1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Kế toán tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp công

30 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 172,39 KB

Nội dung

Để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, mộttrong những điều kiện quyết định của doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh là phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình, có nhưv

Trang 1

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sangnền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Với cơ chế này, các doanh nghiệp đã thực

sự vận động để tồn tại và phát triển Các doanh nghiệp là các đơn

vị kinh tế độc lập tự chủ về tài chính, tự hạch toán, tự chịu tráchnhiệm về kết quả hoạt động của mình

Để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, mộttrong những điều kiện quyết định của doanh nghiệp sản xuất kinhdoanh là phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá của mình, có nhưvậy thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn nhanh để quay vòng

và bù đắp cho những phí đã bỏ ra, thu được lãi và mới có thể táisản xuất hoặc tích luỹ để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh Vìvậy, sản xuất và tiêu thụ là vấn đề cần quan tâm hàng đầu củamỗi doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh tế, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, tiêuthụ hàng hoá dịch vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nềnkinh tế Doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá trong nền kinh tế thịtrường giữ vai trò là cầu nối giữa sản xuất với người tiêu dùngđược hoàn thiện hơn về nhiều mặt, có thể hiểu quá trình kinhdoanh của doanh nghiệp là việc mua vào và bán ra các loại hànghoá theo nhu cầu của khách hàng Trong đó bán hàng là khâu cuốicùng và có cơ sở để lập kế hoạch về tiêu thụ cho kỳ kinh doanhtới, có thu nhập để bù đắp chi phí, trả lương cho cán bộ công nhânviên và đạt được mục tiêu lợi nhuận của mình Đó chính là lý do đểcác nhà quản lý doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, hoàn thiệncác phương pháp quản lý nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ hànghoá Một trong những công cụ quản lý quan trọng có vai trò tíchcực trong việc quản lý điều hành kiểm soát các hoạt động tiêu thụ

đó là kế toán Kế toán tiêu thụ là một bộ phận công việc phức tạp

và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán Việc tổchức hợp lý quá trình hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng

Trang 2

hoá là yêu cầu hết sức cần thiết không riêng với bất cứ doanhnghiệp nào.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua nghiên cứu

lý luận cùng với sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Trần Văn

Thuận, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Kế toán tiêu thụ thành phẩm và kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp công

nghiệp"

Trang 3

Phần 1 Những vấn đề cơ bản về kế toán tiêu thụ thành phẩm

và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp

công nghiệp

1.1 Những vấn đề chung về tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp

1.1.1 khái niệm thành phẩm và tiêu thụ thành

phẩm.

* Thành phẩm.

Trong doanh nghiệp sản xuất, thành phẩm là những sảnphẩm đã được chế biến hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng quitrình công nghệ trong phạm vi doanh nghiệp đã được kỹ thuậtkiểm tra xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng qui định

Do vậy sản phẩm chỉ được gọi là thành phẩm khi nó có đầy đủcác yêu cầu sau:

- Đã được chế tạo xong ở bước công nghệ cuối cùng của quitrình sản xuất và đã được kiểm tra kỹ thuật xác định phù hợpvới tiêu chuẩn chất lượng qui định, đảm bảo đúng mục đích sửdụng

- Giữa sản phẩm và thành phẩm xét trên một phương diệnnào đó có phạm vi giới hạn khác nhau Sản phẩm có phạm virộng hơn thành phẩm vì nói đến sản phẩm là nói đến quá trìnhsản xuất chế tạo ra nó Còn nói đến thành phẩm là nói đến quátrình sản xuất gắn với quá trình công nghệ nhất định trongphạm vi một doanh nghiệp cho nên sản phẩm bao gồm cảthành phẩm và nửa thành phẩm Trong doanh nghiệp sản xuấtthì nửa thành phẩm còn phải tiếp tục chế biến cho đến khi hoànchỉnh Nhưng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân thì nửa thànhphẩm của doanh nghiệp có thể bán ra ngoài cho các doanhnghiệp khác sử dụng điều đó có nghĩa là thành phẩm và nửathành phẩm chỉ là những khái niệm được xem xét trong phạm vitừng doanh nghiệp cụ thể tạo thành Do vậy việc xác định đúngđắn thành phẩm trong các doanh nghiệp là vấn đề cần thiết và

Trang 4

có ý nghĩa quan trọng nó phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp về qui mô trình độ tổ chức sảnxuất và tổ chức quản lý sản xuất.

* Tiêu thụ thành phẩm.

Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanhnghiệp thương mại, dịch vụ muốn tồn tại và phát triển được thìđiều quan trọng là phải tiêu thụ được sản phẩm, hàng hoá, cónghĩa là phải bán ra thị trường được nhiều sản phẩm, hàng hoá

Tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông quacác phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm,hàng hoá dịch vụ Trong quá trình đó doanh nghiệp chuyển giaosản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng, còn khách hàngphải trả cho doanh nghiệp khoản tiền tương ứng với giá bán củasản phẩm hàng hoá, dịch vụ theo giá qui định hoặc giá thoảthuận Tiêu thụ chủ yếu là bán thành phẩm cho bên ngoài Quátrình tiêu thụ là quá trình vận động của vốn thành phẩm sangvốn bằng tiền và hình thành kết quả sản xuất kinh doanh Quátrình tiêu thụ được hoàn tất khi thành phẩm đã giao cho ngườimua và doanh nghiệp đã thu được tiền bán hàng

1.1.2 Các phương thức tiêu thụ thành phẩm.

Vì thời gian và khả năng còn nhiều hạn chế, nên đề án nàynghiên cứu hoạt động tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ tại các doanhnghiệp mà thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên

để hạch toán hàng tồn kho và tính thuế GTGT theo phươngpháp khấu trừ Do vậy, đề án này sẽ chỉ dừng lại nghiên cứuphương pháp hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng, tiêu thụhàng hoá, dịch vụ theo phương pháp kê khai thường xuyên vàtính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

* Tiêu thụ trực tiếp:

Tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người muatrực tiếp tại kho ( hay trực tiếp tại các phân xưởng không quakho ) của doanh nghiệp Số hàng khi bàn giao cho khách hàngđược chính thức coi là tiêu thụ và người bán mất quyền sở hữu

Trang 5

về số hàng này Người mua thanh toán hay chấp nhận thanhtoán số hàng mà người bán đã giao.

* Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận:

- Tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng chờ chấp nhận làphương thức mà bên bán chuyển hàng cho người mua theo địađiểm ghi trong hợp đồng Số hàng chuyển đi này vẫn thuộcquyền sở hữu của bên bán Khi được bên mua thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao ( một phần haytoàn bộ ) thì số hàng được bên mua chấp nhận này mới được coi

là tiêu thụ và bên bán mất quyền sở hữu về số hàng đó

* Tiêu thụ theo phương thức bán hàng đại lý, ký gửi:

Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng,gọi là bên giao đại lý xuất hàng giao cho bên nhận đại lý, ký gửi( gọi là bên đại lý) để bán Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại

lý dưới hình thức hao hồng hoặc chênh lệch giá

* Tiêu thụ theo phương thức bán hàng trả góp:

Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiềulần Người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua

Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo

và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định Thông thường, số tiềntrả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó bao gồm một phầndoanh thu gốc và một phần lãi trả chậm Về thực chất chỉ khinào người mua thanh toán hết tiền hàng thì Doanh nghiệp mớimất quyền sở hữu tuy nhiên về mặt hạch toán, khi hàng bántrả góp cho người mua thì lượng hàng chuyển giao được coi làtiêu thụ

* Tiêu thụ nội bộ:

- Trường hợp tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạchtoán độc lập với nhau hay giữa đơn vị trực thuộc hạch toán độclập với đơn vị cấp trên: khi cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch

vụ giữa các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trong công ty,tổng công ty

Trang 6

* Tiêu thụ theo phương thức hàng đổi hàng:

Hàng đổi hàng là phương thức tiêu thụ mà trong đó, ngườibán đem sản phẩm, vật tư, hàng hoá của mình để đổi lấy vật tư,hàng hoá của người mua Giá trao đổi là giá bán của hàng hoá,vật tư đó trên thị trường Khi xuất sản phẩm, hàng hoá đem đitrao đổi với khách hàng

1.1.3.Yêu cầu quản lý tiêu thụ thành phẩm

Thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất biểu hiện trên haimặt số lượng và chất lượng

+ Số lượng của thành phẩm được xác định bằng các đơn vị

đo lường như: kg, lít, m, bộ, cái, viên, chiếc,

+ Chất lượng của thành phẩm được xác định bằng tỷ lệ tốt, xấuhoặc phẩm cấp,

Chính vì vậy mà người ta nhận thấy thành phẩm có ý nghĩaquan trọng đối với nền kinh tế quốc dân nói chung và bản thândoanh nghiệp nói riêng Do đó trong công tác quản lý thành phẩmcần đảm bảo chặt chẽ cả về số lượng, chất lượng theo từng loại,từng thứ Thành phẩm là kết quả sáng tạo lao động của cán bộ côngnhân viên chức trong mỗi doanh nghiệp, thành phẩm cần phải đượcquản lý chặt chẽ từ khâu nhập, xuất, tồn kho đến khi bán ra thịtrường luôn phải giữ được chữ tín trong kinh doanh

Tổng số tiền tiêu thụ được gọi là tổng doanh thu hay còn gọi

là thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh Trong doanh nghiệpsản xuất ngoài thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh còn cóthu nhập về hoạt động tài chính, thu nhập về hoạt động khác

Doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước gồm doanh thu từhoạt động kinh doanh và doanh thu từ các hoạt động khác,doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sảnphẩm hàng hoá cung cấp dịch vụ được khách hàng chấp nhậnthanh toán (không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền)

- Doanh thu tiêu thụ thuần là doanh thu tiêu thụ sau khi đãtrừ thuế tiêu thụ và các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bịtrả lại (nếu có chứng từ hợp lệ)

Trang 7

Qua phân tích trên ta thấy, công tác tiêu thụ đặc biệt phảiquan tâm đến các khâu quản lý kể từ khi ký hợp đồng bán sảnphẩm, cần phải quan tâm đến số lượng sản phẩm bán, giáthành sản phẩm, phương thức thanh toán, để doanh nghiệpthu được kết quả chính xác Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm

là công cụ quản lý về nhập, xuất, tồn thành phẩm để phản ánhvới giám đốc doanh nghiệp tình hình thực hiện kế hoạch tiêuthụ, doanh thu bán hàng, các khoản giảm trừ tính chính xác,đầy đủ số thuế tiêu thụ (thuế doanh thu, tiêu thụ đặc biệt, VAT)phải nộp để xác định kết quả tiêu thụ theo đúng luật định

1.2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ trong doanh nghiệp công nghiệp.

1.2.1 ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ.

Trong quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp kế toán giữvai trò hết sức quan trọng vì nó là công cụ hiệu lực để điềuhành, quản lý hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc bảo vệ sửdụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm đảm bảo quyền chủ độngtrong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của các doanhnghiệp là công cụ để thực hiện tốt hạch toán kinh doanh Do đó

kế toán trong các đơn vị kinh doanh phải đảm bảo:

- Phản ánh đôn đốc các nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá Cụthể, kế toán phải xem xét các phương thức mua bán giao dịch.Các thủ tục trong quá trình thực hiện các thương vụ Xác địnhchính xác thời điểm hàng hoá được coi là tiêu thụ, theo dõi quátrình thanh toán để phản ánh kịp thời, chính xác

- Kế toán có nghĩa vụ theo dõi, phản ánh chi tiết, tổng hợpcác khoản chi phí phát sinh trong kinh doanh, từ đó cân đối thuchi, xác định lợi nhuận và phân phối hợp lý, đồng thời cung cấpthông tin cho quá trình phân tích kinh tế của DN

- Nhiệm vụ quan trọng của kế toán còn có nghĩa là theo dõicác vấn đề liên quan đến thanh toán công nợ trong mỗi thương

vụ Nó đảm bảo doanh nghiệp có khả năng đủ vốn để duy trìhoạt động kinh doanh diễn ra liên tục

Trang 8

- Ngoài ra trong quá trình kinh doanh,tiêu thụ hàng hoá cóthể liên quan nhiều đến ngoại tệ do đó kế toán phải tuân thủcác nguyên tắc kế toán ngoại tệ bảo đảm phản ánh chính xác

số liệu cho thông tin đúng đắn hợp lý

Từ những nhiệm vụ trên, ta thấy công tác kế toán rất cầnthiết cho tất cả các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh.Trong giai đoạn hiện nay, sự đổi mới sâu sắc, triệt để của cơ chếquản lý kinh tế đã và đang đòi hỏi phải cải tiến và hoàn thiệnhơn nữa công tác kế toán nhằm nâng cao chất lượng quản lýkinh tế

1.2.2 Chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụkinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, làm cơ sởghi sổ kế toán Mọi thông tin ghi trong sổ kế toán bắt buộc phảiđược chứng minh bằng chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ

Các chứng từ chủ yếu sử dụng trong kế toán tiêu thụ:

- Hóa đơn bán hàng

- Hóa đơn GTGT

- Phiếu thu

- Bảng gửi thanh toán hàng gửi đại lý

- Giấy báo có của ngân hàng

- Phiếu xuất kho

- Các chứng từ liên quan khác

1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán.

1.2.3.1 Các phương pháp xác định giá trị thành phẩm xuất.

Do sản phẩm và hàng hoá sản xuất ra mua về nhập khohoặc xuất bán ngay, gửi bán được sản xuất và mua từ nhữngnguồn gốc khác nhau, hoàn thành ở những thời điểm khác nhaunên giá trị thực tế của chúng ( sản xuất hay mua ngoài) ởnhững thời điểm khác nhau có thể không hoàn toàn giống nhau,

do vậy khi xuất kho cần phải tính ra giá thực tế theo mộttrong các phương pháp sau:

Trang 9

* Phương pháp tính theo giá đích danh: Phương pháp

này được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặcmặt hàng ổn định hoặc nhận diện được Để tính trị giá thực tếcủa thành phẩm xuất kho ta dựa trên cơ sở thực tế xuất thànhphẩm ở lô hàng nào thì lấy đúng giá thực tế của lô hàng đó

* Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương

pháp bình quân gia quyền Giá trị của từng loại hàng tồn khođược tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn khotương tự đầu kỳ và giá trị của từng loại hàng tồn kho được muahoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theothời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vàotình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Đơn giá Giá thành thực tế

quân

Số lượng thànhphẩmtồn đầu kỳ

+ Số lượng thành phẩm

nhập trong kỳ

* Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO):

Phương pháp nhập trước - xuất trước áp dụng trên giả định

là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì đượcxuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là thành phẩm đượcmua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ

Theo phương pháp này thì giá trị thành phẩm xuất khođược tính theo giá của lô thành phẩm nhập kho ở thời điểm đầu

kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của thành phẩm tồn kho được tínhtheo giá của thành phẩm nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gầncuối kỳ còn tồn kho

* Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO):

Theo phương pháp này người ta giả thiết số hàng nào nhậpkho sau thì xuất kho trước Hàng xuất thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó là trị giá hàng xuất kho

1.2.3.2 Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán

Trang 10

* Trị giá vốn hàng bán:

Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí cần thiết bỏ ra để sảnxuất số thành phẩm đã bán trong hạch toán kế toán Thànhphẩm nhập kho được phản ánh theo giá vốn tức là phản ánhđúng chi phí thực tế Doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đượcthành phẩm đó

* Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán

Kế toán sử dụng tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán": Dùng đểtheo dõi trị giá vốn hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuấtbán trong kỳ

Bên nợ: Trị giá vốn của thành phẩm lao vụ dịch vụ đã cungcấp (đã được coi là tiêu thụ trong kỳ)

Bên có: Kết chuyển vốn hàng tiêu thụ trong kỳ và giá vốnhàng bán lại trả lại

TK 632: Cuối kỳ không có số dư

Để xác định đúng kết quả tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá cầnxác định đúng giá vốn của hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ

Đối với DN sản xuất, trị giá vốn của sản phẩm xuất bán làgiá thành sản xuất thực tế

Đối với DN thương mại, trị giá vốn của sản phẩm xuất bánbao gồm trị giá mua thực tế + chi phí thu mua

TK 155 TK 157

Gửi bán hoặc GVHB gửi bán

Trang 11

giao đại lý hoặc giao đại lý

đã tiêu thụ

Bán qua kho

1.2.4 Kế toán doanh thu bán hàng.

Trong kinh doanh thời gian thanh toán và thời gian giaohàng có khoảng cách rất xa hoặc có thể rất gần nhau Kế toán

là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp theo dõi sát sao, từngnghiệp vụ phát sinh, tính toán chính xác các khoản thu nhậptrong kinh doanh Chính vì thế trong quy trình hạch toán doanhthu bán hàng hoá và tiêu thụ thành phẩm phải chú ý đến thờiđiểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sởhữu về tiền tệ Do đặc điểm của mỗi hoạt động kinh doanh khácnhau nên thời điểm ghi chép hàng hoá đã hoàn thành tiêu thụcũng khác nhau

- Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính, Quyết định149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư 89/2002/TT-BTC về hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn mực "Doanh thu vàthu nhập khác" thì doanh thu được xác định như sau:

- Doanh thu bán hàng: là số tiền ghi trên hoá đơn bán hàng,trên hợp đồng cung cấp lao vụ, dịch vụ Hay doanh thu bánhàng là chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng hàng hoá được thực hiệncho việc bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ chokhách hàng

Công

thức:

DoanhthuBán hàng

=

Khối lượngHàng tiêuthụ

X

Giá bán đơn

vịhàng bán

Trong đó giá bán được ghi nhận theo giá thanh toán (giá cóthuế) hoặc giá chưa tính thuế (thuế VAT)

- Doanh thu bán hàng thuần: Là phần còn lại của doanh thubán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu

Trang 12

Công

thức:

DoanhthuThuần

= Tổng doanh

-Các khoảngiảm trừ

* Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tài khoản 511 được dùng để phản ánh doanh thu của khốilượng sản phẩm, hàng hoá đã bán, dịch vụ đã cung cấp đượcxác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thutiền hay sẽ thu được tiền

Từ đó, tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ Tổng sốdoanh thu bán hàng, dịch vụ đã cung cấp ghi nhận ở đây có thể

là tổng giá thanh toán (với các doanh nghiệp tính thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp cũng như đối với các đối tượng chịuthuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc giá không có GTGT(với các doanh nghiệp tính theo GTGT theo phương pháp khấutrừ)

Kết cấu:

- Số thuế phải nộp (thuế TTĐB,

thuế xuất khẩu) tính trên doanh

số bán trong kỳ

- Số giảm giá hàng bán và

doanh thu của hàng bán bị trả

lại kết chuyển cuối kỳ

- Kết chuyển số doanh thu thuần

về tiêu thụ

- Tổng số doanh thu bán hàngthực tế phát sinh trong kỳ

Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư

- Một số nguyên tắc hạch toán:

Trang 13

+ Chỉ phản ánh vào TK 511 số doanh thu của hàng hoá đãbán được xác định là tiêu thụ trong kỳ (đã được người mua chấpnhận thanh toán hoặc sẽ thanh toán).

+ Đối với hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặcbiệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu là giá hàng hàng hoá(bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu)

+ Những hàng hoá được xác định là tiêu thụ trong kỳ,nhưng vì lý do nào đó (về chất lượng, về quy cách, kỹ thuật)người mua từ chối thanh toán gửi trả lại người bán hoặc yêu cầugiảm giá và được doanh nghiệp chấp nhận thì doanh thu củahàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán được theo dõiriêng, trên các TK 531 "Hàng bán bị trả lại", TK 532 "Giảm giáhàng bán" và được trừ ra khỏi doanh thu bán hàng trong kỳ.+Trường hợp doanh nghiệp viết hoá đơn bán hàng và đãthu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng chongười mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêuthụ và không được ghi vào TK 511 mà chỉ hạch toán vào bên có

TK 131 "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu kháchhàng Khi thực sự giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào TK

511 về trị giá mua hàng đã giao, đã thu trước tiền hàng

+ Đối với các đơn vị chuyên kinh doanh mua bán ngoại tệ,thì được phản ánh vào TK 511 phần chênh lệch giữa giá thực tếmua vào và giá ngoại tệ bán ra

+ Không hạch toán trị giá hàng hoá đang gửi bán cho kháchhàng nhưng chưa được sự chấp nhận thanh toán của ngườimua

Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng

TK 521,531,532 TK 511 TK 111,

112, 131

TK 3331

TK 3331

Trang 14

TK 911

Trang 15

1.2.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu :

* Doanh thu bán hàng trả lại:

Đây là khoản doanh thu của số hàng đã tiêu thụ, dịch vụ,lao vụ đã cung cấp nhưng bị khách hàng trả lại hoặc từ chốithanh toán do kém phẩm chất không đúng quy cách, chủng loại nhưng đã ký hợp đồng

Để phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại thì kế toán sửdụng TK 531 "Hàng bán bị trả lại"

Kết cấu tài khoản 531: Hàng bán lại trả lại

- Bên nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng đã tiêuthụ bị trả lại

- Bên có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bị trả lại

TK 531: Cuối kỳ không có số dư

* Giảm giá hàng bán:

Là số tiền giảm trừ cho khách hàng trên giá bán đã thoảthuận do các nguyên nhân đặc biệt như: Hàng kém phẩm chất,không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểmtrong hợp đồng (do chủ quan của doanh nghiệp)

Để phản ánh doanh thu giảm giá hàng bán kế toán sử dụng

TK 532 "Giảm giá hàng bán"

Kết cấu tài khoản 532: Giảm giá hàng bán

- Bên nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuậncho người mua trong kỳ

- Bên có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán

* Tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại:

Chiết khấu thương mại là khoản tiền Doanh nghiệp bángiảm giá niêm yết cho khách hàng khi khách hàng mua với sốlượng lớn

Tài khoản này phản ánh các khoản chiết khấu thương mạicho khách hàng và kết chuyển trừ vào Doanh thu

Là tài khoản điều chỉnh giảm Doanh thu và có kết cấungược với tài khoản Doanh thu

+ Bên nợ: các khoản chiết khấu thương mại dành cho kháchhàng

Ngày đăng: 21/11/2023, 19:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w