1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trong quốc tế học Đề tài thách thức Đến từ an ninh phi truyền thống từ năm 2015 Đến nay Ở việt nam

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thách Thức Đến Từ An Ninh Phi Truyền Thống Từ Năm 2015 Đến Nay Ở Việt Nam
Tác giả Âu Dương Trí Thuần
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Khánh
Trường học Trường Đại Học Sài Gòn
Chuyên ngành Quốc Tế Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài nghiên cứu Bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là yêu cầu cấp thiết của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.. L

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG QUỐC

TẾ HỌC

ĐỀ TÀI:THÁCH THỨC ĐẾN TỪ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM

2015 ĐẾN NAY Ở VIỆT NAM

Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đăng Khánh

Người thực hiện:Âu Dương Trí Thuần MSSV: 3121540005

Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022

Trang 2

Phần MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu: 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Đóng góp của đề tài 3

8 Bố cục của tiểu luận 3

Phần nội dung 4

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 4

1.1 Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc lập dân tộc 4

1.1.1 Khái niệm về an ninh truyền thống 4

Trang 3

1.1.2 Khái niệm về an ninh phi truyền thống 4 1.2 Cơ sở thực tiễn 6 1.2.1 Lịch sử về quan hệ ngoại giao giữa các nước, tổ chức trên thế giới về vấn đề

an ninh phi truyền thống 6 1.2.2 Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2015 đến nay 9 Tiểu kết chương 1 11 Chương 2: THÁCH THỨC ĐẾN TỪ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY Ở VIỆT NAM 12 2.1 Bối cảnh và xu hướng thế giới 12 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của an ninh phi truyền thống ở Việt Nam 12 2.1.2 Các nhân tố tác động đến an ninh phi truyền thống ở Việt Nam 12 2.2 Đặc điểm, phạm vi tác động của an ninh phi truyền thống ở Việt Nam 12

Trang 4

2.3 Thành tựu của Việt Nam lẫn thế giới trong việc đối mặt với an ninh phi truyền

thống 12

2.3.1 Về Việt Nam 12

2.3.2 Về thế giới 12

Tiểu kết chương 2 12

Chương 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2015 ĐẾN NAY 12

3.1 Đánh giá thực tiễn 12

3.2 Biện pháp phòng chống an ninh phi truyền thống 12

Tiểu kết chương 3 12

KẾT LUẬN 12

Tài liệu tham khảo 12

Trang 5

Phần MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài nghiên cứu

Bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là yêu cầu cấp thiết của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển Đối với nước ta, các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Do vậy, rất cần đẩy mạnh nghiên cứu, nhận diện thực trạng, dự báo xu hướng vận động và phát sinh, phát triển của các vấn đề an ninh phi truyền thống

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu:

An ninh phi truyền thống (ANPTT) là một khái niệm tương đối mới trong ngành khoa học nghiên cứu an ninh và nghiên cứu quan hệ quốc tế trên thế giới, phản ánh nhận thức mới về an ninh quốc gia và thay đổi căn bản theo hướng phi quân sự của các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia sau Chiến tranh Lạnh Hiện

có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về ANPTT cũng như có khá nhiều cách nhận thức, xác định các vấn đề ANPTT Khái niệm ANPTT là bước phát triển từ an ninh truyền thống nhưng có nhiều đặc điểm mới so với an ninh truyền thống, Các nhà nghiên cứu tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung cho đến nay vẫn chưa đưa ra được định nghĩa chính thức về an ninh phi truyền thống Richard H Ullman, Giáo sư ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton, Hoa Kỳ có lẽ là người đầu tiên đặt ra yêu cầu cần có nhận thức mới về khái niệm an ninh và an

ninh quốc gia Trong bài viết đăng trên Tạp chí International Security năm

1983, Giáo sư Richard cho rằng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các chính quyền

Hoa Kỳ đều định nghĩa an ninh quốc gia trong các thuật ngữ quá hẹp và quá mang tính quân sự Trong giới học giả Đông Nam Á, GS Mely Caballero Anthony, Tổng Thư ký Liên minh các cơ sở nghiên cứu về ANPTT ở châu Á (NTS-Asia) cho rằng

theo nghĩa rộng, ANPTT “đề cập đến sự chuyển hướng khỏi trọng tâm quân sự,

nhà nước của các mô hình an ninh truyền thống.” NTS-Asia định nghĩa: “Các vấn

đề an ninh phi truyền thống là các thách thức đối với sự tồn vong và thịnh vượng của con người và các nhà nước, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư trái phép, tình trạng thiếu lương thực, đưa người di cư trái phép, buôn bán ma túy trái pháp luật và tội phạm xuyên quốc gia Những mối nguy hiểm này thường xuyên quốc gia về phạm vi, bất chấp các biện pháp khắc phục đơn phương và đòi hỏi sự ứng phó toàn diện - chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như sử dụng lực lượng quân sự nhân đạo” Tại Việt Nam, theo Thượng tướng, PGS TS.

Nguyễn Văn Thành, tuy còn sự khác biệt giữa các quan niệm về ANPTT nhưng

các học giả cơ bản thống nhất nhận định: “An ninh phi truyền thống không phải là

1

Trang 6

an ninh quân sự, mà là an ninh tổng hợp, bao gồm: các mối đe dọa đến an ninh con người và xã hội một cách toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu khác nhau, nội dung an ninh phi truyền thống bao gồm: Thiếu hụt tài nguyên, bùng phát dân số, môi trường sinh thái suy giảm, xung đột tôn giáo, sắc tộc, bạo loạn và ly khai trong nước, khủng hoảng kinh tế và tài chính tiền tệ, chủ nghĩa khủng bố, tin tặc, phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, nghèo đói, tội phạm ma túy, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mới nổi, tội phạm mạng, di dân, tị nạn kinh

tế, dịch bệnh, kinh tế ngầm, tội phạm rửa tiền Mặc dù còn có những nhận thức

khác nhau, nhưng phần lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, an ninh phi truyền thống là những vấn đề an ninh phi quân sự, bao gồm các yếu tố như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh tài chính, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh… Các vấn đề/thách thức này cần được giải quyết thông qua các cơ chế hợp tác khu vực và đa phương

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm làm rõ vấn đề an ninh phi truyền thống của Việt Nam, từ đó nhận thấy được tầm ảnh hưởng và vai trò của an ninh truyền thống Đồng thời, đối với mỗi mối đe dọa an ninh phi truyền thống cụ thể cần có giải pháp tương ứng về hình thức tổ chức lực lượng, chủ thể tiến hành, nguồn lực huy động và phương pháp công tác , Qua đó, đưa ra các giải pháp chung về phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong điều kiện cụ thể của nước ta

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu về khái niệm an ninh phi truyền thống và những thách thức mà Việt Nam có thể đối mặt

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tiểu luận tập trung nghiên cứu về những thách thức đến từ

mối đe dọa an ninh phi truyền thống mà Việt Nam gặp phải và những chủ trương biện pháp của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc đối phó với mối

đe dọa đó

2

Trang 7

- Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam

khi đối diện với mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: an ninh kinh tế-tài chính; an ninh năng lượng; biến đổi khí hậu; tội phạm công nghệ cao;

- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam

trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2015 đến nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ quan niệm về an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc

lập quốc gia, dân tộc

- Phân tích thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

- Làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp trong bảo vệ độc lập dân

tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2015 đến nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài này chính là phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp sử học, phương pháp logic Đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,… để nghiên cứu

7 Đóng góp của đề tài

7.1 Về khoa học

- Đề tài đáp ứng được sự quan tâm của các nhà chính trị về mối đe dọa an

ninh phi truyền thống giữa Việt Nam và các nước trên thế giới Nghiên cứu chỉ ra những thách thức mà an ninh phi truyền thống đem lại, phục vụ cho công tác phòng vệ sau này

7.2 Về thực tiễn

- Đề tài cung cấp những thách thức của an ninh phi truyền thống, tạo điều

kiện cho các nhà nghiên cứu tìm ra biện pháp khắc phục, giú Nhà nước tìm

ra và ban hành những chính sách khác nhau, phù hợp với thực tế, góp phần bảo vệ độc lập dân tộc

8 Bố cục của tiểu luận

3

Trang 8

- Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài nghiên cứu

gồm 3 chương

Phần nội dung Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

1.1 Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc lập dân tộc.

1.1.1 Khái niệm về an ninh truyền thống

- An ninh là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại; đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng số một, đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia Hiểu theo nghĩa chung nhất của ngôn ngữ, “an ninh” là khái niệm dùng để chỉ “trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng

tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội”

- Ở Việt Nam, “An ninh quốc gia” là “sự ổn định, phát triển bền vững của chế

độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”

- An ninh truyền thống: Là khái niệm đã có từ thời chiến tranh lạnh, đồng

nghĩa với khái niệm an ninh quốc gia, đề cập tới an ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thống Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích của quốc gia, loại trừ những mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản đó

- An ninh quốc gia là: “Sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ

nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” (Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2004)

- Quan niệm an ninh truyền thống theo quan điểm của Đảng là: An ninh chính

trị, an ninh kinh tế, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng, văn hóa, xã hội và an ninh thông tin Như vậy, an ninh quốc gia chính là sự ổn định, bình yên của đất nước, của chế độ; là trạng thái yên ổn, thanh bình trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

4

Trang 9

1.1.2 Khái niệm về an ninh phi truyền thống

- Là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và

phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và cả toàn cầu

- An ninh phi truyền thống là khái niệm xuất hiện khá lâu sau an ninh truyền

thống, là một khái niệm về một trạng thái an ninh khác với an ninh truyền thống,

nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm an ninh truyền thống

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi

truyền thống, chưa thống nhất mà tùy thuộc vào cách nhìn nhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà từng nhà nghiên cứu đưa quan niệm khác nhau về an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống mở rộng phạm vi ảnh hưởng sang lĩnh vực kinh tế xãhội, môi trường, sức khỏe, quyền con người, các giá trị quốc gia, dân tộc như truyềnthống xã hội, các quan hệ dân tộc, sự toàn vẹn văn hóa, sự thịnh vượng và phát triểnkinh tế… Những mối đe dọa, xâm hại đến các khách thể thuộc các lĩnh vực nói trênkhông xuất phát từ sự đe dọa quân sự bên ngoài hay sự lật đổ chính trị

mà xuất phát từ các yếu tố như: chủ nghĩa cực đoan; chủ nghĩa khủng bố; khủng hoảng tài chính, tiền tệ; hoạt động của tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia; suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu; di cư bất hợp pháp… Tất cả các mối đe dọa xảy ra từ những yếu tố này thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện trong vài thập niên gần đây và được

sự quan tâm thu hút của dư luận quốc tế An ninh phi truyên thống có thể hiểu là một loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, của khu vực và của toàn cầu Nội dung của an ninh phi truyền thống là những vấn

đề bức thiết đang nổi lên hiện nay như: Cạn kiệt tài nguyên, bùng nổ dân số, môi trường sinh thái suy kiệt, xung đột tôn giáo, dân tộc, nghèo đói, bệnh tật, tội phạm rửa tiền, An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu hiện sâu đậm trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu Quá trình toàn cầu hóa phát triển thì theo đó, an ninh phi truyền thống ngày càng lan rộng hơn và đậm nét hơn Đối với nước ta, trước Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam tuy chưa chính thức

sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống nhưng đã từng chỉ ra những dấu hiệu, những vấn đề của an ninh phi truyền thống Đại hội VIII (6-1996) cho rằng: “Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng

nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật hiểm nghèo ), không một quốc gia nào có thể tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác đa phương” Đại hội IX

5

Trang 10

(tháng 1-2001) tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm vấn đề chống tội phạm quốc tế vào nội dung này Đại hội X bổ sung và phát triển: “Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với các luồng di cư; tình trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi trường tự nhiên bị hủy hoại;khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng tăng”

Tại Đại hội XI (tháng 4-2011), Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ môi trường

và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo Đại hội XII (tháng1-2016) chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như: an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố Đồng thời có lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống Đối với nước ta, việc phối hợp với quốc tế để giải quyết một số vấn đề an ninh phi truyền thống đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm và thực hiện có hiệu quả Trong phạm vi quốc gia, Đảng ta đã ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Đây chính là một động thái thiết thực nhất đối với việc xử lý vấn đề thuộc an ninh phi truyền thống Đại hội XII của Đảng yêu cầu phải “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống”

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Lịch sử về quan hệ ngoại giao giữa các nước, tổ chức trên thế giới về vấn đề an ninh phi truyền thống.

- Tại châu Á, Trung Quốc là nước có khá nhiều học giả nghiên cứu về

an ninh phi truyền thống Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11-9-2001 - khi 2 tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới tại New York bị lực lượng khủng bố đánh sập, thế giới liên tiếp xảy ra các cuộc khủng bố ở nhiều nơi, cộng thêm tình trạng bạo lực, dịch bệnh diễn ra trong và ngoài biên giới Trung Quốc thì giới nghiên cứu ở quốc gia này gia tăng mức độ quan tâm đến các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

6

Ngày đăng: 25/11/2024, 17:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w