1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo tiểu luận cuối kỳ phân tích thực trạng và đề xuất chiến lược marketing của doanh nghiệp oishi hiện nay

32 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng và đề xuất chiến lược marketing của doanh nghiệp Oishi hiện nay
Tác giả Mai Việt Nhật, Ngô Đặng Phương Chi, Nguyễn Thị Mộng Huyền, Đỗ Thành Nam, Vũ An Bảo Nguyên, Đổng Thị Kiều Oanh, Lê Châu Thịnh, Nguyễn Thị Kim Tuyền, Lê Phương Uyên, Lê Thị Tường Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Thảo
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Quản trị Marketing
Thể loại Báo cáo tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 3,69 MB

Cấu trúc

  • I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY (5)
  • II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH (9)
  • III. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM (16)
  • IV. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA OISHI (4P) (18)
  • V. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC (25)
  • VI. KIỂM TRA (28)
  • VII. CHIẾN LƯỢC MARKETING (30)
  • VIII. TỔNG KẾT… (31)

Nội dung

- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm có chất lượng cao và thương hiệu đảm bảo.- Trở thành một “đại gia đình” gần gũi, gắn bó cho tất cả nhân viên công ty, tạo thu nhậ

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN LIWAYWAY VIỆT NAM

- Tên giao dịch: VIETNAM LIWAYWAY JSC

- Đại diện pháp luật: Oszen Angsanto Chan

- Giám đốc: Michael Chua Hui

- Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Bình Dương

- Địa chỉ: số 14 đường số 5, khu công nghiệp Việt Nam - Singapore, Phường Bình Hoà, Thành phố Thuận An, Bình Dương.

2 Sơ lược hình thành và phát triển của công ty

- Công ty bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1997 và mở rộng nhiều nhà máy ở Bình Dương, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ Họ đã đổi tên thành Công ty Cổ Phần Liwayway Việt Nam vào năm 2008 và mở rộng sản xuất các sản phẩm như kẹo, snack nhân đậu phộng, bánh quy và thức uống đóng chai Hiện nay, thương hiệu Oishi của họ đã chiếm vị trí đáng kể trong thị trường người tiêu dùng Việt Nam.

3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi a Tầm nhìn

- Oishi cam kết trở thành thương hiệu snack hàng đầu ở mỗi quốc gia họ hoạt động, với triết lý kinh doanh đặt ra Ở Việt Nam, Oishi dẫn đầu trong ngành thực phẩm ăn nhẹ và hướng tới sản phẩm chất lượng Đội ngũ của họ được trang bị kỹ năng,kiến thức và thái độ làm việc chuyên nghiệp để liên tục tạo ra các sản phẩm thơm ngon, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Oishi không ngừng xây dựng mối quan hệ lâu dài với nhà phân phối, đối tác và người tiêu dùng, đồng thời đề cao sự cầu toàn trong mọi giao dịch và thỏa thuận kinh doanh. b Sứ mệnh

- “Phục vụ người tiêu dùng bằng những sản phẩm đa dạng về chủng loại và hảo hạng về chất lượng” luôn là mục tiêu bằng đầu của Oishi.

- Nâng cao sức khỏe của người dân Việt Nam bằng những sản phẩm mới, cải tiến và giàu dinh dưỡngƯ4774

- Thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm có chất lượng cao và thương hiệu đảm bảo.

- Trở thành một “đại gia đình” gần gũi, gắn bó cho tất cả nhân viên công ty, tạo thu nhập ổn định, cơ hội phát triển cho họ

- Luôn chủ trương tiếp nối tinh thần cống hiến và sáng tạo không ngừng để cho ra đời những sản phẩm thơm ngon, đáp ứng khẩu vị luôn đổi mới của người tiêu dùng.

- Dù bạn là ai, dù bạn ở độ tuổi nào, hay bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu, Oishi luôn kề bên động viên và mang đến cho bạn những niềm vui nho nhỏ, thoải mái sống trọn từng khoảnh khắc. c Giá trị cốt lõi

- Công ty TNHH Công nghiệp Liwayway là đơn vị chủ quản của thương hiệu Oishi, một thương hiệu bánh snack nổi tiếng và có uy tín tại nhiều nước Châu Á Giá trị cốt lõi của công ty Liwayway về thương hiệu Oishi bao gồm:

▪Chất lượng hàng đầu: Sản xuất thuốc theo đúng chất lượng đã đăng ký, cung cấp cho người sử dụng các dược phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả.

▪Công bằng: Đối xử công bằng với tất cả nhân viên, khách hàng và các đối tác làm ăn.

▪Tận tâm: Đặt khách hàng làm trung tâm trong mọi suy nghĩ và hành động của công ty, luôn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tận tâm nhất.

▪Tôn trọng: Tôn trọng đồng nghiệp, đối tác và khách hàng.

▪Sáng tạo: Luôn nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, độc đáo và hấp dẫn, mang lại niềm vui và sự thỏa mãn cho khách hàng.

4 Ngành nghề kinh doanh, phân tích các SBU

- Công ty Liwayway với thương hiệu Oishi hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản phẩm khác nhau Các SBU (Strategic Business Unit - Đơn vị Kinh doanh Chiến lược) của họ được phân loại dựa trên loại sản phẩm và thị trường địa lý.

- Theo loại sản phẩm: Có nhiều dòng sản phẩm dưới thương hiệu Oishi, bao gồm snack, kẹo, nước giải khát, trà, cà phê, sữa, bánh quy, bánh mì, mì ăn liền và các sản phẩm khác Mỗi loại sản phẩm đều có đặc điểm riêng, đáp ứng nhu cầu và sở thích khác nhau của người tiêu dùng.

- Theo thị trường địa lý: Liwayway hoạt động tại nhiều quốc gia và khu vực khác nhau như Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Ấn Độ và các quốc gia khác Mỗi thị trường địa lý được điều chỉnh sản phẩm, giá cả, phân phối và chiến lược truyền thông để phù hợp với nhu cầu, văn hóa và môi trường cạnh tranh cụ thể tại từng khu vực.

- Ở Việt Nam, Liwayway đã điều chỉnh các sản phẩm, giá cả, phân phối và truyền thông để phù hợp với thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng Họ cũng đầu tư vào nhà máy sản xuất, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cũng như tham gia vào các hoạt động xã hội để thích ứng và hỗ trợ cộng đồng tại Việt Nam.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1 Phân tích môi trường vĩ mô

- Bối cảnh quốc tế: Sản phẩm của Liwayway (Việt Nam) đối mặt với cạnh tranh từ các thương hiệu khác trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ, cần thích ứng với đa dạng văn hóa, thị hiếu và quy định thị trường.

- Bối cảnh công nghệ: Sản phẩm áp dụng công nghệ hiện đại, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và tiếp cận khách hàng qua các kênh truyền thông số.

- Bối cảnh kinh tế: Là sản phẩm snack giá rẻ phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ở Việt Nam, nhưng phải đối mặt với biến động kinh tế như lạm phát, giảm mua sắm, tăng thuế và hải quan.

- Bối cảnh văn hóa xã hội: Sản phẩm phù hợp với sở thích người Việt, đặc biệt là giới trẻ, và tham gia các hoạt động từ thiện và xã hội.

- Bối cảnh văn hóa xã hội: Sản phẩm phù hợp với sở thích người Việt, đặc biệt là giới trẻ, và tham gia các hoạt động từ thiện và xã hội.

2 Phân tích môi trường vi mô (5 nguồn lực cạnh tranh, nhận xét điểm ưu của công ty so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp)

- Khách hàng: Oishi hướng đến đối tượng từ 6 đến 40 tuổi, có nhu cầu về ăn vặt, giải khát và tiết kiệm Để đáp ứng nhu cầu này, họ cần nắm bắt thị hiếu và xu hướng tiêu dùng.

- Đối thủ cạnh tranh: Oishi đối mặt với cạnh tranh mạnh từ nhiều thương hiệu snack khác với ưu điểm về giá cả, chất lượng, đa dạng sản phẩm, chiến lược marketing và phân phối Họ cần nghiên cứu mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.

- Nhà cung cấp: Oishi phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu, bao bì, máy móc và vận chuyển Cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý và đảm bảo cung ứng đủ và đúng thời hạn.

- Người phân phối: Sử dụng nhiều kênh phân phối như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, quán cà phê, trường học Oishi cần xây dựng mối quan hệ tốt với đối tác phân phối, cung cấp chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến mãi để tăng hiệu quả bán hàng.

- Các nhóm lợi ích: Cần quan tâm đến nhóm lợi ích như nhân viên, cổ đông, chính phủ, cộng đồng Oishi cần tạo môi trường làm việc tốt, mang lợi nhuận cho cổ đông, tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện trách nhiệm xã hội.

❖ Điểm ưu của Oishi so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là

- Đa dạng sản phẩm: Oishi có nhiều dòng sản phẩm phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng từ trẻ em đến người lớn, cả nam và nữ.

- Độc đáo và sáng tạo: Với hương vị phong phú và độc đáo phù hợp với sở thích người Việt Nam như bánh kẹo hương ổi, vải thiều, cùng với sản phẩm đặc biệt như nước ngọt Oishi C+7.

- Công nghệ và chất lượng: Sử dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, đóng gói và phân phối, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế như ISO 9001:2008,HACCP và HALAL.

- Chiến lược marketing: Thực hiện chương trình khuyến mãi, tặng quà, tài trợ sự kiện và hợp tác với ngôi sao nổi tiếng để nâng cao nhận diện thương hiệu.

- Trách nhiệm xã hội và môi trường: Tham gia các hoạt động từ thiện và xã hội, đồng thời hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng để thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng và môi trường.

3 Phân tích môi trường nội bộ

- Nguồn lực nhân sự: Đội ngũ nhân viên lớn, đa dạng và chuyên nghiệp, được đào tạo theo hướng năng động, sáng tạo và trách nhiệm Môi trường làm việc an toàn và thân thiện được tạo ra để thu hút và duy trì nhân viên.

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM

Phân khúc thị trường của Oishi bao gồm khách hàng muốn thưởng thức đồ ăn nhẹ, snack tiện lợi Các sản phẩm của Oishi thường hướng tới đối tượng người trẻ, sinh viên và những người muốn trải nghiệm đồ ăn vặt với các nhóm độ tuổi sau:

- Nhóm 1: Trẻ em từ 3-15 tuổi, thường thích những sản phẩm bánh kẹo có màu sắc tươi sáng, hình dáng ngộ nghĩnh

+ Địa lý: Mọi tỉnh thành ở đất nước Việt Nam.

+ Giới tính: Nam và nữ.

+ Thu nhập: Là độ tuổi đi học nên tài chính phụ thuộc vào gia đình, chưa có thu nhập ổn định.

+ Phong cách sống: Là lứa tuổi đang phát triển nên thích những sản phẩm có vị mặn, ngọt một cách rõ ràng.

+ Sở thích: Thường dành thời gian xem TV, youtube và dễ thu hút bởi quảng cáo có snack bắt mắt, thú vị.

+ Tính cách: Có xu hướng mua sản phẩm theo bạn bè đồng trang lứa

+ Mức độ nhạy cảm về giá cả: Là nhóm ít nhạy cảm về giá.

+ Nhu cầu cá nhân: Khi mua họ thường quan tâm sản phẩm snack có màu sắc tươi sáng, có vị ngọt, mặn rõ ràng, bao bì ngộ nghĩnh, đáng yêu.

- Nhóm 2: Độ tuổi 16 - 30 tuổi, có nhu cầu sản phẩm phải có bao bì đẹp, hương vị đặc sắc, mới lạ và chất lượng tốt Lượng tiêu thụ ở nhóm này ổn định và có nguồn thu nhập nhất định.

+ Giới tính: Cả nam và nữ.

+ Nghề nghiệp: Đa dạng (HSSV, nhân viên…).

+ Thu nhập: người có thu nhập cao; khá; trung bình và thấp.

+ Lối sống: Những người có lối sống năng động, có xu hướng thích ăn vặt vào lúc rảnh rỗi, liên hoan Thường dành thời gian để lướt các trang MXH để đọc tin tức và tán gẫu với bạn bè.

+ Tính cách: Những người chú ý đến điều mới mẻ, thích trải nghiệm điều mới.

+ Mức độ trung thành: Một sản phẩm đã vừa ý thì họ sẽ trở thành khách hàng trung thành cho thương hiệu đó.

+ Mức độ nhạy cảm về giá cả: Là nhóm khách hàng khá nhạy cảm về giá cả và chất lượng Thường so sánh các thương hiệu với nhau rồi mới quyết định mua.

- Từ các phân khúc trên, Oishi sẽ chọn thị trường mục tiêu là Nhóm 2 Nhóm khách hàng này có nhu cầu tiêu thụ snack khá là thường xuyên Bởi vì độ tuổi 16-30 là độ tuổi của những khách hàng đang đi học và đi làm Họ thường dành thời gian làm việc nhóm, tổ chức tiệc hoặc tụ tập bạn bè để tán gẫu Những khách hàng này yêu thích những sản phẩm có vị đặc biệt, độc đáo và họ luôn đề cao chất lượng của sản phẩm Đa số những người sử dụng sản phẩm đều có nhu cầu ăn vặt, ăn nhanh và bị lôi cuốn bởi hương vị, sự tiện lợi của sản phẩm.

- Bên cạnh đó, tần suất sử dụng Internet để lướt các trang mạng xã hội rất thường xuyên nên Oishi sẽ dễ dàng tiếp cận hơn Ngoài Oishi, trên thị trường snack Việt Nam còn có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng khác như snack Tonies (Orion), Lay's (Pepsico) Vì vậy, đề người tiêu dùng quan tâm hơn đến thương hiệu, Oishi sẽ tạo ra những sản phẩm mang hương vị độc đáo, đậm đà và xây dựng hệ thống vô cùng phong phú với những sản phẩm mang đậm hương vị Việt Nam.

- Oishi sẽ định vị dựa trên những lợi ích có thể mang lại cho khách hàng, chính sách định vị của Công ty là: chất lượng sản phẩm cao đi kèm với giá cả hợp lý, phát triển thêm nhiều loại sản phẩm với hương vị hấp dẫn để thu hút cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng Dựa trên lối sống lành mạnh của người tiêu dùng là giá trị chính mà sản phẩm của Oishi mong muốn đạt được Sản phẩm snack mà Oishi mang đến với hương vị đặc biệt, đậm đà sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn, cùng bạn trải nghiệm và chinh phục những thử thách trong cuộc sống hàng ngày.

- Với việc phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu của Oishi như đã đề cập ở trên, trong giai đoạn tới, để có thế tiếp cận tốt hơn với khách hàng mục tiêu của mình, Oishi cần phải thực hiện định vị một cách sâu sắc và gần gũi hơn đối với họ Định vị phải dựa trên sự thấu hiểu khách hàng mục tiêu Với khách hàng mục tiêu nhóm khách hàng độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi thì chính sách định vị của Công ty là: chất lượng sản phẩm cao đi kèm với giá cả hợp lý, phát triển thêm nhiều loại sản phẩm với hương vị hấp dẫn để thu hút cũng như đáp ứng nhu cầu của khách hàng Dựa trờn lối sống lành mạnh của người tiờu dựng là giỏ trị chớnh mà cỏc sồn phẩm củaOishi mong muốn đạt được Những sản phẩm snack mà Oishi mang đến với hương vi đặc biệt, đậm đà sẽ là người bạn đồng hành cùng bạn, cùng bạn trải nghiệm và chinh phục những thử thách trong cuộc sống hàng ngày.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA OISHI (4P)

1 Chiến lược sản phẩm (Product)

Sản phẩm bánh vị cua Crab Me

- Đem lại một trải nghiệm hoàn toàn mới với sản phẩm vị cua cải tiến, lát được đóng gói trong bao zip cao cấp Hương vị mặn ngọt mới, lạ miệng, nghe qua hấp dẫn, kích thích sự tò mò muốn thử của người tiêu dùng.

- Xu hướng sản phẩm có lợi cho sức khỏe không bị bỏ sót khi sản phẩm snack không chiên, không chất béo đáp ứng nhu cầu ngày càng hiện đại của khách hàng.

- Sản phẩm vẫn giữ được cá tính, nét riêng của thương hiệu, không hòa lẫn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Về packaging: Bao zip thu hút mang đặc làn gió biển với những gam màu mùa hè độc đáo, thiết kế lạ mắt, hấp dẫn chưa từng có ở một sản phẩm thương hiệu snack nào, , thu hút người tiêu dùng muốn trải nghiệm.

- Vỏ bao bì được làm từ các hợp chất dẻo

- Chiều cao 19cm, chiều rộng 13cm.

⇨ Với thiết kế gói nhỏ gọn, thuận tiện, đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho người tiêu dùng trong các chuyến đi chơi, picnic để làm món ăn nhẹ.

- Quy trình gia công bao bì: Các hạt nhựa được nấu chảy cán thành tấm mỏng dập thành tấm nhỏ rồi được đưa tới máy tạo phông cuối cùng bao bì được đưa tới máy dập nóng để làm kín các đầu của bao bì.

- Với bao bì làm bằng chất dẻo này sẽ giúp sản phẩm chống lại các yếu tố như:

▪Ngăn sản phẩm bị ẩm ướt

▪Không cho vi sinh vật xâm nhập vào

▪Các chất gây hại và một số yếu tố từ môi trường bên ngoài

⇨ Sản phẩm tung ra thị trường sẽ luôn đảm bảo được sự phong phú về nguồn gốc, nguyên liệu đến hương vị, tất cả đều ngon và hấp dẫn theo cách riêng của chúng.

- Ba cấp độ của sản phẩm:

▪Giá trị khách hàng cốt lõi: Không chỉ là món ăn vặt, đồ ăn nhanh mang mục đích giải trí, là “vị cứu tinh” thần tốc trong những “cơn đói”, cơn

“buồn miệng”, ý tưởng chủ đạo là “Oishi Vô tư đi”, mong muốn gửi đến người tiêu dùng thông điệp lạc quan, vui sống mỗi ngày, dù bạn là ai, dù bạn ở độ tuổi nào, Oishi luôn kề bên mang đến cho bạn những niềm vui nho nhỏ, thoải mái sống trọn từng khoảnh khắc.

▪Sản phẩm cụ thể: Snack Oishi Crab Me là một sản phẩm thực thụ Tên, kiểu dáng, chất lượng, thiết kế, bao bì đều đã được kết hợp rất cẩn thận, mặn ngọt cùng vị đậm đà của cua biển trên từng miếng Snack giòn rụm.

▪Sản phẩm gia tăng: Cung cấp đường dây nóng hỗ trợ khách hàng 24/24 dễ dàng cho việc liên lạc khi phát sinh vấn đề, trang web để cập nhật thông tin mới nhất, dịch vụ hỗ trợ sản phẩm.

2 Chiến lược sản phẩm giá

- Giá snack trên thị trường hiện nay giao động từ 5000-6000/gói, nhiều sản phẩm nhập khẩu được bày bán trong các siêu thị có giá đến 6000 - 12000/gói như snack khoai tây Lays, O’Star, Swing Các sản phẩm snack của Oishi sẽ giao động từ 5000/gói.

- Dưới đây là chiến lược định giá cho sản phẩm mới mà công ty Oishi sẽ áp dụng cho sản phẩm Snack Crab Me, định giá ban đầu của công ty sẽ là 6000/gói/95g.

- Định giá thâm nhập thị trường: Sản phẩm mới ra mắt, nên công ty sẽ áp dụng chính sách này, ban đầu sẽ mất lợi nhuận, tuy nhiên theo thời gian sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được chấp nhận rộng rãi hơn, lượng mua sẽ tăng đều và ổn định, giành được thị phần.

- Định giá theo khuyến mãi: Để kích thích khách hàng mua sản phẩm mới, công ty sử dụng chính sách khuyến mãi (như giảm giá, tặng voucher, coupon hoặc quà tặng) cho khách hàng mua nhiều để định giá sản phẩm.

- Tăng giá trị sản phẩm nhưng không đổi giá: Nếu đối thủ hạ giá xuống để tạo sức cạnh tranh, công ty buộc phải tạo thêm giá trị cho sản phẩm của mình, nhưng không thể tăng giá, vì nếu tăng giá thì công ty sẽ làm mất khách hàng của mình.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC

- Đánh giá hiệu quả của chiến lược giúp doanh nghiệp định hướng và tối ưu hóa chiến lược, đo lường được hiệu quả cạnh tranh, đánh giá khách hàng và xây dựng mối quan hệ Đánh giá sẽ dựa trên các chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch marketing.

1 Chiến lược sản phẩm (Product)

- Tăng trưởng doanh số: Việc Oishi tung ra thị trường các sản phẩm có hương vị, bao bì, nguyên liệu được trải qua nhiều quy trình kiểm định để đảm bảo giữ chất lượng tốt nhất, bên cạnh đó vẫn chạy theo xu hướng sản phẩm có lợi cho sức khỏe đã giúp Oishi tăng trưởng doanh số một cách ổn định Theo báo cáo thị trường doanh nghiệp, tháng 07/2023 các sản phẩm Snack Oishi đạt mức cao nhất với 329.7 triệu doanh số.

- Tỷ lệ tiếp cận thị trường (Market reach): Oishi đã chi trả một khoản không hề nhỏ cho các chiến lược IMC Các chiến lược marketing của Oishi truyền tải được nhiều thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng, nhờ đó Oishi đã có được một vị trí nhất định trên thị trường => Tỷ lệ tiếp cận thị trường cao.

- Tính nhận diện thương hiệu (Brand awareness): Hằng năm, để xây dựng hình ảnh thương hiệu với khách hàng, Oishi thường tổ chức các hoạt động như hội chợ để giới thiệu sản phẩm,…Đến thời điểm hiện tại, Oishi đã trở thành thương hiệu quen thuộc, chiếm giữ vị trí cao trí cao trong lòng người Việt.

2 Chiến lược sản phẩm giá (Price)

- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate): Giá cả thị trường của Oishi có sự cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng ngành hàng, Snack của Oishi sẽ giao động từ 5000/gói trong khi nhiều sản phẩm nhập khẩu được bày bán trong các siêu thị có giá đến 6000 - 25000/gói như snack khoai tây Lays, O’Star, Swing Với giá cả hợp lý, hấp dẫn, Oishi đã tăng được tỷ lệ chuyển đổi.

- Tăng trưởng doanh số: Để kích thích khách hàng mua sản phẩm mới, công ty sử dụng chính sách khuyến mãi (như giảm giá, tặng voucher, coupon hoặc quà tặng) cho khách hàng mua nhiều => giúp doanh số bán hàng tăng.

3 Chiến lược phân phối (Place)

- Tỷ lệ tiếp cận thị trường (Market reach): Không những chú trọng phân phối vào kênh truyền thống, mà còn phân phối qua rất nhiều kênh như hệ thống siêu thị, kênh thời vụ, kênh trường học, khu vui chơi…Tỷ lệ tiếp cận với thị trường tiềm năng cao.

- Tính nhận diện thương hiệu (Brand awareness): Với hệ thống phân phối rộng khắp, Oishi được coi là hoàn hảo nhất trong số các công ty sản xuất bánh kẹo tại thị trường Việt Nam Người Việt Nam gần như ai cũng biết đến thương hiệu lâu đời này

4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Oishi chạy quảng cáo đa dạng trên các phương tiện truyền thông, tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi, sự kiện, xây dựng mối quan hệ gần gũi với khách hàng nên cũng đạt được các chỉ tiêu về tăng trưởng doanh số, tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (Customer conversion rate), tỷ lệ tiếp cận thị trường (Market reach), và tính nhận diện thương hiệu (Brand awareness).

KIỂM TRA

- Kiểm tra và đánh giá chiến lược giữ vai trò trọng tâm trong quản lý chiến lược; là quá trình đo lường và lượng giá các kết quả chiến lược, thực thi những hành động điều chỉnh để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược và đáp ứng với những điều kiện thay đổi của môi trường Vì vậy, trong quá trình thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động kiểm tra đánh giá cũng như các hoạt động điều chỉnh phù hợp Kiểm tra, đánh giá là giai đoạn cuối của quá trình quản trị chiến lược thời kỳ trước, song nó đồng thời là giai đoạn đầu - cung cấp thông tin cho quá trình hoạch định chiến lược cho thời kỳ tiếp theo.

- Qua đánh giá trên, ta thấy được Oishi đã đạt được các chỉ tiêu đề ra, nhưng vẫn cần tổ chức theo dõi, kiểm tra định kì, nếu có chỉ tiêu không đạt được thì cần xác định nguyên nhân cụ thể để khắc phục kịp thời

- Phòng marketing của công ty Oishi sẽ chịu trách nhiệm chính về hiệu quả các chiến lược marketing Bên cạnh đó còn xây dựng chiến lược marketing, điều hành và triển khai các chiến lược; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh và đánh giá.

- Với mỗi chiến lược marketing, mọi doanh nghiệp đều cần có kế hoạch dự phòng để đảm bảo ứng phó được với những trường hợp bất ngờ xảy ra và gây ảnh hưởng, tổn thất cho doanh nghiệp.

- Trước tiên, phòng marketing của Oishi sẽ cần xác định tình huống có thể xảy ra sau đó phân tích rủi ro có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp ứng phó (kế hoạch dự phòng) phù hợp với từng chiến lược đề ra.

CHIẾN LƯỢC MARKETING

1 Sản phẩm a Đa dạng hóa sản phẩm

- Phát triển thêm các loại sản phẩm mới và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới để cải thiện chất lượng và trải nghiệm người tiêu dùng. b Bảo đảm chất lượng

- Tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đều đáp ứng tiêu chuẩn cao nhất.

- Tích hợp các thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất vào chiến dịch quảng cáo để tăng cường niềm tin của khách hàng.

2 Giá a Chiến lược giá linh hoạt

- Tạo ra các gói sản phẩm có giá trị để thu hút khách hàng đa dạng.

- Áp dụng chiến lược giá cả theo giai đoạn (introductory pricing) cho sản phẩm mới để kích thích sự quan tâm và thử nghiệm từ phía khách hàng. b Ưu đãi và khuyến mãi

- Tổ chức các chương trình khuyến mãi như là khách hàng mua 10 tặng 1 ,áp dụng giảm giá 10% khi khách hàng check in tại quầy Oishi và các phần quà hấp dẫn để tăng cường giá trị cho khách hàng thân thiết và thu hút khách hàng mới.

3 Phân phối a Mở rộng mạng lưới phân phối

- Tăng cường sự hiện diện tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị thông qua việc mở rộng mạng lưới phân phối.

- Hợp tác với các đối tác phân phối để đảm bảo sản phẩm Oishi có thể tiếp cận mọi ngóc ngách thị trường. b Kênh phân phối trực tuyến

- Phát triển và tối ưu hóa kênh phân phối trực tuyến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng mua sắm trực tuyến.

- Cung cấp các ưu đãi đặc biệt cho khách hàng mua sắm trực tuyến như giao hàng miễn phí và ưu đãi đặc biệt.

- Phát triển kênh phân phối cho khách hàng mua sắm trực tuyến: tạo các trang website đặt hàng, tạo các trang bán hàng trên nền tảng tiktok shop , shopee, lazada,…

4 Xúc tiến a Quảng cáo sáng tạo

- Tạo ra chiến dịch quảng cáo sáng tạo và thú vị để làm nổi bật thương hiệu Oishi.

- Sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số để tiếp cận một lượng lớn khách hàng. b Quan hệ cộng đồng

- Tham gia vào các hoạt động xã hội và từ thiện để xây dựng hình ảnh tích cực cho thương hiệu.

- Tận dụng mạng xã hội để tương tác trực tiếp với khách hàng và nhận phản hồi từ họ.

TỔNG KẾT…

- Chiến lược này kết hợp các yếu tố cơ bản của tiếp thị để tối ưu hóa hiệu suất của Công ty TNHH Công nghiệp Thực phẩm Liwayway (Oishi) trên thị trường Việc liên tục đổi mới và nắm bắt xu hướng thị trường sẽ giúp thương hiệu này duy trì sự hấp dẫn và tăng cường sự tin tưởng từ phía khách hàng.

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w