1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận CTQP&AN - An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

28 3 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam
Chuyên ngành Công tác Quốc phòng và An ninh
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 148,83 KB

Nội dung

Trong thế giớiđương đại, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất hiện nhiềuyếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia như: khủng bố,dịch bệnh lây lan nhanh ở

Trang 1

TIỂU LUẬN HP2 CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐỀ TÀI:

AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC MỐI ĐE DỌA AN

NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (4/2011), Đảng ta chính thức sửdụng thuật ngữ an ninh phi truyền thống Báo cáo chính trị nêu rõ: “Trên thếgiới: Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có nhữngdiễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường Những căng thẳng,xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, canthiệp lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa an ninh phitruyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ,điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường còn tiếp tục gia tăng” và “Nhữngvấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lươngthực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh sẽ tiếp tụcdiễn biến phức tạp” Do đó có thể thấy chúng ta đã có ý thức về sự nguy hiểmcủa các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, để từ đó tìm ra cách ứng phó vàngăn chặn

1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp

- Tham khảo tài liệu

- Áp dụng thực tiễn để trả lời các câu hỏi

- Đặt giả thiết, áp dụng kiến thức để trả lời

2 Đối tượng nghiên cứu

- An ninh phi truyền thống tại Việt Nam

- Mối đe dọa của an ninh phi truyền thống

- Cách ứng phó với mặt tiêu cực của an ninh phi truyền thống

- Liên hệ áp dụng đối với sinh viên

3 Kết cấu

Trang 3

Đề tài gồm ba chương:

Chương I: Khái quát về an ninh phi truyền thống

Chương II: Nội dung của an ninh phi truyền thống tại Việt Nam

Chương III: Một số biện pháp ứng phó với các mối đe dọa của anninh phi truyền thống ở Việt Nam

Trang 4

B NỘI DUNG Chương 1 Khái quát về an ninh phi truyền thống 1.1 Khái niệm của an ninh phi truyền thống

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là thập niên đầu thế kỷ XXI,thế giới có nhiều biến động phức tạp vượt qua khuôn khổ dự báo của giớinghiên cứu về một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng Trong thế giớiđương đại, bên cạnh mối đe dọa về quân sự, vẫn tồn tại và xuất hiện nhiềuyếu tố mới đe dọa đến an ninh con người và an ninh quốc gia như: khủng bố,dịch bệnh lây lan nhanh ở người và động vật, biến đổi khí hậu, buôn bán matúy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, di cư xuyên biên giới, tội phạm mạng Trong bối cảnh đó, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi nhanh chóng.Bên cạnh những quan niệm đã và đang được sử dụng xung quanh chủ đề nàynhư: An ninh tập thể, an ninh chung, an ninh toàn diện , xuất hiện thuật ngữ

“an ninh phi truyền thống” Bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của thế

kỷ XX, sử dụng nhiều trong thập niên đầu thế kỷ XXI, an ninh phi truyềnthống trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn đàn khu vực,quốc tế, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức cũngnhư các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế đương đại Tuy nhiên, trên thếgiới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi truyền thống.Giới nghiên cứu trong nước và quốc tế hiện nay chưa thống nhất được mộtkhái niệm hoàn chỉnh xung quanh thuật ngữ này Tùy thuộc vào cách nhìnnhận, góc độ, lĩnh vực tiếp cận, hoàn cảnh cụ thể mà từng nhà nghiên cứu đưaquan niệm khác nhau về an ninh phi truyền thống

Có nhiều quan điểm khác nhau về an ninh phi truyền, nhưng khái quátnhất có thể hiểu: “An ninh phi truyền thống là sự ổn định và phát triển bềnvững của các lợi ích quốc gia cơ bản, quan trọng mang tính phi quân sự cómối liên hệ, tương tác chặt chẽ với an ninh, phát triển của khu vực và thếgiới” Từ khái niệm trên có thể thấy, an ninh phi truyền thống là việc bảo đảm

