PHẦN MỞ BÀI Trong thế kỷ XXI, sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và công nghệ đã dẫn đến sự hình thành của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, mở rộng khái niệm về an ninh r
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH (HP2) Chủ đề: Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam hiện nay? Trách nhiệm của công dân trong ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống?
Người thực hiện:
1 Phạm Minh Quang MSSV: 2231031566 lớp: DC22SG2 STT: 279
2 Lê Thái MSSV: 2334030011 lớp: QL23SG STT: 492
3 Thân Trọng Ái MSSV: 2331160045 lớp: XC23T STT: 642
4 Hồ Văn Đằng MSSV: 2031091046 lớp: CD20T-LT1 STT: 002
5 Phan Thanh Hồi MSSV: 2131093503 lớp: CD21T-LT5 STT: 005
6 Lê Thái Danh MSSV: 2334030024 lớp: QL23SG STT: 489
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 8 NĂM 2024
PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
Thái độ, trách nhiệm làm việc nhóm Tốt Khá TB Kém
Các thành viên (Đánh máy tên và dán hình chữ ký):
1 Họ và tên: Phạm Minh Quang Chữ ký:
2 Họ và tên: Lê Thái Chữ ký:
5 Họ và tên: Phan Thanh Hồi Chữ ký:
6 Họ và tên: Lê Thái Danh Chữ ký:
Trang 3PHẦN MỞ BÀI
Trong thế kỷ XXI, sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa và công nghệ
đã dẫn đến sự hình thành của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, mở rộng khái niệm về an ninh ra ngoài những xung đột quân sự và tranh chấp lãnh thổ truyền thống Các mối đe dọa này bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh toàn cầu, và tội phạm mạng – những yếu tố đang trở thành các thách thức lớn không chỉ đối với từng quốc gia mà còn đối với cộng đồng toàn cầu Trong bối cảnh đó, Việt Nam, một quốc gia đang phát triển với nhiều đặc thù về địa lý, khí hậu, và xã hội, cũng đang đối mặt với các mối đe dọa này một cách nghiêm trọng
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai như bão lũ và ngập lụt do biến đổi khí hậu gây ra Biến đổi khí hậu không chỉ làm gia tăng tần suất và cường độ của các thiên tai mà còn dẫn đến xâm nhập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch Sự ô nhiễm môi trường, với mức độ nghiêm trọng của ô nhiễm không khí và nguồn nước, đã và đang tạo ra những hệ lụy về sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống, đồng thời đe dọa sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Bên cạnh đó, dịch bệnh toàn cầu như COVID-19 đã làm nổi bật những hạn chế trong hệ thống y tế và khả năng ứng phó với khủng hoảng của Việt Nam Đại dịch không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống của người dân mà còn gây
ra những cú sốc lớn về kinh tế và xã hội Tội phạm mạng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, đã tạo ra những mối nguy hiểm mới đối với an ninh thông tin và an toàn cá nhân, đồng thời đe dọa đến sự ổn định của các hệ thống kinh tế và quản lý nhà nước
Trước tình hình đó, Việt Nam không thể chỉ dựa vào các biện pháp truyền thống để đối phó với những thách thức này Để giải quyết hiệu quả các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống, cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội và từng cá nhân Điều này bao gồm việc xây dựng các chính sách phòng chống và ứng phó toàn diện, nâng cao nhận thức cộng đồng và tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường và an ninh mạng
Tiểu luận này sẽ đi sâu vào phân tích các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hiện nay mà Việt Nam đang phải đối mặt, đồng thời đề xuất các chiến lược và giải pháp cụ thể để ứng phó với những thách thức này Bằng cách hiểu rõ các vấn đề và đưa ra các biện pháp thích hợp, chúng ta có thể xây dựng một xã hội ổn định và bền vững hơn, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh đầy biến động hiện nay
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM:
Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, đều đang phải đối mặt với những mối đe dọa an ninh phi truyền thống Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định “Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức
an ninh truyền thống và phi truyền thống đặc biệt là an ninh mạng” Tuy nhiên, do những điều kiện cụ thể về địa lý tự nhiên và chính trị, xã hội của chúng ta mà các mối đe dọa an ninh phi truyền thống cũng có những khía cạnh khác với các nước khác trên thế giới Cụ thể có các mối đe dọa đó là:
1 Mối đe dọa từ an ninh kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, an ninh kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm vừa qua đã chứng minh một cách sâu sắc hơn vai trò trung tâm của an ninh kinh tế trong an ninh quốc gia Nếu không đảm bảo được an ninh kinh tế sẽ không thể bảo vệ được an ninh quốc gia
Những năm qua, mặc dù được đánh giá là điểm sáng trong tăng trưởng kinh
tế ở khu vực, nhưng ta đối diện với bốn vấn đề:
- Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, khả năng tự chủ kém, nội lực chưa cao, còn phụ thuộc vào nguồn vốn của nước ngoài (Kinh tế của ta dễ bị tổn thương với các tác động bên ngoài)
- Năng lực điều hành, quản lý vĩ mô của chúng ta đối với nền kinh tế còn nhiều yếu kém, bất cập
- Cơ chế, chính sách còn nhiều sơ hở, tạo điều kiện cho các loại tội phạm hoạt động gây tổn thất cho các lợi ích kinh tế của đất nước, từ đó gây mất lòng tin của nhân dân
- Trong hợp tác quốc tế về kinh tế, chúng ta cũng còn nhiều yếu kém, tạo
sơ hở để các đối tác nước ngoài lợi dụng gây ra các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia…
Tất cả những vấn đề trên, nếu chúng ta không cảnh giác, lường trước sẽ dễ mất an ninh kinh tế, từ đó sẽ mất an ninh quốc gia
2 Mối đe dọa từ an ninh xã hội
Trong quá trình đổi mới nước ta đang phát sinh nhiều vấn đề bất cập bên trong chưa thể giải quyết được như:
- Chưa giải quyết được ổn thoả các vấn đề phức tạp trong tôn giáo, dân tộc, nhất là tại các vùng chiến lược Mặc dù chúng ta đã thực hiện nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng tôn giáo, dân tộc
- Tình trạng khiếu kiện, đình công, lãn công diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước trở thành vấn đề nóng bỏng đối với an ninh xã hội Nhiều vụ không chỉ nhằm đòi quyền lợi dân sinh mà còn có yếu tố địch móc nối, kích động, lồng
Trang 5ghép vào mục tiêu chính trị Nhiều vụ phức tạp về trật tự xã hội không được giải quyết thấu đáo dẫn đến hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở nhiều địa phương
- Xuất hiện tâm lý bạo lực trong một bộ phận nhân dân khi xảy ra tình huống có va chạm, tranh chấp với các cán bộ thi hành công vụ Xu hướng treo băng rôn, khẩu hiệu, tụ tập đông người kéo lên trụ sở chính quyền phản đối, biểu tình đang thực sự trở thành một mối đe dọa đối với an ninh xã hội VD: Vụ Đoàn Văn Vươn; Tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, Hà Nội
- Điều đáng chú ý là các thế lực thù địch bên ngoài và đối tượng bên trong đang tìm cách lợi dụng, kích động tâm lý bức xúc trong quần chúng âm mưu làm
“cách mạng màu” ở Việt Nam, bọn phản động lưu vong người Việt và số phần tử chống đối trong nước đánh giá đây là thời điểm chín muồi, cần tập hợp lực lượng
- Đặc biệt, một số đối tượng đã tìm cách kích động quần chúng nhân dân biểu tình chống đối Chúng lợi dụng một số sự kiện phức tạp về tình hình an ninh chủ quyền biển đảo của Việt Nam hoặc các vụ việc trong nước như: Vụ đề bù giải tỏa dự án Fosmusa Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Bổng; Phạm Huy Tường và 5 đồng phạm- chiều 2/12); Vụ xả thải ra môi trường của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Fosmusa Hà Tình; Quốc hội dự kiến thông qua Luật đặc khu, Luật An ninh mạng
để kích động nhân dân chống lại chính quyền và Cơ quan an ninh đã phát hiện 35
tổ chức phản động lưu vong và 20 đối tượng chống đối ở trong nước tán phát
“Tuyên ngôn”, “Lời kêu gọi, Thông cáo kích động người dân trong nước thực hiện
“Cách mạng hoa nhài", "cách mạng hoa sen" lật đổ nhà nước Việt Nam
=> Những vấn đề trên dẫn đến tích tụ mâu thuẫn trong lòng xã hội, tiềm ẩn nguy cơ xung đột xã hội, làm mất an ninh quốc gia
3 Mối đe dọa từ an ninh nội bộ
Mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập đã tác động trực tiếp đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, làm nảy sinh những vấn đề phức tạp mới trong nội
bộ, đe doạ đến sự ổn định và phát triển của chế độ chính trị và nhà nước
- Không ít cán bộ, đảng viên bị lung lạc ý chí, bị tác động bởi luận điệu chiến tranh tâm lý, phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch bộc lộ tư tưởng băn khoăn, lo lắng mất niềm tin vào tiền đồ của chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận thắng lợi của cách mạng; mơ hồ mất cảnh giác, mất phương hướng, muốn Đảng ta phải “cải cách”, “mở rộng dân chủ”
- Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, thậm chí ở cả cán bộ quản lý cấp suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, hách dịch, xa rời quần chúng đã và đang làm giảm sút uy tín của Đảng, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền Gây mất niềm tin của quần chúng vào Đảng, chính quyền, tạo ra các phản ứng xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền, lôi kéo chống Đảng, Nhà nước
- Mối đe doạ “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngày càng rõ nét như: Đã xuất hiện nhiều ý kiến trong một số cán bộ, đảng viên cả đương chức và nghỉ hưu không đồng thuận với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở
Trang 6nhiều cấp độ khác nhau Họ dùng danh nghĩa góp ý cho Văn kiện Đại hội Đảng, thư ngỏ, hồi ký, để đưa các vấn đề gây tổn hại đến uy tín của Đảng, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những thành tựu của đất nước VD: Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Hoàng Minh Chính
=> Thực tế, tình trạng trên đã và đang diễn ra âm thầm ở mọi ngành, mọi cấp, trở thành mối đe doạ trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ chính trị, đến thịnh suy của dân tộc nếu chúng ta không có giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, đẩy lùi
4 Mối đe dọa từ an ninh thông tin
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đã cho ra đời những công cụ vô cùng tiện ích, đó là Internet và công nghệ liên lạc không dây Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ an ninh, các công cụ này cũng đang trở thành hiểm họa đối với sự ổn định và phát triển bình thường của các nước
- Internet đang được coi là “chiến trường thứ 5” trong cuộc tranh đấu vì lợi ích của con người ngoài bầu trời, mặt đất, không gian, biển An ninh thông tin, nhất là an ninh mạng đang thực sự trở thành mối lo ngại đối với an ninh quốc gia của mỗi nước, thậm chí ở ngay tại Mỹ -quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhất, là quê hương của Internet
- Đối với Việt Nam, sự phát triển bùng nổ của các phương tiện thông tin và truyền thông (Với 140 triệu thuê bao di động - đứng thứ 7 thế giới về số lượng thuê bao di động và hơn 40% dân số Việt Nam tiếp cận sử dụng dịch vụ mạng) cùng với
sự yếu kém, bất cập trong quản lý của ta đang là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch, các đối tượng phản động trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia đất nước
+ Bài toán quản lý các dịch vụ viễn thông và Iternet hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, cũng như phòng ngừa các hoạt động lợi dụng mạng thông tin gây tổn hại lợi ích nhà nước, xã hội và cá nhân là rất phức tạp cho
cơ quan quản lý
+ Các thế lực thù địch lợi dụng triệt để công cụ Internet để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, móc nối cơ sở, thu thập tin tức tình báo Trên mạng Itemet xuất hiện hàng trăm website của các tổ chức phản động lưu vong cùng hàng nghìn Blog
cá nhân có nội dung không lành mạnh Ngày đêm 24/24h lúc nào cũng có phòng hội thoại trực tuyến các luận điệu chống Đảng, Nhà nước, với một số lượng đông đảo học sinh, sinh viên tham gia Không chỉ dừng ở tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, các đối tượng đã sử dụng công nghệ thông tin để phối hợp, tiến hành các hành động chống đối Nhiều vụ kích động biểu tình, tụ tập đông người được truyền
đi từ Internet và tin nhắn điện thoại di động; các vụ khủng bố đe doạ tính mạng của nhiều người, gây mất ổn định chính trị xã hội được kích nổ bằng một cuộc gọi di động
+ Internet và điện thoại di động còn là phương tiện ẩn chứa những mối
đe doạ tấn công, nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mạng đối với nước ta Theo
Trang 7các hãng bảo mật trên thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu về tỉ lệ tán phát thư rác, xếp thứ 12 thế giới về mức độ đe doạ bị tấn công bằng mã độc, đứng thứ 33 với hệ thống máy chủ bị lợi dụng lừa đảo trực tuyến, xếp thứ 45 về mức độ
đe doạ máy tính bị nhiễm phần mềm điều khiển của tin tặc Nguy cơ này càng gia tăng khi hiện nay nhận thức của cán bộ các cơ quan, ban ngành và nhân dân về an ninh mạng còn bất cập: 100% cơ quan chủ quản Việt Nam khi thuê thiết kế website đều chưa quan tâm đến an toàn mạng Với khả năng tài chính hạn chế, 100% các website của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan ban ngành Việt Nam đang được đặt
ở những dải mạng yếu, rất dễ bị xâm nhập tấn công Các sản phẩm công nghệ thông tin tràn ngập thị trường nhưng chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài (60% thiết bị viễn thông của Việt Nam hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc; các thiết
bị hiện đại: smart phone, máy tính bảng đều do nước ngoài sản xuất) Trong khi
đó, trình độ phát triển khoa học công nghệ (nhất là công nghệ thông tin) của ta còn thấp, khả năng phát hiện và kiểm soát an ninh đối với các sản phẩm, thiết bị, linh kiện công nghệ thông tin nhập khẩu từ nước ngoài rất hạn chế Thời gian vừa qua, chúng ta đã phát hiện nhiều vụ chiếm đoạt, thay đổi, lấy cắp thông tin, bí mật nhà nước bằng cách sử dụng phần mềm gián điệp, tán phát sâu máy tính (virus), tấn công bằng mã độc làm tê liệt mạng máy tính, gây ra tình trạng rối loạn trong hoạt động của một số cơ quan nhà nước
5 Mối đe dọa từ khủng bố quốc tế
Từ sau sự kiện 11/9 đến nay, nguy cơ khủng bố lan rộng ra toàn thế giới, và trở thành mối
Đối với Việt Nam, hiện các hoạt động khủng bố quốc tế như đã diễn ra trên thế giới chưa xảy ra, bởi vì:
+ Việt Nam không phải là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố (không có xung đột lợi ích)
+ Các tổ chức khủng bố quốc tế cũng chưa có cơ sở xã hội tại Việt Nam
+ Tuy nhiên, mối đe doạ khủng bố tại nước ta cũng đang hiện hữu, bởi
ở trên lãnh thổViệt Nam đang có các lợi ích của Mỹ và các nước phương Tây Thời gian qua, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước này ngày càng được tăng cường Chúng ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 13 nước, trong đó có Anh và đã nâng quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm đối tác toàn diện Điều đó cho thấy sự hiện diện lợi ích của Mỹ và đồng minh tại Việt Nam ngày càng lớn Không loại trừ khả năng các tổ chức khủng bố quốc tế sẽ tiến hành khủng bố tại Việt Nam để đánh thẳng vào các lợi ích này Nếu chúng ta để xảy ra khủng bố đổi với các mục tiêu của Mỹ và phương Tây, hậu quả đối với an ninh quốc gia sẽ là rất lớn, bởi sẽ trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư của Việt Nam, làm giảm sút đầu tư nước ngoài, đồng thời phá hoại quan hệ đối tác giữa Việt Nam với các nước chúng ta đang cần tranh thủ, nhất là với Mỹ
+ Ngoài ra, cũng đã xuất hiện một số tổ chức phản động lưu vong cử người về nước nhằm khủng bố, gây nổ tại các mục tiêu chính trị Đáng chú ý là đã
Trang 8xuất hiện một số vụ gây nổ nhằm vào mục tiêu là nhà riêng các đồng chí lãnh đạo ban ngành tại một số địa phương có dấu hiệu khủng bố đòi hỏi chúng ta càng phải nâng cao nhận thức và tăng cường các mặt công tác an ninh để đối phó với mối đe doạ khủng bố
6 Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu toàn cầu
+ Ngày nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở thành một vấn đề “nóng” của thế giới và được xác định là một thực tế đe doạ sự tồn tại của loài người trên trái đất có tác động trực tiếp đến chính trị và an ninh quốc gia
Nguyên nhân của tình trạng biến đổi khí hậu do trái đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mức trung bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng quanh năm băng giá ở Bắc và Nam cực tan dần, làm mặt nước biển dâng cao hơn, tới lúc nào đó sẽ ngập chìm và xoá khỏi bàn đổ thế giới những hòn đảo và những vùng đất thấp của một số nước Ngoài ra, thời tiết trên trái đất cũng bị biến đổi tiêu cực, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn Tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu hiện
rõ, với viễn cảnh rất đáng sợ của một hiện tượng “tị nạn môi trường” và những luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan hệ giữa các nước, biến đổi mối quan
hệ chính trịgiữa các quốc gia
+ Việt Nam là một trong những nước chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu mạnh nhất (đứng thứ 13 trong 16 nước chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu toàn cầu trong 30 năm tới), với hậu quả trực tiếp nhất là nước biển dâng nhấn chìm các vùng đất ven biển
Theo sự tính toán của các chuyên gia 100 năm tới có 2 kịch bản về nước biển dâng cao:
Kịch bản 1: mặt nước biển chỉ dâng cao hơn 1 mét Ở Đồng Bằng sông Cửu Long, nhiều nơi đất chỉ cao hơn mặt biển từ lm đến l,25m nên mực nước biển chỉ cần dâng cao thêm lm cũng đủ làm ngập chìm 40% diện tích của cả vùng này, và trên bình diện cả nước, làm đảo lộn cuộc sống của 11% dân số (tỉ lệ cao nhất thế giới), lấy đi của Việt Nam 10% GDP, tàn phá 13% diện tích đất nông nghiệp, 10% các vùng đô thị và 28% các vùng ngập nước
Kịch bản 2: Nếu mặt nước biển dâng cao 5m, 16% diện tích lãnh thổ nước ta
sẽ bị ngập chìm, 35% dân chúng sẽ phải di dời nơi cư trú, mất đi 36% GDP, 24% diện tích đất nông nghiệp sẽ bị huỷ hoại
Hiện nay, người dân Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt với tình trạng nước mặn ngày càng tiến sâu vào đất liền, tác động không nhỏ đến cuộc sống
và sản xuất; hiện tượng sạt lở bờ sông Tại miền Trung, người dân từ lâu đã phải sống với hiện tượng biển dâng cao lấn đất liền Suốt dọc bờ biển từ Phong Điền đến Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), hàng trăm làng phải “chạy sóng”, dắt díu nhau bỏ nhà, nhường lại làng cho biển Có nơi, người dân đã dời lui nhà cửa 800m, nhưng với tốc độ xâm thực của biển (lấn thêm 200m sau 10 năm), cũng chỉ vài năm nữa thôi những làng tái định cư này cũng không còn
Trang 9II TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN:
Trách nhiệm của công dân đối với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, trong đó có mỗi công dân Trách nhiệm của công dân trong việc ứng phó với những thách thức này là vô cùng quan trọng Dưới đây là một số trách nhiệm cụ thể mà mỗi công dân cần thực hiện:
Nâng cao nhận thức
uy tín về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, cách thức hoạt động của chúng và biện pháp phòng ngừa
chính xác với tin giả, thông tin sai lệch để tránh bị kích động hoặc lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an ninh, an toàn cho cộng đồng
Chủ động phòng ngừa
giác với các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo
hội, không tham gia vào các cuộc tranh cãi gây mất đoàn kết
luật, không tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật
hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai
Tham gia tố giác
hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hoạt động khả nghi
quan chức năng để hỗ trợ công tác điều tra, xử lý
Xây dựng cộng đồng
đồng, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng một cộng đồng đoàn kết, an toàn
dựng một xã hội văn minh, tiến bộ
Tóm lại, mỗi công dân đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc
gia Bằng những hành động thiết thực, chúng ta góp phần xây dựng một Việt Nam hòa bình, ổn định và phát triển
Trang 10PHẦN KẾT BÀI
Trong thế giới hiện đại, với sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa và công nghệ, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đã và đang nổi lên như những thách thức nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến sự ổn định và phát triển của các quốc gia, đặc biệt là Việt Nam Các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh toàn cầu và tội phạm mạng không chỉ là những thách thức riêng biệt mà còn có thể tương tác và làm trầm trọng thêm các vấn đề khác, tạo ra một mạng lưới phức tạp các rủi ro và mối đe dọa
Biến đổi khí hậu, với những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng như bão lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, đang gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và kinh tế của Việt Nam Những hiện tượng này không chỉ làm tăng nguy cơ thiên tai mà còn dẫn đến suy giảm tài nguyên thiên nhiên, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, và gây tổn thất nặng nề cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên tự nhiên
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí và nguồn nước, đã và đang đe dọa sức khỏe cộng đồng và làm giảm chất lượng cuộc sống Ô nhiễm không khí, với mức độ bụi mịn PM2.5 cao, đã dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh
hô hấp và tim mạch Ô nhiễm nguồn nước do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt chưa được kiểm soát cũng đã gây ra các vấn đề về sức khỏe, làm suy giảm chất lượng nước uống và nguồn nước cho sản xuất
Dịch bệnh toàn cầu, điển hình là đại dịch COVID-19, đã làm lộ rõ những yếu điểm trong hệ thống y tế và khả năng ứng phó với khủng hoảng của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Đại dịch không chỉ gây ra thiệt hại lớn về sức khỏe mà còn dẫn đến suy thoái kinh tế và xã hội, làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy hàng triệu người vào tình trạng nghèo đói Hệ thống y tế đã phải đối mặt với áp lực khổng lồ trong việc điều trị bệnh nhân, cung cấp vaccine và duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu
Tội phạm mạng, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và internet, đã tạo ra những mối nguy hiểm mới đối với an ninh quốc gia và an toàn cá nhân Các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, từ việc đánh cắp thông tin cá nhân đến các cuộc tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng, đã làm tăng nguy cơ rủi ro và tổn thất tài chính Sự gia tăng của tội phạm mạng không chỉ đe dọa đến các tổ chức và doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến sự tin tưởng của công chúng vào các hệ thống công nghệ
Đối phó hiệu quả với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống này đòi hỏi một chiến lược toàn diện và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, tổ chức xã hội và cộng đồng Các giải pháp cần bao gồm việc phát triển các chính sách bảo vệ