1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục thực trạng vấn đề bạo lực tinh thần ở trường thpt cẩm khê

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính xác hơn thì môi trường học tập phải là nơi an toàn lành mạnh, và quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh cũng phụ thuộc lớn vào môi trường học tập và giáo dục tuy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA: GD2 – SƯ PHẠM NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, LỊCH SỬ VÀ ĐỊALÍ

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUKHOA HỌC TRONG GIÁO DỤC Đề tài:

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẠO LỰC TINH THẦN Ở TRƯỜNGTHPT CẨM KHÊ

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN LỆ HÀ Lớp : GD2 – N2 [pse 2004-04]Mã sinh viên : 22010190

Giáo viên hướng dẫn : TS LỮ THỊ MAI OANH & NGUYỄN VIẾT HIỀN

1

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn cô Lữ Thị Mai Oanh & cô Nguyễn Viết Hiền đã dành thời gian quan tâm, dạy bảo và truyền đạt cho em những kiến thức, có ích là hành trang quý báu bổ trợ để em học tập và nghiên cứu các môn học Trong quãng thời gian tham gia học tập lớp học Phương pháp nghiên cứu khoa học em đã được truyền cảm hứng có góc nhìn mới về bộ môn nghiên cứu,trau dồi thêm các kiến thức bổ ích, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tinh thần học tập không ngừng nghỉ… Và đó cũng chính là kiến thức bổ ích, hành trang cho em tiếp tục học tập và nghiên cứu sau này.

Dù đã cố gắng hết sức tuy nhiên do vốn kiến thức còn hạn chế, nhiều bỡ ngỡ nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót và yếu điểm Kính mong hai cô xem xét vàgóp ý, điều chỉnh để cho bài tiểu luận có thể được hoàn thiện, và mang lại hiệu quả hơn Em xin chân thành cảm ơn!

2

Trang 3

MỤC LỤC

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7

4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7

5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: 7

+ Tại sao hiện nay một số sinh viên có xu hướng bạo lực tinh thần với người khác? Và yếu tố ngoại cảnh nào tác động đến hành vi này? 8

6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: 8

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 9

8 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN: 9

1.1 Tổng quan nghiên cứu 9

1.2 Thao tác hóa khái niệm: 11

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG BẠO LỰC TINH THẦN Ở TRƯỜNG THPT CẨM KHÊ 16

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU BẠO LỰC TINH THẦN Ở HỌC SINH TRƯỜNG THPT CẨM KHÊ 22

KẾT LUẬN 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC 25

3

Trang 4

MỞ ĐẦU ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BẠO LỰCTINH THẦN Ở TRƯỜNG THPT Cẩm Khê.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Nhà trường là nơi cung cấp những kiến thức, những hành trang cho tương lai, là nơi định hướng giáo dục mỗi học sinh cả về kiến thức và kĩ năng sống Chính xác hơn thì môi trường học tập phải là nơi an toàn lành mạnh, và quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh cũng phụ thuộc lớn vào môi trường học tập và giáo dục tuy nhiên hiện nay vấn nạn bạo lực tinh thần không chỉ còn là những hiện tượng cá biệt và giờ đây đang dần trở thành vấn đề chung của toàn xã hội Vấn nạn bạo lực tinh thần ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động học tập, sức khỏe, gây ra những thay đổi tiêu cực về tâm lý của học sinh trung học phổ thông nói riêng và học sinh các cấp học nói chung Trường THPT Cẩm Khê là ngôi trường có bề dày lịch sử, một trong những trường top trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dùvậy nhưng những năm trở lại đây dưới sự quản lý và theo dõi sát sao từ nhà trường thì vấn nạn bạo lực học đường ở lĩnh vực tác động lên thân thể đã giảm mạnh đó là điều rất đáng ghi nhận trong công tác quản lý của nhà trường Tuy nhiên hình thức bạo lực thân thể chuyển dần sang một hình thức bạo lực mới nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn đó chính là vấn nạn bạo lực tinh thần.

Mỗi chúng ta khi nhắc tới bạo lực học đường đều nghĩ tới đầu tiên đó là hành vi xâm hại, tác động lên thân thể mà quên mất đi rằng bạo lực học đường cũng có thể là hành vi bạo lực tinh thần của nạn nhân và điều đáng quan ngại hơn cả bạo lực tinh thần xảy ra với tần suất phổ biến hơn cả Bạo lực tinh thần là dạng hành vi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân Đây là hình thức bạo lực học đường ở góc độ tinh thần và chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, gây áp lực, nhục mạ, hạ thấp phẩm giá nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế gia đình của mình để gây áp lực, buộc người kia phải tuân theo mình làm theo những gì yêu cầu, bên cạnh đó bạo lực tinh thần còn tồn tại dưới nhiều hìnhthức khác như cô lập (tẩy chay), miệt thị ngoại hình, dùng không gian mạng nói xấu, lập nhóm chat, quay các video clip, khủng bố, đe dọa tinh thần…… gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của người bị hại và cả người thực hiện hành vi Đối với những người thực hiện hành vi bạo lực học đường thì tâm lý có họ sẽ bị méo mó, sai lệch họ không nhận thức được hành vi của mình và đó cũng có thể là một loại bệnh lý Còn đối với những nạn nhân

4

Trang 5

thì sẽ khiến cho nạn nhân bị ảnh hưởng lâu dài: ám ảnh, sốc tâm lý, nghiêm trọng hơn là dẫn tới trầm cảm.

Để nhìn nhận rõ, một cách khách quan thì theo các nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng, nguyên nhân của tình trạng bạo lực học đường (bạo lực tinh thần) ở học sinh các lứatuổi khác nhau Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Y - Xã hội phối hợp với tổ chức PlAN Việt Nam (2014) cho thấy khoảng 80% HS cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần; 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua, trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục, ) chiếm tỉ lệ cao nhất 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập, ) là 41% và bạo lực tình dục chiếm19% Mức độ an toàn ở Nhà trường được HS đánh giá rất thấp, chỉ 16% HS nữ và 19% HSnam cho rằng luôn an toàn trong khuôn viên trường học [1], qua số liệu khảo sát chúng ta có thể thấy được rằng số lượng học sinh đã từng bị bạo lực học đường và chiếm tỉ lệ cao nhất chính là bạo lực tinh thần qua đó càng khẳng định hơn nữa vấn đề bạo lực tinh thần giờ đây không chỉ trở nên nghiêm trọng mà còn phổ biến đáng lo ngại hơn Điều đáng nhắc tới đó chính là mức độ an toàn trong khuôn viên nhà trường được đánh giá thấp, môi trường học tập giờ đây không còn cho học sinh cảm giác an toàn thì liệu hiệu quả học tập còn chất lượng và mang lại hiệu quả cao Từ đó, yêu cầu đặt ra cần phải có những chính sách phù hợp với những biểu hiện mới của hình thức bạo lực tinh thần, để từ đó mang lại hiệu quả tối ưu hơn nữa để giải quyết vấn nạn, dưới những yêu cầu trên chính phủ Việt Nam đã ban hành những chính sách vô cùng quyết liệt như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về môi trường GD an toàn, lành mạnh,thân thiện, phòng, ngừa bạo lực học đường [2] Hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đãchỉ đạo triển khai thực hiện: Đề án “Tăng cường GD lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” (theo Quyết định số 1501/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) [3] Rất nhiều giải pháp đã được đề ra nhưng vấn đề bạo lực học đường (trong đó bạo lực tinh thần) vẫn không có dấu hiệu được giải quyết, đặc biệt là đối với học sinh trung học phổ thông thì lại càng khó xử lý Theo PGS-TS Trần Thị Tú Anh (ĐH Sư phạm Huế), nghiên cứu của bà vào năm 2012, “Bạo lực học đường có thể gây tổn thương cả mặt thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân cũng như những người quan tâm hay chứng kiến nó Trong đó, tổn thương về mặt thể chất thường dễđược xã hội nhận thấy, quan tâm và chữa trị Ngược lại, chấn thương về mặt tâm lý thườngâm ỷ, khó phát hiện nên ít được quan tâm, vì vậy hậu quả nặng nề và kéo dài Bạo lực học đường khiến nhiều học sinh bị căng thẳng, sợ hãi, sợ đến trường, lẩn tránh các mối quan hệ

5

Trang 6

xã hội và thậm chí còn dẫn tới hành vi tự tử” [1, tr.357][4] Chính bởi những hành vi bạo lực tinh thần không dẫn tới những tổn thương nào và chúng ta không thể nhận dạng một cách dễ dàng, khó quan tâm có những điều chỉnh và giải pháp kịp thời nên nên tần suất họcsinh hiện nay mắc bệnh về tâm lý, đặc biệt là bệnh lý trầm cảm tăng cao dẫn tới những sai lệch về tâm lý ảnh hưởng tới cả tương lai.

Bởi vậy nên vấn đề bạo lực tinh thần trong giai đoạn hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi cá nhân nào mà còn là sự phối hợp giữa nhà trường trong mối quan hệ với học sinh và phụ huynh nhằm xây dựng một môi trường giáo dục và đào tạo lành mạnh, an toàn ngăn chặn ảnh hưởng xấu tới tâm lý học sinh Và thực trạng trong những năm gần đâycho thấy được, hiện tượng bạo lực tinh thần đã và đang xuất hiện nhiều hơn nữa ở trong các trường học: từ các cấp bậc giáo dục cấp thấp như: mầm non, tiểu học cho đến các trường phổ thông như: trung học cơ sở, trung học phổ thông, tiếp đến cao đẳng và đại học Và trường Trung học phổ thông Cẩm Khê xuất hiện ra một số hiện tượng: Một số mâu thuẫn giữa giáo viên với giáo viên: về vấn đề không đồng quan điểm, dùng lời nói gây áp lực cho nhau, hay phê bình nặng nề cũng chính là bạo lực tinh thần Cũng có thể là giữa giáo viên với học sinh: giáo viên có thể dùng lời nói, cử chỉ, hành động dẫn tới ảnh hưởng và tổn thương tinh thần cho học sinh Không chỉ dừng lại ở đó mà bạo lực tinh thần cũng có thể diễn ra ở phụ huynh với giáo viên: Phụ huynh dùng lời nói thô bạo, nói xấu gây ảnh hưởng không tốt đến nhân phẩm danh dự, tổn thương tâm lí của giáo viên … Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là bạo lực tinh thần giữa học sinh và học sinh Chính một phần do nguyên nhân hạn hẹp kiến thức dẫn tới người thực hiện hành vi có thể cũng không nhận thức được hành vi của mình cũng chính là bạo lực tinh thần.

Với những lí do trên, việc nghiên cứu “Thực trạng bạo lực tinh thần ở trường THPT Cẩm Khê” là việc làm cần thiết nhằm chỉ ra những vấn đề thực tế về tình hình bạo lực tinhthần, những khó khăn và thách thức để giải quyết hiệu quả vấn đề bạo lực tinh thần Thôngqua một số vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn trên thì có một số câu hỏi được đặt ra như : Thực trạng bạo lực tinh thần ở trường THPT Cẩm Khê có đang diễn với tần suất nhiều hơnso với trước đây hay không? Có những yếu tố nào tác động dẫn tới việc bạo lực tinh thần diễn ra ngày càng phổ biến? Trước đây cũng có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn đề bạo lực học đường như: Nghiên cứu các nhân tố dẫn tới bạo lực học đường; nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường; đặc điểm nhân cách của học sinh bạo lực học đường… Tuy nhiên, chủ yếu mọi người chỉ quan tâm nhiều đến bạo lực về thân thể mà về lĩnh vực bạo lực tinh thần còn ít được biết tới và chưa tìm được những cơ sở và giải pháp tối ưu Từ

6

Trang 7

đó em có cơ sở để lựa chọn vấn đề thực trạng vấn nạn bạo lực tinh thần ở trường học để nghiên cứu.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng dẫn tới bạo lực tinh thần của học sinh tại trường THPT Cẩm Khê Từ đó thấy được những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực tinh thần này Đánh giá các động cơ, tác nhân chính và thực trạng hiện nay làm nền tảng đểđề ra những giải pháp, định hướng về tâm lý cho học sinh, cách xử lý và hạn chế tối đa vấnnạn bạo lực tinh thần ở trường học.

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa một số khái niệm về bạo lực tinh thần và lý thuyết cũng như xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài

- Phân tích thực trạng bạo lực tinh thần ở trường THPT Cẩm Khê - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng , nguyên nhân dẫn tới thực trạng bạo lực tinh thần ở học sinh

- Đề xuất những định hướng để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng bạo lực tinh thần ở học sinh.

4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Thực trạng vấn đề bạo lực tinh thần ở trường THPT Cẩm Khê.

4.2 KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Học sinh THPT Cẩm Khê các khối học 10, 11, 12 PHẠM VI VỀ NỘI DUNG: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng vấn đề bạo lực tinh thần, cũng như những yếu tố tác động dẫn tới bạo lực tinh thần Qua đó nhằm đề xuất một số giải pháp hạn chế và khắc phục vấn nạn bạo lực tinh thần ở trường học.

PHẠM VI VỀ THỜI GIAN: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022.

PHẠM VI VỀ KHÔNG GIAN: Trường THPT Cẩm Khê.

: 5 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng dẫn tới vấn đề bạo lực tinh thần của học sinh trường THPT Cẩm Khêđang diễn ra như thế nào?

+ Bạn cảm thấy vấn nạn bạo lực tinh thần đang diễn ra nhiều nhất ở lứa tuổi nào? Và vì sao bạn lại cảm thấy như vậy?

7

Trang 8

+ Bạn có cảm thấy có bất kì mâu thuẫn nào giữa các học sinh trong lớp không? Và điều đó xảy ra với mức độ và tần suất như thế nào? + Bạn đã bao giờ cảm thấy sợ hãi trong lớp hoặc bị đe dọa, áp lực về

tinh thần hay chưa? Điều đó có ảnh hưởng gì tới tâm lý của bạn? - Có những yếu tố nào dẫn đến vấn nạn bạo lực tinh thần của học sinh hiện nay?

+ Có những hình thức bắt nạt nào bạn biết và cảm nhận của bạn về bạo lực tinh thần?

+ Tại sao hiện nay một số sinh viên có xu hướng bạo lực tinh thần với người khác? Và yếu tố ngoại cảnh nào tác động đến hành vi này? + Theo bạn thì nguyên nhân tác động trực tiếp tới tâm lý của học sinh để

dẫn tới hành vi bạo lực học đường là những nguyên nhân nào?

+ Bạn có nghĩ rằng việc sử dụng các công nghệ và mạng xã hội mới là nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề bạo lực tinh thần không Theo bạn thì tác động củamạng xã hội ra sao tới tâm lý của học sinh? - Có những giải pháp nào nhằm giải quyết vấn đề bạo lực tinh thần của học sinh?

+ Bạn có nghĩ rằng nếu chúng ta có những hoạt động ngoại khóa sẽ làm giảm bớt vấn nạn bạo lực tinh thần hay không? Bạn nghĩ sao nếu hoạt động này diễn ra phổ biến?

+ Việc kết hợp tốt giữa gia đình và nhà trường trong việc ngăn chặn bạo lựctinh thần có thực sự hiệu quả không? Và nếu chúng ta làm tốt thì hoạt động có thực sự mang lại hiệu quả cao?

+ Theo bạn nghĩ biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu vấn nạn bạo lực tinh thần là biện pháp nào? Chúng ta cần làm gì để ngăn chặn bạolực học đường?

6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

- Hiện nay vấn đề bạo lực tinh thần ở trường học diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều hình thức có thể nhận biết, bạo lực tinh thần trở thành vấn đề cấp bách để giải quyết

- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực tinh thần nhưng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là yếu tố tâm sinh lý thay đổi và việc sử dụng mạng xã hội quá sớm Vì đây là lứa tuổi cần được quan tâm thường xuyên có nhận thức sai lệch

- Có rất nhiều giải pháp được đề ra để giải quyết vấn đề bạo lực tinh thần ở trường học những giải pháp hiệu quả nhất đó chính là việc có các chuyên gia tâm lý, có những định hướng rõ ràng, mở nhiều các chương trình hoạt động ngoại khóa từ đó giải quyết vấn nạn bạo lực tinh thần

8

Trang 9

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Phương pháp định lượng:

+ Tiến hành nghiên cứu bằng bảng hỏi với đối tượng là học sinh và xử lý số liệu.- Phương pháp định tính:

+ Tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng bao gồm học sinh khối 10, 11, 12 tại trường THPT Cẩm Khê.

9

Trang 10

thành viên, việc định hướng cho con Đối với ban giám hiệu và nhà trường thì khuyến khích xây dựng tư vấn sức khỏe tâm thần song song với việc dạy và học, tổ chức các buổi giao lưu Đối với chính quyền huyện Cẩm Khê có những quản lý tốt hơn, các chương trìnhvề y tế để tư vấn kịp thời những thay đổi về sức khỏe tâm lý cho học sinh Bài nghiên cứu đã thành công trong việc có những số liệu thực tế và thao tác hóa dữ liệu tốt, việc nghiên cứu đã cung cấp thêm tài liệu hữu dụng cho lĩnh vực y học, tìm ra được yếu tố tác động nhiều nhất đến sức khỏe tâm thần… Hạn chế là bài nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu những yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần mà chưa nêu rõ được nguyên nhân, các yếu tố tác động mới như không gian mạng

Bài nghiên cứu “ Tâm lý học và vấn đề bạo lực học đường” của Phạm Minh Hạc ( 2016) Bài viết nghiên cứu về vấn nạn bạo lực học đường và nghiên cứu được tiến hành nhìn nhận theo góc độ tâm lý học từ đó phân tích thực trạng, nguyên nhân dẫn tới vấn đề bạo lực học đường Bài nghiên cứu đã nêu ra hiện trạng của bạo lực học đường ở Việt Nam, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới: Thiếu thốn tình cảm gia đình (không được sống chung cùng bố mẹ); áp lực học tập (do không đạt được kết quả như kỳ vọng củabố mẹ) thực hiện hành vi bạo lực để thoát khỏi áp lực; bạo lực gia đình dẫn tới bạo lực họcđường; chán trường về hoàn cảnh dẫn tới thực hiện hành vi bạo lực; theo bạn bè tham gia vào bạo lực, rối loạn tâm lý Từ đó bàn luận về gây gổ và bạo lực học đường; nghiên cứu tâm lý học là một giải pháp, nghiên cứu cho thấy rằng học sinh có vấn đề về tâm lý, cảm thấy căm ghét ai đó dễ dẫn tới hành vi bạo lực nhằm cân bằng tâm lý Tìm ra giải pháp tâmlý học giá trị với kỹ năng sống làm nền tảng Bài nghiên cứu có ưu điểm là đã nghiên cứu được những nguyên nhân và đề cập được những giải pháp mới trong vấn đề giải quyết bạo lực học đường Tuy nhiên thì nghiên cứu còn hạn chế trong việc khai thác dữ liệu, nghiên cứu trên diện rộng và chưa tập trung vào yếu tố bối cảnh xã hội tác động đến hành vi bạo lực học đường.

Tiếp đó là bài nghiên cứu “ Kỹ năng quản lý xung đột trong quan hệ bạn bè của học sinh trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thanh Hùng (2019) Qua dữ liệu được thu thập từ học sinh trung học phổ thông tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy kỹ năng của học sinhcòn hạn chế, từ đó có những giải pháp được đề ra nhằm nâng cao nhận thức và giải quyết các mâu thuẫn Đặt vấn đề các mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng tác động nhiều nhất đến học sinh, nhất là học sinh trung học phổ thông vì lứa tuổi này có nhu cầu giao tiếp xây dựng các mối quan hệ bạn bè Tuy nhiên thì chính đó cũng là nguyên nhân dẫn tới những mâu thuẫn, ảnh hưởng lên tâm lý, đặt ra yêu cầu có kỹ năng quản lý xung đột Từ đó nêu raphương pháp giải quyết định hướng những giải pháp như nhìn nhận xung đột một cách tíchcực trong mâu thuẫn; thiết lập bầu không khí dễ chịu trước khi giải quyết xung đột; tập trung vào nhu cầu và giải quyết trên cơ sở bình đẳng khiến cho mối quan hệ có thể phát triển lâu dài Bài nghiên cứu đã đưa ra ưu điểm là đã nhìn nhận ra một góc nhìn mới để giảm thiểu và giải quyết vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, thao tác hóa số liệu tốt Bài viết còn hạn chế là nguyên nhân tác động lên tâm lý của học sinh còn rất nhiều nguyênnhân khác và việc đề ra giải pháp chưa mang lại hiệu quả cao.

Bài nghiên cứu “ Nghiên cứu các nhân tố bạo lực học đường của học sinh ngày nay” của tác giả Nguyễn Vũ Kim Tuyền (2020) Sau hàng loạt những dữ liệu về hiện trạng vấn

10

Trang 11

đề bạo lực học đường, và để lại hậu quả nghiêm trọng cho bản thân người thực hiện hành vi, người bị hại và tác động tiêu cực đến cả xã hội Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường cũng vô cùng phức tạp từ cá nhân, gia đình, bạn bè, trường học cho đếnmôi trường bên ngoài xã hội Tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra những ảnh hưởng, tác động dẫn đến hành vi bạo lực học đường của học sinh hiện nay từ đó đưa ra giải pháp Vớimột số khảo sát đối với các học sinh khối THCS và THPT về vấn đề này, sau khi phân tích thu được kết quả Kết luận phân tích các đặc điểm tâm lý xã hội chỉ ra rằng, hành vi bạo lực học đường liên quan đến nhiều hiện tượng tâm lý cá nhân và xã hội của học sinh Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế hành vi bạo lực học đường Ưu điểm: Nghiên cứu đã chỉ ra được những nguyên nhân tác động khiến bạo lực học đường diễn ra với tần suất phổ biến hơn Hạn chế các biện pháp đề ra còn nhiều hạn chế đặc biệt với bối cảnh xã hội, trong hiện trạng sử dụng mạng xã hội ngày càng phổ biến hơn.

1.1.2 Nh ng nghi攃Ȁn c u n甃 c ngoài:

Bài nghiên cứu “ School violence: Physical and verbal attack.”(2019) Bài nghiên cứu về bạo lực học đường ở Hoa Kỳ và vấn nạn mang vũ khí đến trường học dẫn tới những hành động cực đoan như xả súng hàng loạt và khiến cho trường học không còn đủ an toàn do những bạo lực về cả tinh thần lẫn thể chất Thống kê cho thấy số lượng học sinh bị bắt nạt lên đến con số cao đáng báo động và đặt ra yêu cầu việc kiểm soát vũ khí (súng) việc bạo lực học sinh sử dụng súng ở Mỹ đang dần mất kiểm soát nếu không kịp thời có những chính sách phù hợp Có những biện pháp kiểm soát sử dụng súng, hạn chế những hành vi tác động tiêu cực đến tâm lý Ưu điểm nghiên cứu đã đề cập chính xác thực trạng bạo lực ởtrường học Mỹ, nêu rõ vấn đề phân tích về việc hành động bạo lực liên quan đến vũ khí Hạn chế nghiên cứu chưa chỉ rõ được nguyên nhân tác động đến hành vi bạo lực Các nghiên cứu đã chỉ rõ ra hiện trạng cũng đã đề ra các giải pháp để hạn chế vấn đề bạo lực tinh thần trong trường học cũng chiếm phần tác động lớn Tuy nhiên thì trong bối cảnh xã hội mới cách mạng 4.0 có những thay đổi nên các yếu tố dẫn tới nguyên nhân và giải pháp khắc phục cũng còn chưa mang lại hiệu quả cao Vì vậy em thực hiện nghiên cứu“ Thực trạng vấn nạn bạo lực tinh thần ở trường trung học phổ thông Cẩm Khê” nhằm có những giải pháp mới đáp ứng được bối cảnh hội nhập.

1.2 Thao tác hóa khái niệm:

1.2.1 Khái niệm tuổi thanh thiếu ni攃Ȁn

Độ tuổi thanh thiếu niên (hay còn được gọi là tuổi teen hay còn được hiểu là người sắp đến tuổi trưởng thành) là một khái niệm chưa được thống nhất về độ tuổi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên lứa tuổi từ 13-19 tuổi chủ yếu học trung học phổ thông, ở độ tuổi này thì rất khó có thể xác định rõ được thời gian dậy thì của từng lứa tuổi vì yếu tố khác nhau Tuy nhiên thì ở tuổi thanh thiếu niên thì có những biến chuyển nhiều nhất về cả tâm và sinh lý chính bởi vậy luôn có yếu tốtìm tòi thu hút bởi cái lạ mà chưa xem xét nhận định được đó là tốt hay xấu nên dễ bị cám dỗ bởi những đối tượng không tốt Hay cũng chính về những thay đổi trong yếu tố tâm

11

Trang 12

sinh lý dẫn tới cái “ tôi” quá cao, có mong muốn được thể hiện bản thân bằng cách bạo lực tinh thần với bạn bè và còn rất nhiều ảnh hưởng khác Chính những thay đổi và chuyển biến về tâm lý, nhận thức chưa rõ ràng, có những suy nghĩ cần được định hướng giáo dục và được quan tâm, điều chỉnh nhiều hơn nữa từ cả phía gia đình, nhà trường và xã hội.1.2.2 Khái niệm bạo lực tinh thần- Bạo lực học đ甃 ờng:

Theo Furlong & Morrison, đến năm 1992, khái niệm “BLHĐ” mới được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ để mô tả những hành động bạo lực và căng thẳng trong trường học Thuật ngữ BLHĐ (Violence School) được hiểu là “khái niệm gồm nhiều khía cạnh liên quan đến thủ phạm gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực, từ các hành vi chống đối xã hội đến cả hành vi phạm tội và gây hấn trong trường học ngăn cản sự phát triển và học tập, cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường học đường, bao gồm cả sự khiếp sợ lo lắng, sợ hãi, kỉ luật môi trường học đường và các khía cạnh khác” [1; tr 71][5] Bạo lực tinh thần là dạng hành vi không sử dụng vũ lực thông thường như đánh đập, hành hạ, hay bất cứ hành vi nào gây tổn thương vật lý đến cơ thể nạn nhân Loại bạo lực này chủ yếu sử dụng lời nói chì chiết, bôi nhọ, nhục mạ, hạ thấp nhân phẩm của nạn nhân, kiểm soát hoạt động của nạn nhân, lợi dụng vị thế của mình để gây áp lực ( điều kiện gia đình ), buộc người kia phải tuân theo mình, làm theo những gì mà người thực hiện hành vi bắt nạt sai khiến, bên cạnh đó bạo lực tinh thần còn tồn tại dưới nhiều hình thức khác như cô lập, miệt thị ngoại hình ( body shaming), dùng không gian mạng nói xấu (toxic) bạn, quay lại những video clip nhằm lấy đó làm công cụ đe dọa, đặt những biệt hiệu không hay, khủng bố tinh thần, đe dọa tinh thần khiến cho nạn nhân rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng hơn nữa dẫn tới những vấn đề tiêu cực: cảm thấy bản thân mình không có giá trị , giảm sút trong học tập, ám ảnh tâm lý lâu dài, nguy hiểm hơn cả đó là bệnh lý trầm cảm dẫn tới có ý định tự sát ……

1.2.3 Phân tích các loại các hành vi bạo lực tinh thần ở học đ甃 ờng:

Có rất nhiều người còn chưa nhận thức rõ được như thế nào là hành vi bạo lực tinh thần Bởi lẽ hành vi bạo lực tinh thần được xảy ra dưới rất nhiều hình thức, rất khó để có thể hiểu rõ và kiểm soát hành vi Chính bởi vậy chúng ta chia bạo lực tinh thần diễn ra dưới các yếu tố sau:

● Bạo lực bằng các yếu tố xã hội ( ngay trong trường học ): bị mọi người tẩy chay, gây áp lực xa lánh, đám đông soi xét, kỳ thị, sử dụng đám đông gây áp lực, cô lập …

● Bạo lực mạng: là hành vi công kích nói xấu, đặt biệt danh không hay, sử dụng hình hành, video clip để đe dọa… một người nào đó trên mạng xã hội Đặt điều nói xấu, tấn công lời nói khiếm nhã, sử dụng mạng xã hội là công cụ gây ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm.

12

Trang 13

● Bạo lực ngôn từ: là hành vi sử dụng lời nói để tiến hành bạo lực tinh thần: như đặt điều nói xấu, chửi mắng, khủng bố tinh thần bằng ngôn từ, đe dọa, nói lời lẽ không hay kích đểu… , hành vi bạo lực ngôn từ bao hàm nghĩa rộng có trong cả bạo lực bằng yếu tố xã hội và bạo lực mạng.

1.2.4: Biểu hiện của bạo lực tinh thần:

Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn tới hành vi bạo lực tinh thần, tuy nhiên thực rất khó có thể phân định được ranh giới chính xác của hành vi bạo lực tinh thần Bởi đôi khi chính những người tiến hành bạo lực tinh thần cũng chưa nhận thức rõ được hành vi, nạn nhân hay chính những người quan tâm để ngăn chặn cũng tự hỏi liệu đó có phải là hành vi bạo lực tinh thần hay không? Chính từ đó, lại càng dẫn tới số lượng học sinh bị bạo hành tăng cao Biểu hiện của hành vi bạo lực tinh thần chia ra, nhìn nhận ở 2 góc độ:

● Đầu tiên phải xem xét ở phía bản thân người thực hiện hành vi bạo lực tinh thần: Khi thực hiện hành vi dùng lời nói của mình đe dọa, tấn công miệt thị lên người khác Hay hùa theo đám đông lôi kéo để cô lập một đối tượng, sử dụng mạng xã hộilàm công cụ: quay video clip không tốt, lập nhóm nói xấu, miệt thị nạn nhân, nói xấu trên các nhóm, khích bác, Điều khiển hành vi của người khác theo ý muốn mục đích xấu của mình, khiến nạn nhân thành tay sai.

● Xem xét ở góc độ nạn nhân bị bạo hành tinh thần: Khi đối phương dùng những lời lẽ không văn minh, gây khó dễ cho bạn khiến bạn mất mặt trước nhiều người khiến bạn cảm thấy bị bẽ mặt trước nhiều người, xấu hổ, tổn thương Thường xuyên bỡn cợt, trêu đùa, cợt nhả một cách ác ý khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu Tìm cách soi xét, bắt lỗi, chỉ trích khiến bạn cảm thấy cắn dứt cảm thấy bản thân là người làmsai, áy náy, tội lỗi Luôn xem thường cảm xúc của bạn, có những hành vi gây rối ở trên mạng xã hội, đặt biệt danh, công kích, các clip chế giễu, xuyên tạc, không văn minh Thực hiện hành vi cô lập, tẩy chay bạn, khiến bạn trở thành tay sai, điều khiển, sai khiến Bạn cảm thấy bản thân không có giá trị, tổn thương về tâm lý, bạn cảm thấy sợ hãi khi phải tiếp xúc với đối phương, không muốn tới trường học, sợ hãi với mọi thứ, khủng hoảng tâm lý, nghiêm trọng hơn là dẫn tới trầm cảm thu mình lại với mọi thứ xung quanh.

Qua những biểu hiện thì việc diễn ra bạo hành tinh thần ở cả nam và nữ đều có thể xảy ra Tuy nhiên thì thực trạng bạo lực tinh thần diễn ra ngày càng nhiều, trở thành “ vấn đề nóng” ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục của toàn xã hội cần được quan tâm và giải quyết một cách có hiệu quả.

13

Trang 14

1.2.5 Nguy攃Ȁn nhân dẫn t i bạo lực tinh thần ở học đ甃 ờng:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực tinh thần như: chỉ xích mích nhỏ, mâu thuẫn cá nhân hay sự khác biệt về ngoại hình dẫn tới có những hành vi cư xử gây ảnhhưởng tác động đến tâm lý Dưới các tác động thì có thể rút ra 3 nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất đó là nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân học sinh Một báo cáo về BLHĐ do UNESCO thực hiện ở Việt Nam năm 2014 - 2015 cũng cho thấy, hơn một nửa (51,9%) số học sinh tham gia khảo sát (2.636 em) cho biết là đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực trong vòng 6 tháng trước cuộc khảo sát Qua thực tế trên có thể nhận thấy độ tuổi thanh thiếu niên là độ tuổi có sự thay đổi tâm, sinh lí, sự thay đổi “hormone” khiến cho học sinh có những suy nghĩ không ổn định, dễ nổi loạn, thể hiện cái tôi cá nhân cao, muốn chứng minh bản thân, đôi lúc dẫn tới không kiểm soát được hành vi của bản thân dẫn những hành vi bạo lực tinh thần Không chỉ vậy mà lứa tuổi vị thành niên các bạn còn chưa nhận thức rõ về các thông tin mình nhận được, chỉ cần có tác động hay kích thích xấutừ bên ngoài cũng khiến các bạn học tập và cổ xúy theo dẫn tới sai lệch về tư tưởng, nhân cách, quan điểm sống Hoặc do bản thân tự tạo áp lực, đặt cho mình mục tiêu quá cao dẫn tới muốn giải tỏa áp lực dẫn tới sai lệch cả về nhận thức và hành vi gây lên vấn nạn bạo lực tinh thần.

Thứ hai đó là do yếu tố môi trường gia đình tác động: Bố mẹ có tác động to lớn nhất đến việc hình thành nhân cách, tâm lý sự phát triển của trẻ, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng tạo nên một môi trường lành mạnh Trong đó phải nói tới tác động của hôn nhân của cha mẹ, cha mẹ ly hôn dẫn tới tình trạng đứa trẻ sống thiếu tình cảm, hay bạo lực gia đình xảy ra giữa cha mẹ ( tác động vật lý) Hay cha mẹ với con cái, cho rằng những đòn roi có thể khiến đứa trẻ ngoan ngoãn hơn, mà không nhận ra rằng chính những hành vi bạolực đó ảnh hưởng trực tiếp tới nhận thức và tâm lý khiến trẻ có hành vi bạo lực, tâm lý sai lệch Cha mẹ đặt kỳ vọng quá nhiều vào con cái gây nên áp lực vô hình khiến cho trẻ cảm thấy áp lực và từ đó có tâm lý bạo lực tinh thần bạn để giải tỏa áp lực Hoặc do sự thiếu quan tâm đến con cái , thờ ơ, hoặc công việc quá bận rộn dẫn tới không kịp thời định hướng những suy nghĩ, định hướng sai lệch của trẻ

Thứ ba là do yếu tố xã hội tác động: chia làm 2 yếu tố nhỏ Đầu tiên phải nói tới yếu tốnhà trường chưa kiểm soát và có những chính sách phù hợp để răn đe xử lý các trường hợpsai phạm bạo lực tinh thần Yếu tố xã hội công tác phòng chống bạo lực tinh thần ở địa phương, công tác tuyên truyền giáo dục chưa được phổ biến và hiệu quả Các tệ nạn xã hộingày càng lan rộng, được truyền bá nhanh trong giới trẻ, tư tưởng sai lệch được cổ xúy khiến cho thanh thiếu niên bị dụ dỗ, sa ngã, có hành vi bạo lực tinh thần Cách mạng 4.0 trong thời kỳ hầu hết lứa tuổi vị thành niên được tiếp xúc với công nghệ, mạng xã hội từ 14

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w