- Sách "Environmental Security: Approaches and Issues" do Rita Floyd và Richard Matthew chủ biên đã téng hợp nhiều công trình nghiên cứu để cung capnhững kiến thức cơ bản nhất về những v
Trang 1ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH
NGUYEN NAM KHÁNH
CONG TAC QUAN TRI AN NINH MOI TRUONG TAI
KHU CONG NGHIEP HOA CAM, DA NANG: THUC
LUAN VAN THAC SI
QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH
NGUYEN NAM KHÁNH
Chuyén nganh: Quan tri An ninh phi truyén thong Mã số : 8900201.05QTD
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: GS.TS NGUYEN XUAN YEM
HA NOI - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu của tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của GS TS Nguyễn Xuân Yêm Các nội dung nghiên cứu và
kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bat trì công trìnhkhoa học nao trước đây Những trích dan, số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét
và đánh giá được chính tác giả thu thập được từ các nguồn khác nhau và được ghitrong phan tài liệu tham khảo
Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng đánh giá luận văn, Trường Quảntrị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội đối với những cam kết trên
Tác giả
Nguyễn Nam Khánh
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Đề hoàn thành được luận văn, tôi xin được gửi lời tri ân đến các giảng viên củaChương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinhdoanh, Đại học Quốc gia Hà Nội Những kiến thức và kinh nghiệm của các thầy, cô
truyền đạt trong quá trình học tập tại Trường và trong thời gian nghiên cứu đề tài đã
giúp đỡ, định hướng cho tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc nhất đến GS TS Nguyễn Xuân Yêm, người trực tiếp hướng dẫn tận tình cả về
chuyên môn và phương pháp trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế nên không thé tránh
được những sai sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá và nhận xét chân
tình của các thầy, cô, đồng nghiệp và bạn bè dé hoàn thiện nghiên cứu này
Nguyễn Nam Khánh
il
Trang 54 Đối tượng nghiên CứỨU - - 2° + +SE+SE9EE£EE2EEEEEEEEEEEEEEEE1112117112111711111 1.1 xe 65 Phạm vi nghiÊn CỨU - - <5 + E1 1891118311181 1 1910 91g ng vt 6 6 Phương pháp nghién CỨU - c2 1321131131119 1 1153111111111 1 T11 1E g riệp 77 Kết cấu luận văn :-©2++t22E v22 122211 2.EEE.TE.Trrrrrrirriio 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE AN NINH MOI TRƯỜNG DƯỚI GOC ĐỘQUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THÓNG 2: ©55:2c5vvsccvvrrrrerrrrrree 91.1 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống va an ninh môi trường 9
1.1.1 Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống -2 ¿- 52 ©5+255z2c+2 91.1.2 Khái niệm về an ninh môi trường -¿- s¿+©+++++zx++zx+zx+zzx++zxez 111.1.3 Một số nguy cơ de dọa an ninh môi trường tại Việt Nam - 131.1.4 Ảnh hưởng của việc mất an ninh môi trường dưới góc độ an ninh phi truyền
thốngg -:-©5c 22221 E1EEE2112112117121121111211211.11 1111.11.1111 11.1 17
1.2 An ninh môi trường trong khu công nghiỆp - : 5 55+ 3+ £+*s+sexsexeexss 19
1.2.1 Khái niệm về khu công nghiỆp 2-2 25 ©5£+S£+£E+£Ee£E++Evzxerxerreee 19
1.2.2 Vai trò của khu công nghiỆp - . 5 eee 1n ngư 20
1H
Trang 61.2.3 Phân loại va đặc trưng sản xuất của khu công nghiệp -: 22
1.2.4 Đặc điểm của an ninh môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam 23
1.3 Công tác quản tri an ninh môi trường tại khu công nghi€p - 24
1.3.1 Khái niệm công tác quản tri an ninh môi trường tại khu công nghiệp 24
1.3.2 Các phương châm và phương thức quản tri an ninh môi trường tại khu công ¡4010017777 (II 27
1.3.3 Khung đánh giá công tác quản trị an ninh môi trường tại khu công nghiệp 28.41809/91809:1019)I1c001175 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ AN NINH MÔI TRƯỜNGTẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CAM, ĐÀ NẴNG -cccccccvvcssrreerrre 322.1 Khái quát chung về Khu Công nghiệp Hòa Cam, Da Nang 33
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ¿22 + x+2x++E+Exerxrrxrzrxerxerxerxee 332.1.2 Hạ tang Khu công nghiệp Hòa Cầm - - 2-2 2 2+E£+E££Ee£EeExerxerseẻ 342.1.3 Tình hình sản xuất, kinh doanh tại Khu Công nghiệp Hòa Cầm 35
2.2 Thực trạng an ninh môi trường tại Khu công nghiệp Hòa Cầm 37
2.2.1 Thực trạng chất lượng môi trường tại Khu công nghiệp Hòa Cầm 37
2.2.2 Đánh giá mức độ ôn định và phát triển bền vững - 2-2 52522 452.3 Chi phí công tác quản tri an ninh môi trường - - + s+++ss+++sexssxeerss 51 2.3.1 Chi phí quản tri rủi ro mÔI fTƯỜNg - - <6 + tk *svE+sEEseeseeseesee 512.3.2 Chi phí mat do khủng hoảng và chi phí khắc phục khủng hoảng 60
2.4 Đánh gia chung thực trạng công tác quản tri an ninh môi trường tai Khu Công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2019-20/23 -¿- 2-52 +ESE£EE+EEEEEEEE2E2E2EEEEEErkrrree 62.43⁄809/)1809:1019)1c 115 66
CHƯƠNG 3: THACH THUC VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUA CÔNG TÁCQUẢN TRỊ AN NINH MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CẢM, ĐÀ\) cm 67
3.1 Thách thức đối với công tác đảm bảo an ninh môi trường tại Khu Công nghiệpHòa Cầm tới năm 2030 22-22222221 22271112 21T re 673.1.1 Áp lực môi trường từ hoạt động mở rộng Khu Công nghiệp Hòa Cam 67
3.1.2 Áp lực môi trường từ chất thải sinh hoạt tại Khu Công nghiệp 68
IV
Trang 73.1.3 Nguy cơ tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường gia tăng 693.1.4 Nguy cơ từ tình trạng biến đổi khí hậu gia tăng -2- 2 s+cxecsz 703.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninh môi trường tạiKhu Công nghiệp Hòa Cầm -¿- 2: 2£ ©S£+2E22EE22EE22EE27112212112711271 21122 crk 70
3.2.1 Về chiến lược thực hiện 2-22 +¿22E+2EE£EEE2EE2EEEEEEEEEEEEkrrrkrrkrsrke 713.2.2 Một số giải pháp cụ thỂ -2- 5 ©52S<2EE‡EE22EE2E1EEE21121127171711211 1121 73
KET LUAN CHUONG 8 0 a -:Ö:1 80KET LUAN ooeecescsscsssessessessssssessessessusssessessessuessessessussusssessessessussistseesessussisssessessessseeseeseces 82DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO o.0c.cccsssessssssssssssssessseesssssecssecsssesecssecssecsesesecstecs 84
PHU LUC Lieececceccssccssessesssessecsecsussssssessecsecsusssecsessusssessessecsussusssessecsussuessessessesseseseesveses 87
PHU LUC 2oneceeccsccsscssessssssessessscsusssessscsscsusssscsucsussusssscsecsussusessesecsessusasessecsessucaussseesecses 93
Trang 8DANH MỤC TỪ VIET TATTT Từ viết tắt Dịch nghĩa
1 ANMT An ninh môi trường
2 ANPTT An ninh phi truyền thống
3 FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
4 KCN Khu Công nghiệp
5 PL Phụ lục
6 QCVN Quy chuân Việt Nam
7 UBND Ủy ban nhân dân
VI
Trang 9DANH MỤC BANG BIEU
Bang 1.1 Tiêu chí đánh giá công tác quản trị ANMT tại KCN Hòa Cầm 29
Bang 2.1 Quy hoạch sử dụng đất KCN Hòa Cầm - 2-2 2+ 2+E+£Ee£Eerxerxereee 34Bang 2.2 Danh mục ngành nghề sản xuất, kinh doanh tại KCN Hòa Cầm 35
Bảng 2.3 Kết quả quan trắc tải lượng khí thải tại các KCN, cụm công nghiệp trên địabàn thành phố Đà Nẵng - 2 2 E+SE+2EE2EE2EEEEE21127151171711211117111 111111 38Bang 2.4 Kết quả quan trắc nước thải KCN Hòa Cầm 2-52-5255 s2£sc£+2Szz2 40Bang 2.5 Kết quả quan trắc đất công nghiệp và nước dưới đất KCN Hòa Cam 42
Bang 2.6 Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ hài lòng với môi trường 44
Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả khảo sát một số tiêu chí đánh giá mức độ bền vững 51
Bảng 2.8 Tổng hợp kết qua khảo sát chi phí mat do sự có và chi phí khắc phục sự cố 61
Bang 2.9 Kết quả đánh giá công tác quản trị ANMT tại KCN Hòa Cầm 62
Bang 3.1 Mô hình SWOT xây dựng chiến lược quan tri ANMT KCN Hòa Cầm 71
VI
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Chu trình quản tri thảm họa an ninh môi frường - -s++ss++ss++ss2 25
Hình 2.1 Quy trình hoạt động Tram xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Cầm 54Hình 2.2 Quy trình thu gom chat thải ran KCN Hòa Cầm 2-5 5552552 55Hình 2.3 Quy trình xử lý chất thải rắn nguy hại tại bãi rác Khánh Sơn 56
Hình 2.4 Quy trình xử ly bóng đèn thải tại bãi rác Khánh Sơn - - 5+5 56
Vill
Trang 11PHẢN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
ANMT là một bộ phận của ANPTT và câu thành nên an ninh toàn diện của quốc
gia Về cơ bản, có thé hiểu ANMT là trạng thái và khả năng đáp ứng của hệ thống môitrường đến các nhu cầu của con người một cách an toàn và bền vững Tại Việt Nam,quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước, đã bộc lộ những bất cập và tạo áp lực lớn đối với môi
trường sinh thái Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp, chất lượng môi
trường nhiều nơi suy giảm mạnh; đa dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến
mức báo động, nguồn gen bị thất thoát; han hán và xâm nhập mặn gia tang , gây hậuquả nghiêm trọng Thành phố Đà Nẵng cũng không tránh khỏi những mối đe dọa từ
thực trạng chung đó.
