1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thông: Chiến lược quản trị an ninh nguồn nước thải tại Hà Nội: khu vực hồ Trúc Bạch và phụ cận

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược quản trị an ninh nguồn nước thải tại Hà Nội: khu vực hồ Trúc Bạch và phụ cận
Tác giả Nguyễn Huy Khảm
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà
Trường học Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS)
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 36,73 MB

Nội dung

Không như những đề tàiđã nghiên cứu, nội dung dé tài này không tập trung nghiên cứu về van dé 6 nhiễm, mức độ ô nhiễm mà sử dụng các thông số về hoạt động cấp, thoát nước, xử lý nướcthải

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYEN HUY KHAM

LUAN VAN THAC Si QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)

HA NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYEN HUY KHAM

Chuyén nganh: Quan tri An ninh phi truyén thong Mã số : 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: PGS TS NGUYEN THI HOANG HA

HA NOI - 2024

Trang 3

CAM KET

Tác giả cam kết rang kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết qua lao độngcủa chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được

công bồ trong bat cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác

Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,

công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đãđược các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thê

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, TrườngQuản trị và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2024

Tác giả luận văn

Nguyễn Huy Khâm

Trang 4

LOI CAM ONĐề hoàn thành được luận văn thạc si “Gidi pháp quản trị an ninh nguồn

nước thải tại Hà Nội: nghiên cứu trường hop tại khu vực hồ Trúc Bạch và phụcận ”, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Hà, người đã hướng

dẫn, theo dõi sát sao trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học Đồng thời, Cô cũng

là người luôn cho tôi những lời khuyên vô cùng quý giá về kiến thức chuyên môn,

hỗ trợ tối đa cho tôi trong nghiên cứu, giúp cho quá trình hoàn thành luận văn đượcnhanh chóng và hiệu quả nhất

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Quy Thay, Cô của Trường

Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và tạo

điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn hai tác giả Vũ Lê Dũng và Nguyễn Bích Ngoc (DH Tài

nguyên và Môi trường) đã cho phép được tham khảo và sử dụng thông tin mà họ

đã công bố liên quan đến kết quả nghiên cứu phân vùng ô nhiễm hồ Trúc Bạch

Tôi xin cảm ơn Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, Xí nghiệp Xửlý nước thải, Trạm Xử lý nước thải Trúc đã trợ giúp và đồng hành cùng tôi trongquá trình thực hiện Luận văn này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới GS TS Nguyễn Việt Anh (ĐH Xây dựng Hà

Nội), TS Trần Ngọc Hân (ĐH QG Singapore NUS) và TS Nguyễn Văn Tùngthuộc Bộ Biến đồi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước (Australia), cán bộphóng viên/BTV Tạp chí Cấp thoát nước Việt Nam và Hội Cấp thoát nước ViệtNam đã trợ giúp và có nhiều lời khuyên trong quá trình nghiên cứu đề tài

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn không thé tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót trong quá trình nghiên cứu Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của

các thầy, cô và các nhà khoa học dé tiếp tục các nghiên cứu toàn diện hơn và hoan

thiện năng lực nghiên cứu, ứng dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn công tác

il

Trang 5

¬ MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TƯ VIET TAT Nội

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH vii MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu 6 Phương pháp nghiên cứu

7 Cầu trúc luận văn CHƯƠNG I TONG QUAN TÀI LIEU

1.1.Một số khái niệm 1.1.1 Một số khái niệm về nước. oo Oo KO tứ KR BR + WwW RP

1.1.2 Khái niệm về an ninh 9

1.2 An ninh phi truyền thống 11

1.2.1 Téng quan vé an ninh phi truyén thong 11 1.2.2 Quản tri an ninh phi truyền thống 12 1.2.3 Quản trị chiến lược 13 1.2.4 An ninh nguồn nước 14 1.2.5 An ninh phi truyền thống trong ngữ cảnh của ô nhiễm nguồn nước 17 1.2.6 Các mục tiêu cụ thể đối với việc quản trị chiến lược trong lĩnh vực thoát nước

và xử lý nước thải: 20

1.3 Một số vấn đề an ninh phi truyền thống khác 24

1.4 Kinh nghiệm quốc tế trong quản trị chiến lược an ninh phi truyền thống đối trong

quản lý nước thải 33

1.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu 39

1.5.1 Điều kiện tự nhiên, lịch sử hình thành 39 1.5.2 Hệ thống xử lý nước thải Trúc Bạch: 41

CHUONG II: THUC TRANG TINH HINH CAP THOAT NUGC, XU LY NUGC THAI Ở HÀ NOI VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU DE TAI 51

A PHUONG PHAP NGHIEN CUU 51

1H

Trang 6

2.1 Bộ tiêu chí đánh giá quản trị chiến lược an ninh nguồn nước thải hồ Trúc Bạch, Hà

Nội 51

2.2 Các phương pháp nghiên cứu 54

2.2.1 Tổng hợp tài liệu nghiên cứu: 54 2.2.2 Phỏng vấn và điều tra xã hội học 54

2.2.3 Thực địa 55

2.2.4 Phương pháp phân tích SWOT 55

2.2.5 Phương trình MNS 56 2.2.6 Xử lý tài liệu 58

B THỰC TRANG CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THAI TREN DIA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI 58

2.3 Thực trạng về môi trường nước tại Hà Nội 58

2.3.1 Tài nguyên nước của Hà Nội 58 2.3.2 Môi trường nước mat 59

2.3.3 Môi trường nước dưới đất 66

2.3.4 Thực trạng khai thác tài nguyên nước trên dia bàn Hà Nội 68 2.3.5 Các loại hình tác hại, thiệt hại có liên quan tới môi trường nước 70

2.3.6 Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước 72 2.3.7 Công tác quy hoạch xử lý nước thải của Hà Nội 73

3.3.8 Thực trạng và công tác đầu tư hệ thống thoát nước và xử lý nước thải theo quy

hoạch của Thành phố 75 CHUONG III: KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ KIEN NGHỊ 75

3.1 Đánh giá thực trạng hệ thống XLNT hiện có của thành phố 75

3.2 Công tác đầu tư hệ thống thoát nước thải của Thành phố Hà Nội 78

3.3 Đánh giá công tác xử lý nước thải 79

3.3.1 Đánh giá trước và sau khi xây dựng trạm XLNT tại hồ Trúc Bạch 79 3.3.2 Đánh giá công tác xử lý nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 84

3.3.3 Một số tồn tại và khó khăn vướng mắc 86

PHAN TICH 87

3.5 Phân tích mô hình SWOT khu vực Hồ Trúc Bạch 87 3.6 Phan tích va đánh gia an ninh nước thải khu vực Hồ Trúc Bạch và phụ cận gắn VỚI phương trình an ninh phi truyền thống 3S — 3C 93

a) Các hợp phần tiêu chí đánh giá: 93

b) Xác định một số nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm ở hồ Trúc Bạch: 97

1V

Trang 7

PHU LUC 111

Trang 8

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

STT Từ viết tắt Dịch nghĩa

1 ANPTT An ninh phi truyền thống

2 ANQG An ninh quốc gia

3 BDKH Biến đồi khí hậu

Chỉ số chất lượng nước Water Quality ndex

dùng đề mô tả định lượng về chất lượng nước và

4 WOI \

khả năng sử dụng nguôn nước đó.

Quy chuẩn Việt Nam — Quy chuẩn kỹ thuật5 QCVN Co,

Trang 9

Nhu cầu ô xy hoá học chemical oxygen demand11 COD , ,

đê oxy hoá các hợp chât hoá học trong nước

Strengths, Weaknesses, Opportunities và

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bang 1 Các thông số thiết kế của Trạm XLNT hồ Trúc Bạch - 42Bảng 2 Tổng lượng dòng chảy/năm tại một số trạm quan trắc . ‹ 59

Bang 3 Đặc trưng ô nhiễm nước thải sinh hoạt 2-5-5 55+ >s+s>x+zzxece2 82

Bảng 4 Phân tích mô hình SWOT của hồ Trúc Bạch -¿ ©2552 5552 88Bảng 5 Tông hợp kết quả tính toán theo phương trình quan trị ANPTT 93

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Mô hình quản tri chiến lƯỢC - ¿SE EE+ESEEEESEEEEEEEEEEEEEEkrkerrkrkerrre 13

Hình 2 Hình anh 3D trạm XLNT Trúc Bạch - 225 << << + ‡++++seeesss 42

Hình 3 Sơ đồ dòng chảy của công nghệ xử lý nước thải 2-5 s2 25+ 45

Hình 4 Sơ đồ dòng chảy của công nghệ xử lý bùn thải -2-2-c5¿55+2 46

Hình 5 Sơ đồ dòng chảy của công nghệ xử lý mùi ¿- 5¿©+2cs++cxz+cse2 47

Hình 6 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của nhà máy XLNT Trúc Bạch 47

Hình 7 Chất lượng nước Sông Day tại 06 vị trí quan trắc tháng 10/2020 61

Hình 8 Chỉ số WQI Sông Nhué qua 5 đợt quan trắc năm 2020 - 62

Hình 9 Số lượng hồ, ao ngoại thành Hà Nội bị ô nhiễm và chưa bị ô nhiễm năm“0 1 66

viii

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn

“An ninh phi truyền thống” không còn là một phạm trù mới nhưng đứngtrước những thách thức đang nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội, phạm trù nàyđã thu hút sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt của nhiều quốc gia, tổ chức và cộngđồng quốc tế Trong các phạm trù và khái niệm của an ninh phi truyền thống, an

ninh nguồn nước cũng được coi là một lĩnh vực đang có nhiều thách thức ảnh

hưởng tới an ninh và an toan con người.

