Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này hướng tới các mối nguy, các hiểm họa an ninh phi truyền thống trên biển xuất hiện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe, quyền con
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
-
-HỌC PHẦN: LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH: AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TRÊN
BIỂN
Giảng viên: TS Mai Hải Đăng Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thế Trung_21064069 Nguyễn Bạch Dương_21064061 Nguyễn Minh Hiếu_21064019 Nguyễn Thế Trung_21064069
Vũ Thị Thanh Nhã_21064039 Đào Thị Phương Anh_21064001 Bùi Văn Dược _ 21064016 Nguyễn Kim Khánh _ 21064025
Mã lớp học phần: INL 3003 K66 TMQT
Hà Nội 2023
Trang 2NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: TỔNG QUAN CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TRÊN BIỂN
1.Tổng quan các chương trình nghiên cứu an ninh phi truyền thống trên biển trong nước
1 Tổng quan các chương trình nghiên cứu phi truyền thống trên biển của nước ngoài
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1 Khái niệm, đặc điểm
1.1 Khái niệm
2 Lịch sử hình thành, nguồn luật áp dụng
2.1 Lịch sử hình thành
2.Nguồn luật áp dụng
1 Điều ước quốc tế
2 Tập quán quốc tế
3 Nguồn bổ trợ của Luật biển quốc tế
3.1 Phán quyết của toà án quốc tế
3.2 Học thuyết của các luật gia
3.3 Các văn kiện có tính chất khuyến nghị
3.4 Tuyên bố đơn phương
4 Phân loại
Hai trường phái quan niệm về an ninh phi truyền thống
Chương III: THỰC TRẠNG AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TRÊN BIỂN VIỆT NAM
I Thực trạng an ninh phi truyền thống trên biển:
1 Nội dung:
1 Các khó khăn của an ninh biển Việt Nam và nguyên nhân:
1.1 Tình hình an ninh khu vực hàng hải biển Đông:
1.2 Tình trạng ô nhiễm biển:
1.3 An ninh mạng có tác động tới an ninh phi thống nhất trên biển:
2 Tiểu kết:
3 Giải pháp để giữ gìn an ninh phi thống nhất trên biển:
3.1 Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển:
3.2 Xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt: 3.3 Kiên quyết, kiên trì giải quyết tranh chấp trên biển, đảo bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế:
3.4 Thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng:
3.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo:
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nằm trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ lâu Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã được coi là cấu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á với Địa Trung Hải Đông Nam Á cũng là khu vực giao thoa giữa các nền văn minh , đồng thời là nơi tích tụ, tập trung các mô hình kinh
tế, chính trị, xã hội… đa dạng của thế giới Đặc biệt, nằm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất thế giới đều có liên quan đến các vùng biển ở Đông Nam
Á Lịch sử cho thấy, Đông Nam Á là một trong những địa bàn cạnh tranh cạnh tranh quyền lực lớn nhất trên thế giới Trong khi Trung Quốc trỗi dậy với tham vọng bá chủ thế giới và đã lựa chọn tiến xuống phía Nam- hay chính là tiến xuống Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á để thực hiện tham vọng đó Còn nước Mỹ lại chọn Đông Nam Á là địa bàn phục vụ chiến lược xoay trục Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc Những giao tranh kể trên và tương tự, dù
là thầm lặng hay những cuộc công kích, hải chiến công khai trên biển đều đặt Đông Nam Á vào những khó khăn, thách thức về cả an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố, cướp biển, buôn người, buôn lậu vũ khí, ma túy , ô nhiễm môi trường Đây chính là những thách thức an ninh phức tạp mà cộng đồng quốc tế có lợi
ở khu vực nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng phải đối mặt
2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng tới các mối nguy, các hiểm họa an ninh phi truyền thống trên biển xuất hiện trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe, quyền con người… Trong đó:
- Một là, an ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự
- Hai là, có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm bạo lực phi quân sự và phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm khủng
bố, tội phạm có tổ chức…; còn nhóm các hoạt động phi bạo lực bao gồm kinh
tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…
