1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh tế vĩ mô chủ đề tình hình kinh tế việt nam từ 2020 đến nay thực trạng và giải pháp

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2020 đến nay. Thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Thị Việt Quỳnh, Trần Kỳ Phúc, Trịnh Văn Anh Minh
Người hướng dẫn Trần Bá Thọ
Trường học ĐẠI HỌC UEH
Chuyên ngành KINH TẾ VĨ MÔ
Thể loại TIỂU LUẬN
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nhờ vào những biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả nhằm đạt mục tiêu "vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn giữ được sự

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH KHOA QUẢN TRỊ

KINH TẾ VĨ MÔ Chủ đề: Tình hình kinh tế Việt Nam từ 2020 đến nay Thực trạng và giải pháp.

Giảng viên : Trần Bá Thọ

Mã lớp học phần: 24D1ECO50100228

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Việt Quỳnh (31231026510) Trần Kỳ Phúc (31231027423)

Trịnh Văn Anh Minh (31231025632) Khóa-Lớp: K49-AD0001

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2024

Table of Contents

Type chapter t itle (level 1) 1

Type chapter title (level 2) 2

Type chapter title (level 3) 3

Type chapter t itle (level 1) 4

Type chapter title (level 2) 5

Type chapter title (level 3) 6

Trang 3

Phần I : MỞ ĐẦU

I Giới thiệu về đề tài.

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những biến động lớn từ năm 2020 đến nay, đặt ra nhiều thách thức và đồng thời mở ra những cơ hội mới Bài tiểu luận này tập trung vào việc phân tích thực trạng kinh tế trong giai đoạn này và nhìn nhận về các giải pháp đã được thực hiện

Sau những biến động đặc biệt trên bản đồ kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam từ năm 2020 đến nay đã phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt Sự phức tạp của dịch Covid-19 đã làm gián đoạn các hoạt động xã hội và kinh tế, cả trong và ngoài nước Bên cạnh đó, thiên tai và dịch bệnh đã tác động đáng kể đến cả cuộc sống hàng ngày và hoạt động kinh tế, với mức thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao Những tác động này không chỉ đến từ đại dịch toàn cầu mà còn từ sự chuyển đổi toàn cầu và các yếu tố nội địa khác nhau, tạo nên những thách thức đặc biệt đòi hỏi sự linh hoạt trong quản lý kinh tế Tuy nhiên, nhờ vào những biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả nhằm đạt mục tiêu "vừa phòng chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội", kinh tế Việt Nam năm 2020 vẫn giữ được sự tích cực với tốc độ tăng trưởng ước tính GDP là 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới

II Tính cấp thiết của đề tài.

Đề tài này không chỉ là việc đưa ra cái nhìn lại về quá khứ, mà còn là cơ hội để đặt ra những câu hỏi quan trọng về sự phát triển bền vững và khả năng đối mặt với những thách thức hiện đại Sự hiểu biết về cách mà nền kinh tế đã thích ứng và phát triển trong bối cảnh thách thức toàn cầu, như đại dịch và biến động thị trường quốc tế, không chỉ quan trọng mà còn vô cùng cần thiết Việc hiểu rõ về những chiến lược và chính sách được triển khai, cũng như nhận thức rõ về cơ hội và thách thức mà nền kinh tế đang phải đối mặt, giúp xác định hướng phát triển và đưa ra những quyết định thông minh cho tương lai Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn sâu rộng hơn vào từng khía cạnh của thực trạng và những giải pháp trong các phần tiếp theo

Phần II: NỘI DUNG

I/ Khung lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.