Trang 5

an toàn, không có hiểm nguy cho cá nhân con người, quốc gia dân tộc và toànnhân loại trước các mối đe dọa có nguồn gốc phi quân sự như biến đổi khíhậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nguồn lực, dịch bệnh lây lan nhanh,khủng hoảng tài chính, an ninh mạng, tội phạm nguy hiểm xuyên biên giới,chủ nghĩa khủng bố… Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường cómối liên hệ, lan tỏa nhanh, ảnh hưởng rộng, tương tác chặt chẽ với an ninh, antoàn, sự phát triển của khu vực và thế giới do tác động bởi mặt trái của kinh

tế thị trường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ

Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tuy không thách thức trực tiếpchủ quyền lãnh thổ quốc gia nhưng uy hiếp và hủy hoại các yếu tố tạo nềntảng cho sinh tồn và phát triển của cá nhân con người, cộng đồng xã hội,quốc gia dân tộc và toàn nhân loại Một số mối đe dọa an ninh phi truyềnthống có nguồn gốc nhân tạo, có chủ thể mang tính tổ chức, nhưng đó là cácchủ thể ngoài nhà nước (tất nhiên ngày nay không loại trừ các nhà nước đứngsau tài trợ không chính thức cho một số hoạt động như an ninh mạng, khủngbố ); nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống khác lại phát sinh từ các tácnhân thiên tạo Không ít mối đe dọa đối với con người đã xuất hiện trong lịch

sử nhưng do giới hạn của điều kiện bối cảnh nên phạm vi lan tỏa chưa rộng,sức uy hiếp chưa lớn Ngày nay, do tác động từ mặt trái của kinh tế thịtrường, của toàn cầu hóa, của sử dụng thành tựu khoa học và công nghệ, cácmối đe dọa đó có khả năng lan tỏa rộng lớn hơn, sức uy hiếp mạnh hơn, nênđược xem là an ninh phi truyền thống Khác với an ninh truyền thống giảiquyết chủ yếu bằng biện pháp quân sự, còn biện pháp ngoại giao chỉ đóng vaitrò hỗ trợ, thì an ninh phi truyền thống lại chỉ có thể giải quyết bằng biệnpháp ngoại giao, hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức quốc tế Tuy nhiên,phân biệt an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống trong từng trườnghợp cụ thể nhiều khi cũng chỉ mang tính tương đối Chúng có thể chồng xếp,đan cài và chuyển hóa cho nhau

Trang 6

1.2 Đặc điểm của an ninh phi truyền thống

a An ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu

Nếu như các vấn đề an ninh truyền thống được nhìn nhận dưới góc độcấp quốc gia hoặc nhóm các quốc gia thì các vấn đề an ninh phi truyền thốnglại được nhìn nhận không chỉ ở riêng một hay một nhóm các quốc gia mà nóliên quan tới lợi ích của toàn cầu

Đầu tiên, có thể thấy các vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống nhưdịch bệnh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài chính, chủ nghĩa khủng bổ…đều là những vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng, tất cả các quốc gia trên thế giớiđều phải đối mặt và không có quốc gia nào được loại trừ Thứ hai, các vấn đề

an ninh phi truyền thống có tính khuếch tán rộng, ví dụ như khủng hoảng tàichính năm 2007 mới đầu diễn ra tại Mỹ với sự sụp đổ của hàng loạt hệ thốngngân hàng, tuy nhiên sau đó đã lan ra toàn thế giới và hậu quả của nó rất khó

để kiểm soát Thứ ba, những nhân tố, yếu tố, chủ thể của an ninh phi truyềnthống như tổ chức khủng bố, an ninh mạng… nằm rải khắp và có mạng lướitrên toàn thế giới

b An ninh phi truyền thống mang tính đa dạng

Cùng với sự phát triển và toàn cầu hóa, các vấn đề an ninh phi truyềnthống xuất hiện ngày càng nhiều Trong Tuyên bố chung ASEAN - TrungQuốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống năm 2002 đã liệt kêcác vấn đề an ninh phi truyền thống gồm: Buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ

và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm, kinh tếquốc tế và tội phạm công nghệ cao

Từ góc độ an ninh quốc gia, có thể chia an ninh phi truyền thống thànhcác nhóm vấn đề sau: An ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh xã hội, anninh kinh tế, an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninhsinh thái

Trang 7

Từ tính chất đe dọa và đối tượng bị đe dọa, an ninh phi truyền thốngđược chia thành 5 loại chính gồm: Vấn đề an ninh liên quan đến sự phát triểnbền vững; mối đe dọa, uy hiếp đến từ sự ổn định an ninh khu vực và quốc tế;

tổ chức tội phạm xuyên quốc gia; tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thứctrật tự an ninh quốc tế; vấn đề an ninh gây ra bởi sự phát triển công nghệ vàtoàn cầu hóa

c An ninh phi truyền thống mang tính bộc phát

Các mối đe dọa đến từ an ninh truyền thống chủ yếu thông qua cácmâu thuẫn lợi ích dẫn tới chiến tranh vũ trang Những mối đe dọa này hoàntoàn có thể được kiểm soát và hạn chế mức độ nghiêm trọng với sự chủ động

từ cả hai phía Thời gian và cách thức diễn ra của các mối đe dọa đến từ anninh truyền thống cũng có diễn biến tuần tự và thường không diễn ra mộtcách chớp nhoáng Tuy nhiên các mối đe dọa đến từ an ninh phi truyền thốnglại bùng nổ nhanh chóng, diễn ra đột ngột, khó kiểm soát, thiếu dấu hiệu rõràng Ví dụ như các vụ khủng bố diễn ra trên toàn cầu đều xảy ra và không hềđược phòng bị Hoặc như đại dịch AIDS những năm 1980, bệnh bò điên, lởmồm long móng hay gần đây là bệnh SARS đều diễn biến rất nhanh và khiđược nhận thức thì nó đã gây hậu quả nghiêm trọng

d An ninh phi truyền thống mang tính chuyển hóa

Mặc dù an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặtcủa khái niệm an ninh nhưng chúng lại có quan hệ đan xen với nhau, trongmột số điều kiện chúng ta không thể phủ định khả năng chuyển hóa giữa mốiquan hệ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống Các mối đe dọa anninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được đan xen, tương tác và cóthể biến đổi lẫn nhau trong những điều kiện nhất định Thứ nhất, nhiều vấn

đề an ninh phi truyền thống là hậu quả trực tiếp của các vấn đề an ninh truyềnthống Chẳng hạn như vấn đề người tị nạn do chiến tranh, thiệt hại về môitrường và các vấn đề ô nhiễm Thứ hai, một số vấn đề an ninh truyền thống có

Trang 8

thể phát triển thành các vấn đề an ninh phi truyền thống Ví dụ, sự hình thànhcủa chủ nghĩa khủng bố liên quan chặt chẽ đến các vấn đề an ninh truyềnthống như tâm lý đấu tranh gây ra bởi chủ nghĩa bá quyền, xung đột và bởicác vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, và những vấn đề lịch sử hình thành bởimâu thuẫn dân tộc và tôn giáo Thứ ba, một số vấn đề an ninh phi truyềnthống cũng có thể gây ra mâu thuẫn và xung đột trong an ninh truyền thống.Nếu các tổ chức khủng bố tìm kiếm các phương tiện công nghệ cao như hạtnhân và hóa sinh, nó sẽ liên quan đến sự gia tăng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Sự tương tác giữa các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh phi truyềnthống tưởng như biệt lập, nhưng khi xét tới nguyên nhân, sự hình thành, thìchúng lại có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bởi có cái này mà có cái kia vàngược lại

Về đối tượng đe dọa xâm phạm, với an ninh truyền thống đó chính làchủ quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc còn với an ninh phi truyền thống là sựtồn tại, phát triển bền vững của con người, xã hội, môi trường sống… Cácmối đe dọa an ninh phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con ngườihoặc cộng đồng, quốc gia - dân tộc; còn an ninh truyền thống uy hiếp trựctiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia - dân tộc, uy hiếp an ninh quốc gia

Về không gian và phạm vi của mối đe dọa, an ninh truyền thống chủyếu diễn ra giữa hai quốc gia, nhóm liên minh các quốc gia còn an ninh phitruyền thống có thể xuất phát từ nội tại một hoặc nhiều quốc gia sau đó cóthể lan tỏa ảnh hưởng tới cả khu vực và thậm chí toàn thế giới

1.3 Bối cảnh nảy sinh an ninh phi truyền thống

Thứ nhất, sự biến đổi cục diện quốc tế sau chiến tranh lạnh bản chất

là hướng đến quan hệ giữa các quốc gia, các tổ chức với mối quan tâm hàngđầu là kết thúc sự đối đầu có tính cân bằng nhiều thập kỷ giữa Liên Xô và

Mỹ, giữa phe các nước xã hội chủ nghĩa với phe các nước tư bản chủ nghĩavới kết quả sự sụp đổ mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông

Trang 9

Âu, Tổ chức Hiệp ước Vacsava Đây là sự kiện gây chấn động, làm thay đổisâu sắc cục diện quốc tế, buộc chính quyền các nước phải tập trung nghiêncứu, đánh giá và liên hệ đến tình hình, chiến lược an ninh của nước mình.Trong bối cảnh mới, bất kỳ quốc gia nào cũng trở thành đối tượng bị xâm hạicủa các vấn đề an ninh phi truyền thống, thậm chí trên một số lĩnh vực, sựtiên phong, chiếm lĩnh của các quốc gia cũng đem lại ưu thế như: Không gianmạng, vũ trụ

Thứ hai, sự phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau của các nước trêncác lĩnh vực như kinh tế, tài chính, tiền tệ, mậu dịch, đầu tư, thông tin đãtạo ra sự lan truyền mạnh mẽ của các yếu tố tiêu cực như khủng hoảng tàichính kinh tế làm tăng tính nhạy cảm của an ninh quốc gia Tội phạm có tổchức xuyên quốc gia hoạt động phức tạp, khó đấu tranh, đặc biệt là tội phạm

ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường Toàn cầu hóa làm xuất hiện

và nhân rộng một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thứcbiên giới lãnh thổ, giảm sự khác biệt về văn hóa, suy thoái các giá trị truyềnthống, đặc trưng quốc gia

Thứ ba, sau chiến tranh lạnh, các quốc gia có xu hướng phân bốcác nguồn lực đồng đều, theo hướng giảm bớt chi tiêu trong lĩnh vực quân

sự, tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, áp dụng các thành tựu khoahọc công nghệ vào trong sản xuất, nghiên cứu, phát hiện các nguồn nănglượng mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo phúc lợi xã hội

và an sinh xã hội

Cuối cùng, các thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra những độtphá, được áp dụng nhanh chóng vào công tác bảo vệ an ninh của mỗi quocgia, đặc biệt là đối với các ngành: Vũ trụ và không gian, năng lượng, hóa học

và sinh học, điện tử và phần mềm Các quốc gia tăng cường đầu tư pháttriển khoa học công nghệ, hình thành các lực lượng tác chiến mới, làm thayđổi phương thức chiến tranh truyền thống, “số hóa chiến trường”, xây dựng

Trang 10

nền công nghiệp lưỡng dụng, rút ngắn thời gian sản xuất vũ khí, triển khai cáchoạt động vũ trang.

Trang 11

Chương 2 Nội dung của an ninh phi truyền thống tại Việt Nam 2.1 Các nội dung phổ biến của an ninh phi truyền thống tại Việt Nam

Thứ nhất, là mối đe dọa về biến đổi khí hậu, Việt Nam được đánh giá

là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu do

có đường bờ biến dài Hàng năm, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,5°C,lượng mưa có xu hướng biển động thất thường Năm 2016, mùa khô nhiềunơi ở miền Nam và miền Trung lượng nước thiếu 30 - 40%, tình trạng xâmnhập mặn diễn ra sớm hơn 1 tháng, nhiều nơi đã vào sâu 80-100 km

Từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm Việt Nam có khoảng 649đợt thiên tai như lũ lụt, hạn hán, mưa đá trong đó lũ lụt xảy ra nhiều nhấtchiếm 49% số đợt thiên tai Trung bình hàng năm, Việt Nam phải gánhchịu: 469.526 ngôi nhà bị phá hủy, 175.653 ngôi nhà bị hư hỏng, gây thiệt hạikhoảng 5,2 tỷ USD, khoảng 3 triệu người chịu tác động của thiên tai Tínhriêng năm 2007, thiên tai đã làm thiệt hại 11.600 tỷ đồng, 400 người chết,ngập và hư hại 113.800 Ha lúa, phá hủy 1.300 công trình đập, công thủy lợi

Thứ hai, là vấn đề về an ninh tài chính, tiền tệ Giai đoạn trước năm

2007 là giai đoạn tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng khoảng 7,88%mỗi năm Sau năm 2007, kinh tế Viêt Nam có sự bất ổn trong các biến sốkinh tế vĩ mô Thâm hụt vãng lai tăng đột ngột vượt ngưỡng an toàn, đặc biệt

là năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ khủng hoảng

nợ dưới chuẩn của Mỹ Tốc độ gia tăng nợ công tăng nhanh, ngân sách trunghạn thiếu bền vững Từ năm 2007 đến 2011, lạm phát tăng vọt, đỉnh điểm lànăm 2008 và 2011 Tín dụng nền kinh tế luôn ở mức cao chỉ có năm 2009 bịgiảm so với năm 2007 Từ năm 2012 trở lại đây, kinh tế từng bước ổn định

và phát triển, có thặng dư thương mại, có thặng dư cán cân vãng lai, tăng dựtrữ ngoại tệ tăng Chính phủ nâng cao hiệu quả trong quản lý các dự án đầu

Trang 12

tư, kịp thời điêu chỉnh chính sách như mua bán ngoại hối, điều chỉnh lãixuất

Thứ ba, là vấn đề an ninh môi trường, nạn khai thác tài nguyên khoáng

sản trái phép, săn bắt, buôn bán, vận chuyến trái phép động, thực vật hoang

dã, quý hiếm, tàn phá rừng diễn ra ở nhiều địa phương Trong vòng 30 nămqua, xuất hiện 40 loại bệnh tật mới có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trường,nhiều dịch bệnh nguy hiếm như H5N1, SARS, Corona…Trong sản xuất côngnghiệp, ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng với khoảng 60% lượngnước thải hàng ngày từ các khu, cụm công nghiệp được xả thắng ra nguồntiếp cận không qua xử lý như vụ sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung (HàTĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) do hành vi xả chất thải từcông ty Formosa Hà Tĩnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 100.000 người dokhông có việc làm ổn định, thu nhập thấp và 176.285 người phụ thuộc, thiệthại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng lộng ước tính khoảng 1.600tấn/tháng; diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương đương 9 triệutôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương phẩm sắp đến kỳ thu hoạch; có trên3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh đã thả giống bị ô nhiễm nặng,

hệ sinh thái biển ảnh hưởng nghiêm trọng

Thứ tư, là an ninh thông tin, tình trạng lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước

diễn ra ngày càng nghiêm trọng Một số cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước đã

sử dụng máy tính có kết nối Internet để soạn thảo và lưu giữ thông tin mật

mà không có các biện pháp bảo vệ Nhiều tài liệu có độ mật cao về an ninh quốc phòng đã bị lộ như các nghị quyết, kế hoạch, đề án, dự án của khối cơquan đảng, nhà nước, ban, ngành, chương trình làm việc của các đồng chílãnh đạo cấp cao Tình trạng tung tin giả trên các trang mạng xã hội diễn biếnphức tạp Riêng năm 2016, Bộ Thông tin và truyền thông đã xử phạt 4 trườnghợp tung tin giả, tin đồn thất thiệt Nhiều vụ việc tung tin giả, tin đồn chỉnhằm mục đích thu hút nhiều lượt người theo dõi Các thế lực thù địch và

Trang 13

-đối tượng phản động gia tăng các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ bángchính quyền nhân dân, tung tin, bịa đặt gây hoang mang dư luận, kích độngbiểu tình, bạo loạn.

Thứ năm, là vấn đề dân tộc, Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc

với nguồn gốc lịch sử khác nhau: Có dân tộc có nguồn gốc tại chỗ (dân tộcbản địa) như dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân tộc Thổ , có dân tộc có nguồngốc từ nơi khác đến như: Dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc Nùng Các dântộc Việt Nam chung sống hòa bình, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trìnhphát triển.Vấn đề dân tộc luôn bị các thế lực thù địch, đối tượng phản độnglợi dụng nhằm thực hiện các hoạt động chống phá cách mạng Với chính sách

“chia đế trị”, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đẩy mạnh các hoạt động kíchđộng, chia rẽ khối đoàn kết toàn dân, tạo dựng các xứ, các vùng dân tộc tự trịgiả hiệu, biến nhiều vùng dân tộc thiếu số thành căn cứ phản cách mạng vàlấy đó làm bàn đạp khống chế các khu vực xung quanh

Thứ sáu, là vấn đề tôn giáo, đất nước ta từ ngàn xưa đến nay đã tồn tại

nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng và phong phú: Từ hình thức tôngiáo sơ khai đến vực đến tôn giáo dân tộc Hiện nay, nước ta tồn tại hầu hếttôn giáo lớn trên thế giới như: Hồi giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Cácthế lực thù địch, đối tượng phản động thường lợi dụng các vấn đề tôn giáo đểchống phá cách mạng Việt Nam như tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo ViệtNam “không có tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền hiện đại,

từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến tôn giáo phưong Tây cận đại, từ tôn giáothế giới, khu”, phát triển tôn giáo trái phép, kích động các hoạt động biểutình, phá rối an ninh, bạo loạn, đưa ra các yêu sách nhằm tách tôn giáo rakhỏi hoạt động quản lý của Nhà nước, biến tôn giáo trở thành lực lượng đốitrọng với Đảng và Nhà nước Cùng với đó, các đối tượng đẩy mạnh quốc tếhóa vấn đề tôn giáo, tạo cớ để nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ

Trang 14

Cuối cùng là mối đe dọa về chủ nghĩa khủng bố Với âm mưu lật đổ sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý xã hội của Nhà nước, các thế lực thù địch giatăng các hoạt động kích động các hoạt động khủng bố, tạo bất ổn trong đờisống xã hội Các đối tượng phản động người Việt tăng cường các hoạt độngchống phá Hiện nay, các đối tượng phản động người Việt lưu vong hìnhthành có nhiều tổ chức khủng bố xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam như

“Chính phủ Việt Nam tự do”, “Biệt đoàn sao trắng” của Nguyễn Hữu Chánh,

“Việt Tân” Trong thời gian tới, Việt Nam có nguy cơ là đối tượng bị khủng

bố quốc tế tấn công vì trên lãnh thổ nước ta có mục tiêu tấn công (người Mỹ

và các cơ quan đại diện Mỹ), các tổ chức khủng bố ở các nước láng giềng bịtruy quét nên chạy sang nước ta

2.2 Các giải pháp cơ bản nhằm ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam

Một là, nâng cao nhận thức về các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

đối với an ninh con người, an ninh cộng đồng, an ninh quốc gia và an ninhnhân loại Trước hết, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: "Sự ổn định

và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vữngchắc của quốc phòng - an ninh” Trên cơ sở đó cần làm cho cả hệ thống chínhtrị và các tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ các thách thức, tác động, ảnhhưởng của an ninh phi truyền thống đối với đời sống con người, cộng đồng

và an ninh quốc gia Nâng cao nhận thức cho các thành phần trong xã hội vềmối đe dọa an ninh phi truyền thống có thể bằng nhiều con đường, cách thứckhác nhau Trước hết là thông qua hình thức truyền thông để tác động đếnnhận thức cho cộng đồng xã hội, gồm cả báo nói, báo hình, báo viết và mạnginternet Hình thức thứ hai là lồng ghép các biện pháp giáo dục, nâng caonhận thức cho người dân, doanh nghiệp về các vấn đề an ninh phi truyềnthống trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệmôi trường sinh thái

Ngày đăng: 24/10/2024, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w