- Ba là, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện Do vậy, trong những điều kiện nhất định các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bùng phát thành các vấn đề an ninh truyền thống Chủ nghĩa khủng bố là một ví dụ tiêu biểu có cả hai mặt an ninh truyền thống và phi truyền thống
- Bốn là, các vấn đề an ninh phi truyền thống đều mang tính xuyên quốc gia thậm chí là xuyên khu vực
- Năm là, các vấn đề an ninh phi truyền thống ảnh hưởng và hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài hơn so với các vấn đề an ninh truyền thống
Trang 43 Tổng quan nghiên cứu
- Các vấn đề với an ninh phi truyền thống trên biển
- Các rủi ro và thách thức cũng như các mối đe dọa liên quan tới an ninh phi truyền thống trên biển
- Một số thách thức an ninh phi truyền thống trên biển tại Việt Nam và khu vực
- Hiện trạng đảm bảo an ninh phi truyền thống trên biển cũng như hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển ở Đông Nam Á và Việt Nam
- Một số gợi ý về giải pháp đảm bảo an ninh phi truyền thống trên biển cho Việt Nam
4 Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu chính
Nêu ra các thách thức về an ninh phi truyền thống trên biển của Việt Nam về đề nghị các hướng giải quyết
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở lý luận
+ Định nghĩa an ninh phi truyền thống trên biển
+ Khái niệm an ninh phi truyền thống trên biển
+ Vai trò của việc đảm bảo an ninh phi truyền thống trên biển
+ Phân tích các rủi ro, nguy cơ gây mất an ninh phi truyền thống trên biển tại Việt Nam và khu vực
+ Đưa ra các giải pháp, hướng giải quyết với từng vấn đề an ninh trên biển của Việt Nam và đánh giá mức độ khả thi trong việc thực hiện
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: các thách thức về an ninh phi truyền thống trên biển của Việt Nam về đề nghị các hướng giải quyết
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Tại Việt Nam và các khu vực lân cận
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Khái quát và thu thập các thông tin điển hình từ cuối thế kỷ 15 tại Việt Nam và nước ngoài, tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ thế kỷ 19 cho tới hiện nay
6 Khách thể/ Đối tượng khảo sát
- Khách thể nghiên cứu: việc đảm bảo an ninh phi truyền thống trên biển cho Việt Nam
- Đối tượng khảo sát: Công dân Việt Nam trong các độ tuổi khác nhau đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam và nước ngoài
7 Câu hỏi nghiên cứu
7.1 Câu hỏi nghiên cứu chính
Các thách thức về an ninh phi truyền thống trên biển tại Việt Nam là gì và giải pháp
xử lý những thách thức này?
7.2 Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ
- An ninh phi truyền thống trên biển là gì?
- Có những thách thức nào với an ninh phi truyền thống trên biển tại Việt Nam
và khu vực?
8 Giả thuyết nghiên cứu
8.1 Giả thuyết nghiên cứu chính
Trang 5Với những đặc điểm địa lý, chính trị, kinh tế xã hội đã có từ lâu đời, Việt Nam và các nước trong khu vực bị đặt vào vị trí phải liên tục xử lý các vấn đề an ninh truyền thống cả trên biển và đất liền cũng như các vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển nói riêng hoặc đối mặt với các hậu quả khôn lường
8.2 Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
- Việc đảm bảo an ninh trên biển không chỉ giúp giữ vững chủ quyền biển đảo, các giá trị văn hóa nói chung mà còn giúp khẳng định với thế giới rằng Việt Nam như bao quốc gia khác, đã, đang và sẽ luôn sẵn sàng thực thi các biện pháp cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia nói chung
- Một trái đất nhìn chung đang trở nên hòa bình hơn nhưng vẫn sẽ mời gọi các thách thức khác nhau về an ninh phi truyền thống cả trên biển và đất liền
9 Phương pháp nghiên cứu
- Các nghiên cứu chính và phụ được thực hiện qua việc tìm hiểu các tư liệu hiện hành của cả Việt Nam và quốc tế, trong cả thời điểm hiện tại và quá khứ liên quan tới an ninh phi truyền thống trên biển, đồng thời nhìn nhận các cách giải quyết, đảm bảo an ninh chung của Việt Nam để có thể rút ra một bức tranh về
an ninh phi truyền thống trên biển của Việt Nam và cách các thể chế đứng đầu
đã giải quyết nhằm đảm bảo an ninh
- Thông tin được thu thập qua các tài liệu lịch sử, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các thông báo, tường thuật sự kiện từ các nguồn uy tín
10 Kết cấu nội dung nghiên cứu
Chương 1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến an ninh phi truyền thống trên biển
Chương 2 Một số vấn đề về an ninh phi truyền thống trên biển
Chương 3 Thực trạng vấn đề an ninh phi truyền thống trên biển tại Việt Nam
NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN CÁC CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TRÊN BIỂN
1.Tổng quan các chương trình nghiên cứu an ninh phi truyền thống trên biển trong nước
Hiện nay, vấn đề an ninh phi truyền thống là một vấn đề nghiêm trọng được cộng đồng quốc
tế quan tâm, Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi đó Do vị trí và tầm quan trọng của vấn đề nên việc nghiên cứu về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, về ANPTT, cũng như mối đe dọa của ANPTT đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà chính trị, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước Mặc
dù các cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, song các công trình nghiên cứu đã phác
Trang 6họa được bức tranh tổng thể về vấn đề quan trọng và phức tạp này Các kết quả nghiên cứu đó
là cơ sở cứ liệu, căn cứ quan trọng để tác giả tập hợp nguồn tư liệu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội dung của luận án
- TS Võ Xuân Vinh với đề tài cấp Bộ về “Hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển ở
Đông Nam Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” đã đạt loại xuất sắc Trong nghiên cứu, tác
giả đã đi tìm hiểu về ANPTT trên biển ở Đông Nam Á, tiếp theo tác giả đã nêu ra những hiện trạng hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển ở Đông Nam Á từ năm 2003 đến năm 2018, phân tích thực trạng hợp tác ứng phó với các thách thức như khủng bố trên biển, cướp biển và bảo vệ môi trường biển từ các cấp độ: trong khuôn khổ của ASEAN, trong khuôn khuôn khổ của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như ARF, ADMM+, EAS, EAMF, và một số cơ chế khu vực khác như CSCAP hay ReCAAP để từ đó đưa ra Một số nhận xét, đánh giá và gợi ý cho Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thành công và hạn chế hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển ở Đông Nam Á từ 2003 đến 2018, từ đó đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong hợp tác ở Đông Nam Á về chống khủng bố trên biển, chống cướp biển và bảo vệ môi trường biển
- PGS TS Trịnh Tiến Việt đã có đề tài “Nhận thức an ninh phi truyền thống theo tinh thần
Đại hội XIII của Đảng và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam” đăng trên
Tạp chí Cộng sản Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu ra những nhận thức về ANPTT tại Đại hội XIII của Đảng, nêu ra những thách thức của ANPTT đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam để từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp sửa đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế
- Tác giả Nguyễn Văn Ngừng với cuốn sách: “Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay
và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm
chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận động trong thời gian tới; từ đó đánh giá những tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam và những ảnh hưởng đối với an ninh ở Việt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa
- Tác giả Lục Trung Vĩ với cuốn sách: “Bàn về an ninh phi truyền thống” đã trình bày nhân
tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an ninh kinh tế, an ninh chính trị và
an ninh xã hội Trong đó, những vấn đề như an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế Những vấn đề chủ nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc
về an ninh chính trị nhiều hơn Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn lậu ma tuý,
an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức về cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội Những hoạt động phạm tội như phổ biến vũ khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công vào mạng tin học trên mức độ khác nhau mang đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia
- Tác giả Nguyễn Xuân Yêm với cuốn sách: “An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia nhập
WTO” đã cho rằng vấn đề an ninh kinh tế chiếm một vị trí trung tâm trong lĩnh vực an ninh
quốc tế và ANQG hiện nay và sẽ chỉ đạo hướng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI cũng như việc chế định chiến lược an ninh của các nước Tác giả hiểu an ninh kinh tế trên hai bình diện quốc gia và quốc tế; vấn đề an ninh kinh tế trên bình diện quốc tế là sự kéo dài của an ninh kinh tế ở bình diện quốc gia
- Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên xuất bản cuốn sách: "Phòng chống buôn bán người" đã cho thấy bức tranh buôn bán người,
Trang 7đặc biệt là buôn bán phụ nữ trẻ em, cả môi giới hôn nhân bất hợp pháp tác động đến quyền của phụ nữ trẻ em
- Tác giả Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp viết cuốn sách: “Chủ quyền quốc gia dân tộc
trong xu thế toàn cầu hoá và vấn đề đặt ra với Việt Nam” của Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng
Giáp đã đưa ra quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc, những nội dung đảm bảo chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và rút ra những vấn đề mang tính định hướng trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN
- Hoàng Mạnh Chiến với bài viết “Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố” đã đề cập đến quan niệm của Mỹ về chủ nghĩa khủng bố và liên quan tới luật pháp Việt Nam
- Hoàng Kông Tư là tác giả của bài báo “Về khái niệm khủng bố và tội phạm khủng bố” đã đề cập khái niệm, luật pháp điều chỉnh tội phạm khủng bố
của một số nước và Việt Nam
+ Tác giả Lê Văn Cương với bài viết: “Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối
với văn hóa và con người ở một số nước Đông Á” đã cho rằng từ khi chiến tranh lạnh kết
thúc, đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu không còn, song nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị và an ninh xã hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân sự lại càng gay gắt Các nhân tố đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng
bố, an ninh tài chính tiền tệ, năng lượng, an ninh khoa học - kỹ thuật, hiệu ứng nhà kính với
sự nóng lên của trái đất và mất cân bằng sinh thái, buôn lậu ma túy, dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển, Các nhân tố ANPTT nói trên hầu hết đã tồn tại trong thời kỳ đối đầu Đông - Tây (1946 - 1991), một số đã có trước đây hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm (như hoạt động khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, tội phạm
có tổ chức) Tác giả cho rằng toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ làm cho các vấn đề thuộc ANPTT có điều kiện phát triển dưới biểu hiện mới, quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng gay gắt và gây hậu quả ngày càng khó lường cho an ninh toàn cầu, an ninh quốc tế, an ninh khu vực, an ninh quốc gia, an ninh xã hội và an ninh con người
1 Tổng quan các chương trình nghiên cứu phi truyền thống trên biển của nước ngoài
- Norman Myers viết cuốn sách “Khía cạnh môi trường đối với vấn đề an ninh” (The environmental dimension to security issues) đã chứng minh sự bần cùng hóa môi trường là nguyên nhân chính cho sự căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia Tác giả cho rằng, các khái niệm an ninh phải bao gồm thước đo của sự ổn định môi trường; sự tồn tại của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào sự cân bằng quân sự, mà còn là sự hợp tác toàn cầu để đảm bảo một môi trường sinh thái bền vững
- Samuel Huntington xuất bản cuốn: “Đụng độ giữa các nền văn minh” (The Clash Of Civilizations), đây một công trình nghiên cứu về học thuyết chính trị - đối ngoại Theo tác
Trang 8giả, sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang một hệ thống với chủ thể là các nền văn minh khác nhau, khó có thể tránh khỏi việc đụng độ nhau Tác giả chia thế giới thành hai nền văn minh là văn minh phương Tây và văn minh không phải phương Tây; đưa ra kết luận là nền dân chủ phương Tây sẽ phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan, trào lưu chính thống của các nền văn minh khác và phải chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức mới của lịch sử Công trình này mang tính “học thuyết” phù hợp với quan điểm đối ngoại của Chính quyền Mỹ Vì vậy, Tổng thống Mỹ G.Bush lúc đó đã sử dụng để diễn thuyết nguyên nhân khủng bố; tiến hành cuộc chiến chống khủng bố là “khách quan”, là “sứ mệnh” của Mỹ; việc Mỹ và phương Tây viện trợ dân chủ, nhân quyền cho các nước có khủng bố là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nền văn minh, từ đó giải quyết triệt để chủ nghĩa khủng bố
+ Vogler, John, Mark F,Imber là các tác giả của cuốn: “Môi trường và quan hệ quốc tế” (Environment & International Relations) (1996) đã nêu lên những vấn đề chung về an ninh môi trường; kinh tế chính trị quốc tế và thay đổi môi trường toàn cầu; lý thuyết về thực thể mới, chủ nghĩa thể chế mới và công ước thay đổi khí hậu
- Cuốn sách “Sách trắng Quốc phòng” của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã chỉ ra rằng những mối đe dọa ANPTT như tội phạm xuyên quốc gia, môi trường xấu đi, ma túy ngày một nổi bật, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố
- Vương Dật Châu với cuốn: “An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa”đã phân tích dưới
nhiều góc độ từ triết học đến kinh tế, chính trị, ngoại giao, tạo nên bức tranh tổng thể về an ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa; đã phân tích nội hàm của quan niệm ANPTT, đồng thời có sự phân biệt giữa ANPTT với ANTT Những đánh giá và nhận định trên lĩnh vực an ninh quốc tế cũng như ảnh hưởng của nó đến độc lập và phát triển có giá trị tham khảo đối với Việt Nam
- Saurabh Chaudhuri trong cuốn sách: “Định nghĩa đe dọa an ninh phi truyền thống”
(Defining non- traditional security threats) đã lý giải khá sâu sắc về mối đe dọa ANPTT khi cho rằng, sau chiến tranh lạnh với sự tác động của toàn cầu hóa, đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh Bản chất của các mối đe dọa an ninh không ngừng thay đổi và việc đảm bảo
an ninh vượt ra ngoài khuôn khổ nhà nước và an ninh quân sự Với sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, môi trường quốc tế có sự chuyển đổi, làm cho chiến lược an ninh toàn cầu cũng thay đổi theo, chuyển trọng tâm từ sức mạnh quân sự - yếu tố quyết định chính trật tự thế giới trước đây đến ANPTT với nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Theo tác giả, kết thúc chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu, phân tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi truyền thống
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1 Khái niệm, đặc điểm
1.1 Khái niệm
Xuất phát điểm từ sự không thoả mãn với khái niệm truyền thống của an ninh vốn chỉ tập trung vào các vấn đề an ninh – quân sự, khái niệm “an ninh phi truyền thống” được sinh
ra như là một sự bổ sung mặt còn thiếu trong khái niệm về an ninh nói chung Mặc dù cho
Trang 9đến nay chưa có sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm “an ninh phi truyền thống”, nhưng có thể hiểu một cách khái quát “an ninh phi truyền thống” là an ninh mang tính chất phi quân sự
và “các vấn đề an ninh phi truyền thống” là tất cả những mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia
và sự tồn tại của con người cũng như sự phát triển nói chung ngoài xung đột quân sự, chính trị và ngoại giao Dưới lăng kính của tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc cho rằng an ninh phi
truyền thống bao gồm bảy lĩnh vực: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người,
cộng đồng và chính trị.
Ở Việt Nam, cuốn “Tìm hiểu mô •t số thuâ •t ngữ trong Văn kiê •n Đại hô •i đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng” do Phùng Hữu Phú, Nguyễn Văn Đă •ng, Nguyễn Viết Thông làm đồng chủ biên định nghĩa: “An ninh phi truyền thống có thể hiểu là mô •t loại hình an ninh xuyên quốc gia do những yếu tố phi chính trị và phi quân sự gây ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định, phát triển và an ninh của mỗi nước, cả khu vực và toàn cầu Nô •i dung của an ninh phi truyền thống là những vấn đề bức thiết đang nổi lên hiê •n nay như: cạn kiê •t tài nguyên, bùng nổ dân số, môi trường sinh thái cạn kiê •t, xung đô •t tôn giáo, dân tô •c, nghŽo đói,
bê •nh tâ •t, tô •i phạm rửa tiền,… An ninh phi truyền thống ngày càng có biểu hiê •n sâu đâ •m trong đời sống quốc tế và thành vấn đề toàn cầu, an ninh toàn cầu Quá trình toàn cầu hóa càng phát triển thì theo đó, an ninh phi truyền thống càng lan rô •ng hơn và đâ •m nét hơn”
1.2 Đặc điểm
Trái lại với an ninh truyền thống, khái niệm an ninh phi truyền thống mở rộng phạm vi sang lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe, quyền con người Giá trị cơ bản của khái niệm
an ninh quốc gia mở rộng từ giá trị bảo vệ lãnh thổ quốc gia và chủ quyền sang các giá trị sống còn của hệ thống chính trị, truyền thống xã hội, sự hài hoà và ổn định của các quan hệ dân tộc, duy trì và toàn vẹn văn hóa, sự thịnh vượng kinh tế và phát triển, công bằng và công
lý Những mối đe doạ những giá trị này, không chỉ từ đe doạ quân sự bên ngoài và sự lật đổ chính trị, mà còn từ sự không công bằng về kinh tế hay sự tan rã xã hội… An ninh phi truyền thống có những đặc điểm chủ yếu sau:
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực hoă •c toàn cầu,
mang tính xuyên quốc gia Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này nhưng có khả năng lan
tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến quốc gia khác (biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây lan nhanh ở người, gia súc và cây trồng )
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ
chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an ninh truyền thống là xung
đột giữa quân đội các nhà nước
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc cộng đồng, quốc gia - dân tô •c; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia - dân tô •c, uy hiếp an ninh quốc gia
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có cả những vấn đề mang tính phi bạo lực (kinh tế,
văn hóa, môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh ) và những vấn đề mang tính bạo lực, nhưng
đó là bạo lực phi quân đô •i (khủng bố, tội phạm có tổ chức )
- Giải quyết an ninh phi truyền thống nhấn mạnh đến hợp tác, sử dụng biện pháp ngoại giao,
kể cả ngoại giao giữa quân đội các nước Còn an ninh truyền thống thường lấy biện pháp vũ trang - quân sự là chính, còn ngoại giao là hỗ trợ
- Về mặt thời gian, an ninh phi truyền thống xuất hiện muộn hơn an ninh truyền thống Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu
Trang 10trong lịch sử (dịch bệnh, khan hiếm lương thực, khủng bố ) nhưng do diễn ra ở phạm vi nhỏ hẹp, quy mô chưa lớn, truyền thông chưa phát triển hoặc vấn đề quyền con người chưa được quan tâm, nên ít hoặc không được quan tâm Còn ngày nay, do tác động của toàn cầu hóa,
mă •t trái của sử dụng thành tựu cách mạng khoa học - công nghệ, sự mở rộng các phương tiện truyền thông đa phương tiện, các vấn đề an ninh phi truyền thống có điều kiện phát tác nhanh, lan tỏa rộng, ảnh hưởng lớn, trở thành mối quan tâm toàn nhân loại
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài, vì
nó tác động đến các yếu tố mang tính hạt nhân hoặc bệ đỡ cho ổn định và phát triển (cá nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kỹ thuật chiến lược và môi trường sống)
- An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện Vì vậy, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia, bảo đảm ổn định và phát triển của quốc gia
Như vậy các mối đe dọa an ninh truyền thống là nói đến nguy cơ xảy ra chiến tranh xâm lược hoặc xung đột vũ trang về biên giới, lãnh hải; nguy cơ xảy ra đảo chính quân sự nhằm lật đổ một chính quyền hoặc làm thay đổi thể chế chính trị của mỗi quốc gia Các mối
đe dọa này thường mang tính cá biệt và có thể dễ dàng nhận biết Trong khi các mối đe dọa
an ninh phi truyền thống thường mang tính phổ biến rộng rãi, thậm trí là toàn cầu và không phải bao giờ cũng dễ dàng nhận biết Có thể nói an ninh phi truyền thống là viê •c bảo đảm an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia dân tô •c và toàn nhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh, khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới, chủ nghĩa khủng bố… Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng mang tính khu vực hoă •c toàn cầu, do tác động bởi mă •t trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học - công nghê •
2 Lịch sử hình thành, nguồn luật áp dụng
2.1 Lịch sử hình thành
An ninh phi truyền thống là một cụm từ mới, bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của thế kỷ XX, sử dụng nhiều trong thập niên đầu thế kỷ XXI, an ninh phi truyền thống trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức cũng như các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế đương đại
Trong giới nghiên cứu phương Tây, Richard H Ullman có lẽ là mô •t trong những người đầu tiên đưa ra quan niệm ngắn gọn và cô đọng nhất về an ninh phi truyền thống Trong bài viết mang tính tiên phong của mình vào năm 1983, ông cho rằng an ninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ
mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con người Tại châu Á, Trung Quốc là nước có khá nhiều học giả nghiên cứu về an ninh phi truyền thống Đặc biệt, sau sự kiện ngày 1192001