1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Những nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam

8 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 19,79 KB

Nội dung

Câu 2: Những nhiệm vụ phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Liên hệ địa phương? Mở bài: Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới - xã hội XHCN Nó diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra các tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mới mà trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội XHCN từng bước được thực hiện Thời kỳ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết thúc khi đã xây dựng xong về cơ bản cơ sở vật chất- kỹ thuật của xã hội Từ mục tiêu xây dựng thành công CNXH là “một xã hội: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do đảng công sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” ND.1 - Đảng ta xác định phát triển lực lượng sản xuất thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân Trong đó: + Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ + Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới + Bảo đảo phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm,… + Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế… 2 Liên hệ ở địa phương: Hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Thoại Sơn là huyện nông nghiệp nằm trong vùng trũng tứ giác Long Xuyên, tổng diện tích tự nhiên 46.885 ha ( đất nông nghiệp chiếm , có 17 xã, thị trấn (14 xã, 3 thị trấn) Toàn huyện có 44.708 hộ với 182.282 nhân khẩu, đa số người dân sống bằng nghề nông Trong thời gian qua, nông dân huyện đã phát triển nhiều mô hình sản xuất mới đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống nhân dân Có thể nói, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một nội dung quan trọng hàng đầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cả trước mắt và lâu dài Chuyển dịch cơ cầu kinh tế là một yêu cầu bức xúc nhằm xóa bỏ tính chất thuần nông, tiến lên phát triển những mô hình sản xuất đa dạng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và nâng cao đời sống nhân dân có thể kể đến một số lịnh vực: Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá thực tế năm 2018 huyện Thoại Sơn đạt 7.679 tỷ đồng, trong đó: Giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt đạt 5.265 tỷ đồng, giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi đạt 312 tỷ đồng, giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản đạt 987 tỷ đồng, giá trị sản xuất lĩnh vực lâm nghiệp đạt 27 tỷ đồng, giá trị sản xuất lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đạt 1.088 tỷ đồng Cụ thể như sau: *Về trồng trọt - Về hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung: Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, huyện đã ban hành kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ bản đến năm 2020, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm - Triển khai thực hiện Cánh đồng lớn: Tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất trên những vùng quy hoạch để tạo ra nông sản có chất lượng ổn định qua việc áp dụng các quy trình sản xuất và tiêu chuẩn theo yêu cầu của thị trường Trên cơ sở đó, phát triển mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để sản xuất tiêu thụ thông qua hợp đồng - Về mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực: Toàn huyện đã thực hiện liên kết, tiêu thụ với trên 11.780 ha, chiếm tỷ lệ 10,27% so tổng diện tích gieo trồng toàn huyện, các giống lúa chủ lực của huyện như: Giống lúa Hồng Ngọc Óc Eo (HNOE), giống Đài Thơm 8, giống lúa Nhật, các giống lúa chất lượng cao sản xuất theo tiêu chuẩn toàn cầu SRP - Phát triển vùng sản xuất rau, màu an toàn ứng dụng công nghệ cao 100 ha tại xã Vĩnh Trạch; Mô hình chuyển đổi trồng cây ăn trái, cây có múi ứng dụng công nghệ cao như: Bưởi Da Xanh, Quýt Đường, Mãng Cầu Xiêm, Sầu Riêng với diện tích trên 410 ha - Về cơ giới hóa trong sản xuất: Hiện nay trong sản xuất, 100% diện tích lúa đều được thực hiện bằng máy như: khâu làm đất, gieo hạt, khâu thu hoạch Đối với lúa thương phẩm, sau khi thu mua lúa tươi của nông dân, doanh nghiệp sẽ vận chuyển về nhà máy, sau đó lúa được sấy đến đổ ẩm thích hợp để gia công thành gạo hoặc lưu kho *Về Chăn nuôi Phương thức chăn nuôi đã có sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi bán công nghiệp tập trung quy mô lớn Huyện có 01 trang trại và hơn 20 hộ chăn nuôi hàn hóa lớn, các trang trại và hộ chăn nuôi đã tích cực đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi từ đó giúp tang giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế Giai đoan 2011 - 2018, toàn huyện đã thực hiện được 420 mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, 42 mô hình nuôi heo an toàn sinh học * Về Thủy sản: - Chương trình phát triển vùng chuyên canh tôm 100 ha theo hướng công nghệ cao: Tôm càng xanh được xem là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của huyện sau cá tra giống, do dó huyện đã Quy hoạch diện tích 10 ha chuyên canh tôm càng xanh tại xã Phú Thuận thí điểm của huyện theo định hướng công nghệ cao (với mô hình một lúa - một tôm, hiệu quả cao hơn cây lúa từ 3- 5 lần), từ đó nhân rộng mô hình ra các vùng có tiềm năng nuôi tôm càng xanh, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu trong ngành nông nghiệp Người nuôi tôm càng xanh được tập huấn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap kết hợp với khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm và phù hợp với nhu cầu - Đề án Cá tra 3 cấp: Thực hiện kế hoạch cá tra 3 cấp với diện tích: 242 ha, huyện chủ động phối hợp với trung tâm Giống Thủy Sản thực hiện thả nuôi với diện tích là 10,2 ha ở xã Vĩnh Chánh và Phú Thuận Đề án Cá tra 3 cấp đã góp phần đa dạng đối tượng sản xuất cho huyện tạo thêm thu nhập và tạo việc làm cho người dân Qua các kết quả phân tích các mô hình sản xuất đa canh đã đạt hiệu quả khá cao, thể hiện ở các chỉ tiêu: thu nhập/ha, thu nhập/hộ, hiệu quả một đồng vốn so với mô hình lúa - tôm Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chủ yếu từ lúa sang phát triển chăn nuôi, thủy sản với các hình thức quản canh, thâm canh, luân canh để giúp người dân đối phó với các biếu động của thời tiết, thủy văn và giá cả thị trường Các mô hình sản xuất đa canh này là cơ sở nhằm đạt được mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế của huyện từ thu nhập thấp rủi ro sang nẹn kinh tế thu nhập cao, ít rủi ro hơn và tiến tới phát triển ổn định bền vững *Những hạn chế, khó khăn - Chuyển dịch cơ cấu lĩnh vực nông nghiệp chưa thật sự đột phát - Việc thực hiện liên kết trong sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân đã được hình thành bước đầu và đã đem lại những kết quả nhất định Tuy nhiên, mối liên kết này vẫn còn thiếu tính bền vững, nhất là khi giá bán sản phẩm trên thị trường biến động theo hướng giảm thì phần thiệt hại luôn thuộc về người nông dân trực tiếp sản xuất, nên việc đầu tư tái sản xuất mở rộng quy mô còn hạn chế - Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn quá ít - Giá cả các mặt hàng nông sản, thủy sản thiếu ổn định, thị trường đầu ra đôi lúc gặp khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nội ngành - Tỷ trọng chăn nuôi vẫn đạt thấp, chủ yếu vẫn là ngành trồng trọt, thiếu bền vững và chưa khai thác có hiệu quả, tiềm năng lợi thế của vùng - Sự tăng trưởng về diện tích, sản lượng trong nuôi trồng thủy sản những năm qua chủ yếu theo số lượng * Một số giải pháp chủ yếu + Đảng, NN phải có những chính sách hỗ trợ cho nông dân về vốn, về kỹ thuật và tìm đầu ra cho nông dân + Tăng cường đào tạo nguồn lực lao động, đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho nông dân để ứng dụng KHCN vào trong SX + Đầu tư trang thiết bị hiện đại đưa vào sx: máy kéo, thiết bị làm đất, dàn xới, dàn chảo cày lật đất làm tăng độ phì cho đất, + Tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với việc quy hoạch sản xuất hợp lý; phải phù hợp với mục tiêu và nội dung của quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, tập trung cho việc chuyển dịch xơ cấu kinh tế nông nghiệp; phát triển các mô hình đa canh, sản xuất kinh doanh tổng hợp, phát huy kinh tế trong mùa nước lũ và mùa nước nổi, nhằm tạo ra một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có năng suất chất lượng tốt có hiệu quả có tính cạnh tranh cao, ổn định và bền vững, đủ sức hội nhập với khu vực và quốc tế + Trong sản xuất nông nghiệp tránh tư tưởng cứng nhắc mà phải chuyển dịch cây lúa sang cây trồng khác, sang thủy sản mới đạt yêu cầu chuyển dịch, mà phải trên cơ sở cây nào, con nào đang có nhu cầu của thị trường và có hiệu quả cho nông dân thì khuyến khích trồng cây ấy "quy hoạch phát triển và chuyển dịch theo cái mà thị trường cần" + Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị hiệu quả Theo đó, tập trung thực hiện vùng hệ thống thủy lợi vùng chuyên canh rau màu, vùng sản xuất cây ăn và áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến +Tiếp tục thực hiện mở rộng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để ổn định đầu ra, phấn đấu diện tích sản xuất được liên kết tăng gấp đôi so hiện nay + Phát triển các dịch vụ công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp, nhất là công nghệ sau thu hoạch, các nguyên liệu từ nông, thuỷ sản qua chế biến để tăng thêm giá trị hàng hoá nông sản + Khuyến khích hỗ trợ việc nghiên cứu, chọn lọc, ứng dụng về giống cây trồng, vật nuôi, đẩy nhanh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ về giống để có những giống và cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chống bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện + Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động môi trường đối với các khu vực nuôi cá và nuôi thủy sản khác, xử lý các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vi phạm làm ô nhiễm môi trường và đề ra biện pháp khắc phục kịp thời KL: Tóm lại, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử mà bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội cũng phải trải qua, kể cả những nước có nền kinh tế phát triển hay những nước chậm phát triển Nhận thức một cách đúng đắn về thời kỳ quá độ giúp mỗi quốc gia đề ra những nhiệm vụ kinh tế cơ bản phù hợp với tình hình cụ thể của đất nước Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đã đề ra cần phải có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Nhà nước, cùng với sự đồng lòng, ủng hộ quyết tâm của nhân dân cả nước góp phần thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng nước ta thành một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Hạn chế liên hệ chuyển đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam - Sức ép cạnh tranh của toàn cầu hóa biểu hiện cụ thể ở sự hiện diện của hàng hóa, nhân lực của nước ngoài ngay trên thị trường trong nước là một thách thức rất lớn khi mà năng suất lao động, trình độ công nghệ… của Việt Nam còn có khoảng cách không nhỏ so với các nước - Cuộc chạy đua tốc độ với cách mạng 4.0 trên thực tế sẽ có ưu thế cho những nền kinh tế đã chuẩn bị được những tiền đề tốt hơn về nhân lực, hạ tầng, công nghiệp, thị trường, thể chế… So với nhiều nước, sự chuẩn bị những hành trang cần thiết để sẵn sàng cho cách mạng 4.0 mới chỉ được một số mặt, còn nhìn tổng thể thì phải nỗ lực rất nhiều mới đáp ứng tốt được những đòi hỏi của thực tiễn - Nguồn vốn đầu tư để tiến hành TCC kinh tế, nhất là để thay đổi các thế hệ công nghệ và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động là rất lớn - Việc tiếp tục duy trì động lực của đổi mới trong bối cảnh đã trải qua thời gian khá dài (30 năm), nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, chậm chạp… mà nguyên nhân phần lớn lại là phía chủ quan Vì vậy, những sức cản về nhận thức, sự quyết tâm, cách thức triển khai… nếu không vượt qua được thì sẽ là một thách thức rất lớn của quá trình TCC và đổi mới mô hình tăng trưởng

Ngày đăng: 20/03/2024, 13:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w