1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Theo đó, giá trị sản xuất của trang trại cũng là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá trị sản xuất trong ngành chăn nuôi trang trại.. Từ các vấn đề trên, nhóm đã đề x

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA TRANG TRẠI

Trang 3

1.5 Câu hỏi nghiên cứu: 3

1.5.1 Các nhân tố nào ảnh hưởng đối với giá trị sản xuất của trang trại chănnuôi ? 3

1.5.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố tác động đến giá trị sản xuất? 3

1.5.3 Dựa vào kết quả của nghiên cứu, đưa ra các biện pháp nhằm phát triển, cảitiến, nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi tại Việt

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 8

3.1 Khái niệm giá trị sản xuất: 8

3.2 Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị sản xuất: 8

Trang 4

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất trong chăn nuôi: 10

3.4 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu: 11

3.4.1 Mô hình nghiên cứu: 11

3.4.2 Giả thuyết nghiên cứu: 12

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14

4.1 Phân tích thống kê mô tả tổng quan: 14

4.2 Phân tích các kiểm định qua SPSS: 17

4.2.1 Phân tích kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha: 17

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA: 22

4.2.3 Phân tích tương quan Pearson 25

4.2.4 Phân tích hồi quy 25

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN 28

5.1 Đề xuất giải pháp: 28

5.2 Kết luận: 29

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Bảng 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 8

Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thống kê mô tả quy mô trang trại 10

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thống kê mô tả số vốn đầu tư trang trại 11

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thống kê mô tả độ tuổi người lao động 12

Bảng 3.1 Tổng hợp thống kê mô tả mẫu khảo sát 13

Bảng 3.2 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm Yếu tố sản xuất 14

Bảng 3.3 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm Yếu tố y tế 15

Bảng 3.4 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm Yếu tố vật tư và cạnh tranh 16

Bảng 3.5 Tổng hợp nhân tố sau kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha 17

Bảng 3.6 Hệ số KMO and Bartlett's Test 18

Trang 6

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái do đại dịch Covid-19, xung đột giữa các nước trên thế giới,nền kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong năm 2023.

Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi: tổng đàn lợn ước đạt 30,3 triệu con, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2022; đàn trâu 2,2 triệu con, giảm 1,0%; đàn bò 6,4 triệu con tăng 1,0%; đàn gia cầm 558,6 triệu con, tăng 2,6% Ước tính cả năm 2023, tổng sản lượng thịt hơi các loại sẽ đạt trên 7,6 triệu tấn, tăng 3,5% (trong đó thịt lợn hơi 4,68 triệu tấn; thịt gia cầm 2,24 triệu tấn; thịt trâu, bò 0,63 triệu tấn và khoảng 50 nghìn tấn thịt dê, cừu các loại) Sản lượng trứng ước đạt 18,98 tỷ quả, tăng 3,9% và sản lượng sữa tươi ước đạt trên 1,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2022.

Để đạt được mục tiêu này,ngành chăn nuôi đang chuyển từ mô hình chăn nuôi hộ gia đình sang quy mô hình chế biến công nghiệp hiện đại Hiện nay, mô hình chế biến công nghiệp hiện đại quy mô lớn đang chiếm tỉ lệ lớn nhất và có xu hướng tăng lên Các trang trại chăn nuôi thương mại lớn, áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được chú ý nhiều hơn.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của Việt Nam có những khó khăn, hạn chế:

Chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhận thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học và chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm còn hạn chế

Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tăng do phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ các nước (hàng tỷ USD mỗi năm), khiến giá thành sản xuất “đội lên”, bởi chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng từ 60 đến 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi Giá thức ăn chăn nuôi tăng, giá sản phẩm chăn nuôi hiện thấp hơn giá thành sản xuất khiến nông hộ gặp khó

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tồn tại nhiều bất cập trong việc kết nối giữa sản xuất và thị trường, hiện khâu trung gian có nhiều lợi nhuận nhất.

1

Trang 7

Giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi, con giống biến động, không ổn định, khiến nhiều nông hộ phải giảm quy mô đàn, thậm chí treo chuồng Việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi chưa được như mong muốn (5 năm trở lại đây giá trị xuất khẩu chỉ đạt khoảng 400 triệu đến hơn 500 triệu USD/năm, chưa tương xứng với tiềm năng) Hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm còn bất cập, số cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn nhiều, số cơ sở giết mổ tập trung ít, công suất thực tế còn thấp so với công suất thiết kế.

Dịch bệnh trên đàn vật nuôi (dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò) tiềm ẩn nhiều rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát, phần nào đã tác động đến hoạt động chăn nuôi Hệ thống thú y có nhiều biến động về nhân sự nên việc triển khai nhiệm vụ chuyên môn chưa tốt Người chăn nuôi vẫn thiếu vốn, thiếu quỹ đất để đầu tư, phát triển sản xuất Ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi chưa được giải quyết hiệu quả.

Doanh nghiệp thờ ơ việc quản lý con giống và kiểm soát dịch bệnh, làm kìm hãm sự phát triển của các giống vật nuôi và không cho chất lượng sản phẩm cao.

Theo đó, giá trị sản xuất của trang trại cũng là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến giá trị sản xuất trong ngành chăn nuôi trang trại Ví dụ như chi phí thức ăn đầu vào, thuốc thú y,vật liệu xây dựng chuồng trại,công nghệ,chính sách,thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới ngành chăn nuôi trang trại Nếu chi phí đầu vào tăng thì giá trị sản xuất cũng tăng theo.Khi giá trị sản xuất tăn,các nhà chăn nuôi có thể tăng nguồn lực để đầu tư vào công nghệ mới, nâng cao chất lượng dinh dưỡng, từ đó cải thiện năng suất và giá trị sản phẩm chăn nuôi

Từ các vấn đề trên, nhóm đã đề xuất đề tài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi’’ Nghiên cứu này sẽ tập trung vào quản lí chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe của vật nuôi Từ đó tìm ra được phương pháp tôi ưu lượng thức ăn,chế độ dinh dưỡng để vật nuôi phát triển và sinh sản tốt hơn Nhóm sẽ đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề chính sách cũng như thị trường phù hợp để có thể chăn nuôi trang trại một cách hiệu quả hơn.

2

Trang 8

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất (GTSX) của trang trại chăn nuôi.

1.3 Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: các trang trại chăn nuôi của Việt Nam

Nội dung: tập trung nghiên cứu, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi

1.4 Mục tiêu nghiên cứu:

1.4.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của các trang trại chăn nuôi, từ đó đề ra các phương hướng, biện pháp cải tiến, nâng cao, phát triển ngành chăn nuôi, hướng đến sự phát triển bền vững trong nền kinh tế có xu hướng hội nhập của Việt Nam.

1.4.2 Mục tiêu cụ thể:

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi

1.5 Câu hỏi nghiên cứu:

1.5.1 Các nhân tố nào ảnh hưởng đối với giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi ? 1.5.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởngcủa các nhân tố tác động đến giá trị sản xuất? 1.5.3 Dựa vào kết quả của nghiên cứu, đưa ra các biện pháp nhằm phát triển, cải

tiến, nâng cao hiệu quả giá trị sản xuất của trang trại chăn nuôi tại Việt Nam?

3

Trang 9

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1 Thế giới

2.1.1 Vai trò

Đối với nền kinh tế quốc dân

Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 1,4% tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) của thế giới (2005).

Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành chăn nuôi thế giới (1995 – 2005) là 2,2% Đối với nền nông nghiệp

Giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 40% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp, ở các nước công nghiệp phát triển, giá trị sản phẩm của ngành chăn nuôi chiếm 50 – 60% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm của ngành chăn nuôi đã đóng góp 17% giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp.

Ngành chăn nuôi đã cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt Đối với đời sống

Cung cấp các loại sản phẩm động vật có giá trị dinh dưỡng cao Cung cấp 17% nhu cầu năng lượng cho con người (477 Kcal/ người/ ngày).

Cung cấp 33% nhu cầu protein cho con người (25 g/người/ ngày) Ngành chăn nuôi là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng cho 944 triệu người bị suy dinh dưỡng.

Đối với xã hội

Ngành chăn nuôi đã sử dụng lao động của 1,3 tỷ người (ngành chăn nuôi truyền thống không đòi hỏi chăn nuôi có trình độ kỹ thuật cao).

Ngành chăn nuôi đã bảo đảm đời sống cho 987 triệu người nghèo (tức 30% người nghèo trên thế giới Toàn thế giới có tới khoảng 2735 triệu người nghèo, thu nhập dưới 3 USD/ ngày).

Do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày một tăng và sự thay đổi về khẩu vị, người ta dự đoán:

4

Trang 10

Sản lượng thịt trên toàn thế giới sẽ tăng từ 229 triệu tấn (năm 1991/2001) lên 465 triệu tấn (năm 2050).

Sản lượng sữa trên toàn thế giới sẽ tăng từ 58 triệu tấn (năm 1991/2001) lên 1043 triệu tấn (năm 2050).

2.1.2 Thực trạng

Đô thị hóa có tác động đáng kể đến các mô hình tiêu thụ lương thực nói chung và nhu cầu đối với các sản phẩm chăn nuôi nói riêng Đô thị hóa thường kéo theo sự giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

Một nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi là tăng trưởng thu nhập Từ năm 2020 đến năm 2050, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người trên toàn cầu hàng năm ước tính 2,5% Khi thu nhập tăng, thì chi tiêu cho các sản phẩm chăn nuôi cũng sẽ tăng Tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục trong tương lai, dự báo ở mức từ 1,0 - 3,5%/năm Tăng trưởng tiêu thụ thịt, sữa ở các nước công nghiệp được dự đoán sẽ chậm hơn so với các nền kinh tế đang phát triển.

Nhu cầu lương thực cho sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng gần gấp đôi ở vùng cận Sahara châu Phi và Nam Á, từ 200 kcal/người/ngày vào năm 2000 đến khoảng 400 kcal/người/ngày vào năm 2050.

Mặt khác, ở hầu hết các nước OECD đã có lượng hấp thụ calo cao của sản phẩm động vật (1.000 kcal/người/ngày trở lên), mức tiêu thụ sẽ không thay đổi, trong khi ở Nam Mỹ và các nước thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng lên.

Dự báo mức tiêu thụ thịt và sữa bình quân/người/năm ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 89 và 209kg và đến năm 2050 tương ứng là 94 và 216kg Ở các nước đang phát triển đến năm 2030 tương ứng là 38 và 67kg, đến năm 2050 là 44 và 78kg.

Tổng mức tiêu thụ thịt, sữa ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 121 triệu tấn và 284 triệu tấn, đến năm 2050 là 126 và 295 triệu tấn Còn ở các nước đang phát triển, tổng mức tiêu thụ thịt và sữa đến năm 2030 tương ứng là 252 và 452 triệu tấn; đến năm 2050 là 326 và 585 triệu tấn.

5

Trang 20

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ thống kê mô tả số vốn đầu tư trang trại

Thống kê mô tả về số vốn đầu tư cho thấy số vốn đầu tư chiếm tỷ lệ nhiều nhất ở trang trại là từ 0,15 - 1 chiếm tỷ lệ 73% ; tiếp theo là số vốn từ 1,1 - 2,1 chiếm tỷ lệ là 21%; cuối cùng là số vốn đầu tư là 2,5 - 5 chiếm tỷ lệ là 6%.

15

Trang 21

Thống kê mô tả về độ tuổi người lao động:

Từ 26 – 35 tuổiTừ 37 – 45 tuổiTừ 46 – 50 tuổiTừ 52 – 62 tuổi Độ tuổi người lao động

Biểu đồ 3.3 Biểu đồ thống kê mô tả độ tuổi người lao động

Thống kê mô tả độ tuổi cho thấy với độ tuổi trẻ từ 26 - 35 tuổi chiếm tỷ lệ 10% cho thấy độ tuổi trẻ có số ít người lựa chọn làm việc ở trang trại; độ tuổi từ 37 - 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 45 người tương đương 45%; độ tuổi từ 46 - 50 tuổi chiếm 21%; và cuối cùng độ tuổi lớn nhất nhưng chiếm tỷ lệ cao thứ hai là từ 52 - 62 tuổi chiếm 24%.

16

Trang 22

Bảng tổng hợp thống kê mô tả:

Bảng 3.2 Tổng hợp thống kê mô tả mẫu khảo sát

4.2 Phân tích các kiểm định qua SPSS:

4.2.1 Phân tích kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

Nhóm Yếu tố sản xuất:

Nhóm yếu tố sản xuất gồm các biến quan sát: Ten1; Dacdiem; Nguongoc; Thoidiemsx; Nangsuat

17

Trang 23

Sau khi tiến hành phân tích qua Phần mềm spss cho thấy các biến quan sát sẽ bị loại bỏ nếu có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố sản xuất Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố sản xuất sau khi loại các biến quan sát là 0,778 lớn hơn 0,6 ; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị yêu cầu là lớn hơn 0,3; không có hiện tượng loại biến vì các biến quan sát đều có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến nhỏ hơn 0,778.

Các biến bị loại ở nhóm Yếu tố sản xuất là Nguongoc; Nangsuat vì không đạt tiêu chuẩn đánh giá của hệ số Cronbach’s Alpha (hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố

Nhóm yếu tố y tế gồm các biến quan sát: Ten2; Dinhduong; FCR; Baoquan; Tenbenh; Tenvacxin; Sudungvacxin; Baoquanvacxin; Thuocsattrung; Thuocdieutri Sau khi tiến hành phân tích qua Phần mềm spss cho thấy các biến quan sát sẽ bị loại bỏ nếu có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố y tế Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tốy tế sau khi loại các biến quan sát là 0,786 lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng của các

18

Trang 24

biến quan sát đều đạt giá trị yêu cầu là lớn hơn 0,3; không có hiện tượng loại biến vì các biến quan sát đều có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến nhỏ hơn 0,786

Các biến bị loại ở nhóm Yếu tố y tế là FCR; Baoquan; Thuocsattrung; Thuocdieutri vì không đạt tiêu chuẩn đánh giá của hệ số Cronbach’s Alpha (hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố y tế

Bảng 3.4 Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm Yếu tố y tế

Nguồn: Phân tích số liệu SPSS

Nhóm Yếu tố vật tư và cạnh tranh:

Nhóm yếu tố vật tư và cạnh tranh gồm các biến quan sát: Tenvattu; Giavattu; Cungung; Donvicungung; Tensanpham; Thihieukh; Doithucanhtranh; Giacanhtranh; Thuonghieu; Mucdochebien; luongkh; tiepcanthitruong; Hieusuatsanxuat; Hieusuatdongvon;

Sau khi tiến hành phân tích qua Phần mềm SPSS cho thấy các biến quan sát sẽ bị loại bỏ nếu có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) lớn hơn hệ

19

Trang 25

số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố y tế Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố vật tư và cạnh tranh sau khi loại các biến quan sát là 0,747 lớn hơn 0,6; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều đạt giá trị yêu cầu là lớn hơn 0,3; không có hiện tượng loại biến vì các biến quan sát đều có hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến nhỏ hơn 0,747

Các biến bị loại ở nhóm Yếu tố vật tư và cạnh tranh là Tensanpham; Thuonghieu; Mucdochebien; tiepcanthitruong; Hieusuatsanxuat; Hieusuatdongvon; vì không đạt tiêu chuẩn đánh giá của hệ số Cronbach’s Alpha (hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm Yếu tố

Nguồn: Phân tích số liệu SPSS

Tổng hợp các biến quan sát sau kiểm định Cronbach’s Alpha:

20

Trang 26

Sau khi tiến hành kiểm định Cronbach’s Alpha các biến quan sát còn lại được tổng

Cronbach’Alpha Biến bị loại

Trang 27

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA:

Bảng 3.7 Hệ số KMO and Bartlett's Test

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,796

Bartlett's Test of Sphericity

Approx Chi-Square 623,041

Nguồn: Phân tích số liệu SPSS

Kết quả KMO cho thấy độ phù hợp của dữ liệu với phân tích nhân tố, với giá trị KMO là 0,796 giá trị này vượt qua ngưỡng 0,5 cho thấy dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố Điều này đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả phân tích nhân tố.

Kiểm định Bartlett cho thấy mô hình phân tích nhân tố phù hợp với mức ý nghĩa (Sig.) rất thấp (0,000) < 0,05 Điều này chỉ ra rằng mô hình phân tích nhân tố là phù hợp và các biến độc lập có mối quan hệ với nhau.

Bảng 3.8 Hệ số tổng phương sai trích

Total Variance Explained

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN