Khi học kỹ năng sống, mọi người có thể nhận được hạnh phúc, sự tích cực và cống hiến những ích lợi cho cộng đồng.Giáo dục kỹ năng sống cũng là một điều quan trọng và cần thiết đối với mỗ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần : Kỹ năng sống (AD216)
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CUỘC ĐỜI CỦA BẢN THÂN MÌNH NHƯ MỘT
BỨC TRANH SINH ĐỘNG
HÀ NỘI - 2022
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Chuyên ngành
Số điện thoại
: : : : :
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN 1 BỨC TRANH VỀ CUỘC ĐỜI 1
1.1 Giới thiệu bản thân 1
1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của bản thân 1
1.3 Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, cơ hội và thách thức trong công việc 4
1.4 Những vấn đề của bản thân, nguyên nhân và giải pháp 6
PHẦN 2 BỨC TRANH VỀ TƯƠNG LAI 8
2.1 Mục tiêu trong năm 2022 8
2.2 Kế hoạch năm 2022 9
PHẦN 3 BỨC TRANH VỀ COVID 19 10
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Khả năng tâm lý xã hội bao gồm các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép con người khi đối phó thông qua các phương pháp để đạt được các nhu cầu và vượt qua các thách thức của cuộc sống hàng ngày Những vấn đề này có thể được phản ánh và phát triển qua kỹ năng sống, những kỹ năng mà ai cũng có thể trải nhiệm qua xử lý các vấn đề và giải đáp các câu hỏi thường gặp trong đời sống hàng ngày Khi học kỹ năng sống, mọi người có thể nhận được hạnh phúc, sự tích cực và cống hiến những ích lợi cho cộng đồng
Giáo dục kỹ năng sống cũng là một điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi con người khi chúng ta đã tiếp cận tới nền văn minh và hiện đại hóa Nhiều trường đại học tại Việt Nam cũng đã đề xuất và thành công truyền dạy bộ môn Kỹ năng sống cho lớp sinh viên hiện nay Trường đại học Thăng Long là một trong những thành tựu đáng kể
đó khi đã áp dụng vào hệ thống giáo dục cho sinh viên
Là sinh viên đã học bộ môn Kỹ năng sống tại Trường đai học Thăng Long, em đã tiếp nhận những kiến thức cơ bản về đời sống, cách nhìn nhận về bản thân mình, xã hội và thế giới xung quanh Không những thế, em còn học được cách tư duy sáng tạo, hiểu thêm về thế giới quan của chính mình và có thể đưa ra các quyết định tiếp theo cho tương lai của bản thân phía trước Với đề tài “Phân tích cuộc đời của bản thân như một bức tranh sinh động” của bài thi cuối kỳ em xin gửi gắm thành quả của bản thân sau khi kết thúc khóa học Kỹ năng sống
Trang 4PHẦN 1 BỨC TRANH VỀ CUỘC ĐỜI
Mỗi cá nhân cần xây dựng cho mình một hệ thống tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi để từ đó bản thân định hình và có hướng đi rõ ràng, giúp vượt qua các khó khăn và đạt đến mục tiêu trong cuộc sống Đây là kim chỉ nam trong cuộc đời và định hình giá trị sống của mỗi cá nhân
Sứ mệnh là lý do để mỗi con người tồn tại Sứ mệnh cần xúc tích, ngắn gọn và giải thích lý do cá nhân tồn tại để làm gì và sẽ làm gì
Xây dựng sứ mệnh giúp cho mỗi cá nhân xác định những yếu tố quan trọng và định hướng rõ ràng trước khi xác định việc làm phù hợp Nó cũng giúp người tìm việc có được niềm tin và các giá trị của riêng mình, cũng như giúp họ tìm được các doanh nghiệp có cùng giá trị để đồng hành và phát triển
- Để xây dựng sứ mệnh của bản thân tôi đã thực hiện 5 bước:
Bước 1: Liệt kê các thành tích trong quá khứ
Bước 2: Xác định các giá trị cốt lõi
Bước 3: Xác định những giá trị ích lợi của bản thân
Bước 4: Xây dựng mục tiêu
Bước 5: Xây dựng sứ mệnh
Sau đó tôi đã xác định được những sứ mệnh của cá nhân mình như sau:
Trang 5 Tầm nhìn
Tầm nhìn là hướng đi, là bức tranh hấp dẫn nhưng có thể đạt được trong tương lai Một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm: Truyền cảm hứng; Rõ ràng và sống động; Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn
- Với những sứ mệnh đó tôi cũng đặt ra cho mình tầm nhìn rõ ràng thông qua 4 bước:
Bước 1: Chọn khung thời gian
Dự định tầm nhìn của tôi là 100 năm Đây là khung thời gian khá lớn để xây dựng tầm nhìn của bản thân Tuy nhiên, nhà quản trị Charles Noble nhận xét: “Tầm nhìn xa sẽ giúp bạn tránh khỏi sự nản lòng vì thiếu khả năng nhận thức” Trong 100 năm, hay có thể hiểu là một đời người, việc hướng về một tương lai đủ
xa có thể khiến sự nản lòng hay những cản trở về mặt nhận thức được mài dũa bởi thời gian Nói cách khác, thời gian chính là nguồn nước nuôi dưỡng cây con người
từ là một hạt mầm đến khi là một cây trưởng thành
Bước 2: Soạn bản nháp đầu tiên
- Năm 2023 - 2024: Tốt nghiệp đại học
- Năm 2024 – 2026: Xác định sự nghiệp (Phiên dịch viên tiếng Hàn)
- Năm 2026 – 2030: Phát triển sự nghiệp của bản thân
- Năm 2030 – 2065: Tiếp tục sự nghiệp, lập gia đình và phụng dưỡng cha mẹ
- Năm 2065 – 2102: Nghỉ hưu, hưởng thụ tuổi già
Bước 3: Xem và soạn thảo lại
Trang 6Bước 4: Nhờ sự trợ giúp
Tìm một người thấu hiểu bản thân là một phương pháp tốt để có thể hoàn thiện tầm nhìn 100 năm Tôi đã liên hệ bạn thân tôi để nhận lời giúp đỡ, cô ấy cho rằng tầm nhìn của tôi khá đúng đắn bởi tính cách, phong cách sống của tôi khá phù hợp với các quyết định đó
Vì vậy, tầm nhìn về bản thân tôi trong 100 năm như sau:
- Năm 2022 - 2023: Tốt nghiệp đại học (Đạt bằng cử nhân, đồng thời học tập thêm các kỹ năng mềm và các ngôn ngữ khác.)
- Năm 2024 – 2026: Xác định sự nghiệp (Lấy nhiều kinh nghiệm và tạo kỹ năng cho bản thân trong công việc và đời sống Bên cạnh đó, mở rộng thêm các mối quan hệ.)
- Năm 2027 – 2030: Phát triển sự nghiệp của bản thân (Làm việc chuyên nghiệp hơn, có những sự thăng tiến và thành tựu nhất định trong công ty.)
- Năm 2031 – 2050: Lập gia đình, phát triển và phụng dưỡng cha mẹ
- Năm 2051 – 2100: Nghỉ hưu, hưởng thụ tuổi già
Giá trị cốt lõi cá nhân
Đó là những phẩm chất, nguyên tắc, cam kết cần phải giữ bằng mọi giá để bảo đảm đạt được tầm nhìn và sứ mệnh của bạn Cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa và có
Trang 7mục đích khi bản thân xác định được giá trị rõ ràng Chính các giá trị này sẽ xác định được “Bạn là ai?”
Mặc dù giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân khác nhau nhưng chính chúng giúp bạn xác định được giá trị sống quanh mình Hầu hết những người khôn ngoan đều dựa vào giá trị cốt lõi để chọn bạn, các mối quan hệ và cả đối tác trong công việc Giá trị cốt lõi cũng giúp bạn sử dụng phù hợp, hiệu quả về thời gian, tâm trí và nguồn lực giới hạn của bản thân
Giá trị cốt lõi của bản thân:
trong công việc (phiên dịch viên tiếng Hàn Quốc)
Trang 8Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Thách thức
- Khả năng tư
duy tốt
- Có tính kỷ luật
- Năng động,
linh hoạt trong
nhiều hoàn cảnh,
tình huống
- Có trách
nhiệm, đam mê với
công việc
- Có khả năng
chịu áp lực cao và
tối ưu hóa
- Thiếu kỹ năng
và kinh nghiệm
- Khó tập trung vào việc nào đó trong khoảng thời gian dài
- Thiếu tự tin, sợ mắc lỗi sai
- Có cơ hội việc làm lớn, thu nhập cao, ổn định, môi trường làm việc đa dạng, hấp dẫn
- Có cơ hội gặp
gỡ, làm việc , học hỏi từ những người nổi tiếng, giỏi giang, thành đạt
- Được đi đến nhiều nơi, làm quen với những nền văn hóa của các quốc gia khác nhau
- Tích lũy nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong công việc
và đời sống
- Thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa người giỏi – người yếu
- Công việc nhiều áp lực, yêu cầu kiến thức chuyên môn cao,
am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau
Bảng 1 Điểm mạnh – Điểm yếu và Cơ hội – Thách thức
Trang 91.4 Những vấn đề của bản thân, nguyên nhân và giải pháp
- Sử dụng mạng xã hội
- Không có hứng thú học tập
- Hạn chế các thiết bị điện tử
- Tham gia các khóa học nhỏ hoặc tạo lập các nhóm học chung để tăng hứng thú học tập
Ngủ muộn, thức
khuya - Có quá nhiều công việc.- Lướt mạng xã hội
- Chơi game, xem phim
- Phân chia thời khóa biểu sao cho phù hợp với số lượng công việc
- Tránh xa các thiết bị điện
tử, tắt mạng, wifi
- Đọc sách, nghe nhạc hoặc có thể ngồi thiền để tâm trí thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ
Bảng 2 Vấn đề của bản thân, nguyên nhân và giải pháp
Trang 11PHẦN 2 BỨC TRANH VỀ TƯƠNG LAI
2.1 Mục tiêu trong năm 2022
Trang 122.2 Kế hoạch năm 2022
Trang 13PHẦN 3 BỨC TRANH VỀ COVID 19
Dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp Mỗi ngày có khoảng 5000 ca nhiễm được thông kê (số liệu chưa được thống kê còn nhiều hơn), trong khi đó chuẩn bị phải đi học trực tiếp hẳn nhiều người sẽ lo lắng bản thân mình khi đi học có an toàn hay không
Chính vì thế chúng ta phải chuẩn bị các thứ để bảo vệ cơ thể mình an toàn nhất:
Trang bị đầy đủ kiến thức chống dịch để bảo vệ an toàn cho bản thân: nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K của Bộ Y tế trong việc phòng chống dịch bệnh COVID 19: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế Bên cạnh sách vở và đồ dùng dùng học tập, luôn nhớ mang theo mình những vật dụng cần thiết như khẩu trang, bình xịt khử khuẩn, nước rửa tay khô, nước súc miệng…
giữ ấm cơ thể; tăng cường tập thể dục; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ đầy đủ dinh dưỡng; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi, đi học về nhà, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, khi tay bẩn
Phải che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi (tốt nhất bằng giấy lau sạch, khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp); vứt bỏ khăn, giấy lau mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay Không đưa tay lên mắt, mũi miệng
Tự theo dõi sức khỏe của bản thân, tự đo thân nhiệt Nếu có sốt, ho, khó thở thì báo ngay cho nhà trường (Giáo viên chủ nhiệm, nhân viên y tế nhà trường), nghỉ học ở nhà để theo dõi sức khỏe và đeo khẩu trang, đến cơ sở y tế
để được khám, tư vấn, điều trị Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, khó thở
thể cực mạnh, lại đã tiêm 3 mũi vaccine nên không lo bị tái nhiễm trong ít nhất 3-6 tháng Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trường hợp mắc COVID-19 điều trị khỏi, trong vòng hơn 1 tháng lại tiếp tục bị tái nhiễm lần 2 Và lỡ chẳng may bạn trở thành F0 và vẫn bị tái đi tái lại thì không cần quá lo lắng hãy cố gắng bảo vệ bản thân thật tốt để nhanh chóng khỏi bệnh:
Thông thường, những trường hợp tái nhiễm sẽ có diễn biến lâm sàng thường nhẹ hơn so với người chưa được tiêm vaccine mà nhiễm bệnh lần đầu Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ bệnh nhân nhất định có thể có diễn biến nặng Việc điều trị sẽ căn cứ vào diễn biến bệnh cụ thể trên mỗi bệnh nhân
dưỡng; điều trị các triệu chứng (nếu có)
Những người không may có diễn biến nặng thì sẽ được điều trị theo cơ chế bệnh sinh của mỗi tổn thương và áp dụng các biện pháp hồi sức nếu bệnh nhân có tình trạng nguy kịch
nguyên tắc 5K, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng, ngay cả khi đã khỏi bệnh Ngoài ra, những người đã từng mắc SARS-CoV-2 vẫn phải thực hiện
Trang 14đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn, giữ khoảng cách… để ngăn chặn Covid-19 lây lan trong cộng đồng Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, cho dù đã là F0 khỏi bệnh, vẫn phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tăng khả năng bảo
vệ, tránh tái nhiễm
Trang 15 Hiện nay hậu Covid 19 để lại hậu quả nhiều cho cơ thể người nhiễm Vì vậy chúng ta nên tìm hiểu và biết về nó:
các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội Hậu COVID-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình
và cho xã hội
Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt
ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực Người nhiễm
COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…
