Vì thế, EVN - tập đoàn điện lực Việt Nam đã được Nhà nước giao phó,đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển ngành điện trở thành một ngành độc quyền tự nhiên trong nền kinh tế thị trư
NỘI DUNG
Thực trạng thị trường điện Việt Nam
- Đối với độc quyền tự nhiên
Chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm dần theo quy mô nên chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí sản xuất trung bình Mặt khác để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyễn sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí biên Khi đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi phí biên Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như độc quyền thường.
Nhưng điểm khác của nó so với độc quyền thường, đó là khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền thường vẫn có lợi nhuận thì trong trường hợp độc quyền tự nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền sẽ bị lỗ vì giá bán sản phẩm thấp hơn chi phí trung bình.
Thực trạng thị trường điện Việt Nam
Ngành điện Việt Nam chủ yếu do EVN cung cấp, sản lượng của EVN chiếm 74% lượng điện sản xuất, chiếm 100% về truyền tải và 94% về phân phối điện trên cả nước Do đó EVN chính là một ví dụ điển hình của độc quyền tự nhiên EVN tham gia ở cả bốn khâu gồm phát điện, truyền tải, phân phối điện và điều độ quốc gia ở việt nam chưa hề có đối thủ canh tranh các công ty sản xuất điện khác nếu có đều phải bán điện cho EVN với giá áp đặt đã tạo ra tình trang độc quyền một cách nghiêm trọng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất và tiêu dùng.
Hình 1: Thuỷ điện Hoà Bình Trong những năm qua ngành điện Việt Nam luôn hoạt động trong tình trạng độc quyền dưới sự kiểm soát của tập đoàn EVN là một tập đoàn kinh tế của Nhà Nước Do có tình trạng độc quyền của EVN trong ngành điện ở nước ta nhiều năm qua nên thủ tiêu động lực sản xuất ngành điện của tập đoàn EVN Chính vì thế tình trạng thiếu điện ở VN những năm qua hết sức nghiêm trọng, tới mức nhiều người bắt đầu ví von rằng sau 20 năm phát triển kinh tế thì Việt Nam lại quay lại tình trạng phải liên tục cắt điện như thời còn bao cấp.
Theo EVN – ông trùm của ngành điện Việt Nam – thì việc thiếu điện là do tốc độ tăng trưởng tiêu dung điện quá nhanh Điều này không khác nào EVN đổ hết lỗi cho người tiêu dùng chứ không phải do lỗi của EVN.
Cũng theo EVN, lý do quan trọng nữa là việc Chính phủ VN (CP) không cho phép tăng giá điện Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giá điện đã tăng từ mức 600 đồng một KW hồi năm 1997 lên tới mức hiện tại là 860 đồng một KW Như vậy trung bình giá điện chỉ tăng có 43% trong hơn 10 năm Nếu điều chỉnh theo lạm phát thì giá điện thực tế thậm chí đã giảm EVN cho rằng do không thể tăng giá điện, họ không có đủ nguồn lực để đầu tư xây dựng năng lực phát điện mới Và như thế, lỗi thiếu điện chung quy lại là tại chính phủ.
Thực chất ngành điện không hề thiếu vốn và lợi nhuận cũng không hề thấp. Bằng chứng là EVN vẫn có khả năng đầu tư mạnh vào những ngành thâm dụng vốn mà đặc biệt là kinh doanh thêm viễn thông, là ngành có chi phí rất lớn và có môi trường cạnh tranh cao tại sao ngành điện không dùng khoản vốn này để đầu tư vào việc thực hiện các dự án điện nâng cao cơ sở hạ tầng,hay cho đường dây truyền tải điện vốn đã xuống cấp nghiêm trọng?
Hình 2: Đường dây điện sinh hoạt của người dân Chúng ta đã quá quen thuộc với những quảng cáo của EVN Telecom với những chi phí mà khi người sử dụng dùng nó thì gần như được cho không với chi phí cực rẻ, cho không thiết bị đầu cuối, chứng tỏ Viễn thông điện lực có tài chính rất lớn, vậy EVN tại sao luôn kêu ca là thiếu vốn Ngành điện vừa ở vào thế độc quyền, vừa chưa có những báo cáo minh bạch về tình hình tài chính nội bộ, nên việc tăng giá điện có thể bắt nguồn chủ yếu từ sức mạnh độc quyền đặt giá, thay vì những khó khăn thật sự về tài chính như vẫn được nêu ra.
Việc sản lượng không tăng đủ nhanh để đáp ứng kịp nhu cầu cũng như tốc độ mở rộng sản xuất chậm có thể bắt nguồn từ hiệu quả tổ chức - quản lý thấp do thiếu cạnh tranh trong nội bộ ngành, chứ không phải vì giá điện thấp Việc đẩy giá điện trong nước lên ngang bằng khu vực là chưa hợp lý vì trong cấu trúc chi phí của ngành, có nhiều loại chi phí thấp hơn các nước khác trong khu vực (như giá nhân công, nguyên liệu).
Có thể nói EVN là tập đoàn có độc quyền kinh doanh điện Nó sở hữu hệ thống đường dây tải điện trên cả nước, hệ thống các công ty bán lẻ như Công ty Điện lực Hà Nội hay Công ty Điện lực TP HCM EVN cũng sở hữu khoảng 85% năng lực sản xuất điện toàn quốc (số còn lại do các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp) EVN mua điện của các nhà sản xuất điện độc lập cung cấp này qua các hợp đồng dài hạn Nó có ưu thế có thể ép giá các nhà cung ứng độc lập vì nó là người mua duy nhất Nó cũng không gặp tổn hại gì nếu hoạt động không hiệu quả Trên thực tế, nó ít có động cơ phải hoạt động hiệu quả hơn trừ phi Chính phủ ép buộc nó phải làm Một ví dụ về phi hiệu quả là thất thoát trên đường truyền và trong phân phối của ngành điện là 12,2% năm 2004 (theo số liệu của World Bank), 11,02% năm 2006 - ở mức cao so với các nước trong khu vực Con số giảm khiêm tốn từ năm 2004 tới năm 2006 là do sức ép của thủ tướng CP yêu cầu ngành điện phải cắt giảm thất thoát xuống dưới mức 8%. Tuy nhiên, EVN cũng thường khẳng định là khó lòng có thể giảm xuống thấp hơn.
Gần như độc quyền trên thị trường bán buôn, độc quyền bán lẻ và đường dây tải, EVN không có lý do gì phải làm hài lòng khách hàng Người dùng điện hoặc phải tìm đến với nó, hoặc tự sản xuất điện Là một nhà độc quyền, EVN có quyền xác định lượng điện phải cung cấp là bao nhiêu, tối thiểu cũng tới mức làm cung – cầu cân bằng Nói cách khác, nếu nó sản xuất được 10 MW, nó sẽ tăng giá tới mức mà nhu cầu dùng điện chỉ còn đúng 10 MW Thậm chí nó có thể đóng cửa một số nhà máy điện không hiệu quả để tiếp tục giảm nguồn cung điện xuống và gây sức ép tăng giá lên hơn nữa Bằng chứng là hầu như không có năm nào EVN không đề nghị chính phủ cho tăng giá Tháng 5, 1997, EVN yêu cầu chính phủ cho tăng giá thêm 13%.Tháng 6, 1998, EVN đòi tăng giá 32% từ 689 đồng/kw lên 910 đồng/kw Tháng 9, nghiệp Tháng 7, 2000 tăng 10% Tháng 10, 2002 tăng 12-13% Cuối 2003 tăng 5.4% Hiện nay EVN đang đề nghị chính phủ cho tăng giá từ 860 đồng lên 917 đồng EVN dựa vào lý do cần vốn cho đầu tư dài hạn để tăng giá Tuy nhiên phần lớn các đề nghị này bị chính phủ từ chối.
Hoạt động thiếu hiệu quả và liên tục đòi tăng giá này không phải là sản phẩm tất yếu của độc quyền Một nhà độc quyền thường bòn rút khách hàng tới tận xương trừ khi anh ta bị ngăn cấm làm điều đó Nhưng ngay cả khi bị cấm, một nhà độc quyền vẫn có thể tìm ra cách để tư lợi cho mình Phương pháp cổ truyền là đẩy chi phí lên cao bằng nhiều cách, trong đó có việc tăng lương cho nhân viên lên cao hơn hẳn mặt bằng chung hoặc thường xuyên bỏ tiền vào các khoản chi không phải phục vụ cho việc sản xuất.
Lỗi thiếu điện hiện nay phải được nhìn từ phía quản lý điều hành ngành điện của chính phủ Việc thiếu điện hiện nay gợi nhớ cho chúng ta thời kỳ thiếu gạo những năm 80 Rõ ràng Việt Nam hồi đó không thiếu khả năng sản xuất gạo, cũng như bây giờ chúng ta không thiếu khả năng sản xuất điện Vấn đề là động cơ để sản xuất. Động cơ chỉ tồn tại trong những cơ chế thích hợp Chính phủ đã không tạo ra một cơ chế thích hợp để ngành điện phát triển mới chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng độc quyền như hiện nay.
2 Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt Nam – EVN
2.1 Tổng quan về tổ chức
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ- TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 06/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 205/2013/NĐ-
CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2014) với một số nội dung chính như:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
* Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2.2.1 Ngành, nghề kinh doanh chính
Giải pháp của chính phủ điều chỉnh độc quyền về ngành điện
Khi cần phải đáp ứng tình trạng thiếu điện trên diện rộng, lãnh đạo EVN đã dồn dập đi mua điện của Trug Quốc vào các năm 2005-2007 trong đó nguồn lực đó có thể tập trung phát triễn nguồn điện trong nước Hệ quả của việc mua điện này là bị ép giá mua điện tử Trung Quốc lên rất cao và EVN không dám đảm bảo an ninh năng lượng cần thiết và chủ động cấp điện cho các tỉnh miền Bắc.
- Do chính sách của Nhà nước chưa có kế hoạch phát triển điện nghiêm chỉnh.
- Nhà máy hoạt động chậm tiến độ không đáp ứng yêu cầu đảm bảo nguồn cung điện.
- Mất cân bằng cung cầu, cầu tăng cao trong khi cung không đáp ứng được, không có công suất dự phòng để duy trì sự ổn định về nguồn điện khi tiến hành duy trì, bảo dưỡng và đảm bảo cung ứng điện ngay trong những tháng cao điểm mùa khô.
- Phụ thuộc quá nhiều vào thủy điện Để duy trì sản lượng điện ổn định phải chú trọng những nguồn điện khác thân thiện với môi trường như năng lượng gió, mặt trời
Giải pháp của chính phủ điều chỉnh độc quyền về ngành điện
Luật chống độc quyền tức là chống các liên minh kinh tế tạo ra hiện tượng độc quyền trên thị trường Luật ấy chính là bộ máy động lực để duy trì tính tự do của một nền kinh tế thị trường.
Duy trì tình trạng độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quá thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam Vì thế, thúc đẩy tiến trình để “phá” thế độc quyền này đang được đặt ra một cách cấp thiết.
Biện pháp chống độc quyền
Hệ thống pháp luật của từng quốc gia có khác nhau, song nhìn chung chúng đều đề cập đến ba vấn đề cơ bản trong chống độc quyền:
(1) Cấm cacten, cacten là những khế ước của các doanh nghiệp hay nghị quyết của một hiệp hội doanh nghiệp nhằm thoả thuận những điều kiện thống nhất về sản xuất, kinh doanh Vì vậy, nó triệt tiêu cạnh tranh giữa các thành viên trong cacten Thông thường, có những cacten về giá cả, về lĩnh vực hoặc mức độ sản xuất kinh doanh hay về phân chia thị trường tiêu thụ.
(2) Kiểm tra, giám sát việc sáp nhập doanh nghiệp Việc sáp nhập doanh nghiệp dẫn đến hai hậu quả là giảm bớt số lượng thành viên tham gia cạnh tranh và hình thành những doanh nghiệp lớn tới mức các doanh nghiệp khác không đủ sức cạnh tranh với họ.
(3) Giám sát về sự lạm dụng của các doanh nghiệp có địa vị thống trị thị trường Nếu các doanh nghiệp này lạm dụng vị thế của mình để thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh như: đặt điều kiện đối xử giữa những người bạn hàng của mình, tẩy chay hoặc bao vây kinh tế đối với các doanh nghiệp khác thì những hành vi đó đều bị cấm.
Hiện có hai loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị Nhà nước không nên can thiệp vào giá điện mà để thị trường tự điều chỉnh để có được thị trường điện cạnh tranh toàn diện và thu hút đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu điện như thời gian qua.Loại ý kiến thứ hai tán thành với Tờ trình của Chính phủ, cho rằng trong thời gian vừa qua, giá điện chưa được tính đúng, tính đủ các chi phí sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận hợp lý, do đó chưa thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho sản xuất, truyền tải, phân phối điện, đồng thời chưa tạo động lực cho việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng công nghệ sản xuất sử dụng ít điện năng. Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội thống nhất với loại ý kiến thứ hai, theo đó “giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước”. Quy định như vậy là phù hợp với chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý, điều hành lĩnh vực điện lực theo cơ chế thị trường, vừa bảo đảm cho giá bán điện được điều chỉnh linh hoạt theo tín hiệu thị trường, mà vẫn giữ vai trò điều tiết của Nhà nước đối với giá bán điện - loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống nhân dân cả nước…
2.1 Giá bán lẻ cần được điều chỉnh linh hoạt
Dự thảo Luật Điện lực đang trình Quốc hội quy định giá bán lẻ điện do đơn vị điện lực xây dựng căn cứ cơ chế quản lý và điều chỉnh giá bán lẻ điện do Thủ tướng quy định Việc sửa đổi quy định hiện hành của Luật Điện lực là Thủ tướng quyết định giá điện bán lẻ nhằm từng bước thực hiện lộ trình hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện Việt Nam ở 3 cấp độ: thị trường phát điện cạnh tranh (2005 - 2014), thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015 - 2022), thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (sau 2020).
Cùng với sự phát triển của các cấp độ thị trường điện, giá bán lẻ điện cũng cần được điều chỉnh linh hoạt để phản ánh bản chất thay đổi của thị trường ở khâu phát điện và bán lẻ điện Theo đó, giá bán lẻ điện sẽ được điều chỉnh theo sự biến động của giá khâu phát điện là khâu có cạnh tranh theo tháng hoặc quý và có quy định khác nhau đối với các vùng miền.
Với cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh, thị trường bán lẻ điện cạnh tranh sẽ có nhiều công ty tham gia bán lẻ điện kể cả DNNN, công ty cổ phần hay tư nhân Việc điều chỉnh giá điện theo phương pháp này sẽ tạo điều kiện để phát triển các cấp độ thị trường điện, nhưng vẫn bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước đối độc quyền của các công ty bán lẻ điện trong từng cấp độ thị trường điện.Tuy nhiên, đối với các khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo chưa nối lưới điện quốc gia, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt tại các khu vực này một cách linh hoạt hơn như hỗ trợ khoản tiền trực tiếp (hiện nay Nhà nước đã hỗ trợ 30.000 đồng/tháng tiền điện sinh hoạt cho hộ nghèo theo Quyết định số 2409/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ), hỗ trợ thông qua cơ chế giá phù hợp với các cấp độ của thị trường điện lực.
2.2 Định giá bán lẻ bình quân
Có 2 phương án: hoặc Nhà nước chỉ định giá điện bán lẻ bình quân, hoặc Nhà nước định mức giá truyền tải điện; giá phân phối điện; giá bán buôn điện; giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện; định khung giá phát điện.
Lý do để đưa ra phương án định giá điện bình quân do điện là mặt hàng thiết yếu đối với đời sống, sản xuất, kinh doanh; đồng thời là mặt hàng độc quyền kinh doanh Trong điều kiện giá điện thường xuyên biến động như hiện nay, việc phải kiểm soát, giữ ổn định giá điện để bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân là cần thiết Tuy nhiên, sự điều tiết giá của Nhà nước chỉ nên định giá đối với giá điện bán lẻ bình quân, còn mức giá cụ thể do DN tự điều chỉnh Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước cũng phải kiểm soát giá điện bán lẻ.
Còn lý do để đưa ra phương án định giá hoặc khung giá đối với các loại giá điện khác là do truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phát điện là các khâu độc quyền Nhà nước Riêng đối với giá điện bán lẻ thì theo cơ chế quản lý và điều chỉnh của Thủ tướng để bảo đảm điều chỉnh linh hoạt theo cơ chế thị trường.
2.3 Quy định khung giá phát điện