Ké từ khi chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào ngày01/01/1997 đến nay, Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành đô thịlớn, đầu tàu, động lực phát triển, trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây
Nguyên Đóng góp vào sự phát triển tích cực này có vai trò không nhỏ của ngành công
nghiệp, với mũi nhọn là các khu công nghệ cao, KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn
thành phố Thành phố Đà Nẵng hiện có 01 khu công nghệ cao với diện tích 1.128,4 havà 06 KCN tập trung với tổng diện tích 1066,52 ha Số dự án đăng ký hoạt động tạicác KCN thành phố Đà Nang là 469 dự án, tập trung các loại hình chủ yếu: sản xuất
giấy, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng Trong năm 2020, tải lượng ô nhiễm phát
sinh gồm 14,83 tan bụi/ngày; 228,41 tan SO./ngay va 34,19 tan NO,/ngay Đến cuốinăm 2020, với 11 điểm quan trắc không khí thụ động trong khu vực các KCN trên địabàn thành phố cho thấy, giá trị trung bình năm các thông số SO, NO; dao động từ
4,28-28,99 ug/m’, nam trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT nhưng
hàm lượng bụi tổng số trung bình năm tại các vị trí quan trắc dao động từ 4,28-223,34
ug/mỶ, vượt mức cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT Tải lượng các chat ô nhiễm
trong nước thải phát sinh từ các KCN như COD, SS trong thời gian từ 2018 đến 2020đều tang; nguyên nhân là do tỷ lệ lap đầy của các KCN đều tăng trong giai đoạn này.Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, lượng chất
Trang 12thải rắn công nghiệp phát sinh từ các KCN trong giai đoạn 2016-2020 tăng từ 6.331tấn lên đến 16.799 tấn.
Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng vàphát triển thành phố Da Nang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định mụctiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội
lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm thương mại, công
nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ Theo định hướng đếnnăm 2030, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ có tổng cộng 25 KCN, cụm công
nghiệp, khu công nghệ cao, dự kiến tải lượng phat sinh nước thải hơn 150.000 mỶ/ngày
đêm, chat thải rắn công nghiệp hơn 1.000 tan/ngay, phát thải vào không khí khoảng 27tấn bụi/ngày; 367 tan SOz/ngày; 53 tan NO,/ngay nếu không có kế hoạch quản lý,phòng ngừa, kiểm soát sẽ gây tác động xấu đến môi trường và các hệ sinh thái, đe dọa
sự phát triển bền vững của thành phố Da Nẵng'
Trước tình hình đó, chính quyền các cấp thành phố Đà Nẵng đã quán triệt quanđiểm phát triển các KCN, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao phải gắn với bảo vệmôi trường làm nền tảng; lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trườnglà chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường;không đánh đổi môi trường lấy phát triển công nghiệp; tiến tới mục tiêu phát triển bềnvững Quan điểm này đã được cụ thé hóa trong nhiều văn bản quan trọng của chínhquyền thành phố Đà Nẵng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Đà Nẵng lầnthứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025, Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường"giai đoạn 2021-2030 và Đề án "Bảo vệ môi trường ngành công thương giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030" của UBND thành phố Đà Nang
Xuất phát từ tính cấp thiết này, tác giả đã lực chọn đề tài "CÔNG TAC QUAN
TRI AN NINH MOI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HÒA CAM, ĐÀ NANG:
THUC TRANG, THACH THUC VA GIẢI PHAP" làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩQuản trị An ninh phi truyền thống
* UBND thành phó Đà Nẵng (2023) Dé án bdo vệ môi trường ngành công thương thành phố Da Nang giải đoạn 2021-2025 và định hướng đên năm 2030.
Trang 132 Tong quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về quản trị ANPTT nói chung, quản trị ANMT môi trường nói riênglà van dé quan trọng, cấp bách, thu hút sự quan tâm của chính quyền, các tô chức quốc
tế, các tô chức phi chính phủ, cũng như giới học giả cả trong và ngoài nước, trong đó:
2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay, các công trình nghiên cứu quốc tế chủ yếu liên quan đến những vấn đềtổng quan về ANMT; đánh giá tình hình ANMT; nghiên cứu chính sách và giải phápkĩ thuật, công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo ANMT, chưa có nhiều nghiên
cứu quốc tế đánh giá về công tác quán tri ANMT Một số công trình quốc tế tiêu biểu
về ANMT có thé ké đến như:
- Sách "Environmental Security: An Introduction - 2nd Edition" cua tác gia Peter
Hough, PGS vé Chinh tri quéc té tai Dai hoc Middlesex, London, Vuong quéc Anh;
cuốn sách khăng định cơ sở lý luận và thực tiễn về mối liên hệ giữa các vẫn đề môi
trường với van dé an ninh, khang định và đi sâu nghiên cứu một số van đề môi trường
có tính cấp bách, nghiêm trọng, đe đọa tới an ninh quốc gia của nhiều nước và an ninh
con người trên toàn thế giới
- Sách "Environmental Security: Approaches and Issues" do Rita Floyd và
Richard Matthew chủ biên đã téng hợp nhiều công trình nghiên cứu để cung capnhững kiến thức cơ bản nhất về những vấn đề ANMT trọng tâm của thé giới hiện nay,trong đó có nhân mạnh đến khía cạnh về môi trường trong an ninh con người và mốiquan hệ giữa ANMT với phát triển bền vững; đồng thời đánh giá thực trạng hợp tácquốc tế về đảm bảo ANMT và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hợp tác
trong lĩnh vực này.
- Báo cáo khoa hoc "Environmental safeguards for industrial parks" do TS.
William Robert Avis, Dai học Bermingham, Vương quéc Anh thực hiện dưới sự ủyquyền của Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh đã tổng hợp một số phương pháp đảm baoANMT tại KCN và cách thức quản tri các KCN sinh thái; giới thiệu một số tiêu chuẩn
môi trường đối với KCN
Trang 14- Báo cáo khoa học "Environmental, Health and Safety Management for
Industrial Parks" của Sáng kiến Phát triển Các thành phố chau A - CDIA (do Ngânhàng Phát triển châu Á quản lý) phân tích mô hình quản trị môi trường, sức khỏe và antoàn tại KCN thuộc thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy, Trung Quốc
- Chuyên đề nghiên cứu "Development of Eco-Efficient Industrial Parks in
China: A review" của Viện Phát trién Bén vững Quốc tế (IISD) đã khái quát những
kinh nghiệm, bài học của Trung Quốc trong xây dựng, phát trién các KCN sinh thái
2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Nhiều sách chuyên khảo, công trình khoa học trong nước đã nghiên cứu tổng
quan về vấn đề ANMT và đi sâu nghiên cứu từng góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhauđối với van đề ANMT, trong đó ANMT liên quan đến hoạt động công nghiệp, có thékế đến:
- Sách chuyên khảo "An ninh phi truyền thong trong thời kỳ hội nhập quốc tế"do GS.TS Tô Lâm và GS.TS Nguyễn Xuân Yêm làm Tổng chủ biên đã tổng hợp toàndiện các vấn đề ANPTT có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo vệ an ninh quốc gia
và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong đó có vấn đề ANMT và biến đổi khí hậu; phân
tích, đánh giá quan điểm thế giới về vấn đề ANMT và nhận diện các mối đe dọaANMT chính tại Việt Nam; từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm ứng phó với
các nguy cơ thách thức ANMT và phòng chống tội phạm về môi trường
- Sách chuyên khảo “Dam bảo An ninh môi trường cho phát triển bên vững” doPGS.TS Nguyễn Đình Hòe biên soạn giới thiệu những khái niệm về ANMT và nội
dung cơ bản của ANMT, tập trung vào các vấn đề như tranh chấp tài nguyên, thảm họa
thiên tai, sự cỗ môi trường, ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, ti nạn môi trường,nhiễu loạn sinh thái, vũ khí sinh thái ; đồng thời giới thiệu các cơ sở pháp lý dé giảiquyết tranh chấp về tài nguyên, ô nhiễm môi trường và liên hệ với thực tiễn tại Việt
Nam.