1.1 Tăng trưởng kinh tế.

Trang 4

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.1

Cụ thể:

 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)

 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng

 Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số.2

 Tăng trưởng kinh tế cũng có thể được đo bằng nhiều chỉ số khác (như GDP trên đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số PCE,…) tùy thuộc vào quan điểm và mục đích sử dụng cho mỗi người hoặc tổ chức khác nhau

1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế:

Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế được chia làm 2 loại: Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng và Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: Là mô hình giải thích sự phát triển kinh tế trong một nền kinh tế Mô hình này có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên nhằm dẫn đến con đường nhanh nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm

và tăng thu nhập Tuy nhiên mô hình này cũng có những giới hạn như: nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp

- Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: Là mô hình sử dụng phương pháp tăng trưởng kinh tế dựa trên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, cải thiện công nghệ và đào tạo nhân lực để tăng năng suất lao động và sức công nghệ Mô hình này tập trung vào nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nâng cao đời sống của 6 người dân thay vì tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất

1 https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/56218/tang-truong-kinh-te-la-gi-toc-do-tang-truong-gdp-nam-2024-o-viet-nam-se-la-bao-nhieu#:~:text=T%C4%83ng%20tr

%C6%B0%E1%BB%9Fng%20kinh%20t%E1%BA%BF%20l%C3%A0%20s%E1%BB%B1%20gia%20t%C4%83ng%20c

2

Trang 5

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/56218/tang-truong-Tuy nhiên, mô hình cũng còn nhiều hạn chế, bởi vì nó không hoàn toàn cân nhắc đến các yếu tố nhân văn và xã hội như sức khỏe, giáo dục và thể chất

1.3 Khung lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.

Khung lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cung cấp một cơ sở lý thuyết để hiểu và phân tích sự phát triển của nền kinh tế Dưới đây là một khung lí thuyết tổng quan về tăng trưởng kinh tế:

 Lý thuyết Harrod-Domar:

- Ý tưởng chính: Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào đầu tư Mỗi đơn vị tăng cường đầu tư sẽ tạo ra một lượng lớn hơn về sản xuất và thu nhập

- Chú trọng vào vai trò của đầu tư và mối liên kết giữa đầu tư và tăng trưởng

 Mô hình Solow-Swan:

- Ý tưởng chính: Tăng trưởng dựa vào tích lũy vốn và tiến bộ công nghệ Tiến

bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng khi tăng cường sản xuất không chỉ phụ thuộc vào lượng vốn tích lũy

- Đặc trưng bởi "điều kiện hội tụ," nơi các nền kinh tế kém phát triển sẽ có tốc

độ tăng trưởng nhanh hơn

 Mô hình Endogenous Growth:

- Ý tưởng chính: Tăng trưởng có thể mọc từ bên trong nền kinh tế thông qua sự đổi mới và nâng cao khả năng sáng tạo Đặc trưng bởi vai trò quan trọng của vốn nhân, giáo dục, và nghiên cứu phát triển

- Đề xuất rằng chính sách có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn bằng cách tăng cường năng lực sáng tạo

 Lý thuyết Neo-Classical:

- Ý tưởng chính: Tăng trưởng dựa vào hiệu suất vốn và lao động, tập trung vào việc tối ưu hóa sự phân phối của các yếu tố sản xuất

- Chủ trương cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế có thể đạt được thông qua sự tăng cường hiệu suất và tối ưu hóa nguồn lực

 Kết luận:

Trang 6

Khung lí thuyết về tăng trưởng kinh tế cung cấp cái nhìn toàn diện về những yếu tố quan trọng đóng vai trò trong sự phát triển của một nền kinh tế Hiểu rõ về những lý thuyết này giúp xây dựng chiến lược và chính sách phát triển hiệu quả

II/ Tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2020 đến nay.

 Năm 2020: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn

2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới

 Năm 2021: là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế Thiệt hại kinh tế

có thể tính từ năm 2020 và nếu tính cả 2 năm (2020 - 2021) lên tới 847 nghìn tỷ đồng, tương đương 37 tỷ USD Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 2,58% - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19.Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng trong 2 năm 2020 - 2021, kinh tế Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trên thế giới vẫn tăng trưởng dương Kết quả khích lệ của năm 2021 đã hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi những tháng đầu năm

 Năm 2022: Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức với những biếđộng nhanh, khó lường và bất ổn cao, kinh tế Việt Nam năm 2022 chứng kiến

sự phục hồi mạnh mẽ Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối quan trọng được đảm bảo Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, góp phần tích cực phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp Một số ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với thời kỳ trước Covid-19

Theo công bố của Tổng cục Thống kê ngày 29/12, GDP năm 2022 ước tính tăng 8,02%, đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011, khi nền kinh tế phục hồi trở lại Xét về tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng và khu vực dịch vụ đều có tốc độ tăng trưởng đáng kể lần lượt là 3,36%, 7,78% và 9,99% Đặc biệt đáng chú

ý, GDP bình quân đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước tính đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021.Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2022 ước tính theo giá hiện hành tăng 4,8% do trình độ tay nghề của người lao động được cải thiện, thể hiện qua tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ cao hơn năm trước

 Trong năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một loạt biến động và thách thức đáng kể Tổng quan, xu hướng chung cho thấy hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ

Trang 7

mô có vẻ như đang trải qua quá trình phục hồi sau những tháng đầu năm khó khăn Tính chung cả năm, giá trị gia tăng trong các ngành chủ lực như dịch vụ và công nghiệp-xây dựng vẫn ở mức thấp

Đặc biệt, ngành công nghiệp chỉ đạt tăng 3,02%, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn từ

2011 đến 2023 Ngành

du lịch, sau sự tăng trưởng nhanh chóng năm 2022, không thể duy trì mức độ tăng trưởng và chỉ đạt 6,82%, cao hơn so với năm 2020 và 2021, nhưng vẫn thấp so với kỳ vọng Chỉ số quản trị mua hàng, phản ánh tâm lý doanh nghiệp, giảm xuống dưới ngưỡng "mở rộng" trong hầu hết các tháng Các chỉ số doanh nghiệp cũng cho thấy có khoảng 30-40% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh khó khăn và dự kiến khó khăn hơn trong thời gian tới Nền kinh tế, từ phía tổng cung, vẫn có sự tăng trưởng nhưng không mạnh mẽ, và có dấu hiệu thiếu chắc chắn khi chuyển giao sang năm 2024 Tóm lại, năm 2023 đặt ra nhiều thách thức và vấn đề đối với sự ổn định và phục hồi của nền kinh tế Việt Nam

II.2 Các nguyên nhân tăng trưởng kinh tế.

 Nguyên nhân của sự tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam:

Trước khi đối diện với đại dịch thế kỉ Covid-19, kinh tế Việt Nam đã có những đặc điểm tích cực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và xu hướng hội nhập quốc tế mạnh

mẽ Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, đặc biệt là ngành dệt may, điện tử và nông sản, đã đóng góp mạnh mẽ vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước ta

Tuy nhiên, đại dịch Covid19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam Kinh tế trải qua những thách thức lớn do gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, sụt giảm nhu cầu mua bán, ngoại thương cũng như giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài Những nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh như giãn cách xã hội, hạn chế giao lưu với nước ngoài vô hình chung đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều ngành nghề ở Việt Nam, đặc biệt là dịch vụ nói chung

và du lịch nói riêng

Đại dịch Covid-19 đã cho thấy được nhiều rủi ro khi chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn do không thể lưu thông hàng hóa, dịch vụ và lao động toàn cầu “Điều này làm cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại không thể phát huy tốt nhất vai trò của chúng Việc

Trang 8

đứt gãy xảy ra trên quy mô chưa từng có, trực tiếp ảnh hưởng một các tiêu cực đến nền kinh tế nước ta

Tuy nhiên, việc Việt Nam vẫn giữ được mức

độ tăng trưởng dương vẫn là một dấu hiệu đáng

mừng cho nền kinh tế của nước nhà khi kinh tế

toàn cầu có xu hướng đi xuống một cách nhanh

chóng Kinh tế Việt Nam có thể đạt được mức

tăng trưởng đáng tự hào đó là nhờ nhiều yếu tố

cầu thành: sự quản lý chặt chẽ của nhà nước,

chính sách phát triển hợp lý Việt Nam còn thành

công trong việc kiểm soát tốt được đại dịch

Covid-19, từ đó đem lại được cái nhìn tích cực

của cộng đồng quốc tế Chính phủ còn đưa các

chính sách tài khóa và tiền tệ nhanh chóng, kịp

thời để giảm bớt gánh nặng cho các doanh nghiệp

tư nhân, thúc đẩy sự phục hồi kinh tế và sản xuất

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt được năm 2020

là nhờ sự đóng góp của những nhân tố cơ bản sau:

 Ban hành các chính sách phù hợp với tình hình hiện tại của thị trường.

 Khi dịch bệnh đang trên đà lan rộng, cả hệ thống chính trị Việt Nam đã bắt đầu triển khai những chính sách mang tính quyết liệt nhằm ứng phó, đảm bảo cho kinh tế có thể ổn định nhất có thể Tuy nhiên, không chỉ riêng trong năm 2020 này mà ngay từ những năm trước, Việt Nam đã đối diện với những thử thách lớn chưa từng thấy như đợt hạn hán kỷ lục trong gần 100 năm ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long, sự cố môi trường Formosa, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống ở Tây Bắc, bão lũ, ngập lụt ở Miền Trung Tuy nhiên, bằng quyết tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng lòng của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã vượt qua tất cả những thử thách

 Chính phủ đã ban hành một loạt các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vượt qua khó khăn và duy trì hoạt động sản xuất, trong đó chính sách tiền tệ đã khẳng định được vai trò cốt lõi của nền kinh tế Các biện pháp chính sách được triển khai trong năm vừa qua thể hiện sự quyết tâm và sáng tạo của cả bộ máy Chính phủ trong việc ứng phó với những

Trang 9

thách thức từ đại dịch COVID-19 Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi, giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Đặc biệt, chính sách tiền tệ được thiết kế một cách chủ động và linh hoạt, đóng góp tích cực vào việc kiểm soát mức độ lãi suất và hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung Mục tiêu hàng đầu của các chính sách này là duy trì hoạt động của doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa nguy cơ phá sản, cũng như bảo đảm sự ổn định về việc làm cho người lao động và thu nhập của họ Đồng thời, chính sách tiền tệ cũng đã tập trung vào việc hỗ trợ khu vực sản xuất và kinh doanh bằng cách hỗ trợ các ngân hàng thương mại cơ cấu lại các khoản nợ hiện tại, bao gồm cả việc giảm lãi suất và miễn, giảm lãi trong những thời kỳ doanh nghiệp gặp khó khăn

 Những biện pháp này đã giảm bớt gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình phục hồi kinh tế Cùng với việc cải thiện hệ thống ngân hàng và tăng cường dự trữ ngoại hối, chính sách này cũng đã đặt nền móng cho việc ứng phó hiệu quả hơn với những "cú sốc"

từ bên ngoài, đảm bảo ổn định tỷ giá và bảo vệ an ninh tài chính tiền tệ của quốc gia

 Trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước có nhiều bất ổn, việc hạ lãi suất giúp cho doanh nghiệp có cơ hội để vực lại được kinh tế, tạo môi trường cho các tổ chức tín dụng có hỗ trợ các doanh nghiệp cá nhân tiếp cận tới nguồn vốn, giảm bớt đi gánh nặng tài chính, từ đó thúc đẩy kinh tế

và kiểm soát tốt lạm phát

 Sau cùng, có thể nói rằng chính sách tiền tệ do Nhà nước ta đưa ra là một kim chỉ nam trong công cuộc phục hồi kinh tế hậu Covid, vừa kịp thời, linh động, vừa bám sát với diễn biến thị trường Các biện pháp mà tổ chức tín dụng đưa ra

đã góp phần giúp doanh nghiệp bớt đi gánh nặng về kinh tế, cầm cự được trong giai đoạn kinh tế suy thoái nghiêm trọng Khi kinh tế dần hồi phục, các cơ hội kinh doanh dần mở ra đối với các doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, là động lực cũng như đòn bẩy trong tiến trình hồi phục kinh tế và phát triển kinh tế

 2 Thành công trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19

 Dịch bệnh Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ Tuy nhiên, Việt Nam đã tỏ ra xuất sắc trong việc kiểm soát dịch bệnh, nhờ những biện pháp chính xác, kịp thời, và hiệu quả, đặc biệt là sự quyết liệt của toàn bộ hệ thống chính trị Mặc dù hạ tầng y tế của Việt Nam vẫn còn đang trong quá trình phát triển và đang đối mặt với nhiều thách thức về cơ sở vật chất, nhưng cách tiếp cận y tế công cộng của Việt Nam đã nhận được sự khen

Trang 10

ngợi từ nhiều quốc gia, giúp Việt Nam nhanh chóng kiểm soát được số ca lây nhiễm Covid-19 và duy trì tỷ lệ tử vong ở mức thấp

 Trong năm 2020, thành công trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 không chỉ giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng GDP tích cực mà còn vượt xa so với bất kỳ quốc gia nào khác ở khu vực Đông Nam Á Ngoài việc kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, sự phục hồi nhanh chóng trong hoạt động xuất khẩu cũng đã góp phần làm nên thành công cho Việt Nam, giúp đưa đất nước trở thành một điển hình mạnh mẽ cho thương mại toàn cầu trong bối cảnh khó khăn của thị trường kinh tế toàn cầu

 Khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát, người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp sẽ cảm thấy an tâm hơn về tương lai, điều này thúc đẩy mạnh mẽ lòng tin và sự tự tin trong đầu tư và tiêu dùng, làm tăng sức mua và hoạt động kinh doanh Việc kiểm soát được dịch bệnh cũng giúp làm giảm áp lực lên hệ thống y tế, giải phóng nguồn lực tài chính để đầu tư vào các vấn

đề khác, như đầu tư cải thiện chất lượng y té hay đầu tư vào phát tiển nền kinh tế

 Đẩy lùi được dịch bệnh còn trực tiếp thúc đẩy hoạt động đầu tư và phát triển hạ tầng Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bắt đầu quay trở lại với thị trường, tạo điều kiện để mở rộng sản xuất, tăng cung để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Sự ổn định trong môi trường đầu tư sẽ thúc đẩy việc đầu tư vào các dự án mới, phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hội phục kinh

tế và tăng cường cạnh tranh

 Sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu là không thể tránh khỏi Các ngành kinh

tế như du lịch, hàng không, giải trí bị ảnh hưởng nặng nề, tình hình kinh tế không ổn định cũng làm cho nhu cầu về các dịch vụ giải trí giảm mạnh Tuy nhiên có một số lĩnh vực lại phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch như các dịch vụ về công nghệ thông tin và truyển thông, cũng như các doanh nghiệp thương mại điện tử, điều này làm thúc đẩy sự chuyển đổi sô

và phát triển mạnh mẽ, đa dạng các hình thức trong thị trường kinh doanh

Sự phụ thuộc vào công nghệ đi cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường kinh doanh trực tuyến đã mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp

đa dạng hóa phương thức mua bán, cũng như đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng

 Sự thành công trong công tác kiểm soát dịch bệnh không chỉ bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển kinh tế Tuy vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt nhưng những thành công ban đầu cũng là tín hiệu đáng mừng trong thời kì phục hồi hậu đại dịch

 3 Sự linh hoạt và khả năng ứng phó của doanh nghiệp

 Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, Chính phủ đã triển khai một loạt biện pháp như giảm thuế, hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất cho các

Ngày đăng: 10/08/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w