Trong những năm gần đây, với việc bùng nô dân số cả tự nhiên và cơ học tại các

vùng đô thị trên thế giới nói chung và Hà Nội nói riêng, đã tạo ra sức ép rất lớn đốivới các nhu cầu sử dụng tài nguyên phục vụ cuộc sống con người trong đó có tài

nguyên nước (Tình trạng nguồn nước toàn câu, UN WMO Tổ chức Khí tượng Thể

giới, 2022 State of Global Water Resources 2022, library.wmo.int, World Meteorological Organisation, published 2023) Nước vừa là tài nguyên, vừa là mộtsản phẩm hàng hoá đặc biệt Nước cần thiết cho sự sống và việc sử dụng nước antoàn đã biến van đề nước trở thành một trong những van đề thách thức tác động đếnan ninh và an toàn của con người Dưới góc độ an ninh, an ninh và an toàn nguồn

nước đã được nhìn nhận là một trong những thách thức mới với con người (Nguyễn

Chiến Thắng — Hoàng Gia Minh, Những thách thức về an ninh nguồn nước tại Việt

Nam, Bao Quân đội Nhân dân www.qdnd.vn, ngày 20/01/2021).

Hà Nội phát triển xen kẽ giữa đô thị thương mại dịch vụ với công nghiệp vàkể cả nông nghiệp đã tạo nên sự khác biệt của Hà Nội so với nhiều thủ đô khác trênthế giới đặc biệt là sự hình thành phức tạp giữa các vùng lõi đô thị và vùng mới;giữa tập tục cũ và mới; giữa nền văn mình cũ với văn minh thuộc dia và cuộc sốnghiện tại đã tạo nên hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Hà Nội rất riêng vàkhác biệt.

Về van dé nước tạm chia làm hai lĩnh vực cấp nước và thoát nước thi đã

không có sự đồng nhất so với các đô thị trên thế gidi và cấp nước, cơ bản đã đạtduoc ty lệ cao trong các vùng lõi đô thị là cấp nước tập trung nhưng nguồn nước

cấp được lấy cả nước bề mặt và nước ngầm trong đó nước ngầm và nước bề mặt

phục vụ cho Hà Nội lại bị ảnh hưởng bởi nguồn nước thải công nghiệp, nước thải

1

Trang 12

sinh hoạt Chất lượng nguồn nước thải còn ảnh hưởng tới nguồn nước cấp cho hoạtđộng tưới tiêu nông nghiệp và nước cấp đầu vào cho các nhà máy nước sạch vùng

hạ lưu hoặc nước bổ cập và và ảnh hưởng tới nguồn nước cấp tại chỗ

Nguồn lực chủ yếu đầu tư cho công tác cấp nước (nước sạch) trong khi thoátnước còn nhiều khó khăn Thoát nước và xử lý nước thải vẫn coi là dịch vụ công ích

do nhà nước đầu tư và quản lý, thiếu đi sự thu hút đầu tư tư nhân hay nguồn lực đầu

tư nước ngoài (Báo cáo công tác hàng năm, 2022, 2023, Hội Cap thoát nước Việt

Nam VWSA).

Ngoài ra, việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng là một nội dung làm cho

công tác thoát nước và xử lý nước thải thêm nhiều khó khăn Hàng năm, mỗi mùa

mưa xuống, công tác thoát nước ở Hà Nội luôn gặp những thách thức, ảnh hưởng

tới đời sống người dân cũng như ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh kế xã hội.Nhiều vùng ô nhiễm do nước thải cả trong nội thành và ngoại thành đã ảnh hưởng

tới đời sống của nhiều người dân

Mặc dù, nhiều dự án thoát nước được triển khai như dự án ODA trạm xử lý

nước thải hồ Trúc Bach do JICA tài trợ hay nhiều công trình khác đã làm thay đổichất lượng nước thải và có tác động lớn tới chất lượng sống và sức khoẻ của ngườidân ở những nơi dự án được triển khai hay những vùng mà các công ty thoát nước,công ty xử lý nước thải có triển khai các dự án thoát nước và xử lý nước thải nhưngcòn rat hạn chế

Xét cụ thể, Hồ Trúc Bạch năm ở phía bắc Hoàng thành Thăng Long, liên kếtchặt chẽ với Hồ Tây, là hồ cảnh quan đồng thời cũng là hồ điều hoà thoát nước cóvai trò đặc biệt quan trọng ở nội thành Hà Nội, ngay sát khu vực các cơ quan trọng

yếu của đất nước (khu AI)

Cùng với Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch được đặc biệt quan tâm ở nhiều góc độ vàviệc kiểm soát chất lượng nguồn nước thải ở đây không chỉ có ý nghĩa chính trị, anninh mà còn là nhu cầu bức thiết đối với cư dân sống ở khu vực này và cũng là việccấp thiết giữ cho môi trường nước, môi trường sống đối với khu vực chính trị quantrọng bậc nhất đất nước

Vào những năm 2000 trở về trước, trước khi Dự án Trạm xử lý nước thải Hồ

Trúc Bạch do JICA tài trợ, được triên khai, các nguôn nước như nguôn nước mưa tự

Trang 13

nhiên, nguồn nước thải sinh hoạt và nguồn nước của các hoạt động tiểu thủ côngnghiệp và các nhà máy công nghiệp xả qua các đường dẫn trực tiếp xuống Hồ.

Tuy những năm gần đây, trạm xử lý nước thải phát huy tác dụng nhưng vẫncòn nhiều thách thức khi nhu cầu xử lý nguồn nước thải vẫn đang là thách thức vớithực tiễn quản trị nguồn nước thải ở đây

Do vậy, việc lựa chọn đề tài “Giải pháp quản trị nguồn nước thải tại Hà

Nội: nghiên cứu trường hợp tại khu vực Hồ Trúc Bach và phụ cận” dé nghiêncứu trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết Từ đó tác giả đưa ra các kiến nghị phùhợp với thực tiễn cũng như nhu cầu cho tương lai dé từ đó có thể mở rộng nghiêncứu đối với những trường hợp tương tự ở Hà Nội và các tỉnh thành khác trong cả

nước.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứuMột số đề tài đã từng nghiên cứu liên quan đến ô nhiễm môi trường nước ở

hồ Trúc Bạch:

- Một số kết quả bước đầu khảo sát động thái chất lượng nước hồ Trúc Bạch,

Hà Nội (Bui Quốc Lập, tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thuỷ lợi và Môi trường số 38tháng 9 năm 2012) Tác giả Bùi Quốc Lập thuộc bộ môn Quản lý Môi trường,

trường Đại học Thuỷ lợi.

- Phân tích và đánh gia hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vậttại 02 hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn của thành phô Hà Nội (Trần Thị Phương, Phân

tích và đánh gia hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật tại hai hồ

Trúc Bạch và Thanh Nhàn của thành pho Hà Nội, Luận văn Thạc si, Khoa Sinhhọc, Trường ĐHKH Tự Nhiên, DH OG Ha Nội, 2012)

- Nghiên cứu phân vùng ô nhiễm nước hồ Trúc Bạch, thành phố Hà Nội (Vũ

Lê Dũng và Nguyễn Bích Ngọc- 2017) Tác giả Vũ Lê Dũng và Nguyễn Bích Ngọc

thuộc trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

- Hệ tảo, vi khuẩn lam và ứng dụng để đánh giá chất lượng môi trường nước

tại Hồ Trúc Bạch, Hà Nội (Nguyễn Thị Dung, Hệ tảo, vi khuẩn lam và ứng dụng đểđánh giá chất lượng môi trường nước ở hô Trúc Bạch, Luận văn Thạc sĩ, ĐHKH TựNhiên, ĐHQG Ha Nội, 2016).

- Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nôi:

Trang 14

tram xử lý nước thải hồ Trúc Bạch (Lê Trọng Nghĩa, Tìm hiểu quy trình xử lý nướcthải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Noi: trạm xử lý nước thai hô Trúc Bạch,

luận văn tốt nghiệp đại học, ĐH Tài Nguyên Môi trường)

Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu việc xây dựng “giải pháp

quản trị bền vững môi trường nước ở hồ Trúc Bạch” Không như những đề tàiđã nghiên cứu, nội dung dé tài này không tập trung nghiên cứu về van dé 6 nhiễm,

mức độ ô nhiễm mà sử dụng các thông số về hoạt động cấp, thoát nước, xử lý nướcthải và ô nhiễm nguồn nước nói chung của toàn thành phố để mô tả và làm rõ nét

cũng như sự liên hệ của hệ thống và chiến lược chung của toàn thành phố về an

ninh nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước thải với cụ thé khu vực hồ Trúc Bach Tác

giả sử dụng các thông số kỹ thuật, thông tin và tài liệu để làm rõ về việc xây dựng

và hoạch định chiến lược phát triển môi trường bền vững của toàn thành phố cũnglàm nổi bật vi dụ cụ thé nghiên cứu trường hop tại hồ Trúc Bach dé tìm giải phápquản trị an ninh nguồn nước thải tại đây

Việc thiết lập các giải pháp quản trị an ninh phi truyền thống dé giải quyết

van đề ô nhiễm nguồn nước tại hồ Trúc Bạch, Hà Nội là rất cấp thiết vì nó liên quantrực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và môi trường sống xung quanh; ảnh hưởng tới anninh trật tự mỗi khi xảy ra sự cô môi trường ở đây và xa hơn là việc kiểm soát môitrường ở đây còn có nhiệm vụ giữ vững an toàn đối với khu vực trọng yếu Al

3 Mục tiêu nghiên cứu

+) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu chiến lược quản trị an

ninh phi truyền thống đối với nguồn nước thải tại hồ Trúc Bạch, một trong nhữnghồ nước quan trọng và có ý nghĩa cả ở góc độ dân sinh và chính trị của thủ đô Hà