- Sách chuyên khảo "Phòng ngừa và ứng phó sự cô môi trường trong sản xuất
công nghiệp” của TS Đỗ Thị Thu Huyền đã phân tích, đánh giá sơ bộ về thực trạng
đảm bảo ANMT trong hoạt động công nghiệp tại một số địa phương vùng Đông Nam
Trang 15Bộ; đề xuất giải pháp, xây dựng kịch bản phòng ngừa va ứng phó với một số sự cố môitrường chủ yếu trong hoạt động công nghiệp như sự cố hóa chat, sự cố chat thải
Các công trình nghiên cứu trong nước về công tác quản trị ANPTT nói chung vàcông tác quản trị ANMT nói riêng chủ yếu là các nghiên cứu tại Trường Quản trị &Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó chưa có công trình nào đi sâu nghiên
cứu về công tác quản trị ANMT tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ví dụ như:
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan trị ANPTT “Đảm bảo an ninh môi trường
bên vững trong các làng nghệ truyén thong huyện Thạch That giai đoạn 2023-2030"
của Nguyễn Minh Hồng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ANMT làng nghề và phân
tích thực trạng công tác đảm bảo ANMT tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, từ đó đề xuất
các giải pháp đảm bảo ANMT bền vững các làng nghề tại huyện Thạch Thất, Hà Nội
giai đoạn 2023-2030.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị ANPTT “Giải pháp phòng ngừa và
ứng phó với moi đe dọa an ninh môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của
Lê Văn Dương đã nghiên cứu cơ sở lý luận về ANMT, đánh giá thực trạng và đề xuất
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa AMMT
tại thành phố Hồ Chí Minh
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị ANPTT "Nghiên cứu và dé xuất giảipháp đảm bảo an ninh môi trường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành pho Hà Nộigiai đoạn 2020-2030" của Đặng Hương Giang đã trình bày luận cứ khoa học về môitrường và ANMT; đánh giá thực tiễn xây dựng, triển khai chiến lược ANMT trên địabàn quận Nam Từ Liêm thời gian qua và đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng, hoànthiện chiến lược đảm bảo ANMT hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn quận
Nam Từ Liêm giai đoạn 2020-2030.
Các công trình nghiên cứu về môi trường tại các KCN, cụm công nghiệp ở thành
phé Đà Nẵng chủ yếu mới ở góc độ đánh giá hiện trạng môi trường hoặc đánh giá cácgiải pháp kĩ thuật về môi trường, chưa tiếp cận vấn đề môi trường dưới góc độ an ninh,
ví dụ như:
Trang 16- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường “Đánh giá hiện trạng và đềxuất biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường cho Khu công nghiệp
Hòa Cam, thành pho Đà Nang" của Doan Thị Thanh Thanh
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường "Đánh giá hiện trạng và dé
xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí của cụm các cơ sở sản xuấtthép tại Khu công nghiệp Hòa Khánh - thành phố Da Nẵng" của Nguyễn Tién Nam
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật môi trường “ Đánh giá hiện trang và
ung dung mô hình Meti-lis để kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Khu côngnghiệp Liên Chiểu, thành phố Đà Nang" của Chu Thị Quỳnh
Từ tình hình nghiên cứu trên, có thé khang định đề tài 'Công tác quản trị an
ninh môi trường tại Khu công nghiệp Hòa Cam, Da Nang: Thực trạng, thách thứcvà giải pháp "' là đề tài mới, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng phương án đảm bảo an ninh môi trường tại KCN Hòa Cầm, Đà Nẵngđến năm 2030
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ANMT tại KCN
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đảm bảo ANMT tại KCN Hòa Cam, DaNang; xác định ưu điểm, nhược điểm và chỉ rõ nguyên nhân
- Dự báo những thách thức tới công tác đảm bảo ANMT tại KCN Hòa Cam, Đà
Nẵng trong thời gian tới.
- Dé xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đảm bao ANMT tại KCN HòaCam, Đà Nẵng tới năm 2030
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động đảm
bảo ANMT tại KCN Hòa Cầm, Đà Nẵng.
5 Pham vi nghiên cứu
Trang 17- Phạm vi về thời gian: Tìm kiếm, thu thập và phân tích dữ liệu về công tác đảmbảo ANMT tại KCN Hòa Cam, Da Nẵng trong giai đoạn 2019-2023 (05 nam) Dự báothách thức và xây dựng phương án đảm bảo ANMT đến năm 2030.
- Phạm vi về không gian: KCN Hòa Cam và các khu vực dan cư liền kè KCN
Hòa Cầm tại phường Hòa Thọ Tây, quận Câm Lệ, thành phố Đà Nẵng
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu: Trên cơ sở các dữ liệu và thông tinthu được, luận văn tiến hành phân loại sắp xếp các dữ liệu theo chủ đề, tham khảo trực
tiếp tài liệu từ các đơn vi, cũng như các tài liệu sơ cấp/thứ cấp liên quan đến nội dung
nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp thu thập số liệu:+ Phân tích tài liệu thứ cấp: Đây là phương pháp thu thập, phân tích và khai thácthông tin từ các nguồn có sẵn bao gồm các văn kiện, báo cáo, dự án, đề án của Đảngbộ thành phố Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng; các báo cáo, thống kê của các tổ
chức, cá nhân liên quan đến đề tài nghiên cứu Ngoài ra, những thông tin liên quan đến
KCN Hòa Cầm và vẫn đề ANMT tại các KCN được thu thập từ các báo cáo khoa học,
các website, bài báo, tạp chí về vấn đề môi trường và công nghiệp
+ Phân tích tài liệu sơ cấp: Đây là phương pháp thu thập, phân tích và khai thácthông tin từ dữ liệu liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp tại KCN Hòa Cam; hoạt động bảo đảm ANMT của chính quyền địa phương,Ban quản lý KCN Hòa Cam, các doanh nghiệp trong KCN Hòa Cam; ý kiến của cácđơn vi quan lý, người dân về van dé 6 nhiễm Các dữ liệu được thu thập qua quá trìnhphỏng vấn trực tiếp tại khu vực nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra xã hội học:Tác giả tiễn hành điều tra thực dia tai KCN Hòa Cầm va các khu vực dân cư liềnkề KCN Hòa Cầm thông qua bảng hỏi Bảng hỏi được kết hợp bởi các câu hỏi đóng -
mở dành cho người lao động tại KCN Hòa Cầm và người dân sinh sống, hoạt động tại
các khu vực liền kề KCN Hòa Cầm nhằm đánh giá thực trạng công tác đảm bảoANMT trong khu vực (/hực trạng môi trường; tâm lý người dân, người lao động đối
với thực trạng môi trường; nhận thức của người lao động đổi với công tác đảm bảo
Trang 18ANMT; nguyên nhân của những van dé ANMT; việc triển khai các biện pháp tuyêntruyền và giải pháp cụ thé dé đảm bảo ANMT ) Người được hỏi được lựa chọn ngẫunhiên, số lượng người được hỏi là 150 người.
Ngoài ra, tác giả tiến hành điều tra tại các doanh nghiệp hoạt động trong KCN
Hòa Cầm thông qua bảng hỏi Bảng hỏi được kết hợp bởi các câu hỏi đóng - mở nhằm
đánh giá thực trạng công tac đảm bảo ANMT của cơ quan chức năng va doanh nghiệp;
chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; dự báo thách thức và đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ANMT tại KCN Hòa Cầm dưới góc độ của nhàquản lý Số lượng đại diện doanh nghiệp trong KCN Hòa Cầm được hỏi là 30
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả phỏng vấn 05 chuyên gia trong
lĩnh vực quản trị ANMT của Việt Nam và chuyên gia trong lĩnh vực môi trường của
thành phố Đà Nẵng dé củng cố các luận điểm và đề xuất trong Luận văn.7 Kết cầu luận văn
Luận văn có kết câu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về ANMT dưới góc độ quản trị an ninh phi truyền
thống
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị ANMT tại KCN Hòa Cầm, Đà Nẵng
Chương 3: Thách thức và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản tri ANMT
tại KCN Hòa Cam, Đà Nẵng
Trang 19CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE AN NINH MOI TRƯỜNG DƯỚI GÓC ĐỘ
QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG
1.1 Nhận thức chung về an ninh phi truyền thống và an ninh môi trường1.1.1 Khái niệm chung về an ninh phi truyền thống
ANPTT (Non-traditional Security) là khái niệm mới bắt đầu xuất hiện trên thế
giới từ cuối thế ky XX và ngày càng trở nên phổ biến cho đến ngày nay, đặc biệt là từ
sau giai đoạn Chiến tranh lạnh, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa diễn ramạnh mẽ và khoa học, công nghệ phát triển nhanh chóng Các quốc gia, tổ chức quốctế thường sử dụng khái niệm ANPTT để thé hiện quan điểm, cách tiếp cận khác đốivới van đề an ninh so với an ninh truyền thống An ninh truyền thống lấy nhà nước
làm trung tâm; tập trung vào mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn ven
lãnh thé va sự 6n định, phát triển bền vững của hệ thống chính tri; nhiệm vụ dam baoan ninh thuộc về nhà nước, thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự, chính tri, ngoạigiao Trong khi đó, ANPTT lấy con người là trung tâm; mục tiêu chính là đảm bảo sựan toàn, 6n định và phát trién bền vững của từng cá nhân, sau đó là cộng đồng, doanhnghiệp, nhà nước trước các mối de dọa, thách thức có nguồn gốc phi quân sự; trách
nhiệm và nguồn lực dé đảm bảo ANPTT là của toàn xã hội An ninh truyền thống và
ANPTT có thé được coi như "hai mặt của một đồng xu", có mối quan hệ biện chứng,tác động qua lại và có khả năng chuyền hóa lẫn nhau, cùng nhau hợp thành an ninhtoàn diện của quốc gia
Nội hàm của vấn đề ANPTT luôn có sự biến động, khác nhau trong từng thờiđiểm, bối cảnh cụ thê và phụ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia, khu vực, cộng
đồng Ví dụ, Tuyên bó chung về hop tác trên lĩnh vực ANPTT tại Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ sáu vào ngày 01 tháng 11 năm 2002 đã xác địnhcác van đề ANPTT gồm buôn bán ma túy bat hợp pháp, mua bán người, cướp biến,khủng bó, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm mạng; LiênHợp Quốc lại xác định ANPTT gồm các mối đe dọa khủng bố, ma túy, cướp biển, rửatiền, tin tặc, thảm họa môi trường, dịch bệnh, mua bán người, di cư trái phép và cực
đoan dân tộc, tôn giáo Đối với Việt Nam, trước Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 20chưa chính thức sử dụng khái niệm ANPTT nhưng đã chi ra những van dé mới đe doađến sự hòa bình, ôn định và phát trién bền vững của đất nước như môi trường tự nhiênbị hủy hoại, bùng nô dân số, bệnh tật hiểm nghèo, tội phạm quốc tế, đi cư, khan hiémnăng lượng, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, biến đổi khí hậu Từ Đại hội XI, ĐảngCộng sản Việt Nam đã chính thức sử dụng khái niệm ANPTT với các vấn đề được chỉ
ra gồm chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế
bùng nổ dân số, phòng ngừa va hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo; Đại hội XII va XIIIcủa Đảng tiếp tục chỉ ra một số vấn đề như an ninh con người, an ninh tài chính, anninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đồi khí hậu, thiên tai,dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bó
Có thể nói, việc xác định những vấn đề cụ thê trong nội hàm ANPTT chỉ mang ý
nghĩa tương đối, nhằm phục vụ cho việc hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lượcan ninh của đất nước trong từng giai đoạn và những cam kết hợp tác quốc tế về anninh; mặt khác là để so sánh sự khác biệt với vấn đề an ninh truyền thống của từng
quốc gia cũng như từng khu vực và trên toàn thế giới Tuy nhiên, ở góc độ tổng quát,
có thê đánh giá ANPTT gồm một số đặc điểm chính sau:
- Xuất phát chủ yếu từ các nguồn phi quân sự
- Không chỉ đe dọa sự an toàn, ôn định, phát triển bền vững của các quốc gia, cácthé chế chính trị ma còn de doa trực tiếp tới các doanh nghiệp, tô chức, cộng đồng và
từng cá nhân.
- Có phạm vi tác động, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, khu vực hoặc toàn cầu, hay
nói cách khác là có tính xuyên quốc gia.
- Doi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, tô chức, doanh nghiệp, cộngđồng và sử dụng các biện pháp ứng phó toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự
Có nhiều quan niệm, định nghĩa về ANPTT, nhưng tôi thấy quan niệm về
ANPTT của các tác giả Tô lâm, Nguyễn Xuân Yêm, Trần Vi Dân và cộng sự là hợp lýhơn cả: An ninh phi truyền thong là trạng thái an ninh, an toàn, không có hiểm nguy
cho cá nhân con người, xã hội, quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại trước các nguy cơde dọa có nguồn gốc phi quân sự như tội phạm xuyên quốc gia, chủ nghĩa khủng bo,
an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, biên đôi khí hậu, an ninh y tế và dịch bệnh,
10
Trang 21an ninh kinh tế, an ninh tài chính, an ninh doanh nghiệp, an ninh năng lượng, an ninh
lương thực, an ninh đô thị, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo, an ninh giao thông,
an ninh trường học, an ninh du lịch, an ninh hàng không, an ninh mạng, an ninh biển
và hải đảo, Các nguy cơ, thách thức, moi đe dọa an ninh phi truyền thông thườnglan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực hoặc toàn cầu, do tác động bởi mặttrái của kinh tế thị trường, của toàn câu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học - côngnghệ”
1.1.2 Khái niệm về an ninh môi trường
Vấn đề ANMT từ lâu đã trở thành vấn đề cấp bách, đe doa sự an toàn, ôn định vàphát triển bền vững không chỉ đối với Việt Nam mà với toàn thế giới Năm 1972, Hộinghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Con người tại Thụy Điển đã lần đầu tiên đưa ravan đề ANMT và thông qua Tuyên bố Stockholm, trong đó có nêu lên nhiệm vụ bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ động vật hoang dã, giữ cho sự ô nhiễm không vượt
quá khả năng tự làm sạch của môi trường Tới năm 1992, Hội đồng Bảo an Liên HợpQuốc đã xác định các nguy cơ đe dọa ANMT như "sự khan hiếm tài nguyên thiênnhiên, suy thoái va ô nhiễm môi trường và những hiểm họa có thé gây suy yếu nềnkinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất 6n chính trị, thậm chí trở thành ngòi nỗ cho
các cuộc xung đột và chiến tranh"” Theo Dự án Thiên niên kỷ: "ANMT là việc duy trì
môi trường vật chất xung quanh xã hội cho nhu cầu của con người, đồng thời khônglàm suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên" Hội đồng An ninh Nga lại đưa rađịnh nghĩa: "ANMT là việc bảo vệ môi trường tự nhiên và các lợi ích thiết yếu củacông dân, xã hội, nhà nước khỏi các quá trình, xu hướng phát triển và tác động tiêu
cực từ cả bên trong và bên ngoài đe dọa sức khỏe con người, đa dạng sinh học, hoạt
động bền vững của các hệ sinh thái và sự sống còn của nhân loại"
Ở Việt Nam, van đề bảo đảm ANMT nhăm phát triển bền vững về kinh tế đã sớmđược Đảng, Nhà nước quan tâm và cụ thé hóa trong các chủ trương, đường lối, chínhsách, pháp luật Biểu hiện rõ nét được thể hiện qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngay từ Đại hội VII, trong Cương lĩnh xây dựng
? Tô Lâm, Nguyễn Xuân Yêm, Trần Vi Dân & và các tác giả (2017) An ninh phi truyền thống trong thời kỳ hội nhập quốc tê (tr.97).
3 United Nations Conference on the Human Environment (1972) Stockholm Declaration.
11
Trang 22đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã đề ra phương hướng "Tuân thủnghiêm ngặt việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái cho thế hệ mai sau".Đến Đại hội XI, Dang đã đề cập toàn diện, cụ thé và chi tiết hơn về van đề ANMT,theo đó cần "quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài
nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng dau;kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi
trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tếtuần hoàn, thân thiện với môi trường" Văn kiện Đại hội XIII cũng khăng định trách
nhiệm bảo vệ môi trường là của toàn xã hội trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo;
cần xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường; chan chỉnh công tácbảo vệ, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trườngvà thích ứng với biến đổi khí hậu; đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi viphạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, đây lùi tình trạng ô nhiễm, xâm hại môi
trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; thúc day xã hội hóa các hoạt
động bảo vệ tài nguyên, môi trường
Từ những quan điểm trên, hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam về
ANMT cũng đã dần hoàn thiện Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định "An
ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ồn định
chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia"*; Luật Công an nhân dân 2018
cũng quy định lực lượng Công an nhân dân có nhiệm vụ "Lam nòng cốt xây dựng nềnan ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh
chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hóa, an ninh mạng, an ninh
thông tin, truyền thông, an ninh xã hội, an ninh môi trường"”; hay mới đây, Luật Bảo
vệ môi trường (2020) xác định "Bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chếtác động xấu đến môi trường: ứng phó sự cố môi trường; khắc phục 6 nhiễm, suy thoáimôi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa
At"
dạng sinh hoc va ứng phó với biên đôi khí hau" và "Hoạt động bảo vệ môi trường bảo
* Luật Bảo vệ môi trường (2014), Điều 3.
> Luật Công an nhân dân (2018), Mục 12, Điều 16.
12
Trang 23đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gan liền với bảo vệ
môi trường khu vực và toàn cầu"é
Nhìn chung, ANMT có thể hiểu là trạng thái hệ thong môi trường lành mạnh, có
khả năng cung cấp bên vững các nguôn tài nguyên và bảo đảm điêu kiện sống an toàncho con người không bị de doa, không bị uy hiếp, không gây phương hai chủ quyền,an ninh, lợi ích quốc gia ở hiện tại và trong tương lai’
Mot hé thong môi trường bi mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên,
thiên tai gây ra hoặc do các hoạt động của con người đã khai thác cạn kiệt tài nguyên,
thải chất độc vào môi trường, gây ô nhiễm, suy thái môi trường, suy giảm đa dạng sinhhọc hoặc phối hợp tác động cả từ hai nguyên nhân gây ra từ tự nhiên hoặc con ngườinói trên ANMT đã trở thành vấn đề an ninh của mỗi quốc gia, là một trong những
nguy cơ de doa sự ton tại của cộng đồng quốc tế Nhận diện ANMT, ngoài các đặctrưng chung của ANPTT, có thé rút ra các yếu tố đặc trưng cơ bản sau:
- ANMT biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phức tạp diễn ra trên diện rộngvới nhiều lĩnh vực khác nhau
- ANMT tác động, chuyển hoá, đan xen, vừa hiện thực, vừa tiềm ân trong nộihàm các mối nguy cơ de doa ANPTT
- ANMT gắn liền với xu thế toàn cầu hoá tác động trực tiếp đến cuộc sống antoàn của con người và an sinh xã hội; đe doạ sự sống còn, phát triển của nhân loại, của
các quốc gia và vùng lãnh thô
1.1.3 Một số nguy cơ đe dọa an ninh môi trường tại Việt Nam
Việt Nam hiện nay phải đối mặt với các nguy cơ gây mat ANMT chính, gồm:Một là, ô nhiễm môi trường (không khí, đất, nguôn nước, biển) nghiêm trọng docác hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra Vấn đề ô nhiễm môi trường
ở một số khu vực trọng điểm như KCN, khu đô thị lớn, làng nghé, các lưu vực sông
đang rat đáng báo động Thời gian qua, lượng chat thải ran phát sinh tiếp tục gia tăng
mạnh trên phạm vi toàn quốc; trong đó, ước tính lượng chất thải răn sinh hoạt ở các đô
thị trên toàn quốc tăng trung bình 10-16% mỗi năm; chất thải rắn công nghiệp phát
Š Lnật Bảo vệ môi trường (2020), Điều 3 & Điều 4.
7 Tham khảo thêm các quan niệm ANMT của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Nguyễn Đình Hoè
13
Trang 24sinh với khối lượng lớn từ các KCN, cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất năm ngoàiKCN, cụm công nghiệp và các làng nghề; chat thải rắn nông nghiệp, chat thải rắn y tếcũng có xu hướng gia tăng qua từng năm Tuy tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trênphạm vi toàn quốc nhìn chung đã có cải thiện nhưng chưa đồng đều giữa các địa
phương, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa, các địa phương nghèẻoŸ Bên cạnh đó, hoạt
động phân loại rác thải từ nguồn, công tác thu gom và xử lý chất thải còn nhiều hạn
chế, bất cập, kém hiệu quả; đặc biệt là tình trạng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại
không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật.
Ô nhiễm không khí tiếp tục là van đề nóng, trong đó chủ yếu là van dé ô nhiễmbụi tại các thành phó, đô thị lớn, KCN Dac biệt, tình trang 6 nhiễm bụi mịn ở một sốđô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vẫn xảy ra thường xuyên, số ngàytrong năm có giá trị AQI (Air Qualify Index) ở mức kém và xấu chiếm khoảng 30%
tổng số ngày quan trắc trong năm, một số ngày chất lượng không khí suy giảm đếnngưỡng rất xấu” Nguyên nhân ô nhiễm không khí chủ yếu do quá trình công nghiệp
hoá và đô thị hoá, số lượng phương tiện giao thông cơ giới quá lớn trong khi độ che
phủ cây xanh giảm
Chất lượng môi trường đất tại Việt Nam còn khá tốt, tuy nhiên môi trường đất
nông nghiệp xung quanh khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp hay các vùngđất chuyên canh đã có dấu hiệu suy giảm do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chấtthải sinh hoạt đô thi, chất thải làng nghề, của quá trình thâm canh cây trồng với việc
gia tăng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Hầu hết đất nông nghiệp xungquanh khu vực hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề đều có nguy cơ cao bị ônhiễm kim loại nặng, thậm chí một số khu vực đã bị ô nhiễm kim loại Đối với cácvùng đất chuyên canh nông nghiệp, hàm lượng hữu cơ trong đất đều có dấu hiệu suygiảm, bên cạnh đó là dấu hiệu bị chua hóa Ở vùng núi, nhiều nơi rừng bị tàn phá đã
` AK : 2 Zz: ` 2 AS K A * : ~ 1
làm cho dat bi sat lở, xói mòn, rửa trôi, mat cân băng dinh dưỡng 0
ở Bộ Tài nguyên và Môi trường (2019) Tình hình phát sinh chất thải rắn thông thường: https://monre.gov.vn/Pages/tinh-hinh-phat-sinh-chat-thai-ran-thong-thuong.aspx
? Võ Hải (2024) Chat lượng không khí Hà Nội suy giảm điện rộng: ha-noi-suy-giam-dien-rong-47 18820.html
https://vnexpress.net/chat-luong-khong-khi-0 Nguyễn Cường (2https://vnexpress.net/chat-luong-khong-khi-016) Mới trường dat dang gánh nhiềm nguồn ô nhiễm:
https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-dat-dang-ganh-nhieu-nguon-o-nhiem-235777.html
14
Trang 25Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với nguồn nước, đặc biệt là với nước mặttrên lục địa Chất lượng nước bị ô nhiễm được ghi nhận phần lớn trên các đoạn sôngchảy qua khu vực có hoạt động công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh, điển hình nhưcác đoạn sông chảy qua nội thành Hà Nội, nội thành thành phố Hồ Chí Minh Các
điểm nóng về môi trường nước trên một số lưu vực sông chưa được cải thiện, như lưuvực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai Việt Nam hiện cũng đang đứng
thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là rác thải nhựa; một số khu biểnven bờ và cửa sông bị ô nhiễm dầu, chất hóa học do sự cố tràn dầu, hoạt động côngnghiệp hoặc 6 nhiễm chat hữu cơ liên quan tới chat thải sinh hoạt "
Hai là, biến đổi khí hậu, thiên tai nghiêm trọng và nước biển dâng Tông lượngphát thải khí nhà kính của Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 0,5% tông lượng phát thải
toàn cầu Mặc dù được xếp vào danh sách các quốc gia có tổng lượng phát thải khí nhà
kính thấp và không có nghĩa vụ phải cắt giảm khí nhà kính, tuy nhiên, Việt Nam làmột trong những quốc gia chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu Thời gianqua, khí hậu ở Việt Nam có nhiều diễn biến bất thường Nhiệt độ trung bình ở nhiều
khu vực trong cả nước có xu hướng nóng nhất trong lịch sử Diễn biến lượng mưa
trung bình cả nước có xu thế tăng nhẹ, một số nơi không phù hợp với quy luật nhiềunăm Tình trạng xâm nhập mặn, xa mạc hóa ngày càng phổ biến Các hiện tượng thờitiết cực đoan diễn biến phức tạp, có dấu hiệu gia tăng cả về tần suất và phạm vi ảnh
hưởng.
Ba là, xung đột môi trường, xung đột nguồn nước Việt Nam có 2.360 con sôngthuộc 16 lưu vực sông Trong đó, hơn 60% tài nguyên nước mặt xuất phát từ các quốcgia khác Hệ thống sông Hồng có 50% nguồn nước xuất phát từ Trung Quốc Hệ thốngsông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam chỉ có 10% nguồn nước bồ sung từ nội địa, trongkhi 90% nguồn nước chảy qua từ biên giới Campuchia và ngược lên thượng lưu Lào,Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc Hệ thống sông Mã, sông Cả đều có 40% lưu vựcphía thượng nguồn nam trên lãnh thé Lào Hệ thống sông Đồng Nai cũng có 15% lưuvực phía thượng nguồn là Campuchia chảy qua Với đặc điểm như vậy, Việt Nam cực
!! Báo Nhân dân (2022) Bảo vệ méi trường nước tại lưu vực sông:
https://nhandan.vn/bao-ve-moi-truong-nuoc-tai-luu-vuc-song-post693416.html
15
Trang 26kỳ nhạy cảm với mọi hoạt động liên quan đến khai thác và sử dụng nguồn nước từphía thượng lưu Trong khi đó, biến đổi khí hậu đang làm suy thoái tài nguyên nước,nhưng nhu cầu dùng nước của các quốc gia đều tăng lên, làm tăng các bất đồng vàxung đột trong sử dụng chung nguồn nước.
Hiện tượng tranh chấp nguồn nước trong nội bộ quốc gia cũng có xu hướng gia
tăng Do vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng nước
của cả nước tập trung ở lưu vực sông Mekong, 16% tập trung ở lưu vực sông Hồng Thái Bình, khoảng 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, các lưu vực sông lớn khác tông lượngnước chỉ chiếm phần nhỏ còn lại Bên cạnh đó, tổng lượng mưa của Việt Nam caonhưng phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian, tác động lớn đến trữ
-lượng và phân bố tài nguyên nước Trong khi đó, việc phát triển các công trình thủy
điện trong thời gian qua đã cho thấy những hạn chế bat cập trong việc chia sẻ nguồnnước; tài nguyên nước trên các dòng sông đã được đưa vào gần hết sử dụng cho thủyđiện, tạo ra hệ lụy lớn cho các vùng ở hạ lưu; gây nên những tranh chấp, xung đột, ảnh
hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự của khu vực?
Bốn là, nguy cơ suy giảm da dạng sinh học và mat cân bằng hệ sinh thái Việt
Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thé giới với nhiều kiểuhệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu Tuy nhiên, đa dạngsinh học tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: khai thác
trái phép và quá mức với tài nguyên sinh vật; hệ sinh thái tự nhiên và nơi cư trú của
loài bị chia cắt và suy thoái; ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu: nạn cháy rừng,
sự xâm hai của các loài sinh vật ngoại lai
Năm là, vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường Tính riêng trong giai đoạn
2006-2015, lực lượng Công an đã phát hiện, xử lý hơn 100.000 vụ vi phạm pháp luật
về môi trường; khởi tố hơn 3.000 vụ án với 4.300 bị can; xử phạt vi phạm hành chính97.000 vụ với tông số tiền 1.166 tỷ đồng Đặc biệt, đã điều tra, xử lý nhiều vụ phạmtội môi trường, tài nguyên, an toàn thực phâm nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúctrong nhân dân Đồng thời, cũng trong khoảng giai đoạn 2006-2015, hệ thống Tòa án
! Lê Thị Thanh Hà (2021) An mỉnh môi trường - thành tổ quan trọng cua an nỉnh quốc gia:
hfttps://tuyengiao.vn/an-ninh-moi-truong-thanh-to-quan-trong-cua-an-ninh-quoc-gia- 141804
16
Trang 27nhân dân đã thụ lý 2.331 vụ, với 4.342 bị cáo; trong đó xét xử 2.237 vụ, với 4.145 bị
cáo phạm tội về môi trường, chiếm 0,37% tổng số vụ án hình sự đã xét xt,
1.1.4 Ảnh hưởng của việc mat an ninh môi trường dưới góc độ an ninh phi truyềnthống
1.1.4.1 Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng dong
Báo cáo Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (IMHE, 2019) đã chỉ ra các yếu tố nguy
cơ gây tử vong và tàn tật tại Việt Nam, trong đó ô nhiễm môi trường không khí đứng
thứ 5, chỉ sau các nguyên nhân như cao huyết áp, đường huyết, hút thuốc và sử dụng
rượu bia Việc phơi nhiễm với hàm lượng bụi cao trong không khí, đặc biệt là bụi
PM, ; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới,
đột quy, đau tim, bệnh tac nghén phổi mãn tính và ung thư phối Khí thải từ hoạt động
giao thông và hoạt động công nghiệp chứa nhiều thành phần độc hại như CO, NO)
có thé gây ung thư hoặc gây kích thích, một số chất độc khác còn có thé ngắm vàomáu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người Ý
Ô nhiễm nguồn nước có thê tác động đến sức khỏe thông qua hai con đường là uống
phải nước bị ô nhiễm, ăn các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô
nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước ô nhiễm trong quá trình sinh hoạt, lao động Mộtsố nhóm bệnh có thé gặp phải do ô nhiễm nguồn nước bao gồm các bệnh về tiêu hóa; các
bệnh giun sán; các bệnh do muỗi truyền và các bệnh về mắt, ngoài da, bệnh phụ khoa.
Cùng với ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước thì ô nhiễm đất cũng gây nhiều táchại đến sức khỏe con người thông qua tiếp xúc trực tiếp (các bệnh xung huyết niêmmạc miệng, viêm họng, lợi, rồi loạn tiêu hóa ) và chuỗi thức ăn (tim mạch, thân kinh,xương khớp, ung thư ) Ngoài ra, còn các mỗi de dọa tiềm tàng lớn hon từ sự xâm
nhập của chất ô nhiễm trong đất vào tầng nước ngầm được sử dụng cho con người.1.1.4.2 Ảnh hưởng đến phát triển bên vững
Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Uy ban Thế giới vềMôi trường và Phat triên (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định
nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tai mà không làm tổn thương
'S Hoài Anh (2016) 2006 - 2016: Khám phá trên 100.000 vụ vi phạm pháp luật về môi Irường, tài nguyên, an toàn thực pham: https://bocongan gov vn/tintuc/Pages/lists.aspx ?ItemID=19333
'4 The Institute for Health Metrics and Evaluation (2019) Global burden of Disease Study 2019.
17
Trang 28khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Quan niệm này chủ
yếu nhấn mạnh khía cạnh sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảmmôi trường sống cho con người trong quá trình phát triển Phát triển bền vững là mộtmô hình chuyên đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưngkhông hé gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai (Gôdian vàHecdue, 1988, GS Grima Lino) Nội hàm về phát triển bền vững được tái khang địnhở Hội nghị Thượng đỉnh Trai đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro(Brazil) năm 1992 và được bồ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới vềPhát triển bền vững tô chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Pháttriển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triểnxã hội (nhất là thực hiện tiễn bộ, công bang xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết
việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải
thiện chất lượng môi trường: phòng chống cháy và chặt phá rừng: khai thác hợp lý và
sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) ” Điều này phù hợp với quan điểm của DangCộng sản Việt Nam về 03 trụ cột phát triển bền vững gồm kinh tế, văn hóa - xã hội và
môi trường.
Do đó, khi xảy ra mất an ninh môi trường như tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt,
thiên tai thường xuyên xảy ra, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng dẫn đến điều kiện sống và phát triển của con người ở thời điểmhiện tại và trong tương lai không được bảo dam; phát triển thiếu bền vững
1.1.4.3 Ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội
Vấn đề gây mất ANMT nếu không được kịp thời nhận diện, xử lý sẽ có nguy cơchuyền hóa thành mối đe dọa tới an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội Các điểmnóng về môi trường luôn là cơ hội dé các thế lực thù dich, phản động, cơ quan đặc biệtnước ngoài lợi dụng nhằm bôi nhọ, xuyên tạc, hạ uy tín của Đảng, Nhà nước; kích độngbiểu tinh gây mất an ninh, trật tự và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc Tiêu biểu có
thể kể đến vụ việc gây ô nhiễm môi trường tại Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa
'S World Commission on Environment and Development (1987) The Brundtland Report "Our common future".
'5 World Summit on Sustainable Development (2002) Johannesburg Declaration on Sustainable Development.
18
Trang 29tại Hà Tĩnh; các đối tượng chống đối đã lợi dụng danh nghĩa bảo vệ quyền lợi của ngưdân bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường để bao vây, đập phá tài sản của nhà máyFormosa, tắn công công nhân và lực lượng chức năng, chống đối người thi hành công vụ.Bên cạnh đó, nhiều năm qua, các vụ việc xung đột xã hội có nguyên nhân từ chất thải rắn
sinh hoạt vẫn diễn ra, chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động lưu giữ, vận chuyền và xả thải,
chôn lấp chat thai ran sinh hoạt, điển hình là những vụ việc gây ra tại Hà Nội (bãi rácNam Sơn, bãi rác Xuân Sơn) và thành phé Hồ Chí Minh (bãi rác An Hiệp) khi người dânbức xúc, biểu tình do tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh
hoạt; hay đơn giản hơn, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan chung dẫn
tới mâu thuẫn giữa các khu dân cư, hộ gia đình thường xuyên xảy ra, đặc biệt là tại các đô
thị lớn.
1.2 An ninh môi trường trong khu công nghiệp
1.2.1 Khái niệm về khu công nghiệp
Theo quan điểm của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO),
KCN là khu vực đất được phát triển và chia thành các lô theo một quy hoạch tổng thé về
đường xá, giao thông, tiện ích công cộng và các cơ sở vật chất chung dé các nhà sản xuấtcùng sử dụng Ở một góc độ khác, các KCN là một dạng công cụ chính sách do chính phủsở tại thiết kế để thu hút đầu tư, tạo việc làm, thúc đây xuất khẩu bằng cách khắc phụcnhững thách thức cản trở quá trình công nghiệp hóa như khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng;nguồn lực công nghệ và tài chính hạn ché; chi phí sản xuất, vận chuyền, giao dich cao; rào
cản, bat cập từ thể ché , nhằm mục tiêu cuối cùng là đạt được tăng trưởng cao và phát triển
nhanh.
Tại Việt Nam, căn cứ theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 củaChính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế, KCN là khu vực có ranh giới địalý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất côngnghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số82/2018/NĐ-CP Các loại hình KCN bao gồm khu chế xuất, KCN hỗ trợ, KCN sinhthái; trong đó, mỗi loại hình KCN đặc trưng bởi ngành nghề, định hướng phát triển vàđều được hưởng ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật
19
Trang 30Như vậy, có thé hiểu, KCN là một khu vực có ranh giới địa lý xác định, có hệthống cơ sở hạ tang hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, chuyên sản xuất hàng công nghiệpvà cung cấp các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được hưởng wu đãi dé thu hút dau
tu, tạo việc làm, thúc day xuất khẩu nhằm phát triển nhanh kinh tế - xã hội
1.2.2 Vai trò của khu công nghiệp
KCN có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địaphương trong cả ngắn han và dai hạn, cụ thé:
Thứ nhất, KCN thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước dé phát triển kinh tế - xãhội Với lợi thế về cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại, có quy chế quản lý rõràng và các chính sách ưu đãi, khu công nghiệp là môi trường đầu tư kinh doanh thuận
lợi cho các nhà đầu tư; việc này cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh của các tập
đoàn, công ty đa quốc gia trong việc mở rộng phạm vi hoạt động trên cơ sở tranh thủưu đãi thuế quan từ chính quyền sở tại, tiết kiệm chi phi, tăng lợi nhuận và khai thác
thị trường mới ở các nước đang phát triển Ngoài ra, việc khuyến khích các thành phầnkinh tế trong nước đầu tư vào KCN bằng nhiều hình thức, đa dạng sẽ thu hút được một
nguồn vốn tiềm tàng rất lớn trong xã hội chưa được khai thác và sử dụng hữu ích,
đồng thời tạo ra sự tin tưởng và là động lực thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào KCN.
Thứ hai, KCN giúp đây mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chỉ ngoại tệ, góp phầntăng nguồn thu ngân sách Sự phát triển của các KCN tác động lớn đến quá trình
chuyên dich cơ cau kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hướng về xuất khâu Hàng
hóa sản xuất ra từ các KCN chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lượng hàng hóa xuấtkhẩu của địa phương và của cả nước, góp phan tăng thu ngoại tệ Ngoài ra, hình thứcxuất khẩu tại chỗ thông qua việc cung ứng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp trongnước cho các doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong KCN và việc một số doanh
nghiệp chế xuất t6 chức gia công một số chỉ tiết, phụ tùng, công đoạn tại các doanh
nghiệp trong nước góp phan vào quá trình nội địa hóa trong cơ cấu giá trị sản phamcủa các doanh nghiệp Ngoài ra, các KCN cũng đóng góp đáng kê vào việc tăng nguồnthu ngân sách cho các địa phương và đóng góp chung cho nguồn thu của quốc gia
20
Trang 31Thứ ba, KCN tạo điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương phápquản lý hiện đại và kích thích sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ Với sựhoạt động của các KCN, nhiều kỹ thuật công nghệ tiên tiến, dây chuyền sản xuất đồngbộ, kỹ năng quản lý hiện đại đã được chuyền giao và áp dụng thành công trong cácngành công nghiệp; việc chuyên giao công nghệ của khu vực FDI tới các doanh nghiệp
trong nước đã góp phần thúc day vào việc tăng năng suất, mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong các ngành công nghiệp KCN thúc đây sự phát triển năng lực khoa học côngnghệ góp phan tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới, công nghệ mới,sản phẩm mới, phương thức sản xuất, kinh doanh mới giúp cho nền kinh tế từng
bước chuyền dịch theo hướng kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế
và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Mặt khác, sự xuấthiện của các doanh nghiệp FDI tại các KCN tác động đến các doanh nghiệp trongnước trong việc đổi mới công nghệ, trang thiết bi, nâng cao chất lượng sản phẩm, thayđổi phương pháp quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đạt hiệu quả kinh
tế cao Sự có mặt của các tập đoàn công nghiệp, các tập đoàn đa quốc gia, các công ty
có uy tín trên thế giới trong các KCN cũng là một tác nhân thúc đây phát triển côngnghiệp phụ trợ theo hướng liên doanh, liên kết; qua đó cho phép các công ty trongnước có thé vươn lên trở thành các nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và trở thànhnhững tập đoàn kinh tế mạnh, các công ty đa quốc gia
Thứ tu, KCN góp phan tạo việc làm, giúp xóa đói giảm nghèo và phát triểnnguồn nhân lực Các KCN thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc, tác động tíchcực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cưđồng thời góp phan làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên Phát trién KCNgóp phan quan trọng trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, đồngthời thúc đây sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng
chất xám cao, phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất, đạt trình độ khu vực
Trang 32khu đông dân cư, tạo điều kiện dé các địa phương giải quyết các van dé 6 nhiễm, baovệ môi trường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác củacộng đồng trong khu vực Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng ràoKCN còn dam bảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển
các khu dân cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ,
dịch vụ các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dân
trong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí ; thu hút đầu tư tại địaphương vào các ngành như điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảngbiển, các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thị trường địa Ốc gópphần đây nhanh tốc độ đô thị hóa
Thứ sáu, KCN góp phan bảo vệ môi trường sinh thái trong hoạt động sản xuat,
kinh doanh KCN là nơi tập trung số lượng lớn nhà máy công nghiệp, do vậy có điềukiện đầu tư tập trung trong việc quản lý, kiểm soát, xử lý chất thải và bảo vệ môitrường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, địa phương
1.2.3 Phân loại và đặc trưng sản xuất của khu công nghiệp
Dựa và lĩnh vực hoạt động và đặc điểm của KCN, ta có thể phân ra 03 loại hình
KCN chính tại Việt Nam hiện nay gồm:
- Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ chosản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu Khu chế xuất được ngăn cách vớikhu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại
pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Một số KCN chế xuất lớn tại Việt Nam
như Khu chế xuất Tân Thuận - TP Hồ Chí Minh (chuyên sản xuất công nghệ cao,
thiết bị điện tử, dệt may, bao bì ), Khu ché xuất Linh Trung I - TP Hồ Chí Minh(chuyên sản xuất may mặc, giày da, thực phẩm, thiết bị điện tử )
- KCN hỗ trợ là KCN chuyên sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, thựchiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Tỷ lệ diện tích đất cho các
dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê lại tối thiểu đạt 60% diện
tích đất công nghiệp có thé cho thuê của KCN Ví dụ về KCN hỗ trợ là KCN hỗ trợ
Nam Hà Nội (HANSSIP)
22
Trang 33- KCN sinh thái là KCN có các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuấtsạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất đề thựchiện hoạt động cộng sinh công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xãhội của các doanh nghiệp Một số KCN sinh thái được chú trọng đầu tư tại Việt Namhiện nay như KCN Amata - Tinh Đồng Nai, KCN Deep C - TP Hải Phòng, KCN Hòa
Khánh - TP Đà Nẵng
1.2.4 Đặc điểm của an ninh môi trường khu công nghiệp tại Việt Nam
Về cơ bản, nguy cơ gây mat ANMT tại các KCN ở Việt Nam hiện nay chủ yếu làvan dé 6 nhiễm môi trường Do đó, ANMT tai KCN có thể hiểu là việc mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong phạm vi KCN không gây ô nhiễm, de dọa trạng thái antoàn, lành mạnh của môi trường tại KCN và phục vụ hiệu quả mục tiêu phát triển bén
vững kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương ở hiện tại và trong tương lai
Về mặt lý thuyết, các KCN phải là các khu vực đã được quy hoạch và có quy chếquản lý, hoạt động bài bản; chịu sự giám sát chặt chẽ bởi các cấp chính quyền địa
phương; có nguồn lực tài chính dé đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý chat thải tập
trung; được đầu tư công nghệ, hệ thống thiết bị hiện đại theo hướng thân thiện với môi
trường Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN ở Việt Nam vẫn tương
đối phổ biến
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào năm 2020, tỷ lệ cácKCN có trạm xử lý nước thải tập trung chỉ chiếm 66%, nhiều KCN đã đi vào hoạtđộng mà hoàn toàn chưa triển khai xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng
không vận hành, vận hành không hiệu quả hoặc xuống cấp Trong khi đó, theo ước
tính có khoảng 70% trong số hơn một triệu mét khối nước thải hằng ngày, đêm phátsinh từ các KCN được xả thắng ra nguồn tiếp nhận mà không qua xử lý Tình trạng viphạm pháp luật về môi trường cũng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vi phạm về xảtrộm nước thải chưa qua xử lý ra môi trường; hậu quả là nhiều con sông, kênh rạch tại
các khu vực có KCN đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do khối lượng rác thải vượt quá
khả năng điều hòa của môi trường Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm không khí tại cácKCN cũng là van đề nổi cộm, tập trung chủ yếu tại các KCN cũ, sử dụng công nghệ
23
Trang 34lạc hậu, không được trang bị hệ thống xử lý khí thải, dẫn tới nồng độ bụi, CO, SO¿,
NO, luôn vượt quá mức độ cho phép theo quy định”
Nguyên nhân từ thực trạng trên xuất phát từ một số lý do như:- Việc quy hoạch phát triển các KCN tại một số địa phương còn thực hiện trànlan trong khi khả năng thu hút vốn đầu tư thấp, năng lực tài chính kém dẫn đến việcđầu tư xây dựng kết cau hạ tang còn hạn chế; nhiều KCN chưa ưu tiên xây dựng hệ
thống xử lý chất thải, một số KCN thậm chí còn không có hệ thống xử lý nước thải
- Các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chưa nhận thức đầy đủtrách nhiệm bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Nhận thức về bảo vệ môitrường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động trong KCN còn hạn chế
- Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cam kết bảo vệ môi
trường nhưng lại không thực hiện nghiêm túc Ban quan lý KCN mới chỉ tập trung vào
những vấn đề thu hút đầu tư, chưa quan tâm đến công tác quản lý môi trường KCN
Các công tác thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng còn chưa hiệu quả.
1.3 Công tác quản trị an ninh môi trường tại khu công nghiệp
1.3.1 Khái niệm công tác quản trị an ninh môi trường tại khu công nghiệp
Việc xây dựng khái niệm của công tác quản trị ANMT tại KCN cần xuất phát từkhái niệm về công tác quản tri ANPTT nói chung, theo đó: Quản trị ANPTT là côngviệc, nhiệm vụ của những người có trách nhiệm theo luật (chính là những chủ thể quảntrị như nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp, cộng dong ) trong việc nghiên cứu, banhành và thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch, dự án, quy định để phòng ngừa
các rủi ro, ứng phó với các khủng hoảng de dọa sự an toàn, 6n định, phát triển bên
vững của các đối tượng được bảo vệ trong một không gian, khoảng thời gian và địa
điểm cụ thể
Xuất phát từ khái niệm này, cùng với cách hiểu về ANMT và ANMT trong KCNnhư tác giả đã đề xuất trên đây, có thể định nghĩa công tác quản trị ANMT tại KCN là
công việc, nhiệm vụ của Nhà nước, ban quản lý KCN, các doanh nghiệp trong việc
„ụ Ngọc Hân (2021) Thực trạng và giải pháp bảo vệ môi trường các khu công nghiệp:
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/bao-ve-moi-truong/-/20 1 moi-truong-cac-khu-cong-nghiep.aspx
8/824299/thuc-trang-va-giai-phap-bao-ve-lồ Hoàng Đình Phi (2021) Tập bài giảng Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống.
24
Trang 35nghiên cứu, ban hành, thực hiện các chính sách, chiến lược, kế hoạch, dự án, quy địnhđể phòng ngừa ô nhiễm, ứng phó hiệu quả với các sự cố, thảm họa môi trường nhằmtạo trạng thái hệ thong môi trường tại KCN lành mạnh, có khả năng cung cấp bên
vững các nguồn tài nguyên và bảo đảm điều kiện sống an toàn cho con người không bịde doa, không bị uy hiếp, không gây phương hại chủ quyên, an ninh, lợi ích quốc gia ở
hiện tại và trong tương lai.
Tái thiết/ ed Phong
Phat trién ngừa
THẢM HỌA
ANMT
Giảm nhẹ/
Phục hôi Thích ứng
Hình 1.1 Chu trình quản trị thảm họa an ninh môi trường '?
Chu trình quản trị ANMT bao gồm hai giai đoạn: Phòng ngừa, ứng phó và 5
bước: Phòng ngừa, giảm nhẹ/thích ứng, cứu trợ, phục hồi, tái thiết phát triển
- Giai đoạn 1 (giai đoạn phòng ngừa) gồm hai bước: Phòng ngừa và giảm nhẹ/thích
ứng.
+ Phòng ngừa các mối đe dọa ANMT là hoạt động có tính chủ động và tổng hợpcủa Nhà nước, của xã hội, doanh nghiệp và của mọi công dân hướng tới việc hạn chế,ngăn ngừa sự hình thành các thành tố tạo thành các mối đe dọa ANMT hoặc làm chocác thành tố này không phát huy được tác dụng dé loại trừ dần nguyên nhân của cácmối de doa ANMT, ngăn ngừa các mối đe dọa này xảy ra hoặc dé thích ứng an toàn
với các thảm hoa nay, đảm bảo bên vững môi trường sông quôc gia.
' Nguyễn Xuân Yêm, Vũ Xuân Viên, Lê Đức Viên và các tác giả (2024) An ninh môi trường và phát triển bén vững Thành phố Đà Nẵng (tr.62).
25
Trang 36+ Giảm nhẹ/ thích ứng trong ứng phó các mỗi đe dọa, khủng khoảng, thảm họaANMT gồm tat cả các biện pháp có thé thực hiện nhằm giảm đến mức thấp nhất
những tác động của thảm họa ANMT, nhờ đó giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của
thảm họa Các biện pháp giảm nhẹ/thích ứng có thể là các biện pháp vật chất/côngtrình (xây dựng đê điều, nhà ở an toàn ); hoặc các biện pháp mang tính pháp lý(nghiêm cắm người dân xây dựng nhà ở, sản xuất, kinh doanh tại khu vực dự báo sẽxảy ra thảm họa ); hay các biện pháp phi công trình (tập huấn, nâng cao nhận thứccộng đồng, vận động về các van dé phát trién )
- Giai đoạn 2 (ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa an ninh môitrường) gồm 3 bước: Cứu trợ, phục hồi, tái thiết phát trién
Ứng phó với các mối đe doa ANMT là hoạt động có tính chủ động và tổng hợp
của Nhà nước, của xã hội, doanh nghiệp và của mọi công dân nhằm cứu trợ, phục hồi,tái thiết phát triển khi các mỗi đe dọa ANMT xảy ra đảm bảo bền vững môi trườngsông quốc gia Về bản chất đây là các hoạt động giải quyết có hiệu quả các mối đe dọaANPTT trong lĩnh vực môi trường Tùy từng cấp độ thảm họa ANMT mà có kế hoạch,phương án ứng phó phù hợp, bao gồm các hoạt động:
+ Cứu trợ trong ứng phó các mối đe doa, khủng khoảng, thảm hoa ANMT gồm
các hoạt động thực hiện trong và sau khi thảm hoạ ANMT xảy ra nhằm trợ giúp nhữngngười bị ảnh hưởng như: tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ, cung cấp lương thực, nhu yếuphẩm, chăm sóc sức khoẻ, sửa chữa phương tiện cần thiết, hỗ trợ về tâm lý
+ Phục hồi trong ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa ANMT là các
hoạt động nhằm khôi phục những dịch vụ cơ bản giúp những người bị ảnh hưởng do
thảm họa ANMT phục hồi nhanh chóng, gồm: hỗ trợ sửa chữa nhà ở, thiết lập các dịch
vụ thiết yếu, phục hồi các hoạt động kinh tế xã hội chủ chốt
+ Tái thiết và phát triển trong ứng phó các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họaANMT là các biện pháp tiến hành nhằm sửa chữa hoặc thay thé cơ sở hạ tang đã bịthiệt hại do thảm họa ANMT gây ra để phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội, pháttriển bền vững Các hoạt động này gồm tái thiết cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và khôiphục tất cả các dịch vụ, đời sống sau khi các mối đe dọa, khủng khoảng, thảm họa
ANMT xảy ra.
26
Trang 371.3.2 Các phương châm và phương thức quản trị an ninh môi trường tai khu công
nghiệp
Về phương châm, công tác quản trị, phòng ngừa, ứng phó các sự cố, thảm họamôi trường tại KCN cần quán triệt thực hiện các phương châm của công tác phòng
ngừa, ứng phó thảm họa ANPTT nói chung là “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ” Trong đó,
phương châm “3 sẵn sàng” bao gồm sẵn sàng phòng, chống thảm họa ANPTT,
ANMT; sẵn sàng chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời; sẵn sàng khắc phục khantrương và có hiệu quả Phương châm “4 tại chỗ” bao gồm chỉ huy tại chỗ; lực lượng
tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ Việc triển khai phương châm “4 tại chỗ”
là nhiệm vu vô cùng quan trọng trong chu trình quản trị ANPTT, quản tri ANMT, đặc
biệt trong giai đoạn ứng phó, khắc phục hậu quả và được áp dụng đối với mọi cơ quan,tổ chức, cá nhân, cộng đồng, hộ gia đình
Về phương thức, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngừa ô nhiễm môi trườngvà ứng phó hiệu quả với sự cố môi trường tại các KCN, các chủ thé quản trị có thé sử
dụng 04 phương thức chính như sau:
Một là, quản trị thông qua việc ban hành các chính sách, chiến lược, quy định,
kế hoạch về môi trường đề các doanh nghiệp, người lao động tổ chức thực hiện Trong
đó, đặc biệt quan trọng là các chính sách, chiến lược về định hướng phát triển KCNsinh thái, thân thiện với môi trường; quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường đốivới hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KCN; quy định, hướng dẫn về việc phân loại,xử lý chất thải công nghiệp
Hai là, quản trị thông qua tuyên truyền, thuyết phục, vận động các doanh nghiệp,người lao động tán thành, ung hộ và tích cực thực hiện các chính sách, chiến lược,quy định vẻ môi trường Bang hệ thông các cơ quan tuyên giáo, cơ quan truyền thôngcủa chính quyền địa phương hoặc thông qua các hoạt động đảo tạo, huấn luyện nội bộ
của các doanh nghiệp dé tuyên truyền, phố biến nhăm giúp các cấp quản lý, người laođộng nâng cao nhận thức, năm được day đủ, đúng dan, kịp thời các chính sách, chiến
lược, quy định về môi trường: thuyết phục, vận động các doanh nghiệp và người laođộng tán thành, nhất trí với các chính sách, chiến lược, quy định này dé tự giác thực
hiện theo.
27
Trang 38Ba là, quản trị thông qua công tác t6 chức, bồ trí nhân lực Các chủ thé quan trịcăn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện của mình dé tổ chức các cơ quan, đơn vi, bộphận có nhiệm vụ phòng ngừa ô nhiễm, ứng phó với sự cố môi trường (ví dự như
UBND tỉnh có tổ chức Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tài và tìm kiếm cứu nạn, Sở
Tài nguyên và Môi trường, lực lượng cảnh sát môi trường, phòng cháy chữa cháy và
cứu nạn, cứu hộ; các Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao của tinh,
thành pho trực thuộc Trung ương phải có tổ chức bộ phận chuyên môn về bảo vệ môitrưởng ) và bồ trí nhân sự có đủ kỹ năng, trình độ chuyên môn phù hợp công tác tại
nghiệp, người lao động và trong chính hoạt động quản tri của mình; từ đó kip thời có
giải pháp điều chỉnh, khắc phục để nâng cao hiệu quả phòng ngừa ô nhiễm môi
trường, triệt tiêu nguyên nhân và điều kiện phát sinh sự cô môi trường
1.3.3 Khung đánh giá công tác quản trị an ninh môi trường tại khu công nghiệp
Việc đánh giá công tác quản trị ANMT được thực hiện theo phương trình quản
tri ANPTT”, cu thé nhu sau:
QUAN TRI ANMT = (AN TOAN + ON DINH + PHAT TRIEN BEN VUNG) - (CHIPHI QUAN TRI RỦI RO + CHI PHÍ MAT DO SỰ CO MOI TRUONG + CHI PHI
KHAC PHUC SU CO MOI TRUONG)
phương trình rút gọn la MNS = (S; + S2 + 83) - (C; + C¿ + C3) = 35 - 3C
Trong đó, các tham số của phương trình quan tri ANMT gồm:
Š¡- Mức độ an toàn của môi trường
Š; - Tính 6n định của môi trường
” Hoang Dinh Phi, Nguyen Van Huong, Hoang Anh Tuan, Nguyen Xuan Huynh (2019), Management of Nontraditional Security: A New Approach, International Journal of Engineering, Applied and Management
Sciences Paradigms (IJEAM), Volume 54 Issue | April 2019 253 ISSN 2320-6608.
28
Trang 39S; - Tính bền vững của môi trường C, - Chi phí quản trị rủi ro, phòng ngừa ô nhiễm môi trường C> - Chi phí mat do sự có môi trường
C; - Chi phí khắc phục sự cố môi trườngQua tham khảo Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành
pho trực thuộc Trung ương ban hành theo Quyết định số 2782/OD-BTNMT ngày31/10/2019 của Bộ TN&MT: hệ thông các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ về
công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tính chất, đặc điểm của KCN HòaCam tác giả xác định các tiêu chí đánh giá công tác quan trị ANMT tại KCN Hòa Camva trọng số dé xác định giá tri cụ thể của các tham số như sau:
Bảng 1.1 Tiêu chí đánh giá công tác quan trị ANMT tại KCN Hòa Cam
Tham sô Tiêu chí Trọng sô
S,- An toàn
S1 Chất lượng môi trường không khí 0,15S¡.2 Chất lượng nước thải sau xử lý của KCN 0,15S¡.3 Chất lượng môi trường đất, chất thải răn của KCN 0,15
S¡4 Số lượng sự cô môi trường xảy ra 0,15
S.5 Múc độ hài lòng của người dân, người lao động 04
đôi với chât lượng môi trường
S;- Ôn định
S>.1 Nhận thức về bảo vệ môi trường 0,4
Mức độ ôn định của việc phát thai và kiêm soát phat
2ˆ thải tại KON `
S.3 Khả năng chống chịu, tự cân bằng của môi trường 0,3
S;- Phát triển bền vững
Nhận thức về phát triên môi trường bên vững va gan
S3.1 kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi 0,3
trường
83.2 Viéc cat giảm hoặc chuyên đối xanh năng lượng, 0,2
29
Trang 40nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh
Việc tái chế, tái sử dụng, ứng dụng các mô hình kinh tế
tuần hoàn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh (quay
83.3 0,2
vòng sử dung nước, nguyên liệu, phụ gia; có mô hình
quay vòng sản phẩm )Thực trang công tác nghiên cứu, ứng dụng tiễn bộ83.4 khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động 0,2
bảo vệ môi trường
$3.5 Tài chính bền vững cho hoạt động môi trường 0,1
C, - Chi phí quản tri rủi ro môi trường
cà Chi phí dau tư hệ thong, phương tiện, dịch vụ quản trị 04
TủI ro môi trường
C2 Chi phí xây dựng hệ thống chính sách, văn bản quy 02
phạm pháp luật về ANMT C3 Chi phí cho bộ máy, lực lượng quan tri rủi ro môi 02
trường
C4 Chi phí giáo dục pháp luật và tuyên truyền góp phan 02
đảm bảo ANMT
C;- Chi phi mắt do su cô
Gì Thiệt hại về người, tài sản, môi trường do sự cố môi 05
C3.2 khôi phục mặt bang, phục hồi các đặc điểm chính của | 0,25
hệ sinh thái
30