về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, mau quên, không tập trung Thường xuất hiện tình trạng não sương mù, nhận thức kém, đọc chậm, giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tâm trạng
Với người có sẵn bệnh nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, viêm phế quản mạn… khi COVID-19 xảy ra trên nền bệnh đó có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn
các ảnh hưởng xấu tới đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp (giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học,
xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực) rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim
Trang 17 Để ngăn ngừa di chứng hậu Covid-19 là phòng tránh mắc bệnh bằng nhiều cách khác nhau:
lây qua tiếp xúc giọt bắn, vì thế chúng ta cần tuân thủ vệ sinh, đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách nhằm hạn chế lây bệnh
Covid-19, hãy tiêm vắc xin Covid-19 ngay khi có thể là cách tốt nhất để phòng tránh Covid-19 và cũng có thể giúp những người xung quanh nguy cơ mắc bệnh này
Điều trị dự phòng: Đối với nhóm người dị ứng, suy giảm miễn dịch không thể tiêm vắc xin ngừa Covid-19 hoặc dù có được tiêm vắc xin Covid -19 nhưng
cơ thể không có khả năng tạo đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể thì có thể đăng ký điều trị dự phòng Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng Evusheld là thuốc kháng thể đơn dòng điều trị dự phòng Covid-19 trước phơi nhiễm đầu tiên trên thế giới được FDA cấp phép
Để khắc phục biến chứng hậu Covid-19 người bệnh cần phải tiếp tục theo dõi
và nâng cao sức khỏe toàn diện phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, dinh dưỡng
và chăm sóc tinh thần Nếu thực hiện đúng và đều đặn mỗi ngày thì người mắc hội chứng hậu Covid-19 sẽ nhanh chóng lấy lại sức khỏe
Tập thở: Hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội
vã và nhịp độ tăng lên từng ngày
Tập thể dục: Hàng ngày vận động nhẹ nhàng như đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm, tập dưỡng sinh Tập theo các chương trình thể dục trên đài truyền hình mỗi sáng lúc 5 giờ, nếu tự tập phải đảm bảo 30 phút hàng ngày
Đi bộ: Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy người trưởng thành khỏe mạnh có thể đi bộ khoảng từ 4.000 đến 18.000 bước/ngày tùy theo yêu cầu Tuy nhiên mục tiêu 10.000 bước/ngày là khá phù hợp cho người trưởng thành khỏe mạnh
Dinh dưỡng đúng: Nên chia bữa ăn thành 3-5 bữa mỗi ngày tùy theo sức ăn của người bệnh và kết hợp đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn, nên ăn nhiều rau, trái cây, uống đủ nước, uống thêm nước ép trái cây, uống sữa, ăn chuối chín để bổ sung Kali Bổ sung các loại vi chất do tác hại của bệnh COVID-19 nên ăn các loại thực phẩm có nhiều vi chất như cá, tôm, cua, hào, nghêu sò…
Chăm sóc sức khỏe tinh thần: Ngủ đủ giấc, nghe nhạc, thư giãn và trao đổi thông tin với mọi người xung quanh để cuộc sống trở lại bình thường
Trang 18KẾT LUẬN
Kỹ năng sống là bộ môn rất có ích để xây dựng nên các kỹ năng mềm của con người cũng như là học các nhìn sâu vào trong chính bản thân chúng ta Không những giúp mỗi cá thể nhận thức được các thói quen lành mạnh, đây là còn là Phuong thức giáo dục góp phần tạo ra một xã hội tích cực Song song với những ích lời trên, kỹ năng sống giúp ta hình thành các giá trị sống và sử dụng nguồn tri thức một cách hợp lý
Nhận thấy sự hữu ích của bộ môn Kỹ năng sống, thế hệ mới ngày nay đã được tiếp xúc nhiều hơn với những kỹ năng hữu ích này Hơn hết, xây dựng được cho bản thân tầm nhìn, sứ mệnh và cả giá trị bên trong chúng ta là điều cần thiết để xây dựng kế hoạch trong tương lai
Qua đó, tôi đã đúc kết được giá trị của bản thân và xây dựng cho bản thân tầm nhìn và sứ mệnh cho tương lai của bản thân Bên cạnh đó, tôi đã lập lên kế hoạch cho năm 2022 những mục tiêu cần thiết để hoàn thiện chính tôi ở tương lai phía trước