1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học ề tài xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong khoa sư phạm trường đại học thủ đô hà nội

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Nền Văn Hóa Tiên Tiến Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc Trong Khoa Sư Phạm Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tác giả Đào Hồng Liên
Người hướng dẫn TS Ngô Xuân Hiếu
Trường học Trường đại học thủ đô hà nội
Chuyên ngành Sư phạm
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,62 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN THAY THẾ THI KẾT THÚC HỌC PHẦNTIỂU LUẬN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI: XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN THAY THẾ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TIỂU LUẬN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG KHOA SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Xuân Hiếu

Sinh viên thực hiện : Đào Hồng Liên

Mã sinh viên: 218209015 Sinh viên lớp: Sư Phạm Toán D2018 - Khoa Sư Phạm

Lớp học phần:

Trang 2

Đối với nước ta, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, pháttriển toàn diện, thống nhất đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủtiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trởthành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển là một trong những định hướng lớntrong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Trong Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” năm 1991 Đảng đã khẳng định: xây dựngnền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc thay thế cho nền văn hóa có nội dung xãhội chủ nghĩa tức là văn hóa sẽ đổi mới theo hướng mới tạo ra đời sống tinh thần caođẹp, phong phú và đa dạng, có tính dân chủ tiến bộ

Từ năm 2017 thực hiện công văn số 282 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnhxây dựng môi trường văn hóa trong trường học đến nay, cùng với các lực lượng kháctrong xã hội, thanh niên, sinh viên trở thành bộ phận quan trọng, là nguồn lực chủ yếutrong thời đại kinh tế tri thức, đóng vai trò then chốt trong phát triển đất nước và nắmtrọng trách giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, để hoàn thành nhiệm vụ giáo dụcđào tạo, cùng với hệ thống các trường đại học khác, trường Đại học Thủ đô Hà Nộiđang xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường đạihọc làm chuẩn mực cho sinh viên để phù hợp với nhiệm vụ đào tạo chủ yếu nhữnggiáo viên tương lai vừa hồng vừa chuyên, đồng thời hội nhập với nền văn hóa đươngđại trong nước và quốc tế

Xuất phát từ lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong Khoa Sư phạm Đại học Thủ đô Hà Nội” làm đề

Trang 3

văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho sinh viên trong môi trường học đườngnhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chủ yếu là sư phạm cho đất nướctrong thời kỳ mới.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc và phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng nền văn hóa tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc trong Khoa Sư phạm - Đại học Thủ đô Hà Nội, tiểu luận đềxuất một số giải pháp hiệu quả nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc, hình thành đội ngũ sinh viên phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạođức, lối sống, góp phần vào việc thực hiện chiến lược con người, phát triển giáo dục –đào tạo, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dântộc

3 Giả thuyết khoa học

- Giả sử Các giá trị của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc của dân tộc cònchưa được nhận thức đầy đủ, toàn diện, thậm chí còn không ít những nhận thức lệchlạc trong một bộ phận sinh viên

- Việc gìn giữ và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của sinh viêntrong đời sống vẫn còn nhiều hạn chế, bị động; việc tiếp thu các nền văn hóa trên thếgiới còn tràn lan, chưa có tính chọn lọc

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở khoa học về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản

sắc dân tộc trong môi trường đại học

Thứ hai, khảo sát thực trạng xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân

tộc trong khoa Sư Phạm tại Đại học Thủ đô Hà Nội

Thứ ba, đề xuất các giải pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc

dân tộc trong môi trường Sư phạm tại Đại học Thủ đô Hà Nội

5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1 Khách thể nghiên cứu

500 Sinh viên trong khoa Sư Phạm của trường Đại học Thủ đô Hà Nội

5.2 Đối tượng nghiên cứu

Trang 4

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về xây dựng nền văn hóa tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc trong Khoa Sư phạm - Đại học Thủ đô Hà Nội.

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi Khoa Sư phạm trường Đại học Thủ

đô Hà Nội

Thời gian: Năm học 2020 -2021

Địa bàn: Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội – số 6 Phố Vĩnh Phúc – Quận BaĐình –Hà Nội

7 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như:quan sát, điều tra, thốngnhất logic và lịch sử, thu thập - xử lý thông tin, thống kê, phân tích và so sánh, tổnghợp, khái quát hóa và hệ thống hóa

a Phương pháp Quan sát ( Mô tả )

Mục đích quan sát : Quan sát cách ứng xử, cách nói chuyện và trang phục của

sinh viên Khoa Sư Phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội với bạn bè và thầy côgiáo để đưa ra những mặt tiêu cực, mặt tích cực và đưa ra những biện pháp phùhợp để xây dựng nền văn hóa tiến tiến cho tập thể khoa

Cách tiến hành : Tôi tiến hành phương pháp quan sát : quan sát cách ứng xử,

trang phục, cách nói chuyện của sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô

Hà Nội trong giờ ra chơi Tại thời điểm đó, tôi quan sát những đặc điểm sau:Sinh viên có mặc đồng phục đến trường hay không ( có bao nhiêu sinhviên mặc và bao nhiêu sinh viên không mặc ) Sinh viên có ứng xử vănminh, lịch sử trong trường hay không (có bao nhiêu sinh viên có ứng xửđẹp , bao nhiêu sinh viên có ứng xử chưa đẹp, nói tục, chửi thề ) Trangphục các sinh viên hay mặc là gì ( có bao nhiêu sinh viên mặc trang phụclịch sự : váy dài, quần âu, có bao nhiêu sinh viên mặc váy , áo quá ngắn ,màu tóc quá nổi bật ) Thái độ của sinh viên đối với giảng viên ( có baonhiêu sinh viên chào tất cả các giảng viên, cán bộ nhân viên, có bao nhiêusinh viên chỉ chào giảng viên dạy mình, có bao nhiêu sinh viên không

Trang 5

chào giảng viên nào); Sinh viên tham gia vào các hoạt động tuyên truyềngiữ gìn nền văn hóa truyền thống của dân tộc ( có bao nhiêu sinh viêntham gia và không tham gia)

Sau quan sát tôi rút ra được những mặt tích cực tiêu cực về văn hóa ( ứng xử vàtrang phục, quan điểm ) của sinh viên Khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô HàNội, từ đó bước đầu đưa ra một số giải pháp phù hợp cho sinh viên

b Phương pháp điều tra ( Mô tả )

Mục đích điều tra : Phiếu trưng cầu ý kiến này nhằm mục đích xác định những

yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ, cách ứng xử về nền văn hóa đậm đà bảnsắc dân tộc của sinh viên khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nôi Từ đóđưa ra các hàm ý nhằm thúc đẩy những mặt tích cực về xây dựng nền văn hóatiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho từng sinh viên ngành Sư phạm, từng bướcnâng cao chất lượng giáo viên cho đội ngũ giáo viên sau này

Cách tiến hành : Tôi tiến hành phương pháp điều tra về nhận thức, thái độ, cách

ứng xử của sinh viên Khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nội và lấy ýkiến của hơn 500 sinh viên khóa 2018 đang theo học tại trường Đại học Thủ Đô

Hà Nội Tôi đã lấy ý kiến của sinh viên qua những phương diện sau:

Tôi tìm hiểu tỉ lệ mà sinh viên có mặc đồng phục đến trường hay không ở 3 mức

độ ( thường xuyên , mặc khi có yêu cầu , không bao giờ mặc ) Thái độ của sinhviên đối với giảng viên ( có bao nhiêu sinh viên chào tất cả các giảng viên, cán

bộ nhân viên, có bao nhiêu sinh viên chỉ chào giảng viên dạy mình, có bao nhiêusinh viên không chào giảng viên nào)→ Bạn có tích văn hóa Việt Nam haykhông ( thích, bình thường, không thích ) , trong giao tiếp với bạn bè có haydùng từ lóng hay từ mượn không ( thường xuyên, thỉnh thoảng , không bao giờ ).Bạn thích mặc trang phục đi học như thế nào ( thoải mái, lịch sự , phong cáchkhác) Bạn có thích xu thế Hàn Quốc hay không ( rất thích, thích , không thích ).Văn hóa Việt Nam có cổ hủ, nhàm chán quá không ( có , bình thường, không ).Sinh viên sư phạm có nên nói tục, chửi thề ( có , không , hạn chế ).Các nguồntiếp cận nền văn hóa khác ( mạng internet, sách báo, gia đình; lý do sinh viên

Trang 6

thích theo xu thế xã hội phương tây ( thần tượng, nền văn hóa văn minh, theotrào lưu ,…)

Sau đó là 4 câu hỏi mở cho sinh viên trả lời : bạn có muốn thay đổi nền văn hóaViệt Nam hay không? Vì sao? ; bạn có muốn Thay đổi phong cách ăn mặc hiệntại không? Vì sao?; Trang phục mà bạn yêu thích và thường xuyên mặc là gì ;thời gian dành cho việc xem phim và nghe nhạc nước ngoài là bao nhiêu; bêncạnh đó tôi yêu cầu các bạn nêu một số lý do muốn thay đổi văn hóa đậm đà bảnsắc dân tộc và đưa ra một số giải pháp

=> Kết quả: Sau khi tổng hợp lại các phiếu trưng cầu ý kiến, 100% phiếu trưng cầu hợp

lệ ( đã điền đầy đủ thông tin yêu cầu ) qua đó xác định được nhưng yêu tố tác động đếnnhận thức, cách ứng xử của sinh viên về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của sinhviên khoa Sư phạm trường Đại học Thủ Đô Hà Nôi Từ đó đưa ra các hàm ý nhằm thúcđẩy những mặt tích cực về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chotừng sinh viên ngành Sư phạm, từng bước nâng cao chất lượng giáo viên cho đội ngũgiáo viên sau này

8 Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài có thể định hướng các giải pháp cho nhàtrường và sinh viên trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc trong môi trường đại học

9 Cấu trúc của công trình nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương:Chương 1: Cơ sở khoa học về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dântộc trong môi trường đại học

Chương 2: Thực trạng xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộctrong môi trường Sư phạm tại Đại học Thủ đô Hà Nội

Chương 3: Giải pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộctrong môi trường Sư phạm tại Đại học Thủ đô Hà Nội

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Một số quan điểm, khái niệm cơ bản

1.1.1 Văn hóa và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

* Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin về nền văn hóa chủ nghĩa

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

1.2 Quan điểm của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

1.2.1 Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế-xã hội

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

1.2.3 N ền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1.2.4 Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp chung của toàn dân do Đảng lãnh đạo trong đó đội ngũ tri thức có vai trò quan trọng

1.2.5 Văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng 1.3 Sự cần thiết và vai trò của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường đại học

1.4 Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu xây dựng và phát triển nền văn hóa 1.5 Vai trò của sinh viên trong quá trình xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM

ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2.1 Khái quát về trường Đại học Thủ đô Hà Nội và sinh viên trường Đại học thủ

đô Hà Nội

2.2 Thực trạng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường Sư phạm tại Đại học Thủ đô Hà Nội

Trang 8

2.2.1 Các đơn vị quản lý chỉ đạo công tác xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc cho sinh viên

2.2.2 Xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học

2.2.3 Tổ chức các hoạt động giao lưu, quảng bá nền văn hóa hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cho sinh viên

2.3 Đánh giá chung

2.3.1 Kết quả đạt được

2.3.2 Hạn chế

2.3.3 Nguyên nhân

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ

BẢN SẮC DÂN TỘC TRONG MÔI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 3.1 Quan điểm

3.1.1 Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam

3.1.2 Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là cơ sở để giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm công dân cho sinh viên

3.1.3 Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc góp phần nâng cao nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường

3.1.4 Phát huy vai trò chủ động, tích cực của sinh viên trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 9

3.3.1 Giúp sinh viên nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong môi trường Đại học

3.3.4 Tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức các nội dung của nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc gắn với sinh viên

3.3.2 Xây dựng và ban hành các Nội quy, Quy định về văn hóa học đường 3.3.3 Tổ chức các cuộc hội thảo, giao lưu về văn hóa cho sinh viên 3.3.5 Có chế tài xử lý các hành vi phản văn hóa và khen thưởng đối với sinh viên

có ứng xử văn hóa trong nhà trường

3.3.6 Tạo kênh truyền thông cho sinh viên chia sẻ, lan tỏa các hành vi, ứng xử văn hóa trong trường

3.3.6 Trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dận tộc

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC1.1 Một số quan điểm cơ bàn và một số khái niệm về văn hóa

1.1.1 Văn hóa và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

* Khái niệm văn hóa

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo rabằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình Văn hoá là biểuhiện của trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định

* Văn hóa tiên tiến

Đó là nền văn hóa yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằmmục tiêu tất cả vì con người Tiên tiến không chỉ về nội dung, tư tưởng mà cả tronghình thức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung

Đó là nền văn hóa mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc, phản ánh mối quan

hệ hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, phát triển vì sựphát triển toàn diện, hạnh phúc của con người

Tóm lại, nền văn hóa tiên tiến được cụ thể bằng những khía cạnh cơ bản nhưsau: tiên tiến về trình độ học vấn, về dân trí; về trình độ khoa học và công nghệ; tiêntiến về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống; tiên tiến do sự kết hợp giữahiện đại và truyền thống, cả về hình thức lẫn nội dung Nền văn hóa tiên tiến ViệtNam còn là sự kết hợp sáng tạo giữa truyền thống dân tộc với chủ nghĩa Mác-Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh

* Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là bao gồm những giá trị văn hóa truyềnthống giữ vững của dân tộc được lưu truyền, kế thừa, khai thác và phát triển từ thế hệ nàysang thế hệ khác tạo nên sự nối tiếp lịch sử văn hóa Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí

tự lực tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết cộng đồng gắn kết các cá nhân, gia đình,

Trang 11

làng xã, tổ quốc, lòng nhân ái khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đạo đức cần cù, sángtạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống…

Bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, huynhhướng cơ bản thuộc về sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo giúp cho dân tộc đó giữvững được tính duy nhất, tính thống nhất, tính nhất quán so với bản thân mình trongquá trình phát triển

Bản sắc dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: cách tư duy,cách sống, cách dựng nước, giữ nước, cách sáng tạo trong văn hóa, khoa học, văn học,nghệ thuật… nhưng được thể hiện sâu sắc nhất là trong hệ giá trị của dân tộc

Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta chủ trươngvừa bảo vệ bản sắc dân tộc, vừa mở rộng giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.Bảo vệ bản sắc dân tộc, gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọcnhững cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác để bắt kịp sự phát triển củathời đại Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hóa với các quốc gia để xâydựng những giá trị mới của văn hóa Việt Nam đương đại Xây dựng Việt Nam thànhmột địa chỉ giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế

1.1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

* Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về nền văn hóa chủ nghĩa

a) Khái niệm:

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trênnền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thỏamãn nhu cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưanhân dân lao động thực sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa

b) Đặc trưng cơ bản

Nền văn hoá xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Chủ nghĩa Mác-Lênin giữ vai trò chủ đạo và là nền tảng tư tưởng,

quyết định phương hướng phát triển nội dung của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Thứ hai, là nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc thể

hiện mục đích và động lực nội tại của quá trình xây dựng xã hội mới và nền văn hóa

Ngày đăng: 06/05/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w