1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang tại chăn nuôi

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi
Tác giả Nguyễn Thị Hương Lan, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Phương Liên, Phùng Thị Ngọc, Bùi Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nguyễn Thị Phương, Dương Thị Bích Hường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Phương
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Ngoài ra, ngành chăn nuôi tại Việt Nam còn gặp phải nhiều khó khăn khác về vấn đề thời tiết cực đoan, hay các loại dịch bệnh trên vật nuôi luôn biến đổi không ngừng và làm bà con nông dâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

BÀI TIỂU LUẬNMÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH TẾ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ

SẢN XUẤT CỦA TRANG TẠI CHĂN NUÔI

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Phương

Sinh viên thực hiện: Nhóm Double-H

A39082_Nguyễn Thị Hương Lan (NT) A37673_Nguyễn Thùy Dương A38196_Nguyễn Phương Liên A38232_Phùng Thị Ngọc A38285_Bùi Thị Hồng Nhung A38312_Nguyễn Thị Thanh Tâm A38507_Nguyễn Thị Phương A39133_Dương Thị Bích Hường

HÀ NỘI – 2022

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, ViệtNam vẫn đang tiếp tục nỗ lực và phát triển hơn nữa để có thể trở thành một nước côngnghiệp hóa Tuy nhiên, bên cạnh đó thì nền nông nghiệp ở Việt Nam cũng là một bộ phậnhết sức quan trọng trong việc góp phần đảm bảo an ninh về lương thực cho quốc gia, đảmbảo việc làm cho người dân ở những vùng nông thôn và ổn định nền kinh tế của đất nước

Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp ở Việt Nam là rất to lớn Ta có thể lấy ví dụđiển hình là khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách

xã hội làm ảnh hưởng đến hầu hết các ngành các lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp Trướcnhững khó khăn đó, ngành Nông nghiệp đã có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quảthể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế trong lúc khó khăn, bảo đảm nguồn cung lương thực,thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đạidịch Mặc dù vậy, trong thời kỳ của đại dịch covid thì nó cũng đã có ít nhiều những tác độngđáng kể lên những trang trại chăn nuôi Ngoài ra, ngành chăn nuôi tại Việt Nam còn gặpphải nhiều khó khăn khác về vấn đề thời tiết cực đoan, hay các loại dịch bệnh trên vật nuôiluôn biến đổi không ngừng và làm bà con nông dân khó khăn trong việc kiểm soát và chữatrị cho vật nuôi Theo Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Dương Tất Thắng, khó khăn đầutiên là tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn diễn biến khó lường Dịch tả lợn châu Phi,dịch lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò còn xuất hiện ở nhiều địa phương.Tại một số tỉnh, thành phố đã phát hiện chủng virus cúm gia cầm A/H5N8

Đơn cử ở Hà Nội, dịch cúm gia cầm A/H5N8 đã xuất hiện tại hai hộ chăn nuôi củahuyện Ba Vì, số gia cầm phải tiêu hủy là hơn 2.500 con gà Các ổ dịch này chưa qua 21ngày, đang được theo dõi, giám sát và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Tiếp đến

là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (nắng nóng kéo dài nhiều ngày qua, mưa to ở một số nơi),tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, phần nào đã tác động đến hoạt động chăn nuôi Theoông Nguyễn Xuân Dương- Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) dự đoán thìđến năm 2030 tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến có thể đạt trên 40%, trong đó, năm

2020 đạt khoảng 35 % và năm 2025 đạt khoảng 38% Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng

Trang 3

ngành chăn nuôi ở Việt Nam hiện đang là ngành chiếm tỷ trọng khá cao và nó góp phần rấtnhiều trong việc tạo ra thu nhập và nâng cao GDP, giúp phát triển nền kinh tế của đất nước.Tuy nhiên, tình hình chăn nuôi ở Việt Nam hiện tại vẫn còn đang gặp phải rất nhiều khókhăn.

Từ thực tế nêu trên, nhóm Double-H nhận thấy rằng việc nghiên cứu các yếu tố ảnhhưởng đến giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi là hết sức cấp thiết và cần phải được quantâm hơn nữa Bởi vậy, nhóm Double-H đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu về việc

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất củacác trang trại, đo lường mức độ ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp để giúp bà con tại cáctrang trại chăn nuôi gia tăng giá trị sản xuất có hiệu quả, năng suất cao hơn

Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung phía trên, nhóm Double-H sẽ thực hiệngiải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:

1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất tại các trang trại chăn nuôi

2 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất

3 Đề xuất giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng năng suất chocác trang trại chăn nuôi

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về chăn nuôi trên thế giới

Từ bao đời nay, ngay từ lúc con người mới bắt đầu tiến hóa ở giai đoạn săn bắt háilượm sang giai đoạn sống theo bộ tộc và bộ lạc Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trongsản xuất nông nghiệp của thế giới và cả ở Việt Nam Những thập kỷ qua, nhân loại chứngkiến sự thay đổi ngoạn mục của ngành hàng này cả về quy mô, phương thức sản xuất, năngsuất và chất lượng sản phẩm Ngành chăn nuôi hiện nay đang là ngành giữ nhiều vai trò vềmặt chính trị – xã hội Nó chiếm đến 40% tổng sản phẩm nông nghiệp, cung cấp việc làmcho hơn 1,3 tỷ người, đồng thời là sinh kế của hơn 1 tỷ người dân sống tại các nước nghèo.Chính vì vậy, ngành chăn nuôi hiện đang có rất nhiều đóng góp to lớn đối với nền kinh tếquốc dân, đối với đời sống và cũng như là toàn xã hội

Đối với nền kinh tế quốc dân:

Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 1,4% tổng sản phẩm quốc nội (GrossDomestic Product – GDP) của thế giới (2005) Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngànhchăn nuôi thế giới (1995 – 2005) là 2,2%

Đối với nền nông nghiệp

Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp

Ở các nước công nghiệp phát triển, giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 50 – 60%tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm của ngành chăn nuôi đã đóng góp 17% giá trịxuất khẩu của ngành nông nghiệp

Đối với đời sống

Ngành chăn nuôi đã cung cấp các loại sản phẩm động vật có giá trị dinh dưỡng caocho loài người: 17% nhu cầu năng lượng cho loài người (477 Kcal/ người/ ngày), 33% nhucầu protein cho loài người (25 g/người/ ngày) Và đồng thời còn nguồn bổ sung các chấtdinh dưỡng cho 944 triệu người bị suy dinh dưỡng

Đối với xã hội

Trang 5

Ngành chăn nuôi đã sử dụng lao động của 1,3 tỷ người (ngành chăn nuôi truyền thốngkhông đòi hỏi chăn nuôi có trình độ kỹ thuật cao) Bảo đảm đời sống cho 987 triệu ngườinghèo (tức 30% người nghèo trên thế giới Toàn thế giới có tới khoảng 2735 triệu ngườinghèo, thu nhập dưới 3 USD/ ngày).

Do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng và sự thay đổi về khẩu vị, người ta dự đoán:

- Sản lượng thịt trên toàn thế giới sẽ tăng từ 229 triệu tấn (năm 1991/2001) lên 465triệu tấn (năm 2050)

- Sản lượng sữa trên toàn thế giới sẽ tăng từ 58 triệu tấn (năm 1991/2001) lên 1043triệu tấn (năm 2050)

Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) trong báo cáo về tình hình chăn nuôi thếgiới năm 2011 cho biết, hiện thế giới chưa có giải pháp khả thi về công nghệ để có thể cungcấp một số lượng lớn các sản phẩm thực phẩm từ chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu đangtăng rất nhanh của các thành phố trong quá trình đô thị hóa Các sản phẩm protein động vậthiện chiếm 12,9% tổng lượng calo tiêu dùng toàn cầu và 20,3% ở các nước đang phát triển.Vào năm 2050, mức tiêu dùng protein động vật sẽ tăng thêm 2/3, đặc biệt ở các nước đangphát triển

