóa của doanhnghiệp, đường MPC sẽ dịch chuyển song song lên phía trên và đi qua điểm C để đảmbảo sao cho sau khi Chính phủ đánh thuế, doanh nghiệp tự xác định mức sản lượnghàng hóa cung ứng hiệu quả là Q* Do đó, đường MPC sẽ dịch chuyển tới vị trí đườngMPC’ (=MPC+t) Khi đó, mức thuế suất t = CF hay chính là chi phí ngoại ứng biên tạimức sản lượng hiệu quả xã hội (MEC ) Với việc đánh thuế doanh nghiệp sản xuất,Q*Chính phủ sẽ thu được tổng số tiền là SCFIJ và sẽ sử dụng khoản tiền này để bồi thườngcho những người chịu tác động tiêu cực từ hoạt động của doanh nghiệp.

b, Trợ cấp hiệu chỉnh

Không phải cứ xảy ra ngoại ứng tiêu cực Chính phủ đều sử dụng biện phápđánh thuế để buộc đối tượng gây ra ngoại ứng phải có trách nhiệm đền bù những chiphí mà họ gây ra cho xã hội, bên cạnh thuế, Chính phủ còn sử dụng biện pháp trợ cấp Xét ví dụ về ngoại ứng tiêu cực từ hoạt động du canh du cư của đồng bào dântộc thiểu số Đây là một tập tục của người dân tộc, đi kèm với hoạt động này là tìnhtrạng phá rừng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của rất nhiều người dân ở miền xuôi Tuynhiên trong trường hợp này, Chính phủ không thể đánh thuế đối với đồng bào dân tộcmà sẽ trợ cấp cho họ, phương thức này tương tự như đánh thuế nhưng thay vì Chínhphủ thu được thì Chính phủ phải chi ra một khoản tiền để phúc lợi xã hội không bị tổnthất Giống như hoạt động gây ô nhiễm của doanh nghiệp sản xuất ở trên, trong tìnhhuống này, ta cũng xác định được mức sản lượng gỗ người dân tộc khai thác là Q lớn0hơn rất nhiều so với mức sản lượng hiệu quả xã hội Q* và họ đã gây ra tổn thất phúclợi xã hội là SCDE Vì xã hội mong muốn người dân tộc dừng khai thác gỗ tại mức sảnlượng Q* nên kể từ mức sản lượng Q* tới mức sản lượng Q , thay vì tiếp tục tiến hành0khai thác thêm, người dân tộc sẽ được nhận trợ cấp từ Chính phủ với mức trợ cấp làMECQ* cho một đơn vị sản lượng gỗ

Trang 8

Về phía người dân, họ sẽ cân nhắc giữa lợi ích biên ròng mà mình nhận đượckhi tiếp tục khai thác thêm một đơn vị sản lượng gỗ với mức trợ cấpnhận được nếukhông khai thác đơn vị đó Nếu mức trợ cấp lớn hơn thì họ sẽ nhận tiền trợ cấp vàdừng khai thác, còn nếu mức trợ cấp nhỏ hơn thì họ sẽ không nhận trợ cấp và tiếp tụckhai thác Hình 3.2 cho thấy, từ mức sản lượng 0 tới Q* thì lợi ích biên ròng của ngườidân (chênh lệch giữa MB và MPC) lớn hơn mức trợ cấp nên họ sẽ khai thác gỗ màkhông nhận trợ cấp Nhưng từ mức sản lượng Q* tới Q , lợi ích biên ròng thấp hơn0mức trợ cấp nên người dân sẽ dừng lại, không tiếp tục khai thác nữa Kết quả là họ sẽkhai thác tại mức sản lượng hiệu quả xã hội Q* và Chính phủ phải chi trợ cấp là diệntích phần tô đậm.

H3.2 Trợ cấp đối với ngoại ứng tiêu cực

II) Sự cố môi trường Formosa

1 Sơ lược về Formosa và vùng biển Vũng Áng

Năm 2008, Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) công bố việc rót vốnđầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành một công ty con - Côngty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS – Formosa Hà Tĩnh) Với mô hìnhsản xuất - xuất khẩu liên hợp, dự án được lên kế hoạch với tổng đầu tư 28,5 tỷ USD(giai đoạn I trên 10,5 tỷ USD) trên diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặtbiển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm Khi hoàn thành, công trình dựkiến tạo việc làm cho trên 35.000 lao động Dự án tại Hà Tĩnh tập trung vào các hạngmục như nhà máy luyện gang thép, cảng nước sâu có năng lực cập tàu 30.000 tấn, nhàmáy nhiệt điện công suất 2.100 MW… Trong đó, riêng quy mô nhà máy thép giai đoạnmột đạt trên 7 triệu tấn phôi thép một năm.

Trang 9

Lý do được Formosa đưa ra khi chọn Vũng Áng là vì cảng nước sâu SơnDương phù hợp cho mô hình tổ hợp công nghiệp và tỷ suất đầu tư tại đây cũng rẻ hơnnhiều so với các địa điểm khác Ban đầu Formosa Hà Tĩnh do 9 cổ đông góp vốn,trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Group, nắm gần 95% cổphần Ở thời điểm đó và cho tới nay, đây là dự án gang thép, nhiệt điện có vốn đầu tưnước ngoài “khủng” nhất cả nước.

Trước khi tới Hà Tĩnh, tên tuổi của Formosa đã được biết tới tại Việt Nam vớinhiều công ty lớn, đáng kể nhất là Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (FormosaĐồng Nai) thành lập năm 2001 Công ty này đã thuê gần hết diện tích 300ha của khucông nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) để đầu tư dự án khu liên hợp nhà máy sản xuấtsợi, nhuộm, hạt nhựa và nhiệt điện Thời điểm đầu những năm 2000, đây là dự án liênhợp đình đám và gây chú ý bởi số vốn mà “ông chủ” người Đài Loan đã rót vào gầnmột tỷ USD Năm 2014, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Formosa Đồng Nai đạt lầnlượt là 17.400 tỷ và 13.300 tỷ đồng Cùng năm, công ty này cũng đạt doanh thu hơn17.100 tỷ đồng.

Cái tên Formosa tại Việt Nam được biết và nhắc tới nhiều trong lĩnh vực gangthép, nhiệt điện song lĩnh vực chính của tập đoàn này lại là sản xuất nhựa Doanhnghiệp này do 2 anh em ông Vương Vĩnh Khánh, Vương Vĩnh Tại khởi nghiệp năm1954 tại Đài Bắc, nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những nhà sản xuấtnhựa lớn nhất châu Á Tập đoàn Formosa (Formosa Plastic Group - FPG) được thànhlập sau đó ít lâu, nhanh chóng mở rộng quy mô vốn, sản xuất và đầu tư sang nhiều lĩnhvực khác ngoài ngành nghề kinh doanh chính như thép, điện, chất bán dẫn… trở thànhtập đoàn có tiếng tại Đài Loan và khu vực châu Á, với mạng lưới hàng trăm công tycon.

Tiền sử Formosa vào 1999, họ mua chuộc quan chức Campuchia và xả 3000 tấnchất thải chứa thủy ngân ở thành phố Sihanouville Năm 2004 và 2005 đã xảy ra 2 vụnổ của tập đoàn này (Ở Mỹ) khiến 5 người chết và nhiều người bị thương Từ 2003đến 2013, Formosa vi phạm nhiều quy định bảo vệ môi trường và bị phạt tại Mỹ với sốtiền lên đến 5 triệu USD.

Trang 10

Ngày 04/04/2016, một ngư dân ở Vũng Áng chuyên hành nghề lặn biển pháthiện thấy sự hoạt động mạnh của đường ống xả thải khổng lồ chôn ngầm dưới vịnhcủa Formosa Theo anh ta tường thuật lại, đường ống này đã có cách đây hai nămnhưng chỉ bắt đầu hoạt động mạnh từ ngày 29/03/2016, tại thời điểm phát hiện, ốngthải ngầm này đang phụt ra rất mạnh một thứ nước có màu vàng bốc mùi khó chịu.Người ngư dân này đã báo ngay với cơ quan chức năng, nhưng không có cuộc điều tra

Trang 11

nào diễn ra Diễn biến sau đó là cá bắt đầu chết trên diện rộng, khởi đầu từ Hà Tĩnh vàlan dần ra Quảng Bình, Quảng Trị và đến Thừa Thiên – Huế.

06/04/2016, ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh phát hiện cá nuôi lồng bè trên biểnchết hàng loạt Cùng ngày, hàng loạt cá tự nhiên chết dạt vào bờ, nhanh chóng bùngphát như dịch bệnh Đỉnh điểm là tại tỉnh Quảng Bình, tới ngày 29/04, thu gom đượctrên 100 tấn cá chết Hàng ngàn ngư dân không dám ra biển.

Diễn biến cá chết: Diễn ra theo một lộ trình xác định bắt đầu từ Vũng Áng

-Hà Tĩnh, cá bắt đầu chết lan dần ra các vùng ven biển của Quảng Bình, Quảng Trị rồitới Huế, đúng với dòng chảy hải lưu theo bản đồ của Viện Khoa học thuỷ lợi Vào mùađông, dòng hải lưu ven biển Việt Nam chảy theo hướng Bắc Nam, tức là nếu từ HàTĩnh, nó sẽ chảy vào Quảng Bình, Quảng Trị rồi tới Huế Thời điểm cá bắt đầu chết làđầu tháng 04/2016, lan đúng theo dòng hải lưu Vào khoảng tháng 8, mùa hè, dòng hảilưu sẽ đổi chiều và chảy từ Nam lên phía Bắc Rõ ràng một tỉnh nằm kề Hà Tĩnh làNghệ An nhưng ở phía Bắc ngược hướng dòng hải lưu không hề có cá chết.

Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đãchỉ đạo, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện các biệnpháp nhằm xác định nguyên nhân, thủ phạm Bộ TN&MT phối hợp cùng Viện Hànlâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa họctrong và ngoài nước tiến hành điều tra, đánh giá và chỉ sau thời gian ngắn (khoảng 2tháng) đã tìm ra nguyên nhân và xác định thủ phạm gây ra sự cố là Công ty TNHHHưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa).

Theo báo Giao Thông, từ đầu năm 2016, Formosa đã nhập 297 tấn hóa chất độchại để phục vụ thi công và súc rửa đường ống để chuẩn bị cho giai đoạn vận hành Mộtphóng sự khác của báo Tuổi Trẻ, cho biết, có hàng trăm tấn hóa chất cực độc phục vụsúc xả đường ống được Formosa nhập khẩu và sử dụng mà không hề thông báo cho cơquan quản lý tại địa phương theo luật định Formosa thừa nhận việc nhập hóa chấtnhưng lại giải thích ngắn gọn là không thông báo vì không biết đến quy định đó.

Thực nghiệm: Chiều 26/04/2016, tại Công ty TNHH Gang thép Hưng NghiệpFormosa Hà Tĩnh, trước sự chứng kiến của đại diện Trung tâm Quan trắc môi trường –Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh và nhiều người dân, phóng viên VTC đổnước vàng đục lấy từ vùng biển Vũng Áng – nơi Formosa xả thải khỏi nhà máy luyệnthép, ra thau nhựa rồi cho 2 con cá đang sống khỏe vào Sau 2 phút, 2 con cá đuối dầnrồi chết

Người phát ngôn Formosa thừa nhận họ đã thải khoảng 1,2 nghìn m³ nước thảira biển mỗi ngày trong thời gian qua và khẳng định mọi mẫu nước thải do họ tự

Trang 12

nghiệm đều đạt chuẩn Nếu chứa độc chất, thì tùy từng loại nhưng dễ dàng gây thảmhọa hủy diệt một vùng biển rộng nếu độc tính cao.

Trước những chứng cứ khoa học và rõ ràng, Formosa đã phải nhận trách nhiệmvà xin lỗi Chính phủ, nhân dân Việt Nam về việc gây ra sự cố môi trường biển miềnTrung Ngày 30/8/2016, Formosa đã hoàn thành việc thực hiện chuyển tiền bồi thườngcho Việt Nam với tổng số tiền là 500.000.000 đô la Mỹ theo đúng cam kết.

b, Ảnh hưởng của sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh Ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng:

Theo 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoàinước đã tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu và xác định trong nguồn nước thải ra biểncủa công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) có chứa các độctố Phenol, Xyanua, Hydroxit Sắt vượt quá mức cho phép Đây là những chất độc gâyra tình trạng ô nhiễm nước biển miền Trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vậtbiển và ngư dân hay khách du lịch đến đây.

Theo thống kê, đến ngày 25/4 tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Trị 30 tấn, đếnngày 29/4 ở Quảng Bình con số lên đến hơn 100 tấn cá biển bất ngờ chết dạt bờ.

Ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái biển

Thảm họa cá chết hàng loạt năm 2016 của Formosa đã gây hậu quả vô cùngnghiêm trọng đối với môi trường biển Việt Nam Theo ước tính, những hệ lụy nặng nềvề môi trường mà sự cố Formosa để lại có thể mất đến hàng chục năm để biến miềnTrung phục hồi nguyên trạng.

Vụ việc Formosa có ảnh hưởng lâu dài do các rặng san hô, phù du sinh vật chếtnên có nguy cơ làm gián đoạn chuỗi thức ăn trên biển, khiến suy giảm đa dạng sinhhọc và nguồn thủy lợi sản khu vực Hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Nền đáy biển với lượng tảo, rong biển, cỏ biển bị suy giảm nghiêm trọng donhiễm độc, hơn 2170 ha cỏ biển bị ảnh hưởng Ảnh hưởng vùng này đối với hệ sinhthái nền đáy ít nhất là 30 năm (lấy cơ sở từ thảm họa Minamata).

Gây thiệt hại về kinh tế- xã hội:

Tại Hội nghị trực tuyến với các địa phương triển khai kế hoạch kinh tế- xã hộivà ngân sách nhà nước (28/12/2017), thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sự cố ônhiễm môi trường biển do Formosa gây ra đã thiệt hại 0,3% GDP của Việt Nam.

Chính phủ xác định có tới trên 17.600 tàu cá và gần 41.000 người đã bị ảnhhưởng trực tiếp Trên 176.000 người phụ thuộc bị ảnh hưởng theo Do không thể đánhbắt trong phạm vi từ bờ đến 20 hải lý, có tới 90% tàu lắp máy công suất thấp và gần4.000 tàu không lắp máy đã phải nằm bờ Sản lượng khai thác ven bờ thiệt hại khoảng1.600 tấn/tháng.

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w