5 Phạm vi nghiên cứu a) Nội dung:

Trang 15

Trong khuôn khô giới hạn về thời gian và quy mô của luận văn thạc sỹ quảntrị an ninh phi truyền thống, tác giả đưa ra hiện trang của van đề thoát nước và xử lýnước thải của thành phố Hà Nội nói chung và của khu vực hồ Trúc Bạch theo quanđiểm và phương pháp luận của chuyên ngành quản trị an ninh phi truyền thống.Đồng thời, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đây các kế hoạch

nhằm duy trì sự phát triển bền vững môi trường nước tại hồ Trúc Bạch trong tương

quan và ảnh hưởng giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống

Có thé kê đến một số hướng tiếp cận như quản lý và xử lý nguồn gốc 6nhiễm, cải thiện hệ thống xử lý nước thải đổ vào hỗ, giáo dục và nâng cao nhậnthức cộng đồng, giám sát và cảnh báo liên tục về các chỉ số ô nhiễm, thúc đây việc

chuyên giao công nghệ tiến bộ và công nghệ xanh đối với việc xử lý nguồn nước

thai và giảm mức độ ô nhiễm ở hồ, hợp tác quốc tế và chia sẻ nhận thức với các tổchức quốc tế

Những biện pháp này cần được triển khai có hệ thống, một cách toàn diện và

liên tục, cùng với sự hỗ trợ và cam kết từ các bên liên quan như các cơ quan quản lý

nhà nước và người dân để bảo vệ và cải thiện chất lượng nguồn nước tại Hồ TrúcBạch, Hà Nội.

b) Về không gian: không gian nghiên cứu là hệ thống thoát nước của thànhphố Hà Nội và hồ Trúc Bạch, một hồ cảnh quan đồng thời là hồ điều hoà thoát nướcnằm ở phía Bắc khu chính trị Ba Đình Hồ năm trong tiểu vùng tiêu nước Tô Lịchvà có những mối liên hệ mật thiết với hệ thống thoát nước và cống ngầm được kếtnối và chạy qua vùng bảo vệ trọng yếu nhất đất nước được gọi là vùng bảo vệ Al

cũng như nước hồ có sự trao đôi với nước hé Tây

c) Vẻ thời gian: Tác giả nghiên cứu trong thời gian 2 năm từ tháng 5 năm2021 tới tháng 11 năm 2023 trên cơ sở tổng hop các số liệu trong thời gian dài kê từtrước thời điểm Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch được xây dựng cho tới thời điểm

gần đây

6 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, phươngpháp tông hợp dữ liệu lưu trữ và số liệu thu thập; phương pháp thống kê, so sánh;

phương pháp chuyên gia, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp nghiên

Trang 16

cứu điền hình dé có thé đánh giá đúng tổng thé van đề nghiên cứu, giải quyết nhữngvấn đề cơ bản các nội dung và mục đích nghiên cứu của luận văn.

Ngoài ra, tác giả sử dụng mô hình phân tích chiến lược SWOT và Phươngtrình an ninh phi truyền thống (MNS) dé đánh giá chất lượng xây dựng chiến lược

quan trị phát triển bền vững môi trường nước hồ Trúc Bạch, Hà Nội

Phương trình MNS (Phương trình an ninh phi truyền thống) (Hoàng Đình Phi

và Nguyễn Văn Hưởng, 2021) đó là:

MNS = (S1 + S2 + $3) — (CI+C2+C3).

S1: Security - an toàn; S2: Stability - én dinh; S3: Sustainable - bền vững

C1: Cost | - chi phí hoạt động quan trị rủi ro; C2: Cost 2 - chi phí hoạt động quản trị khủng hoảng;

C3: Cost 3 - chi phí cho các hoạt động quản trị khắc phục hậu quả sau khủnghoảng.

7 Cau trúc luận vănMở đầu Tinh cấp thiết của đề tài nghiên cứuChương 1 TONG QUAN TAI LIEU

Chương 2 HIEN TRẠNG CONG TAC THOÁT NƯỚC, XỬ LÝ NƯỚC

THAI TẠI HÀ NỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DE TÀI

Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CUU VÀ KIÊN NGHỊ.KET LUẬN

Hồ Trúc Bach (trai) và Hồ Tây (phải) nhìn từ trên cao Nguôn: Tung

Ngo/CNA

Trang 18

CHUONG I.

TONG QUAN TAI LIEU

1.1 Một số khái niệm.1.1.1 Một số khái niệm về nước

Theo quy định tại điều 2 của Luật Tài nguyên nước năm 2012 - Luật số

17/2012/QH13 (Quốc hội, 2012) giải thích một số khái niệm về nước, trong đó cómột số giải thích có liên quan tới luận văn này như sau:

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa, nước đưới đất (nước

ngầm) và nước biển thuộc lãnh thé nước ta.

Nguồn nước là các dạng tích tụ tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác, sử

dụng.

Nước mat tồn tại trên mặt đất.Nước dưới đất (nước ngâm) tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất

Luu vực sông là vùng đất trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự

nhiên vào sông và thoát ra ở một cửa chung.

Nước sinh hoạt là nguồn nước có thê cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xửlý trở thành nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt

Nước sạch là nước có chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nướcsạch.

Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hoá học và

thành phan sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtcho phép, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người hay sinh vật.

Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng va chất lượng nguồn nướcso với thời kỳ trước.

Cạn kiệt nguon nước là sự suy giảm nghiêm trong làm cho nguồn không còn

khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh

Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn là khả năng có thé tiếp nhận thêm

một lượng nước thải mà vẫn đảm bảo chất lượng nguồn nước cho mục đích sủ dụng

đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn

Ngoài ra, còn một số định nghĩa khác nhưng trong khuôn khổ luận văn này,

Trang 19

những khái niệm đó không được sử dụng.

Định nghĩa về nước thải được quy định tại nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày

10/01/022 của Chính phủ, theo đó nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính

chất được thải ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt

động khác (Chính phú, 2022).

- Ô nhiễm nguồn nước là việc nguồn nước chứa hàm lượng cao các chất gây

nguy hại cho sức khoẻ con người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loài động thực

vật, phá huỷ hệ sinh thái và môi trường nước.

- Xử lý nước thải ngược với quá trình bi ô nhiễm khi các đặc điểm của nước

bị thay đổi Quá trình xử lý nước thải chính là quá trình loại bỏ các chất gây 6nhiễm ra khỏi nước thải Có thé có nhiều quá trình kết hợp hoặc riêng lẻ các phươngthức vật lý, hoá học hay sinh học nhằm loại bỏ các chất ô nhiễm gây ảnh hưởng tớisức khoẻ con người hoặc huỷ hoại môi trường Quá trình xử lý nước thải còn nhămkhôi phục trạng thái an toàn đối với nước thải trước khi được trả lại môi trường,

cung câp ngược trở lại đê sử dụng với các mục đích khác nhau.

1.1.2 Khát niệm về an ninh

- An toàn và an ninh:

Theo định nghĩa của GS TS Nguyễn Văn Hưởng và PGS TS Hoàng Đình

Phi thì “bất kỳ khái niệm an ninh nào đều lấy con người làm trung tâm dé bảo vệ

hay đối tượng cần được bảo vệ vì có thể bị tổn thương do mất an ninh, tình hình mất

an ninh hay khi rủi ro đã trở thành khủng hoảng” Xét ở góc độ an ninh của một cá

nhân có thé nhận thấy, ở một trạng thái hay một mức độ nào đó mà ở đó, trong một

không gian, thời gian và địa điểm cụ thể, một con người được cảm thấy được antoàn về mặt tâm lý và trên thực tế cá nhân được an toàn và tự do Trong tiếng Anh:An toàn là Safe và An ninh là Security An ninh có ý là an toàn, bình an, ngược vớinguy (Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Dinh Phi, 2021, TLHT)

An ninh là sự tồn tại mà không có nỗi lo của sự bất ồn, không có nỗi sợ hãivà cao hơn là sự an toàn về cả thể xác và tâm hồn; là khi mà các nhu cầu vật chất cơbản được đáp ứng và là khi con người đạt đến sự tự do quyết định mà không lo bịbóc lột hay thống trị về cả thé xác và tâm hồn Ngược với an ninh là mat an ninh khi

Trang 20

mà trạng thái của con người bị tôn thương hoặc tài sản bi de doa (Nguyễn Văn

Hưởng, 2021, TLHT).

Xét ở góc độ an ninh truyền thống phải lấy quốc gia làm trung tâm va chủđạo dé tiếp cận nhận thức về an ninh và an ninh có thé xét ở các nhóm như an ninhquốc gia hay an ninh quốc tế, an ninh chính trị hay an ninh quân sự và theo các cáchhiểu truyền thống thì mối quan tâm khi nhắc tới cụm từ an ninh là nhac tới sự bất ônở các quy mô hay đơn giản hơn là nhắc tới xung đột và chiến tranh Và khi đó thìmối quan tâm của con người là hoà bình, là kết thúc xung đột và chiến tranh

Khái niệm ban đầu của An ninh quốc gia hay An ninh truyền thống là an

ninh chính trị và an ninh quân sự và có thé hiểu đó là sự tồn tại chế độ cai trị cùng

với chủ quyền quốc gia đi kèm lợi ích quốc gia (Hoàng Dinh Phi, 2021, TLHT)

Khi mở rộng khái niệm về An ninh quốc gia sẽ bao gồm an ninh chính trị đikèm an ninh kinh tế và an ninh văn hoá tư tưởng (Hoàng Đình Phi, 2021, TLHT)

Trên bình diện quốc gia, bat kỳ quốc gia nào cũng đều có sự de doa từ cả anninh truyền thống và ANPTT Vì vậy, sự vững chắc của hệ thống an ninh quốc gialà sự thống nhất trọn vẹn trong tư duy và hành động giữa ANPTT và an ninh truyềnthống

7 trụ cột an ninh theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc: lương thực, kinh tẾ,

sức khoẻ, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị (Human DevelopmentReport 1994, UNDP, Published Jan 1, 1994.)

Theo quan điểm của Mỹ thì an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống

năm trong phạm vi an ninh quốc gia, đe doa các lợi ích của Mỹ (Hoàng Đình Phi,2021, tài liệu học tập).

ASEAN đưa ra đánh giá về sự đe doạ về ANPTT băng việc bày tỏ “sự quanngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như buôn lậu, ma

tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển khủng bố, buôn lậu vũ khí, tội phạm kinhtế và tội phạm công nghệ cao” (Joint Declaration of ASEAN and China on

Cooperation in the Field of Non-Traditional Security Issues 6th ASEAN-China Summit Phnom Penh, 4 November 2002, 14/05/2002, asean.org).

Quan điểm của Việt Nam về an ninh quốc gia được thé hiện trong các chiếnlược phát triên kinh tê xã hội của Đảng, các đạo luật về an ninh quôc gia, vê bảo vệ

10

Trang 21

môi trường hay các chiến lược phát triển bền vững của chính phủ như sau:

ANQG là bộ phận đặc biệt quan trong trong hệ thống quan điểm lãnh đạocách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Lương Tam Quang, Quán triệt sâu sắcquan điểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, 2022, www.baochinhphu.vn)

Ngày 5 tháng 9 năm 2019, Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 51-NQ/TU vềchiến lược an ninh quốc gia trong tình hình mới, trước những thay đổi mang tínhchiến lược toàn cầu và sự bùng nô về khoa học kỹ thuật, sau khi tổng kết 20 nămthực hiện nghị quyết DH8 của Đảng (Bộ Chính trị, Nghị quyết 51/NO-TU, 2019)

ANQG là sự vững mạnh, trường tồn của Đảng, sự ồn định, phát triển bềnvững về mọi mặt của đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam; sự én định về chính trị, biên giới, chủ quyền lãnh thé quốcgia và an ninh, an toàn của xã hội (Lương Tam Quang, Quán triệt sâu sắc quanđiểm của Đảng về bảo vệ an ninh quốc gia, 2022, www.baochinhphu vn)

Quan điểm nhóm tác giả MNS:“An ninh quốc gia = An ninh truyền thống + An ninh phi truyền thốngQuốc gia = Nhà nước = Nhân dân làm chủ

Lợi ích quốc gia = Lợi ích nhà nước + Lợi ích nhân dân.An ninh quốc gia = An ninh nhà nước + An ninh nhân dân.An ninh nhân dân (mở rộng) = An ninh con người (1 cá nhân, | nhóm, 1

cộng đồng nhỏ hay lớn) + An ninh doanh nghiệp

Lấy nhà nước làm trung tâm: có an ninh chính trị quốc gia, an ninh quân sựquốc gia, an ninh kinh tế quốc gia, an ninh văn hoá và tư tưởng quốc gia

Lay con người làm trung tâm: an ninh nhà nước, an ninh con người và anninh doanh nghiệp” (Hoàng Dinh Phi, 2021,HSB TLHT).

1.2 An ninh phi truyền thống

1.2.1 Tổng quan về an ninh phi truyền thong

ANPTT gồm 5 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị và văn hoá(World Bank, World Bank Development report, 1986).

ANPTT là một khái niệm rộng va duoc bàn nhiều thời gian gần đây nhất làsau thời kỳ chiến tranh lạnh bao gồm nhiều loại hình an ninh không dựa vào các

phương tiện truyền thống Chủ thé của ANPTT van là sự an toàn của quốc gia, dân

11

Trang 22

tộc, cộng đồng hay con người (Nguyễn Văn Hưởng, 2021, HSB TLHT).

Khi khoa học công nghệ phát triển, việc ứng dụng tiến bộ khoa học cho đờisông thì cũng đồng thời kèm theo là những thách thức đối với sự bùng nỗ các loại

hình tội phạm phi truyền thống đe doa trực tiếp tới sự an toàn của quốc gia, dân tộc,

cộng đồng hay an toàn của con người

ANPTT là các mối đe doạ đến từ cách thức phi truyền thống, phi quân sự và

phi nhà nước (Nguyễn Xuân Yém, 2021, HSB TLHT)

ANPTT trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ kèm theo đó là những kháiniệm như biên giới mềm và xoá nhoà đi các cách thức tiếp cận và rút ngắn về khônggian và thời gian của các chủ thể ảnh hưởng trực tiếp đe doạ sự an toàn của cộng

đồng hay cá nhân Đồng thời xuất hiện thêm những thách thức xuyên biên giới như

tội phạm mạng, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ANPTT thách thức vai trò chủ

đạo do nhà nước nắm giữ trong bối cảnh thế giới mới và vận động không ngừng

(Nguyễn Văn Hưởng, 2021; Hoàng Đình Phi, 2021, TLHT).

Nhận thức mới cho thấy mỗi nước cần có khuôn khổ pháp luật tương thích

cao với quốc tế dé có cơ sở pháp lý giải quyết các thách thức phi truyền thống vàmang tính toàn cầu bởi các van dé phát sinh Có nhiều cách tiếp cận mang tính họcthuật nhưng có thé chia ra 2 nhóm là nhóm do con người gây ra và nhóm có nguồntự nhiên - xã hội.

1.2.2 Quản trị an ninh phi truyền thong

Quản trị là nghệ thuật khi được sử dụng linh hoạt và sáng tạo và là khoa họcnghiên cứu và mã hoá tri thức để phổ biến sử dụng vào thực tiễn (Nguyễn VănHưởng và Hoàng Dinh Phi, 2021, HSB TLHÌT).

Đối với quản trị ANPTT là việc tô chức nghiên cứu và ban hành chính sáchcũng như hoạch định chiến lược nhằm ứng phó với các mối đe doạ phi truyền thống

nhằm vào lợi ích và sự an toàn của các thực thể từ con người cho tới lớn hơn cả làlợi ích và sự toàn vẹn quốc gia và thể chế

Quan trị an ninh phi truyền thống còn có thé hiểu rằng, các biện pháp vàphương pháp bảo vệ an ninh không dựa hoàn toàn vào các phương tiện truyền thôngnhư lực lượng vũ trang Các biện pháp và phương tiện có thé dựa vào các giải phápsáng tạo, kỹ thuật, công nghệ và các phương pháp đặc biệt khác để bảo vệ an ninh

12

Trang 23

của một tô chức, một cá nhân hay một cộng đồng.

Các biện pháp an ninh phi truyền thống có thé bao gồm sử dụng công nghệcao như hệ thống camera an ninh, cảm biến thông minh, phân tích dữ liệu, trí tuệnhân tao và các phương tiện khác dé giám sát và phòng ngừa nguy cơ Ngoài ra, nócũng có thể liên quan đến việc đào tạo nhân viên để nhận diện và đối phó với các

tình huống đặc biệt, thường xuyên tô chức diễn tập và chuẩn bị cho các tình huống

khan cấp

Cách tiếp cận này không chỉ dựa vào việc sử dụng lực lượng vũ trang mà còn

tập trung vào việc sử dụng thông tin, sự nhạy bén và kỹ năng để ngăn chặn và đối

phó với các mối đe đọa an ninh hiện đại

An ninh phi truyền thống thường đề xuất việc sử dụng các phương phápphòng ngừa và đối phó thông minh hơn; tích hợp thông tin và sử dụng dit liệu dé dựđoán và ngăn chặn các mối đe dọa thay vì phản ứng sau khi xảy ra sự cố (HoàngDinh Phi, 2021, HSB TLHT).

1.2.3 Quan tri chién luge

Tổ chức đánh giá các năng lực va khả năng cạnh

tranh, phân tích SWOT, GAP, BENCHMARCH

Lưựa chọn tâm nhìn và sứ mệnh, phân tích SWOT

và lựa chọn các mục tiêu chiên lược

Lua chọn các chiên lược và kê hoạch liên quan

Triên khai thực hiện các chiên lược và kê hoạch

Hình 1 Mô hình quản tri chiến lược

13

Trang 24

Quản trị chiến lược là quá trình liên tục nhằm thiết lập mục tiêu cao nhất củatổ chức, phân tích các lực lượng/yếu tổ bên trong và bên ngoài, phát triển kế hoạchhành động và phân bổ nguồn lực một cách hiệu qua dé thực thi các kế hoạch đó

(Will Kenton, 2023).

Quản trị chiến lược có thé chia 3 cấp độ là quốc gia, ngành/địa phương va

doanh nghiệp/cộng đồng nhỏ và cũng chia ra 3 giai đoạn là hoạch định, thực thi và

kiêm soát (Hoàng Dinh Phi và Nguyễn Hoàng Việt, 2021, HSB TLHT)

Hoặc có thê bồ sung chỉ tiết hơn gồm các giai đoạn: hoạch định, phát triển,

thực thi, kiểm soát và sau cùng là thay đối và hoàn thiện Việc xác định các yếu

tố của chiến lược bao gồm các bước sau: 1) Xác định tầm nhìn chiến lược; 2) Xác

định các giá trị cốt lõi; 3) Sứ mệnh của chiến lược; 4) Mục tiêu của chiến lược; 5)

Xác định các nguồn lực: 6) Kế hoạch hành động của chiến lược

Thời gian thực thi chiến lược và hoạch định chiến lược có thé dai ngắn khácnhau va từ đó có thé thiết lập việc quản trị kế hoạch theo thời gian như quan tri kế

hoạch năm, tháng, tuần Hoặc kế hoạch dài hạn với tầm nhìn 5, 10 năm hoặc thậm

chí xa hơn Ví dụ như kế hoạch 5 năm của một nhiệm kỳ Đại hội Đảng nhưng cótầm nhìn 20 năm hoặc thậm chí xa hơn là 30 năm, 50 năm

Từ 10 năm trở lên là mục tiêu dài hạn; 3 đến 5 năm là trung hạn và ngắn hạnlà 1 đến 2 năm và phải đảm bảo bằng các tiêu chí đo đếm được một cách rõ ràng.Đồng thời phải có tính khả thi trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh và phải đảm bảođúng thời gian (SMART: Specific/Measureable/Attainable/Releveant/Time-bound)

(Hoàng Đình Phi, 2021, HSB TLHT).

12.4 An ninh nguồn nướcMột trong những vấn đề lo lắng khi Singapore tuyên bố độc lập khởiMalaysia năm 1961 đó là vấn đề an ninh nguồn nước Việc “bi buộc” phải độc lậpkèm theo thoả thuận cung cấp nguồn nước từ Malaysia trong 100 năm chính là sự

đảm bảo an toàn và an ninh quốc gia của Singapore khi tuyên bố độc lập Ký năm

1961 va gia hạn này 31.11.2011 (Bộ Ngoại giao Singapore, 2023, Water agreement between Singapore’s PUB and Malaysia's State of Johore.

Agreements

https://www.mfa.gov.sg/SINGAPORES-FOREIGN-POLICY/Key-Issues/Water-14

Trang 25

An ninh nguồn nước còn được nhắc đến khi các nước Trung Đông (Isreal,Lebanon, Syria, Gaza and West Bank/Palestine) tranh chấp nhau nguồn nước sôngJordan (U.S Department of Defence, 1997 - Water and Conflict in Middle East, a monograph by Stephen M Woolwine, Military Intellegence, School of Advanced Military Studies — Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas

(USA), May 22, 1997 Nước và Xung đột ở Trung Đông, chuyên khảo của Thiếu tá

Stephen M Woolwine, thuộc lực lượng Tình bao Quân sự, Học viện Quân sự Caocấp — Đại học Chỉ huy và Tham mưu, Fort Leavenworth, Kansas (Hoa Kỳ), 22

tháng 5 năm 1997 www.apps.dtic.mil).

Quan hệ Ấn - Trung cũng là cuộc chiến kiểm soát cao nguyên Tay Tạng(Mark Giordano and Anya Wahal, The Water Wars Myth: India, China and the Brahmaputra, Dec 6, 2022 https://www.usip.org/publications/2022/12/water-wars- myth-india-china-and-brahmaputra), nơi khởi nguôn của nhiêu dòng sông ma điên hình là dòng Mekong — Lancang (Mê Công - Lan Thương) có ảnh hưởng tới ViệtNam Uỷ hội sông Mekong thành lập để các nước cùng góp tiếng nói về việc chia sẻnguồn nước và còn là quyền được tiếp cận nguồn nước từ các nước hạ lưu cho diTrung Quốc là quốc gia thượng nguồn không tham gia (Scott Pearse-Smith, “Water

war” in Meking basin? 01/08/2012 Page 147-162, Asia Pacific Viewpoint, Volume

An ninh nguồn nước còn được xem xét một cách toàn diện từ khả năng tiếpcận với chi phí hợp lý đáp ứng nhu cầu con người và hệ sinh thái với mục tiêu quảntrị toàn điện giữa bảo vệ và sử dụng tài nguyên một cách cân bằng, hợp lý, tiết kiệm

va an toàn.

Tại phiên họp Hội nghị cấp Bộ trưởng, các Bộ trưởng và Trưởng phái đoàn

của 130 quốc gia vào tháng 3 năm 2000 tai The Hague, Hà Lan, trong khuôn khổ

15

Trang 26

Diễn đàn Nước thé giới lần thứ 2 cũng đã thống nhất ban hành Tuyên bố cấp Bộtrưởng về an ninh nguồn nước trong thế kỷ 21 (“Ministerial Declaration of TheHague on Water Security in the 21st Century”) trong đó bao gồm nội hàm va 07thách thức cần giải quyết.

“An ninh nguồn nước” và các van đề về an ninh nguồn nước ngày càng được

các quốc gia cũng như các tô chức quốc tế trên thé giới quan tâm, sử dụng rộng rãi

và được lồng ghép trong các chương trình hành động quốc gia hay kế hoạch pháttriển kinh tế vùng Một số quốc gia ở khu vực Trung Đông có các hành động liênkết như Chiến lược an ninh nguồn nước cho vùng A Rap giai đoạn 2010-2030 doHội đồng Nước cấp bộ trưởng các quốc gia vùng Ả rập xây dựng năm 2010 (Arab

strategy for Water Security in Arab region - 2010) Mỹ xây dựng chiến lược nước

toàn cầu năm 2017 (U.S Global water strategy 2022-2027 launched by VicePresident Kamala Harris June 1, 2022/Báo cáo Chiến lược nước toan cầu củaChính phi Hoa Kỳ giai đoạn 2022-2027 công bó bởi Phó Tổng thống Hoa KỳKamala Harris ngày 1/6/2022).

Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới (bao gồmcác nước phát triển lẫn đang phát triển) hiện nay, hầu như không có định nghĩa pháplý, giải thích chính thức về thuật ngữ “an ninh nguồn nước”

An ninh nguồn nước là khả năng tiếp cận đủ số lượng và chất lượng dé duytrì sinh kế và phát triển KT-XH của người dân bên cạnh đó họ phải được bảo vệ

trước van dé ô nhiễm và thảm hoa dé duy trì hệ sinh thái trong hoà bình và ổn định

(UN Water/Uy Ban Nước của Liên hiệp quốc, Water security and the globalagenda, May 6, 2013, hifps:/www.unwafter.org/publicafions/Wafer-security-and-

global-water-agenda).

Nhận thức được tam quan trọng của “an ninh nguồn nước”, Đảng, Quốc hội,

Chính phủ đã có nhiều đạo luật, chủ trương và nghị quyết về vấn đề “an ninh nguồn

nước”.

Việt Nam đã có các Luật: Tài nguyên nước (Quốc hội, 2013); Bảo vệ môitrường (Quốc hội, 2014); Phòng, chống thiên tai (Quốc hội, 2013); Thuỷ lợi (2017);Luật Dé điều (2006)

Luật Cấp thoát nước đang xây dựng và được Chính phủ trình Quốc hội thông

16

Trang 27

qua cuối nhiệm kỳ này (VWSA, 2023).

Phát triển hạ tầng thuý lợi theo hướng đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồnnước, gắn với phòng, chống thiên tai và Xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước

quốc gia” (Đại hội Đảng lần thứ 10, Hà Nội, 2006 - Báo cáo Chính trị)

Nghị quyết Trung ương 7 khoá X hay còn gọi là Nghị quyết “Tam Nông” vềnông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ rõ: Cấp nước sinh hoạt cho dân cư và côngnghiệp dịch vụ ở nông thôn Xây hồ chứa ở vùng khô hạn, thuỷ lợi gắn với thuỷđiện nhỏ Củng cé đê điều, ngăn lũ, thoát lũ và tổ chức quản lý thuỷ lợi hiệu qua,nâng hiệu suất lên trên 80% (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2008)

Quốc hội giao Chính phủ xây dựng dé an bảo đảm an ninh nguồn nước giaiđoạn 2021-2025, tầm nhìn 2045 (Quốc hội, 2020)

Bảo đảm chất lượng, sỐ lượng nước phục vụ người dân trong mọi tình huống,

đáp ứng đủ cho mọi thành phần kinh tế và thành phần xã hội đặc biệt các ngànhthiết yếu Đặc biệt là việc bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm suy

thoái và cạn kiệt nguồn nước (Bộ Chính trị, 2022)

Chính phủ giao các bộ ngành và địa phương triển khai đồng bộ 10 nhóm giảipháp nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước (Chính phủ, 2022)

1.2.5 An ninh phi truyền thong trong ngữ cảnh của ô nhiễm nguồn nướcAn ninh phi truyền thống trong ngữ cảnh của ô nhiễm nguồn nước đề cập

đến việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nguồn nước không chỉ thông qua các biện

pháp truyền thống như kiểm soát ô nhiễm, mà còn bằng cách sử dụng các phươngpháp, kỹ thuật và giải pháp tiên tiến, không truyền thống dé giải quyết van đề nhưviệc sử dụng hệ thống cảm biến dé giám sát chất lượng nước, áp dung công nghệ xửlý nước tiên tiến để loại bỏ các chất gây ô nhiễm, sử dụng phương pháp sinh họchoặc công nghệ xanh để tái tạo nguồn nước sạch (Nguyễn Văn Hưởng, 2021)

Các giải pháp phi truyền thống có thé bao gồm cả việc thúc day nhận thứccộng đồng, tạo ra chính sách và chuẩn mực mới, kích thích sự hợp tác đa phươngvới doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cả cộng đồng để giải quyết vấn đề ônhiễm nguồn nước (Nguyễn Văn Hưởng, 2021)

Quản trị chiến lược an ninh phi truyền thống trong vấn đề ô nhiễm nguồn

nước không chỉ tập trung vào việc xử lý hậu quả mà còn chú trọng đên việc ngăn

17

Trang 28

chặn va dự phòng, sử dụng các phương pháp sáng tạo và đa dạng dé đảm bảo nguồnnước sạch và an toàn cho môi trường và con người (Hoàng Đình Phi, 2021).