Nhu cầu này có thể được đáp ứng một phần nhờ gia tăng chăn nuôi quy mô lớn Tuynhiên, chăn nuôi quy mô lớn đã trở thành mối đe dọa với môi trường, đặc biệt làm ô nhiễmnguồn nước ngầm, tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính; đồng thời gia tăng nguồn gâybệnh cho con người FAO nhấn mạnh: các thách thức chủ yếu mà ngành chăn nuôi phải đốimặt là đảm bảo cho vật nuôi khỏe mạnh, bởi vì khi số lượng vật nuôi tăng lên thì nguy cơcác loại bệnh cũ và mới xuất hiện có nguồn gốc từ vật nuôi đe dọa cuộc sống con ngườicũng tăng lên

1.2 Tổng quan về chăn nuôi ở Việt Nam

1.2.1 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam

Thời gian qua, ngành chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi vừa phải phòng chống dịchbệnh gia súc, gia cầm, vừa bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôichững lại, giá cả sản phẩm chăn nuôi cũng chững lại Doanh thu sụt giảm trong khi giá thức

Trang 6

ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người chăn nuôi lao đao Đây là nguyên nhân chính khiếnnông dân khó ổn định sản xuất.

Ước tính đến tháng 10/2021, tổng đàn lợn hơi của cả nước giảm khoảng 1,5% so vớicùng kỳ năm 2020 Mặc dù dịch tả lợn châu Phi về cơ bản đã được kiểm soát nhưng chănnuôi lợn hơi vẫn còn gặp nhiều khó khăn , chỉ những ổ dịch nhỏ sẽ xảy ra, nhưng nếukhông có biện pháp phòng ngừa chặt chẽ thì vẫn có nguy cơ bùng phát một đợt dịch khác.Đồng thời, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã gây khó khăn hơn cho việc xây dựng lạiđàn bò vốn đã chật vật Giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, gấp 3-5 lần so với kỳ trước, cóloại tăng 6-7 lần Nguyên nhân chính của việc tăng giá này là do giá nhập khẩu nguyên liệuthức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao Trong những tháng đầu năm nay, thời tiết xấu tại một sốnước xuất khẩu lớn, giá cước vận tải cao do khan hiếm container, việc Trung Quốc rầm rộthu mua và nhập khẩu ngũ cốc đã tác động lớn đến giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi vàgiá thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam

Giá thức ăn chăn nuôi đã tăng, nhưng giá lợn hơi tiếp tục giảm kể từ cuối tháng Tư.Đến tháng 10/2021, giá lợn hơi giảm mạnh so với tháng trước, có thời điểm chạm đáykhoảng 32.000 - 35.000 đồng / kg, chỉ bằng khoảng 70% - 80% so với tháng trước Tuynhiên, những ngày cuối tháng 10, giá lợn hơi tăng trở lại nhưng không ổn định Vì vậy, các

sở, ban, ngành liên quan cần có những biện pháp nhanh chóng, mạnh mẽ để kiểm soát kịpthời vấn nạn này, đảm bảo môi trường sản xuất, yên tâm cho người chăn nuôi tái đàn.Ước tính đến tháng 10/2021, tổng đàn trâu cả nước giảm khoảng 3,9%, tổng đàn bòsữa tăng khoảng 1,1% so với cùng kỳ năm 2020 Mặc dù chăn nuôi trâu, bò tương đối ổnđịnh, các đợt bùng phát bệnh viêm da cơ đang dần được kiểm soát, nhưng nguy cơ bùngphát vẫn cao Để kiểm soát dịch bệnh kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại cho người chănnuôi, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn cần triển khai đồng bộ các giảipháp phòng, chống dịch bệnh

Theo ước tính, tính đến tháng 10/2021, tổng đàn gia cầm cả nước giảm khoảng 1,2%

so với cùng kỳ năm 2020 Chăn nuôi gia cầm cũng gặp nhiều khó khăn Chi phí sản xuấttăng, lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm, vật nuôi tồn đọng nhiều, thua lỗ liêntục Nhiều cơ sở chăn nuôi cũng đã giảm đàn hoặc tạm ngừng nuôi

Ngoài ra, do ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19, nhiều chợ đầu mối, chợtruyền thống tạm thời đóng cửa kinh doanh, nhà hàng quán ăn đóng cửa, du lịch đình trệ…

Trang 7

sức tiêu thụ thịt giảm Do bị ảnh hưởng, giá thịt gia súc, gia cầm giảm mạnh, việc tiêu thụcủa các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ khó khăn, tồn đọng số lượng lớn gia súc nuôi trong chuồng, làmtăng nguy cơ thua lỗ Trong tháng 10, mặc dù các biện pháp giãn cách xã hội tạm ngưng vànhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng so với tháng trước nhưng giá bán vẫn không cải thiện và vẫnthấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch Covid lần thứ tư trong khi giá thức ăn chăn nuôivẫn đang tăng, gây thêm áp lực cho người chăn nuôi.

Như vậy, dù số lượng đầu con cuối tháng 10 giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng donhu cầu thị trường chưa phục hồi, cung vượt cầu nên cả doanh nghiệp và hộ chăn nuôi đều

bị thiệt hại dẫn đến thua lỗ Sản xuất cầm chừng vẫn không muốn tái đàn Trước tình hìnhngày căng thay đổi, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tăng cường hỗtrợ thu mua sản phẩm chăn nuôi dư thừa, kích cầu tiêu dùng, kiểm soát giá thức ăn chănnuôi Từng bước quy hoạch lại sản xuất, kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu và cáckhâu trung gia từ sản xuất đến tiêu thụ

1.2.2 Khó khăn của ngành chăn nuôi ở Việt Nam

Hệ thống sản xuất còn thiếu đồng bộ, hoạt động kém hiệu quả, từ khâu sản xuất đếntiêu thụ chưa có sự liên kết chặt chẽ Giá thành sản phẩm vẫn còn cao do chăn nuôi ở ViệtNam có năng suất lao động thấp, chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng con giống thấp, công nghệchăn nuôi lạc hậu, dịch bệnh đe dọa thường xuyên nên thức ăn chăn nuôi, con giống hay cácloại thuốc thú y đều phải nhập khẩu khá nhiều với số lượng lớn từ nước ngoài, hơn nữa vẫncòn chưa có thương hiệu và chưa được quảng bá rộng rãi khắp nơi Chính vì vậy, có rấtnhiều sản phẩm chất lượng tốt nhưng vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến và tin tưởng

sử dụng

Hơn nữa, quy mô sản xuất ở mức vừa và nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao Chăn nuôi nông hộnhỏ thường chịu rủi ro cao về dịch bệnh do ít chủ động phòng dịch và hiệu quả kinh tế thấp.Chăn nuôi vẫn còn khiêm tốn về mức đầu tư và quy mô nên chưa thể áp dụng các quy trìnhcông nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng

Tiếp đó, các trang trại và các doanh nghiệp chăn nuôi ở nước ta vẫn chưa biết cách đưamặt hàng tiềm năng này đi xuất khẩu Ngược lại, các sản phẩm từ nước ngoài lại dễ dàngnhập khẩu về Việt Nam với quy mô lớn Vacxin trong chăn nuôi hầu hết đều được nhập

Trang 8

khẩu vì các thức ăn và vacxin trong chăn nuôi được sản xuất từ trong nước đều có giá thànhrất cao.

Hiện nay tình trạng thực phẩm bẩn vẫn đang là vấn đề lo ngại do người sản xuất muốngiảm chi phí chăn nuôi và kiếm được nhiều lời hơn Ngày càng nhiều chất cấm được sửdụng để tăng trọng lượng gia súc, gia cầm Thậm chí những vật nuôi đã chết và bốc mùi vẫn

có thể biến thành những miếng thịt tươi ngon, đẹp mắt Điều này khiến người tiêu dùng engại khi sử dụng các sản phẩm trong nước Ngoài ra, hiện nay số cơ sở giết mổ đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm rất ít dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm gặp càng nhiều khó khăn hơn.Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xãhội, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, khâu lưu thông phân phối còn bị ách tắc ảnhhưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Nhưngkhông chỉ thế nhiều hộ dân vẫn còn thờ ơ trong việc quản lí con giống và kiểm soát dịchbệnh Điều này kìm hãm sự phát triển của giống vật nuôi và không cung cấp được sản phẩm

có chất lượng cao

Ngành chăn nuôi nước ta vẫn còn nhiều thách thức và cạnh tranh với những sản phẩmnhập khẩu cần phải vượt qua Tuy nhiên ngành chăn nuôi vẫn còn đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế Việt Nam Chính vì vậy nhà nước và các chủ trang trại luôn phải nỗ lựckhông ngừng để ngành sản xuất trang trại chăn nuôi có thể phát triển tốt nhất

Trang 9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Khái niệm cơ bản về chăn nuôi

Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sảnxuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động Sản phẩm từ chăn nuôi nhằmcung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người Chăn nuôi xuất hiệnlâu đời trong nhiều nền văn hóa khác nhau kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống sănbắn hái lượm sang định canh định cư

2.2 Vai trò của ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như giày da, mỹnghệ và thuốc chữa bệnh cho con người

+ Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từchăn nuôi Thịt, sữa là sản phẩm đầu của các quá trình công nghiệp chế biến thịt, sữa

Da, lông là nguyên liệu cho quá trình sản xuất da giày, chăn, đệm, sản phẩm thời trang.Các loại mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh, vaccine phòng nhiều loại bệnh đều có nguồn gốc

từ sữa và trứng, nhung (từ hươu) Chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chếbiến thức ăn cho gia súc

- Chăn nuôi là nguồn cung cấp sức kéo

+ Chăn nuôi cung cấp sức kéo cho canh tác, khai thác lâm sản, đi lại, vận chuyển hànghóa trên các vùng núi cao, đặc biệt hiểm trở nhiều dốc Ngày nay tuy nhu cầu sức kéotrong cày kéo có giảm đi, nhưng việc cung cấp sức kéo cho lĩnh vực khai thác lâm sảntăng lên Vận chuyển lâm sản ở vùng sâu, vùng cao nhờ sức kéo của trâu bò, ngựa thồ,ngựa cưỡi phục vụ nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng biên giới, du lịch

- Chăn nuôi là nguồn cung cấp phân bón cho trồng trọt, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.+ Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến vaitrò của phân bón hữu cơ nhận được từ chăn nuôi Phân chuồng với tỷ lệ N.P.K cao vàcân đối, biết chế biến và sử dụng hợp lý có ý nghĩa lớn trong cải tạo đất trồng trọt, nângcao năng suất cây trồng Mỗi năm từ mỗi con bò cho 8-10 tấn phân hữu cơ, từ một contrâu 10-12 tấn (kể cả độn chuồng), trong đó 2-4 tấn phân nguyên chất Phân trâu, bò, lợnsau khi xử lý có thể là thức ăn tốt cho cá và các đối tượng nuôi thủy sản khác

Trang 10

- Chăn nuôi là một mắc xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việclàm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo.

+ Từ nguồn phân bón hữu cơ cung cấp cho trồng trọt, nguồn phân bón này giúp hồiphục chất mùn và dinh dưỡng cho đất, góp phần cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng.+ Chăn nuôi tạo công ăn việc làm cho những người già, cán bộ nghỉ hưu, các cháu nhỏ.+ Trong nhiều năm qua thông qua các kênh vay vốn tín dụng như: Nông dân – phụ nữ -thanh niên – cựu chiến binh đã giúp hàng triệu người dân vay vốn để phát triển chănnuôi Nhờ nguồn vốn vay phát triển chăn nuôi này mà nhiều hộ gia đình đã thoát khỏiđói nghèo, vươn lên trung bình và khá

2.3 Giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi

*Đối với trang trại chuyên ngành:

Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôitrang trại theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn

*Đối với trang trại tổng hợp:

Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sảnxuất từ 1,0 ha trở lên

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 02/TT-BNNPTNT: Giá trị sản xuất của trangtrại/năm là giá trị sản xuất của ít nhất 1 năm trang trại đạt được trong 3 năm gần nhất vớinăm kê khai; được tính bằng tổng giá trị sản xuất các kỳ thu hoạch hoặc khai thác trongnăm Đối với trang trại mới thành lập chưa có sản phẩm thu hoạch, giá trị sản xuất được ướctính căn cứ vào phương án sản xuất, tình hình triển khai thực tế của trang trại

Trang 11

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các chủ trang trại chănnuôi phản ánh thực trạng tình hình chăn nuôi trong thời gian qua

Phương pháp nguyên cứu định lượng: Phương pháp định lượng tiến hành đo lường sựtác động của các nhân tố thu được sau nghiên cứu định tính ảnh hưởng đến GTSX trongngành chăn nuôi Nghiên cứu thực hiện thống kê mô tả, sử dụng công cụ Cronbach's Anphanhằm kiểm định thang đo phân tích nhân tố ảnh hưởng đến GTSX trang trại chăn nuôi, phântích nhân tố khám phá EFA được dùng để đánh giá ảnh hưởng của khả năng áp dụng từngtiêu chí, đồng thời đối chiếu với các nghiên cứu trước để bàn luận về kết quả khảo sát và đềxuất một số giải pháp thúc đẩy GTSX trong chăn nuôi

Phân tích thống kê mô tả: Các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp sẽ được thu thập, tổng hợp vàphân tích để đạt được mục đích của nghiên cứu Công cụ này được sử dụng để mô tả bứctranh tổng quan về địa bàn nghiên cứu, thực trạng GTSX trong chăn nuôi

Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Nhóm tác giả phân tích nhân tố khám phá (EFA)nhằm thực hiện các nội dung bao gồm kiểm định chất lượng thang đo, phân tích nhân tốkhám phá Kiểm định chất lượng thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbachs Alpha nhằm đánhgiá sự phù hợp và đảm bảo chất lượng các biến quan sát và thang đo trong mô hình nghiêncứu với các dữ liệu khảo sát thu thập được Phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sửdụng để kiểm tra sự hội tụ của các biến quan sát nhằm xác định các nhân tố tác động

Để sử dụng EFA, trước hết phải đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đolường là tốt, từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được hệ số tương quan biến tổng từ 0.3 trở lên Một

số nhà nghiên cứu khác đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0.6 là có thể sử dụng được trongtrường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally,1978; Peterson, 1994; Slater, 1995, trích trong Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2008, tập 2, tr.24) Nghiên cứu này sử dụng phương pháp rút trích nhân tố Principalcomponents, với nguyên tắc dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố (chỉ nhân tốnào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại), và phép xoay nhân tố Varimax

Điều kiện cần để áp dụng EFA là các biến phải có tương quan với nhau (sig<0.05).Điều kiện phù hợp là hệ số KMO (Kaiser–Meyer–Olkin) phải đạt giá trị 0.5 trở lên

Trang 12

(0.5=<KMO<=1) Đồng thời, chỉ những biến có hệ số tải nhân tố (Factor loading) >=0.5được giữ lại.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Sau khi tìm được các biến mới từ EFA ở trên, các biếnmới này sẽ được xem là biến độc lập trong mô hình hồi quy Biến phụ thuộc là “GTSX”.Mục đích của phương pháp hồi quy tuyến tính nhằm ước lượng mức độ tác động của biếnđộc lập lên biến phụ thuộc

Phân tích phương sai (analysis of variance-ANOVA) là phương pháp thống kê để phântích tổng quy mô biến thiên của biến số phụ thuộc thành nhiều phần và mỗi phần được quycho sự biến thiên của một biến giải thích cá biệt hay một nhóm các biến giải thích Kết quảkiểm định cho chúng ta biết các mẫu thu được có tương quan với nhau hay không.Phương pháp phân tích–tổng hợp và tham vấn ý kiến chuyên gia - các chủ trang trạichăn nuôi để hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng sau đó đề xuất giải pháp Phương pháp thống

kê mô tả tóm tắt những thông tin cơ bản của dữ liệu, phục vụ quá trình thực nghiệm và phântích những số liệu thống kê đó

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w