LỜI MỞ ĐẦU
Bội chi hay thâm hụt ngân sách là vấn đề mà các quốc gia trên thế giới đều không thể tránh khỏi, nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Đặc biệt, từ sau cuộc khủng hoảng xuất phát từ Mỹ vào năm 2008, nền kinh tế toàn cầu lâm vào suy thoái trầm trọng với rất nhiều những biến động lớn Hàng loạt các chính sách “ thoát hiểm” nhằm cứu vãn và phục hồi kinh tế được đưa ra Thâm hụt ngân sách cho các gói kích cầu trong giai đoạn khủng hoảng là điều cần thiết hơn bao giờ hết khi động cơ tăng trưởng kinh tế bị suy sụp, chính phủ phải tiếp tay với khu vực kinh tế tư nhân, phải bơm thêm sức mua cho các hộ gia đình bị thất nghiệp … Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Tình hình thu giảm, chi tăng hiện nay đang đặt ra mối quan ngại về nguy cơ bất ổn vĩ mô trở lại Tình trạng bội chi cần phải được xử lí kịp thời bởi đây là mối đe dọa tiềm tàng cho nền kinh tế Chính phủ Việt nam cần đề ra những giải pháp để ổn định vĩ mô, thực hiện có hiệu quả các chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát tăng cao, đảm bảo cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Bội chi và những vần đề liên quan đến bội chi là một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng quan trọng của kinh tế vĩ mô Bài thuyết trình của Nhóm 1 chúng tôi sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về bội chi ngân sách ngân nước ta giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2010 Thực trạng bội chi ngân sách nước ta trong giai đoạn này Nguyên nhân và hệ quả của bội chi là gì Những giải pháp nào được đưa ra để có thể ổn định vĩ mô, hạn chế lạm phát tăng cao và phát triển vững chắc nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện tại
Trang 2CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH VÀ BỘI CHI NGÂN SÁCH 1.1 Ngân sách nhà nước
1.1.1Khái niệm
NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.2 Vai trò
Ngân sách nhà nước là một khâu then chốt trong hệ thống tài chính Có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường Vai trò của ngân sách nhà nước được xác định trên cơ sở các chức năng và nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn đảm bảo cho nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và duy trì quyền lực
Trong giai đoạn hiện nay ngân sách nhà nước đóng vai trò là công cụ điều hành vĩ mô nền kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ thể thường xuyên, chủ thể quyền lực trong quan hệ giữa nhà nước với ngân sách nhà nước Điều đó cho thấy nhà nước tập trung ngân sách, coi ngân sách là công cụ kinh tế quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội và thị trường Ngân sách kích thích sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh hợp pháp, chống độc quyền…
Ngân sách nhà nước cung cấp nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành kinh tế then chốt, tạo môi trường cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển,… Như vậy vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng Dù trực tiếp hay gián tiếp nhưng ngân sách nhà nước vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
1.1.3 Chức năng
Một yêu cầu đặt ra khi nhà nước ra đời là phải thống nhất các khoản thu - chi trên cơ sở dự toán và hạch toán Do đó ngân sách nhà nước phải tập hợp và cân đối thu chi của nhà nước, bắt buộc mỗi khoản chi phải theo dự toán, mỗi khoản thu phải theo luật định, chấm dứt sự tùy tiện trong quản lý thu - chi của nhà nước Như vậy có thể kết luận chức năng của ngân sách nhà nước theo các nhiệm vụ sau:
- Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch nhà nước.
- Thực hiện cân đối giữa các khoản thu – chi (bằng tiền) của nhà nước.
1.2 Bội chi ngân sách nhà nước là gì?
Tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước khi mà thu ngân sách không đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất định gọi là bội chi ngân sách hà nước Nhưng thu gồm những khoản nào, chi gồm những khoản gì? Theo thông lệ quốc tế, có thể tóm tắt báo cáo về NSNN hằng năm như sau:
Trang 3Bảng 1: Tóm tắt nội dung cân đối ngân sách nhà nước hằng năm
Trong đó: A + B + C = D + E + F
Bội chi NSNN = Tổng Chi – Tổng thu = (D + E + F) – (A + B) = C
Bội chi NSNN trong một thời kỳ (1 năm, một chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
Nguồn: Số liệu bộ tài chính và tác giả tự tính toán
Trong ba năm tổng thu không tăng mà còn lại giảm mạnh Năm 2008 thu là 548.529 tỷ đồng đến tháng 9/2010 tổng thu còn 461500 tỷ đồng Trong khi đó,
A Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) B Thu về vốn (bán tài sản nhà nước) C Bù đắp thâm hụt.
– Viện trợ.
– Lấy từ nguồn dự trữ.
Vay thuần (bằng vay mới – trả nợ gốc).
D Chi thường xuyên E Chi đầu tư.
F Cho vay thuần
(bằng cho vay mới – thu nợ gốc).
Trang 4Tổng chi gần như không đổi và cao hơn tổng thu rất nhiều Năm 2008 tổng chi là 590714 tỷ đồng khi đó vào năm 2010 con số này lại là 582200 Nhìn vào biểu đồ ta thấy thâm hụt tăng liên tục từ 2008- 2010 cụ thể như sau:
Nguồn: Số liệu từ IMF và tác giả tự tính toán Cụ thể hơn chúng tôi xin trình bày vào chi tiết thực trạng các năm 2008, 2009, 2010 để làm rõ vấn đề vĩ mô thâm hụt ngân sách:
1 Thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) 240,076
3 Thu cân đối NSNN từ xuất khẩu, nhập khẩu 91,457
IIIThu huy động đầu tư theo Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN3,895IVKinh phí chuyển nguồn từ năm 2007 sang năm 2008 đểthực hiện cải cách tiền lương17,909
Trang 5Kinh phí đã xuất quĩ ngân sách năm 2007 chưa quyếttoán, chuyển sang năm 2008 quyết toán và số chuyểnnguồn năm 2007 sang năm 2008 để chi theo chế độ quiđịnh
VIThu kết dư ngân sách địa phương năm 200724,947
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 159 5 Chi bù lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh dầu 22,380
II
Kinh phí chuyển nguồn năm 2008 sang năm 2009 thực
IIKinh phí đã xuất quĩ ngân sách năm 2008 chưa quyếttoán, chuyển sang năm 2009 quyết toán và số chuyểnnguồn năm 2008 sang năm 2009 để chi theo chế độ quiđịnh
Bội chi NSNN (Bội chi ngân sách trung ương)-67,677
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100% Các khoản chi thường xuyên đều đạt hoặc vượt dự toán năm, trong đó chi sự nghiệp kinh tế bằng 145,3% dự toán năm; chi thể dục thể thao bằng 123%;
Trang 6chi lương hưu và bảo đảm xã hội bằng 120,7%; chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề bằng 104,6%; chi y tế bằng 104,1%
Từ số liệu do Bộ Tài chính công bố ta thấy tổng chi cho giáo dục đào tạo, dạy nghề năm 2008 là 53 ngàn 560 tỉ đồng, chiếm 8,12% tổng chi ngân sách nhà nước, trong đó chi ngân sách địa phương chiếm phần lớn.
Các khoản góp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, bù lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu, cho các doanh nghiệp nhà nước vay lại (lên đến 35 ngàn 408 tỉ đồng) là các khoản rất không bình thường, khi so với tổng chi cho khoa học công nghệ chỉ là 3.191 tỉ đồng, chưa bằng 10% khoản chi đó Không có gì ngạc nhiên là Việt Nam khó có thể có sức cạnh tranh và khó có khả năng cải thiện về công nghệ.
Nhìn vào các số liệu thu, chi ngân sách năm 2008, phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Lê Quốc Dung cho rằng: “Nguồn thu của chúng ta không những chưa bảo đảm bền vững mà còn đáng lo ngại cả trước mắt và lâu dài, vì nếu trừ nguồn thu từ thu tiền sử dụng đất (khoảng 22.000 tỉ đồng trong năm 2008) thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế chỉ chiếm 46% là quá thấp Trong khi đó, những nguồn thu bấp bênh lại quá cao, chiếm tới 54% như mua bán dầu thô, bán than, thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, thu vay, thu viện trợ ” Trong bối cảnh hết sức khó khăn của tình hình suy giảm kinh tế, trong lúc người dân và các doanh nghiệp vẫn đang thắt lưng buộc bụng thì điều đáng ngạc nhiên là ở nhiều địa phương, việc chi tiêu vẫn vượt dự toán, có địa phương lên tới 30%,.
Một trong những điểm nổi bật của công tác thu ngân sách năm 2008 là khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã “bắt nhịp” được với sự phát triển, khi số nộp ngân sách đã đạt mức tăng trưởng 30,6% Khu vực DN dân doanh ngày càng trở nên quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục duy trì tốc đột tăng trưởng, khi số thu ngân sách tăng trên 33%.
Bội chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng số chi và bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm, trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và 22,7% được bù đắp từ nguồn vay nước ngoài.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, thu NSNN cả năm ước đạt 390.650 tỉ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt hơn 750 tỉ đồng) Trong khi đó, tổng chi NSNN năm 2009 ước đạt 533.005 tỉ đồng
Trang 7I Thu cân đối ngân sách nhà nước 442,340
3 Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất khẩu,
II Kết chuyển từ năm trước sang 26,455
BTỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC584,695
3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 320,501 4 Chi bù lỗ kinh cho doanh nghiệp kinh doanh dầu 2,100 5 Chi cải cách tiền lương
6 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 7 Dự phòng
Các khoản thu nội địa bằng 102,5%; thu từ dầu thô bằng 86,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK bằng 101,6% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước bằng 106,2%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trang 8(không kể dầu thô) bằng 88,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước bằng 95,6%; thuế thu nhập cá nhân bằng 87%; thu phí xăng dầu đạt 157,5%; thu phí, lệ phí bằng 90,8%.
Trong tổng chi NSNN, chi đầu tư phát triển ước đạt 135.500 tỉ đồng, chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1% GDP, xấp xỉ mức thực hiện năm 2008; chi trả nợ và viện trợ cả năm ước đạt 64.800 tỉ đồng, tăng 10,2% so với dự toán; chi thường xuyên ước thực hiện cả năm đạt 332.605 tỉ đồng Tính đến 31-12-2009, dư nợ Chính phủ (bao gồm cả nợ trái phiếu Chính phủ) bằng 40% GDP; dư nợ quốc gia bằng 29,7% GDP, vẫn trong giới hạn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô
Bội chi ngân sách năm 2009 ở mức 6,9% GDP, tương đương với 115,9 ngàn tỷ đồng Số tăng bội chi ngân sách Nhà nước dự kiến là 2009 là 28.600 tỷ đồng
Một điểm đáng lưu ý là thu ngân sách địa phương phân bố không đều, nhiều địa phương đạt và vượt dự toán, nhưng vẫn có không ít địa phương không hoàn thành dự toán được giao Do không điều hoà được số tăng thu ngân sách địa phương từ địa phương có số thu cao sang địa phương có số thu thấp nên những địa phương hụt thu so với dự toán sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo dự toán chi.
Bên cạnh đó, việc triển khai dự toán NSNN năm 2009 còn chậm, cả chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi chương trình mục tiêu Một số Bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành việc phân khai kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung năm 2009 và tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 vẫn thấp Cụ thể, về vốn xây dựng cơ bản tập trung: Bộ Xây dựng mới giải ngân được 10%, Bộ Thông tin & Truyền thông 25%, Bộ Kế hoạch & Đầu tư 22%, Tuyên Quang -33%, Trà Vinh - 40% ; Vốn trái phiếu Chính phủ: Bộ Quốc phòng - 10%, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - 28%, Vĩnh Phúc - 1%, Nghệ An - 8%, Bình Định - 10% ).
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NSNN tuy đã có kết quả tích cực song vẫn thấp so với tiềm năng và yêu cầu Tình trạng lãng phí trong một số lĩnh vực như đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai vẫn chậm được khắc phục (thậm chí có trường hợp do động cơ tham nhũng dẫn đến các vi phạm về quản lý, kéo theo hậu quả lãng phí); trong đó đặc biệt là những tồn tại, hạn chế trong quy hoạch, kế hoạch (bao gồm cả quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất…).
Trang 9ATổng thu cân đối ngân sách nhà nước461,500
CTổng chi cân đối ngân sách nhà nước582,200
3 Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính 335,560
5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100
ENguồn bù đắp bội chi ngân sách nhà nước119,700
Trang 10Hoạt động sản xuất phục hồi với GDP 9 tháng đầu năm tăng 6,52% so với cùng kỳ, trong đó mức tăng của quý 3 đạt 7,16%, là quý có chỉ tiêu này đạt cao nhất kể từ quý 2/2008 Hoạt động thương mại quốc tế cũng lấy lại đà tăng trưởng với kim ngạch xuất khẩu tăng 20,5%, nhập khẩu tăng 22,7% so với cùng kỳ.
Thu nội địa tính đến giữa tháng 9 ước đạt 227,5 nghìn tỷ đồng, bằng 77,2% dự toán năm; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 85,5 nghìn tỷ đồng bằng 89,8% dự toán, đều vượt 3/4 mức chỉ tiêu kế hoạch.
Tuy nhiên, thu từ dầu thô cùng thời kỳ mới đạt 43,8 nghìn tỷ đồng, bằng 61,1% dự toán, một phần do xuất khẩu dầu thô tính đến hết tháng 9 ước giảm 22,2% so với cùng kỳ
Chi ngân sách nhà nước tính đến giữa tháng 9 ước đạt 405,5 nghìn tỷ đồng, bằng 69,7% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 87,3 nghìn tỷ đồng, bằng 69,6% dự toán năm, cao hơn mức 67,2% của cùng kỳ
Trong tổng chi kể trên, chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 83,1 nghìn tỷ đồng, bằng 69,2% dự toán năm; chi sự nghiệp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh đạt 262 nghìn tỷ đồng, bằng 70,8% dự toán; chi trả nợ và viện trợ đạt gần 55,4 nghìn tỷ đồng, bằng 79% dự toán năm.
Với kết quả này, bội chi ngân sách nhà nước tính đến giữa tháng 9 ước đạt 44,6 nghìn tỷ đồng, bằng gần 12,4% tổng thu ngân sách cùng thời kỳ và đạt gần 37,3% kế hoạch bội chi cả năm 2010 (kế hoạch là 119,7 nghìn tỷ đồng).
2.2.Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam
2.2.1.Thất thu thuế nhà nước
Thuế là nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, hệ thống pháp luật còn nhiều kẻ hở ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế, gây thất thoát một số tiền lớn của ngân sách nhà nước.
2.2.2 Đầu tư công chưa có hiệu quả
Hàng năm, nước ta tiếp nhận một nguồn vốn đầu tư khá lớn từ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế.Tuy nhiên, do tình hình đầu tư kém hiệu quả và dàn trải ở các địa phương đã gây lãng phí, thâm hụt một lượng lớn ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nền hành chính công - dịch vụ công của chúng ta quá kém hiệu quả Chính sự kém hiệu quả này làm cho tình trạng thâm hụt ngân sách càng trở nên trầm trọng.
2.2.3 Nhà nước huy động vốn để kích cầu
Ở Việt Nam, gói kích cầu thứ nhất trị giá 17000 tỷ đồng đã được Chính phủ quyết định, tuy mang lại nhiều hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết được một số vấn đề trước mắt về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2009, song việc lạm dụng, thiếu kiểm soát và sử dụng không hiệu quả các gói kích cầu sẽ có thể gây ra một số hệ lụy tiêu cực, một trong số đó là nguy cơ làm tăng thâm hụt ngân sách nhà nước Chính vì thế gói kích cầu thứ hai đã không được thực hiện Thâm hụt ngân sách đưa ra cho năm 2009 được Ngân hàng thế giới (WB) nhận định là
Trang 118,3% GDP, nghĩa là gần gấp đôi con số 4,5% vào năm 2008 Theo tính toán của WB, “Kế hoạch 143 nghìn tỷ đồng” tương đương 8,7% GDP được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cộng gộp từ một loạt giải pháp kích cầu đã được áp dụng trong quý I/2009 và một số biện pháp kích cầu được đề xuất để các bộ ngành và Quốc hội xem xét, nếu cộng với 8,3% đồng nghĩa với việc kế hoạch ngân sách đã phê duyệt cuối năm 2008 sẽ bị thâm hụt 17% GDP Gói kích cầu “143 nghìn tỷ đồng” hàm ý rằng chi tiêu của Chính phủ sẽ tăng thêm 43,3 nghìn tỷ đồng, so với gói giải pháp thứ nhất, và dự báo nguồn tài chính cần bổ sung sẽ là 31,1 nghìn tỷ đồng Nguồn tài chính đảm bảo cho gói kích cầu lấy ở đâu, có đủ hay không là những vấn đề đặc biệt cần quan tâm Trong khi việc quyên tiền qua phát hành trái phiếu Chính phủ không khả thi và nguồn thu thuế bị giảm thì vay nợ nước ngoài được xem là một trong những lựa chọn cho Việt Nam Nhưng Việt Nam cũng không thể trông chờ hoàn toàn vào các khoản vay Nếu tất cả các biện pháp trong gói kích cầu “143 nghìn tỷ đồng” được phê duyệt thì phần tài chính thiếu hụt của Việt Nam có thể lên đến 29,5 nghìn tỷ đồng, khoảng 1,8% GDP, điều đó đồng nghĩa với việc áp dụng gói kích cầu sẽ khoét sâu thêm mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam Do đó có thể nói kích cầu cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước.
2.2.4 Quy mô chi tiêu của chính phủ quá lớn
Tăng chi tiêu chính phủ chỉ có tác dụng trong ngắn hạn Về lâu dài, do cơ chế giám sát không chặt và các khoản đầu tư công không hiệu quả sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách.
Đa số các nhà kinh tế đều cho rằng khi chi tiêu chính phủ đạt đến một ngưỡng nào đó sẽ làm cản trở tăng trưởng kinh tế do gây ra phân bổ nguồn lực một cách không hiệu quả dẫn tới thâm hụt ngân sách nhà nước và cuối cùng là gây ra lạm phát.
2.2.5 Chưa chú trọng mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chithường xuyên
Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng về áp lực bội chi ngân sách (nhất là ngân sách các địa phương) Khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ đòi hỏi bảo đảm nguồn chi thường xuyên để bố trí cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư Để có nguồn kinh phí hoặc phải đi vay để duy trì hoạt động hoặc yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách, cả hai trường hợp đều tạo áp lực bội chi NSNN.
2.2 6 Sự thiếu hụt ngân sách trong những năm qua còn được sử dụngnhư một công cụ trong chính sách tài khóa để kích thích sự tăng trưởng kinh tế
Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này thông qua cân đối NSNN hằng năm Về nguyên tắc, sau khi lấy tổng thu trừ đi tổng chi trong năm sẽ xác định được số thặng dư hoặc thiếu hụt ngân sách trong năm Tuy nhiên, khi cân đối ngân sách chúng ta thường xác định số bội chi trước (thông thường tương đương với mức Quốc hội cho phép) và nguồn còn lại được Quốc hội cho phép chuyển nguồn sang năm sau Đây là chính sách ngân sách thận trọng khi áp dụng lý thuyết bội chi một cách chủ động và điều đó không gây xáo trộn trong chính sách kinh tế vĩ mô, nhưng phải cân nhắc và kiểm tra xem toàn bộ số bội chi có được sử dụng để chi đầu tư