Bảo vệ môi trường nước còn cần có sự đôi mới công nghệ đi cùng với việcthay đôi hành vi, nhận thức và chính sách dé giải quyết van dé ô nhiễm nguồn nước

Một vài ví dụ cụ thê về các phương pháp phi truyền thống dé giải quyết vandé này như:

Công nghệ xanh: Sử dụng phương pháp xử lý nước thân thiện với môi

trường như cải tạo sinh học, các kỹ thuật tái chế, xử lý nước băng cách sử dụng cây

cối (bè thuỷ sinh) hoặc sinh vật dé loại bỏ chất ô nhiễm

Khai thác tái chế và sử dụng lại nước: Kỹ thuật tái sử dụng nước trong quá

trình sản xuất và sinh hoạt, giảm thiểu lượng nước mới được sử dụng, từ đó giảm áplực lên nguồn nước sạch

Hop tác đa phương: Kết hợp nỗ lực giữa chính phủ, doanh nghiệp và cộng

đồng dé thúc đây việc quản lý nguồn nước hiệu quả và xử ly ô nhiễm Việc hợp tácvới các quốc gia khác dé giải quyết van dé ô nhiễm nguồn nước không chỉ ở mức

địa phương mà còn ở mức toàn cầu, vì nguồn nước là tài nguyên có liên quan đếnnhiều quốc gia

Công nghệ thông minh và trí tuệ nhân tạo: Sử dụng công nghệ cảm biếnđể giám sát chất lượng nước và theo dõi môi trường, cung cấp dữ liệu cho việc quản

lý và can thiệp kịp thời khi phát hiện ô nhiễm Sử dụng trí tuệ nhân tạo và côngnghệ dé dự đoán, giảm thiểu và xử lý ô nhiễm một cách hiệu quả

Phát triển vùng dựa vào nguồn nước bền vững: Tạo ra các kế hoạch pháttriển khu vực với việc tập trung vào sử dụng nguồn nước một cách bền vững, cânnhắc giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ nguồn nước

Giáo dục và tạo nhận thức cộng đồng: Xây dựng chương trình giáo dục,

tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và giảm thiểu

việc gây ô nhiễm trong cộng đồng

Nghiên cứu và phát triển R&D: Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tìmra các giải pháp mới, hiệu quả và bền vững trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn

nước và bảo vệ nguồn nước sạch

Chính sách và quy định mới: Thiết lập và thúc day việc tuân thủ các chuẩn

18

Trang 29

mực nghiêm ngặt về xử lý nước và giảm thiểu ô nhiễm thông qua chính sách và quyđịnh mới.

Tất cả những phương pháp trên đều hướng tới việc tối ưu hóa việc bảo vệnguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm thông qua việc sử dụng các công nghệ, chiếnlược và phương pháp không truyền thống mà hiệu quả

Các chiến lược và phương pháp phi truyền thống này cùng nhau hình thành

một cách tiếp cận toàn diện, kết hợp cả công nghệ và các biện pháp phi truyền thốngnhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước một cách hiệu quả và bền vững

Tất cả các biện pháp phi truyền thống và các chiến lược mới này đều cần sựkết hợp, hỗ trợ và thúc đây từ nhiều phía khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất trong

việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước Các cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính

phủ, các ngành công nghiệp, cộng đồng và cá nhân đều có vai trò quan trọng trongviệc thúc đây các phương pháp này

Việc thiết lập các chính sách và quy định mới cần phải được ủng hộ mạnh

mẽ và tuân thủ dé đảm bảo răng các hoạt động sản xuất và tiêu dùng không gây ra

sự ô nhiễm nước quá mức.

Ngoài ra, việc tao ra sự nhận thức và thay đồi hành vi của cộng đồng thôngqua các chương trình giáo dục và thông tin đúng đắn về việc quản lý và sử dụngnước sạch cũng rất quan trọng

Hợp tác đa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây cộngđồng, doanh nghiệp và chính phủ làm việc cùng nhau để đảm bảo sự bền vững và

hiệu quả của các giải pháp đưa ra.

Cuối cùng, việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển tiếp tục là cần thiết đểtìm ra các giải pháp mới, tiên tiến và bền vững hơn trong việc giảm thiểu ô nhiễmvà bảo vệ nguồn nước

Sự kết hợp đồng lòng của tất cả các bên liên quan sẽ đóng vai trò quantrọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước sạch chotương lai.

19

Trang 30

12.6 Các mục tiêu cụ thé đối với việc quản trị chiến lược trong lĩnh vực thoátnước và xử lý nước thải:

- Sứ mệnh: Sứ mệnh của quản lý chiến lược an ninh phi truyền thống đối vớivấn đề xử lý nước thải và nước bị ô nhiễm ở hồ Trúc Bạch nói riêng và ở toàn thànhphố Hà Nội nói chung là tạo ra một cách tiếp cận toàn diện và bền vững, có tính đến

mối liên hệ giữa các van đề về nước với an ninh con người, tính bền vững của môi

trường và phúc lợi xã hội Bên cạnh đó là thiết lập và thực thi các chính sách và quyđịnh hiệu quả dé quản lý các tiêu chuan chất lượng nước, các biện pháp kiểm soát 6nhiễm và các biện pháp quản lý nước bền vững Giúp giảm thiểu tác động đến sức

khỏe con người, hệ sinh thái, ôn định an ninh trật tự ở địa bàn cũng như tác động tới

kinh tế địa phương

- Tầm nhìn: Tầm nhìn về quản lý chiến lược an ninh phi truyền thống đối với

xử lý nước thải và ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội và tại hồ Trúc Bạch xoay quanhviệc giải quyết ô nhiễm nguồn nước như một thách thức nhiều mặt vượt xa các cânnhắc về an ninh thông thường, trong bối cảnh này thường đề cập đến các mối đe dọacó thé có tác động đáng kể đến phúc lợi của xã hội Trường hợp nước bi ô nhiễm, tamnhìn bao gồm các chiến lược bảo vệ sức khỏe con người, đảm bảo tính bền vững củamôi trường và thúc đây sự ôn định kinh tế và xã hội, nhấn mạnh cách tiếp cận toàndiện và hợp tác dé bảo vệ tài nguyên nước cho các thế hệ hiện tại và tương lai

- Giá trị cốt lõi: các giá trị cốt lõi đặt ra những thách thức phức tạp và nhiều

mặt vượt xa các mô hình an ninh truyền thống, tập trung vào các mối đe dọa phátsinh như suy thoái môi trường, khủng hoảng sức khỏe và khan hiếm tài nguyên.Trong bối cảnh nguồn nước bi 6 nhiễm, một số giá trị cốt lõi có thể bao gồm: 1)Tính bền vững: Nhắn mạnh tầm quan trọng của các giải pháp lâu dai nhằm cânbằng các nhu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế để đảm bảo tính sẵn có liên tục

và chất lượng của tài nguyên nước 2) Hợp tác: Việc giải quyết ô nhiễm nước đòihỏi phải có sự hợp tác ở nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm quan hệ đối tác quốc tế,

quốc gia và địa phương, với sự tham gia của chính phủ, tổ chức phi chính phủ,doanh nghiệp và cộng đồng địa phương 3) Phòng ngừa: Ưu tiên các biện pháp chủđộng ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước thay vì chỉ phản ứng với hậu quả của nó Điều

này có thể liên quan đến các quy định, chính sách và công nghệ nhằm giảm thiểu

20

Trang 31

hoặc loại bỏ các chat gây ô nhiễm tại nguồn 4) Tính toàn diện: Đảm bảo rang cácchiến lược quản lý mang tính toàn diện và xem xét nhu cầu cũng như quan điểm củacác bên liên quan khác nhau, bao gom ca các cộng đồng dễ bị tổn thương và bị thiệtthòi, những người có thể bị ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm nước 5) Khả năngthích ứng: Thừa nhận tính chất năng động của ô nhiễm nước và sự cần thiết phải có

các chiến lược linh hoạt có thê thích ứng với các điều kiện môi trường đang thay

đổi, các chất ô nhiễm mới xuất hiện và sự hiểu biết khoa học ngày càng phát triển.6) Doi mới: Khuyến khích phát triển và áp dụng các công nghệ, thực tiễn và chính

sách đổi mới có thé giải quyết các thách thức ô nhiễm nước một cách hiệu quả 7)Nhận thức và Giáo dục cộng đồng: Nhận thức được tầm quan trọng của việc nângcao nhận thức cộng đồng và cung cấp giáo dục về tác động của ô nhiễm nước, cũng

như thúc day việc sử dụng nước có trách nhiệm và ngăn ngừa 6 nhiễm ở cấp độ cánhân và cộng đồng 8) Minh bạch: Ủng hộ sự minh bạch trong quá trình ra quyếtđịnh, chia sẻ dữ liệu và phổ biến thông tin liên quan đến chất lượng nước và 6nhiễm, nhằm xây dựng niềm tin và thúc đây trách nhiệm giải trình Những giá trịnày cùng góp phần tạo nên một cách tiếp cận toàn diện và bền vững để quản lýnước bị ô nhiễm, thừa nhận mối liên kết giữa các yếu tố môi trường, xã hội và kinhtế trong việc giải quyết những thách thức này

- Các mục tiêu chiến lược: Các mục tiêu chiến lược của quản lý an ninh phitruyền thống đối với van đề thoát nước, xử lý nước thải va 6 nhiễm nguồn nước tập

trung vào việc giải quyết các thách thức liên quan đến ô nhiễm nước một cách toàn

diện và bền vững Một số mục tiêu chiến lược dé quản lý nước bị ô nhiễm bao gồm:

1) Ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm: Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và giảmthiêu các nguồn gây 6 nhiễm nước như xả thải công nghiệp, nước thải nông nghiệpnhiễm hoá chất bảo vệ thực vật/nước thải của chăn nuôi và xử lý chất thải không

đúng cách Trong trường hợp cụ thé ở hồ Trúc Bach là ngăn chặn việc xả thải trựctiếp, chưa qua xử lý xuống hỗ 2) Quan lý tài nguyên nước: Xây dựng và thực hiện

các kế hoạch quản lý nguồn nước như một nguồn tài nguyên có giới hạn và quản lýmang tính tông thể có tính đến toàn bộ chu trình nước, từ nguồn, tiêu dùng đến xửlý nước thải, để đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên nước, hướng tới việc tái sửdụng nhiều lần 3) Tăng cường khung pháp lý: Tăng cường và thực thi các quy

21

Trang 32

định liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng nước và xử lý nước thải để ngăn chặn việcgây ô nhiễm và khuyến khích các hoạt động có trách nhiệm Cụ thể trong trườnghợp ở Việt Nam có thê ké đến sự hoàn thiện các điều khoản trong các bộ luật có liênquan đến cấp, thoát nước và xử lý nước thải như Luật Môi trường, Luật Tài nguyên

nước, Luật Thủ đô Xây dựng và ban hành Luật Cấp thoát nước 4) Xây dựng

năng lực quản lý và nhận thức cộng đồng: Bên cạnh việc xây dựng năng lực củacác cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng và các bên liên quan để giám sát và quảnlý chất lượng nước còn cần thiết xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cộng đồng

về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu ô nhiễm 5) Nghiên cứu

và đối mới công nghệ: Dau tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiên tiến

dé xử lý nước, giám sát và khắc phục ô nhiễm dé theo kịp các mối đe doa và giảipháp mới nồi 6) Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các nước láng giềng và các tô chức

quốc tế để giải quyết các vấn đề ô nhiễm nước xuyên biên giới và chia sẻ cácphương pháp hay nhất dé quan lý tài nguyên nước 7) Sự tham gia của cộng đồng:

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định liên

quan đến quản lý nước vì họ thường có những hiểu biết sâu sắc có giá trị về các vanđề nước ở địa phương và có thê đóng góp vào sự thành công của các sáng kiến ngănngừa 6 nhiễm 8) Lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp: Xây dựng và thực hiện các kếhoạch dự phòng dé ứng phó với các sự cố ô nhiễm nước, bao gồm phối hợp với cácdịch vụ khân cấp và triển khai các đội ứng phó nhanh 9) Khuyến khích và khôngkhuyến khích kinh tế: Đưa ra các công cụ kinh tế như thuế ô nhiễm hay khuyếnkhích các ngành áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư vào công nghệ ngăn ngừa ô nhiễm hoặc đưa ra các danh mụckhông khuyến khích đầu tư dé đảm bảo sự bền vững của môi trường 10) Hệ thốnggiám sát và cảnh báo sớm: Thiết lập các hệ thống giám sát mạnh mẽ và cơ chếcảnh báo sớm dé phát hiện kịp thời những thay đổi về chat lượng nước, giúp ứng

phó nhanh chóng với các sự cô ô nhiễm tiềm an 11) Thích ứng với biến đỗi khí

hậu: Tích hợp các cân nhắc về tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng và tínhsẵn có của nước vào các kế hoạch chiến lược, vì biến đổi khí hậu có thé làm tramtrọng thêm các vấn đề ô nhiễm nước 12) Phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý

nước thải: Đâu tư vào các dự án cơ sở hạ tâng nước như hệ thông thu gom nước

22

Trang 33

thải, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống quản lý nước mưa để cải thiện chất lượngtổng thể của tài nguyên nước.

Những mục tiêu chiến lược này nhằm tạo ra một cách tiếp cận toàn diện vàbên vững dé quản lý nước bị ô nhiễm, có tính đến các yêu tổ môi trường, xã hội vakinh tế Việc thực hiện thành công thường đòi hỏi cách tiếp cận có nhiều bên liên

quan, có sự tham gia của các cơ quản quản lý nhà nước, cộng đồng, doanh nghiệp

và các tổ chức quốc tế

- Các nguồn lực để thực hiện chiến lược bao gồm nguồn lực từ đầu tư công

là chủ yếu theo như các quy định của luật pháp hiện hành Theo các quy định thì

công tác thoát nước, xử lý nước thải và bảo vệ môi trường thuộc phạm trù dịch vụ

công ích đo nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư Các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực này có thé tham gia vào các quá trình vận hành Tuy nhiên, đối với thoátnước và xử lý nước thải khu vực công nghiệp lại do các nhà phát triển bất động sảncông nghiệp dau tư va vận hành Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các giải pháp dé thu

hút đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân trong tương lai là một trong những giải

pháp tạo ra dòng vốn dau tư thu hút sự phát triển trong lĩnh vực này (ví dụ ở phầnkinh nghiệm quốc tế là việc hợp tác công tư ở Phần Lan trong điều hành và pháttriển cả trong lĩnh vực cấp, thoát nước và xử lý nước thải)

Đồng thời, việc xây dựng Luật Cấp thoát nước trong thời gian tới còn nhậnmạnh tới vai trò thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài

Nguồn lực tư nhân và nước ngoài còn thé hiện trong việc thu hút về công

nghệ mới, công nghệ xanh.

- Các giải pháp thực thi chiến lược Cuối cùng của các bước thực hiện mộtchiến lược là việc xác lập các giải pháp thực thi chiến lược Các bước bao gồm: +xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó phải hướng tới sự phát triểnđồng bộ giữa các lĩnh vực cấp và thoát nước, bảo vệ môi trường và tính đến cácchương trình phát triển dài hạn và có tính tiến bộ, tính đến việc huy động sự đồngbộ của toàn xã hội Trong lĩnh vực cấp thoát nước là việc xây dựng luật cấp thoátnước riêng bên cạnh hoàn thiện luật tài nguyên nước, luật môi trường và các bộ luật

chuyên ngành khác.

23

Trang 34

Bên cạnh đó là việc xây dựng các chiến lược dài hạn và kế hoạch ngắn hạncho từng chuyên đề, từng khu vực, từng hạng mục riêng nhằm đảm bảo an toànnguồn nước.

1.3 Một số van dé an ninh phi truyền thống khác

Các nội dung này tham khảo tại tài liệu được (biên tập bởi Alistair D B Cook and Tamara Nair thuộc S Rajaratnam School of International Studies, Nanyang Technological University, Singapore), Non-traditional security in Asia —

Pacific, a decade of perspectives, March 2021, Page 246).

Xét ở phạm trù an ninh phi truyền thống, ngoài van dé an ninh nguồn nướccó thể côi là một nội dung trong lĩnh vực an ninh môi trường, ở Việt Nam có thé kểđến một số khái niệm như:

a) An ninh năng lượng:Thuật ngữ "an ninh năng lượng" thường được sử dụng để mô tả các biệnpháp và chiến lược nhằm bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng, đặc biệt là các nguồnnăng lượng chiến lược như dầu, khí, điện, các nguồn năng lượng hoá thạch, nănglượng tái tạo hay năng lượng hạt nhân An ninh năng lượng có thể bao gồm các biện

pháp như đảm bao én định trong nguồn cung cấp năng lượng, giảm thiểu rủi ro về

biến động giá cả, đảm bảo an toàn trong vận chuyền và hạ tầng liên quan đến nănglượng cũng như được bảo vệ trước những mối đe dọa an ninh có thé ảnh hưởng đến

việc cung cấp năng lượng cho sản xuất công/nông nghiệp và sử dụng năng lượngtrong đời sống

An ninh năng lượng cũng liên quan đến các van đề như da dạng hóa nguồncung cấp năng lượng dé giảm thiểu sự phụ thuộc vào một nguồn duy nhất, khuyếnkhích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và bền vững, cũng như thúc đây nghiên cứu

và phát triên các công nghệ mới liên quan đên năng lượng.

An ninh năng lượng cũng liên quan chặt chẽ tới việc hoạch định chiến lượcphát triển nguồn năng lượng 6n định và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và

an ninh quôc gia.

24

Trang 35

Trong bối cảnh toàn cầu, an ninh năng lượng trở thành một vấn đề quantrọng, đặc biệt là khi các quốc gia phải đối mặt với biến đổi khí hậu, sự cạnh tranhvề nguon lực và những thách thức an ninh toàn câu.

Khi chiến tranh Nga — Ukraine xảy ra, Châu Âu lâm vào khủng hoảng về khíđốt đặc biệt là vấn đề khí cho sưởi ấm vào mùa đông Giá khí ở Châu Âu tăngnhiều lần Không chi giá khí, giá dầu trên thé giới cũng thay đổi

Khi Anh va Mỹ tô chức tân công vào Tô chức Houthi của người H6i giáo ở

Yemen, gia bảo hiêm cho các chuyên tàu chở dau ở biên đỏ tang gap 10 lân và ảnh

hưởng tới giá cũng như nguồn cung dâu mỏ toan cau.

Dé đảm bao an ninh năng lượng, các quôc gia thường xuyên thực hiện các

chiên lược và chính sách nhăm bảo vệ nguôn cung câp năng lượng của họ Dưới đây

là một số khía cạnh quan trọng của an ninh năng lượng:

1) Đa dang hoá nguồn cung: sự đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng giúp

giảm thiểu rủi ro từ sự cố hoặc gián đoạn trong một nguồn cung cấp cụ thé.Việc này thường bao gồm việc kết hợp sử dụng nhiều nguồn năng lượngkhác nhau, bao gồm cả năng lượng tái tạo và truyền thống

2) An toàn vận chuyên: Bảo vệ hạ tầng vận chuyển năng lượng là một khía

cạnh quan trọng của an ninh năng lượng Điều này bao gồm việc đảm bảo an

toàn trong quá trình vận chuyền dầu, khí đốt, và thanh nhiên liệu cho các lò

phản ứng hạt nhân từ nơi sản xuất đến nơi sử dụng.3) Đối phó với rủi ro an ninh: Các quốc gia cần xây dựng khả năng đối phó với

rủi ro an ninh liên quan đến năng lượng, bao gồm cả rủi ro từ khủng bố,

chiến tranh, và các mỗi đe doa có thể xảy ra trong quá trình xây dựng chiến

lược năng lượng.

4) Phát triển công nghệ năng lượng bền vững: Sự phát triển và áp dụng các

công nghệ năng lượng bền vững giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn nănglượng truyền thống, giảm lượng khí nhà kính và hỗ trợ trong việc đảm bảo anninh năng lượng dài hạn.

25

Trang 36

5) Hợp tác quốc tế: Năng lượng là lĩnh vực điển hình trong việc xây dựng các

mối quan hệ đối tác ôn định ở mức độ toàn cầu dé giải quyết những tháchthức an ninh năng lượng Các quốc gia thường hình thành liên minh và thỏathuận để chia sẻ nguồn cung cấp năng lượng, hỗ trợ nhau trong trường hợpkhẩn cấp, và thúc đây nghiên cứu và phát triển chung về năng lượng bền

vững.

An ninh năng lượng không chỉ là một vấn đề quốc gia mà còn là một phần quantrọng cua an ninh toan cầu, đặc biệt là trong bối cảnh thách thức về biến đổi khí hậuvà tăng cường nhu câu năng lượng toàn câu.

Ở Việt Nam, nhưng thách thức trong lĩnh vực an ninh năng lượng có thé nhìnthấy rõ nét khi nhu cầu tăng cao do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trongkhi các nguồn cung năng lượng của Việt Nam chưa phong phú và phụ thuộc chínhvào nguồn thuỷ điện và điện than Việt Nam chưa có năng lượng điện hạt nhân và

chưa phát triển và kiểm soát ôn định nguồn điện tái tạo như điện gió và điện mặt

trời.

Việc khai thác than đang ngày càng khó khăn và Việt Nam từ một nước xuất

khẩu than thì nay đã trở thành quốc gia nhập khẩu than từ Indonesia, Australia hayMỹ Nguồn than nhập khâu đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá điện và thách thức tớiviệc quy hoạch phát triển hệ thống điện quốc gia

Bên cạnh đó, với hơn 63% nguôn nước đô đô vào Việt Nam có nguôn gôc nước

ngoài đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc tích nước cho thuỷ điện bên cạnh việc ảnhhưởng của biên đổi khí hậu đã có tác động không nhỏ tới việc ồn định phát điện

thuỷ năng.

Nguôn khai thác dầu thô ngày càng suy giảm và việc phụ thuộc vào nhập khẩuxăng dầu của Việt Nam cũng làm cho chiến lược 6n định năng lượng ở Việt Nam

hoàn toàn phụ thuộc vào sự ồn định nguồn cung của thế gIỚI

b) An ninh lương thực: An ninh lương thực đề cập đến khả năng đảm bảoan toàn và ôn định của nguồn cung cấp lương thực/thực phẩm cho cộng đồng và

26

Trang 37

quốc gia Điều này bao gồm việc dam bao rằng sản xuất lương thực/thực phẩm đủdé đáp ứng nhu cầu của dân số, cũng như bảo đảm rang lương thực/thực phẩm đượcphân phối một cách công bằng, hiệu quả, an toàn và chất lượng Đối với một quốcgia hoặc cộng đồng, có một hệ thống an ninh lương thực mạnh mẽ có thể giúp đốimặt với các thách thức như biến đổi khí hậu, đối mặt với tình trạng khan cấp và dam

bảo răng mọi người có quyên lợi cơ bản về thức ăn.

Các yếu tố quan trọng trong an ninh lương thực bao gồm sự đa dạng trong

sản xuất thực phẩm, công nghệ nông nghiệp hiện đại, hạ tầng giao thông, hệ thốngthông tin và quản lý tài nguyên tự nhiên Đồng thời, các biện pháp quản lý rủi ro vàphòng tránh khủng hoảng lương thực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh lương thực.

Một số biện pháp cụ thé nhằm đảm bao an ninh lương thực có thé bao gồm:

1) Da dang hoá sản xuất nông nghiệp: Sự đa dang trong sản xuất nông

nghiệp giúp giảm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh hoặc ảnh hưởng của biến

đổi khí hậu Việc sử dụng nhiều loại cây trồng, giống cây và phương

pháp canh tác khác nhau có thé làm giảm nguy cơ mat mát lương thực.2) Công nghệ nông nghiệp hiện dai: Sử dụng công nghệ nông nghiệp tiễn bộ

giúp tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất lương thực/thực phẩm.Công nghệ như hệ thống tưới nước tự động, sử dụng phân bón và thuốc

trừ sâu hiệu quả có thê cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm

3) Ha tang giao thông/logistic: Hệ thống giao thông địa bàn và quốc gia đủ

phát triển giúp nhanh chóng và hiệu quả chuyển giao thực phẩm từ nơisản xuất đến nơi tiêu thụ Điều này giúp giảm lãng phí và giữ cho thựcphẩm tươi ngon hơn

4) Hệ thống thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin dé theo dõi và dự báo

nguồn cung cấp thực phẩm, giúp quản lý rủi ro và phản ứng nhanh chóng

trước các vân đê lương thực.

27

Trang 38

5) Quan ký tài nguyên tự nhiên: Bảo vệ và quản lý tài nguyên như đất đai,

nước và nguồn gen cây trồng là quan trong để duy trì sự ôn định trongsản xuất lương thực

6) Chính sách an sinh xã hội: Chính sách cnhư bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ

giá cả và các biện pháp khác có thể giúp bảo vệ thu nhập của người nông

dân và đảm bao rằng họ có khả năng tiếp tục sản xuất thực phẩm

Quản lý và đầu tư vào những khía cạnh này có thể cùng nhau tạo nên một hệ

thống an ninh lương thực mạnh mẽ, giúp đối mặt với thách thức của thế giới ngàynay và tương lai.

c) An ninh tiền tệ: Thuật ngữ "an ninh tiền tệ" thường được hiểu là sự bảovệ và duy tri sự ồn định trong hệ thống tài chính và tiền tệ của một quốc gia hoặckhu vực An ninh tiên tệ bao gôm nhiêu khía cạnh, như:

1) On định giá cả: Dam bao rằng mức lam phat (tăng giá) đượckiểm soát và duy trì ở mức 6n định dé người tiêu dùng và doanh nghiệp có

thé dự đoán được chi phí và giá cả

2) An toàn tài chính: Bảo vệ ngân hàng và tổ chức tài chính khỏirủi ro và khủng hoảng, để tránh sự suy thoái kinh tế do sự mat mát toàn bộhoặc một phần lớn các nguồn tài chính

3) _ Quản lý tỷ giá hối đoái: Bảo vệ khỏi bién động lớn va khôngkiểm soát của tỷ giá hối đoái, vì biến động mạnh có thể tạo ra rủi ro cho cácdoanh nghiệp và nhà đầu tư

4) Kiểm soát nguồn vốn: Quản lý nguồn cung tiền và tăng trưởngkinh tế dé ngăn chặn sự thất thoát và giữ cho hệ thống tài chính hoạt động éndinh.

5) An toàn thanh khoản: Dam bao sự linh hoạt và kha năngchuyên đổi của tài sản tài chính mà không làm giảm giá trị của chúng quánhiêu.

28

Trang 39

Những biện pháp dé đảm bảo an ninh tiền tệ thường bao gồm chính sách tiền

tệ của ngân hàng trung ương, quản lý nguy cơ tài chính và các biện pháp hỗ trợ

khác từ chính phủ và các tô chức quôc tê.

Ngoài ra, có một sô yêu tô và công cụ khác được sử dụng dé duy trì an ninh

tiên tệ:

1 Chính sách lãi suất: Ngân hàng trung ương thường điều chỉnh lãi suất dékiểm soát nguồn cung tiền và ôn định giá cả Lãi suất thấp có thé kích thích chi tiêu

và đầu tư, trong khi lãi suất cao có thé giảm cung tiền và kiềm chế lạm phát

2 Chính sách tiền tệ: Sử dụng các biện pháp như mua lại tài sản và bán tài sảnđê ôn định giá cả và kiêm soát nguôn cung tiên.

3 Hợp tác quốc tế: các quốc gia thường hợp tác dé giữ cho hệ thống tài chínhtoàn cầu 6n định Các tô chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Tế

giới thường có vai trò trong việc cung cấp tài trợ và tư vấn dé giúp quốc gia vượtqua khủng hoảng tai chính.

4 Quan ly nợ: Kiểm soát mức nợ dé tránh tình trạng nợ quá mức, gây áp lựclên ngân sách quôc gia và tạo ra rủi ro tài chính.

5 Theo dõi thị trường tài chính: Đánh giá và theo dõi sự biến động trên thịtrường tài chính dé đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiêm soát kịp thời

An ninh tiên tệ không chỉ quan trọng đôi với sự ôn định kinh tê vĩ mô và vi

mô nội bộ mà còn ảnh hưởng đên môi quan hệ tài chính và kinh tê quôc tê Do đó, các chính trị gia và nhà quản lý kinh tê thường xuyên phải làm việc cùng nhau đê

duy trì và cải thiện an ninh tiên tệ.

d) An ninh y tê/sức khoẻ: "An ninh sức khỏe" thường được hiéu là việc bao

đảm một môi trường an toàn và bảo vệ sức khỏe của cộng đông Nó liên quan đên các biện pháp và chính sách nhăm đảm bảo rang mọi người đêu có quyên và kha

năng tiép cận các dich vụ y tê cơ ban va chat lượng An ninh sức khỏe cũng liên

29

Trang 40

quan đên việc ngăn chặn và kiêm soát bệnh tật, đảm bảo an toàn thực phâm và nước uông, cũng như quản lý và phòng tránh các rủi ro y tê có thê ảnh hưởng đên cộng

đồng

"VY tê" là một khái niệm rộng lớn hơn và bao gôm tat cả các khía cạnh liên

quan đên sức khỏe của con người, từ chăm sóc cá nhân đên các dịch vụ y tê chuyên sâu Y tê cũng liên quan đên nghiên cứu y học, giáo dục y tê, và các hoạt động khác nhăm nâng cao chât lượng cuộc sông và đôi phó với các thách thức vê sức khỏe.

Vì vậy, "an ninh sức khỏe, y tế" có thé được hiểu là tập trung vào việc dambảo an toàn và phát triển sức khỏe cộng đồng thông qua các biện pháp và chính sáchliên quan đến y tế

Trong van dé này, có thể nhìn rõ yếu tố khủng hoảng trong lĩnh vực y tế/sức

khoẻ là vấn đề bùng phát dẫn đến khủng hoảng do dịch bện gây ra mà điển hình gần

đây là đại dịch COVID-19.

Khủng hoảng dịch bệnh là một tình huống khi một bệnh truyền nhiễm lan

rộng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của cộng đồng hoặc quốc gia Đây có thể

là một sự kiện nhanh chóng và khó kiểm soát, có thể gây ra tác động xã hội, kinh tế

đông, cũng như ứng phó với các ảnh hưởng kinh tê và xã hội.

30

Ngày đăng: 27/09/2024, 01:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN