1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thông: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội trong phòng chống tội phạm công nghệ cao tại thành phố Hà Nội

95 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội trong phòng chống tội phạm công nghệ cao tại thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Bích Ngọc
Người hướng dẫn TS. Tạ Thị Đào
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị An ninh phi truyền thông
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 26,27 MB

Nội dung

đề Nhà nước và pháp luật nói chung và về lĩnh vực quản trị an ninh truyền thông.Đồng thời luận văn cũng tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học cóliên quan bao gồm:- Phư

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYEN BÍCH NGỌC

MOT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA CÔNG TAC QUAN TRI AN NINH TRUYEN THONG MẠNG XÃ HOI TRONG PHONG CHONG TOI PHAM CONG NGHE

LUAN VAN THAC SI

QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)

HA NOI - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYEN BÍCH NGỌC

MOT SO GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA CÔNG TAC QUAN TRI AN NINH TRUYEN THONG MẠNG XÃ HOI TRONG PHONG CHONG TOI PHAM CONG NGHE

Chuyén nganh: Quan tri An ninh phi truyén thong Mã số : 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUAN TRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (MNS)

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS TA THI DAO

HA NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em trong thời gian qua, các

kết quả, số liệu đưa ra trong bài luận văn này dựa trên kết quả thu được trong quá trìnhhọc tập của riêng em Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực

về thông tin sử dụng trong đề tài này

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Học viên

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành dé tài này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Giảngviên, trường Quản trị và kinh doanh - Đại học Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tìnhchỉ dạy giúp em hoàn thành tốt đề tài

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến TS Tạ Thị Đào đã nhiệt tình, giúp đỡ, hướngdẫn, tạo điều kiện cho em được tìm hiéu, thu thập thông tin, tài liệu một cách thuận lợinhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên

ii

Trang 5

4 Đối tượng nghiên CU cecceccccessessesseesessessessessesscsscsessessessessessssscsssessessessesseseesseseess 6bi 0/0040 000v aâả 3 6

6 Phương pháp mghién CỨU - - G2 3c 3231321189111 1191119111 1 1 HT TH HH ng 67 Cấu trúc luận VAM - - tk SEtSk+EEEEESEEEEEKSEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEETESEEEETETEEEkrkskee 7CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNH VE CÔNG TAC QUAN TRI AN NINHTRUYEN THONG MẠNG XÃ HỘI -: 255ctcEEvtrrrtrrktrrrrrrrrrrrrrrrrrrrk 81.1 Tổng quan về an ninh truyền thOng cecccceescssessessesseessessessessecssessessesseessesseeseees 8LLL 9ì 0n -454 1 8

ID 12

I0 e 13

1.2 Tổng quan về quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội - 15

1.2.1 Khái nệm mạng xã hội, quản tri an ninh truyền thông mạng xã hội 15

1.2.2 Nội dung công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội 17

1.2.3 Tác động của quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội đến công tác đấutranh phòng chống tội phạm công nghệ cao +2 2 s++2+££+£++£++zxzzsez 181.2.4 Co S php LY 21

11

Trang 6

CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN TRI AN NINH TRUYEN THONG MẠNG XÃHOI TRONG PHONG CHONG TOI PHAM CONG NGHE CAO TREN DIA BAN

THÀNH PHO HA NO csssessssssesssssusssesssssusssecsecsecsussssesscsussussssesecsssuseseesessesasseseeseess 24

2.1 Khái quát chung về thành phố Hà Nội -2- ¿2+2 ©++2x+2£x2zxvzxesrxz 24

QV (co 00 gaØ5 24

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội -¿- 2-5 + 2S£2S£+EE£EE£EEEEEEEEEEerkrrrxerxerkrres 25

2.1.3 Tình hình tội phạm cơng nghỆ CaO - - 2 + 1+ re 26

2.2 Thực trạng quản trị an ninh truyền thơng mạng xã hội qua thực tiễn phịngchống tội phạm cơng nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội .- 31

2.2.1 Xây dựng cơ sở pháp lý về quản trị an ninh truyền thơng mạng xã hội trongdau tranh phịng chống tội phạm cơng nghệ cao trên dia bàn thành phĩ Hà Nội.32

2.2.2 Tổ chức lực lượng quản tri an ninh truyền thơng mang xã hội trong đấutranh phịng chống tội phạm cơng nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội 352.2.3 Triển khai hoạt động phịng chống tội phạm cơng nghệ cao trên địa bàn

h.b0):'899:9)/0 0 4 A 40

2.3 Đánh giá chung về thực trạng -¿- 2 c5 +s+EE‡EEEEE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrree 50

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2 2 ¿+ +E+EE#EE+EE+EE2EE£EEEEEEEerkerkerxrrrrer 51

CHUONG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHAP NÂNG CAO HIEU QUA QUAN TRI AN

NINH TRUYEN THONG MANG XA HOI TRONG PHONG CHONG TOI PHAM

CƠNG NGHỆ CAO oueccccccscssscsessssssescsucscscscucsessusacsveneacsvssusacavsusasavssassvsususavavencacsvanens 58

3.1 200) 8i, 1-44 58

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu qua cơng tác quản trị an ninh truyền thơngmạng xã hội trong phịng chống tội phạm cơng nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà

1V

Trang 7

3.2.2 Giải pháp về tô chức lực lượng triển khai và phát triển hạ tầng kỹ thuật vàcông nghệ trong quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội - 62

3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật - 2-56 SE EEEEE1211211211117111 1111 c0 66

3.2.4 Một số giải pháp khác ¿2 2+2 +EEt2EEE2EE2211221211211221 2112 crk 68

3.3 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuắt - 70

3.3.1 Mục đích khảo Sát - -c 1 11112111112 1111101111101 111g v11 vn re 70 3.3.2 Nội dung khảo Sat 5 s1 TY TH HH ng ky 70

3.3.3 Đối tượng khảo sát - - 5+ St S1 2E 1 EEE1EE1011211211211 1151111111111 c0 703.3.4 Kết quả khảo sát 2- 2-5222 22+‡2EEEEE22EE211221127112112112211221 211 crk 703.4 Kiến nghị, ¿5c sc St SE 21211211211 2171111111 2111111111111 11111 21.11111111 72

3.4.1 Đối với nhà NUGC ¿- +: 5£ ©5£+SE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrerkrrei 72

3.4.2 Đối với địa phương 2-2-5 ©52+SE+EE‡EE2E2E12E1271211211271 112112111 75

e0 ::.‹1 79TÀI LIEU THAM KHẢO ¿2-52 5SSE22EE+EE£EEEEEEEEEE1E7171121122171711211 111 81

PHU LUC ooceecccsesscssssssessessssssessessesssssusssecsecsussussscsessussussssssessussussuessessessuessessessessessseeseeses 83

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát về công tác xây dựng cơ sở pháp lý về quản trị an ninhtruyền thông mạng xã hội trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trên

địa bàn thành phố Hà Nội 2-2 2E EEEEE2E12E127171711211211 11711211110 34

Bang 2.2 Thống kê số lượng tuyên truyễn 2 2 2+2 £2EE2EE+EEtEEzEEerxerreres 36

Bảng 2.3 Kết quả đánh giá về hiệu quả tổ chức lực lượng quản trị an ninh truyền

thông mạng xã hội trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trên địa bành.b1):89099:29)/00001087.7 -: - 37Bảng 2.4 Thống kê số lượng vụ án về tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố

Ha NOL eee 40

Bang 2.5 Kết qua ý kiến đánh giá của người dân về hiệu quả hoạt động phòng chốngtội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội 522-<sccc<ssS- 41Bang 3.1: Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các giải pháp được dé xuất 70Bang 3.2: Kết quả khảo nghiệm mức độ kha thi của các giải pháp đề xuắt 71

VI

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh mạng được xác định là một trong nhữngnhiệm vụ chính trị quan trọng trong điều kiện, bối cảnh hiện nay Công việc này phảiđược thực hiện một cách thường xuyên, liên tục với những cơ chế, chính sách phù hợp

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã đánh hồi chuông báo động đối với công

tác an ninh mạng của toàn xã hội trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự,an toàn Việc ban hành luật an ninh mạng góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm suyyêu hoạt động lợi dụng không gian mang dé xâm phạm an ninh quốc gia, chống pháNhà nước, tuyên truyền các tư tưởng sai lệch, phá phách hiệp nội bộ, phá phách khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, kích động biểu tình của các thế lực quốc phản động Đặc

biệt còn giải quyết hậu quả của các cuộc tấn công mạng, khủng bố, chiến tranh mạng

nói trên, khi hiện nay các thế lực khủng bố đang tập trung quấy nhiễu hệ thống thôngtin nước ta đang ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, ảnh hưởngnghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia nói chung, cuộc sống người dânnói riêng Việc ban hành luật an ninh mạng đồng thời góp phần loại bỏ tác nhân tiếnhành hoạt động gián đoạn mạng, đây là những đối tượng loi dụng không gian mang dé

thu thập và chiêm giữ thông tin, tài liệu bí mật nhà nước với mục đích phát tán, lan

truyền nhằm phục vụ lợi ích xấu Đặc biệt, luật an ninh với mục tiêu bảo vệ hệ thốngthông tin về an ninh quốc gia, đã áp dụng các biện pháp bảo vệ quan trọng Bởi, đây làhệ thống thông tin nắm vai trò quan trọng đối với cơ sở hạ tầng quốc gia, chứa đựngcác bí mật nhà nước, nếu bị tan công, xâm nhập, phá hoại, các thông tin khi bị rò rỉ cóthé gây hậu quả nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia

Tại Việt Nam, những năm qua, các cấp có thâm quyền đã ban hành các chínhsách về an toàn, an ninh mạng; các chiến lược, đề án về an ninh mạng đã được xâydựng Công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng đạt được nhiều kết quả tích cực, nhấtlà đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia, hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia;

dau tranh có hiệu quả với vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng Bảo đảm an

toàn, an ninh mạng đối với hệ thống mạng thông tin quốc gia; bảo vệ uy tín, hình ảnh

Trang 10

của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trên không gian mạng Tăng cường hiệu quả cho công

tác bảo vệ, quản lý nhà nước về an ninh số

Mặt khác, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số tồn đọng, hạn chế, như:Kiến thức nhận định về vị trí, vai trò, sự quan trọng, sự thống nhất khi lãnh đạo, chỉđạo về an toàn, an ninh mạng còn chưa cao Hành lang pháp lý và hệ thống pháp luậtvề an toàn, an ninh mạng chưa hoàn thiện Công tác quản lý nhà nước về an toàn, anninh mạng chưa hoàn thiện tốt các mục tiêu đặt ra, đặc biệt đối với các doanh nghiệpcung cấp dịch xuyên biên giới Hoạt động tấn công mạng ngày một tăng, như: tìnhtrạng thu thập trái phép, mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân, vẫn diễn biến phức tap.Tội phạm sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là mạng xã hội vẫn tiếp tục có chiều hướngtăng Chính vì vậy, cần có biện pháp nâng cao và hiệu quả đối với công tác quản trịan ninh truyền thông mạng xã hội Dé hiểu rõ hơn về chủ đề này em xin chọn đề tài:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninh truyền thông mangxã hội trong phòng chống tội phạm công nghệ cao tại thành pho Hà Nội

2 Tong quan tình hình nghiên cứu

- Nghiên cứu nước ngoài

Theo tác giả Philip Taylor, trong cuốn Global Communications: InternationalAffairs and the Media Since 1945 (tạm dịch: Truyền thông toàn cầu, các van đề quốctế và phương tiện truyền thông từ năm 1945), NXB Routledge, 2003 đặc biệt nhấnmạnh cách thức truyền thông tương tác với chính sách đối ngoại, qua các trường hợpnghiên cứu, gồm chiến tranh vùng Vịnh năm 1990 và chiến tranh Việt Nam

Cuốn sách Media Power in Politics (tam dịch Quyền lực của truyền thông trongchính trị) của Doris Graber tái bản đến lần thứ 6 năm 2009 (xuất bản lần đầu năm1993), khăng định việc đưa tin của truyền thông đều có tác động vào các quá trình nêutrên, qua đánh giá ở phạm vị chính trị trong nước chứ chưa bàn trực tiếp đến tác độngcủa truyền thông tới chính trị quốc tế

Trong cuốn Propaganda and Democracy: The American Experience of Media and

Mass Persuasion (tạm dịch: Tuyên truyền và Dân chủ: Kinh nghiệm của Mỹ trong việcthuyết phục đám công và truyền thông) của tác giả J Michael Sproule (2005),

Trang 11

Cambridge University Press, xem xét các trường phái tư tưởng khác nhau, lý giải về sựđóng góp và ảnh hưởng của tuyên truyền trong một xã hội dân chủ ở phạm vi quốc gia.

Cuốn Political Communication (Truyén thông chính tri) cua Steven Foster doEdinburgh University Press xuất bản năm 2010 Đúng như tên gọi của nó, cuốn sáchhoàn toàn đề cập đến việc nghiên cứu truyền thông chính trị, cho rằng các chính phủnhư Anh và Mỹ đã có những hoạt động thao túng và kiểm soát các phương tiện truyềnthông, qua đó, gián tiếp khăng định truyền thông có ảnh hưởng tới các quyết địnhchính trị ở các quốc gia nghiên cứu

Các nghiên cứu trường hợp về truyền hình và truyền thông Internet: Các tác giảRobert S.Fortner trong cuốn “International Communication — History, conflict andControl of the Global Metropolis (tam dich: Truyên thông quốc tế - Lich sử, sự xung

đột va kiểm soát của trung tâm toàn cầu) Wadsworth Pub Co Belmont năm 1993 nhận

định rằng ngôi làng toàn cầu có lẽ chưa bao giờ trở nên gần gũi như vậy và chính điềuđó đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị của các quốc gia trên thế giới

Bài báo MXH và Sự tham gia của Chính trị (nguyên gốc: Social Networks and

Political Participation) của David.E Campbell xuất bản năm 2013 cho rằng, giữa

truyền hình và Internet có sự tác động tương hỗ Cùng ủng hộ quan điểm này, một loạt

các bài viết về Hiệu ứng CNN (CNN effect, hay còn được gọi dưới các tên khác như

Nhân tố CNN (CNN factor) hay “tổ hợp CNN” (CNN complex) đã lập luận về khanăng ảnh hưởng và đóng khung nhận thức của truyền hinh đối với công chúng

- Nghiên cứu trong nước

Van dé an ninh truyền thông nói chung, quản trị an ninh truyền thông trên trang

mạng xã hội nói riêng được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong

chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay Chính vì vậy, vấn đề này luônđược Đảng, Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tôchức thực hiện Đây cũng chính là lĩnh vực, chủ đề được các nhà khoa học quan tâmnghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Liên quan đến dé tài luận văn, đến nay đã có

một số công trình khoa học nghiên cứu ở những phạm vi, khía cạnh và nội dung khác

nhau như sau: Tô Lâm (2018), An ninh phi truyền thông trong thời kỳ hội nhập quốctế Cuốn sách gồm 3 nội dung lớn, bao gồm: Chương 1,Tu duy mới về an ninh quốc

Trang 12

gia và nhận diện an ninh truyền thông: chương 2, An ninh truyền thông - Mối đe dọavà các nguy cơ, thách thức mang tính toàn cầu; chương 3, An ninh truyền thông ở ViệtNam trong thời kỳ hội nhập quốc tế Cuốn sách được biên soạn là tài liệu tổng hợptoàn diện các van dé an ninh truyền thông có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác bảo vệan ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội Các tác giả đã nêu định nghĩa và

các đặc trưng của các van dé an ninh truyền thông, nhận diện một số mỗi đe dọa và dé

xuất phương hướng, giải pháp nhằm ứng phó với các nguy cơ thách thức an ninhtruyền thông ở Việt Nam, trong đó các tác giả có bàn đến vấn đề an ninh truyền thông

trong lĩnh vực an minh mạng, mạng xã hội.

Tran Như Mai (2017), Báo chí và vấn dé an ninh phi truyền thong Tác giả bàiviết đã khăng định: An ninh truyền thông là một trong những mối quan tâm hàng đầu

của các quốc gia trong giai đoạn hiện nay Và đề đối phó hiệu quả với các mối đe dọa

từ an ninh truyền thông rất cần sự vào cuộc kip thời của các cấp, các ngành, đặc biệt là

giới báo chí truyền thông Tuy nhiên, theo tác giả bài biết hiện nay một số cơ quan báochí hoạt động có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; có những dấu hiệuvi phạm pháp luật; việc đăng thông tin sai sự thật, dé lộ lọt các bí mật nhà nước gia

tăng

Phạm Thị Thanh Tịnh (2017), Vấn đề an ninh truyền thông và vai trò của báochí truyền thông nước ta hiện nay Tác giả bài viết đã đưa ra quan niệm về an ninhtruyền thông, khăng định những mối đe dọa an ninh truyền thông hiện nay đối với cácquốc gia trên thế giới Đặc biệt, tác giả đã phân tích những thách thức và đe dọa anninh truyền thông ở nước ta, trong đó có 03 nguy cơ, đó là làm suy giảm sức mạnhquốc phòng của đất nước, gây mat ồn định của quốc gia, hình thành nguy cơ xung độtvà chiến tranh Từ đó, tác giả đã khăng định những vai trò cơ bản của báo chí, truyềnthông trong việc tham gia giải quyết van dé an ninh truyền thông ở nước ta hiện nay.Đó là việc phát huy tốt vai trò thông tin; vai trò tuyên truyền; vai trò tạo dựng môitrường trong sạch, lành mạnh, công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực; vai

trò tham gia giải quyết các khủng hoảng kinh tế, xã hội; vai trò giám sát, phản biện xã

hội.

Trang 13

Nghiên cứu sinh Hồ Anh Tuấn (2016), luận án tiễn sỹ: “Đấu tranh với hoạtđộng tội phạm công nghệ cao tại Việt Nam trong tình hình hiện nay” Đề tài đã nghiên

cứu, làm rõ nhận thức hoạt động của tội phạm công nghệ cao; đánh giá, phân tích, làm rõ hoạt động thực trạng hoạt động của tội phạm công nghệ cao Nghiên cứu luận án

này, nghiên cứu sinh đã tham khảo, kế thừa những nhận thức về hoạt động tội phạm

công nghệ cao và đấu tranh với hoạt động lợi dụng Internet để thực hiện tội phạm

Sách “Không gian mạng- tương lai và hành động” của GS-TS Trần Đại Quang,NXB CAND (2015) Cuốn sách nghiên cứu chuyên sâu về không gian mạng trong thégiới hiện đại, bảo vệ lợi ích chủ quyền trong thế giới hiện đại Cuốn sách cung cấpnhiều luận cứ khoa học và nhiều số liệu phục vụ cho nghiên cứu sinh ứng dụng trongviệc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng Internetdé thực hiện hành vi phạm tội

Nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu, luận giải lý luận về an ninh trong lĩnh

vực an ninh mạng, mạng xã hội, cũng như phân tích, làm rõ thực tiễn công tác quản tri

trong lĩnh vực an ninh mạng dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau Tuy nhiên, chưa có

dé tài nào trực tiếp nghiên cứu về “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trịan ninh truyền thông mang xã hội trong phòng chong tội phạm công nghệ cao tại

thành phố Hà Nội” Như vậy, đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với

công trình nghiên cứu khoa học nào đã được công bố, và những kiến giải trong nhữngcông trình nêu trên của các nhà khoa học là chỉ dẫn quý báu cho tác giả khi nghiên cứu đề

tài này.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tong quátĐề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp, kiến nghị phùhợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội trong

việc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao tại thành phố Hà Nội

- Mục tiêu cụ thể

Đề tài được nghiên cứu nhằm 4 mục tiêu sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản trị an ninh truyền thông mạng

~ As

xã hội.

Trang 14

- Phân tích thực trạng quy định pháp luật về công tác quản trị an ninh truyềnthông mạng xã hội qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao tạithành phố Hà Nội.

- Đánh giá xác thực kết quả, hạn chế và luận giải các nguyên nhân làm hạn chếtrong thực tiễn công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội qua thực tiễn phòngchống tội phạm công nghệ cao tại thành phố Hà Nội

- Dé xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị an ninhtruyền thông mạng xã hội qua phòng chống tội phạm công nghệ cao tại thành phố Hà Nội.4 Đối tượng nghiên cứu

Các nội dung của công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội qua thựctiễn phòng chống tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

5 Phạm vỉ nghiên cứu

* Về nội dung: Phân tích thực trạng công tác quản trị an ninh truyền thông mang xãhội qua thực tiễn phòng chống tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phó Hà Nội

* Về thời gian:

(i) Số liệu thu thập cho giai đoạn từ 2022 — 2023

(ii) Trên co sở đó đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển trong giai đoạnđến năm 2030

* Về không gian: ở TP Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, trong đó:

- Dữ liệu thứ cấp: gồm các số liệu thống kê của các tổ chức, các sở ban ngành,

những nghiên cứu khoa học của các học giả tại Việt Nam và trên thế giới liên quan đếncông tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội

- Dữ liệu sơ cấp: Bảng khảo sát, phiếu phỏng vấn sẽ được tạo lập bằng công cụgoogle form, sau đó gửi đi cho đối tượng phỏng van, và tổng hợp kết qua bang cácphần mềm word, excel Thời gian thu thập sẽ trong 2 tháng

Các số liệu thu được sẽ được phân tích, tổng hợp bằng phần mềm và cácphương pháp phân tích, dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mac-Lenin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về van

Trang 15

đề Nhà nước và pháp luật nói chung và về lĩnh vực quản trị an ninh truyền thông.Đồng thời luận văn cũng tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học cóliên quan bao gồm:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này cũng được sử dụng trong

tất cả các chương của luận văn, cụ thể được sử dụng dé trình bày các hiện tượng, cácquan điểm về quan tri an ninh truyền thông mạng xã hội; khái quát dé phân tích rút ra

những đặc trưng bản chất, các nội dung của quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội

Từ đó, rút ra những đánh giá, kết luận, kiến nghị về định hướng và giải phápnhằm nâng cao hiệu quả quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội qua thực tiễn dautranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phương pháp thống kê (số liệu thứ cấp): Phương pháp này chủ yếu được ápdụng nhằm đánh giá thực trạng quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội qua thựctiễn dau tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong cácchương của luận văn, nhằm trình bày các van đề, nội dung nghiên cứu theo một trình

tự, bố cục hợp lý, chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu điển hình: Lựa chọn một 36 vu viéc dién hinh dé

phan tich, đối sánh việc thực hiện dé chỉ ra một số vướng mắc.

7 Cau trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3

chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận chunh về công tác quản trị an ninh truyền thông mạng

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNH VE CONG TAC QUAN TRI AN NINH

TRUYÈN THÔNG MẠNG XÃ HỘI

1.1 Tổng quan về an ninh truyền thông

1.1.1 Khái niệm

An ninh là khái niệm dùng để chỉ “trạng thái ổn định, an toàn, không có dấuhiệu nguy hiểm, de doa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, tổ chức, củatừng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội” Còn nói đến an ninh quốc gia,tức là nói tới sự ôn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội trong một quốc gia,

trong đó đề cao độc lập, chủ quyền, tính thống nhất, toàn vẹn lãnh thé và các lợi ích

quan trọng khác của một quốc gia

Trong giới nghiên cứu phương Tây, Richard H Ullman có lẽ là một trong

những người đầu tiên đưa ra quan niệm ngắn gọn và cô đọng nhất về an ninh truyềnthông Trong bài viết mang tính tiên phong của mình vào năm 1983, ông cho rằng anninh quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tan

công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với những

thách thức truyền thông, bao gồm: khủng bồ quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổchức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng và an ninh con

người, Non Traditional Security (Richard H Ullman, 1983)

Nhìn nhận dưới một góc độ khác, Mely Caballero Anthony quan niệm mối dedọa an ninh truyền thông có thể được định nghĩa là: thách thức đối với sự tồn vong vàthịnh vượng của các quốc gia, dân tộc, xuất hiện chủ yếu trong các nguồn phi quân sự,chăng hạn như thay đổi khí hậu, suy thoái môi trường xuyên biên giới và nguồn tàinguyên cạn kiệt, bệnh truyền nhiễm, thiên tai, di cư bat hợp pháp, tình trạng thiếulương thực, buôn lậu, buôn bán ma túy và các hình thức khác của tội phạm xuyên quốcgia Từ định nghĩa này có thể thấy răng, an ninh truyền thông thường có đặc điểm

chung là bao hàm những yếu tố phi quân sự, không tồn tại trong phạm vi một quốc gia,

dân tộc; nó phát triên, lan tỏa và được truyên di nhanh chóng nhờ xu thê toàn câu hóa

Trang 17

và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ Điều đó cho thấy, những vấn đề an ninhtruyền thông có số lượng nhiều hơn và hậu quả nguy hiểm đáng sợ không thua kémthách thức an ninh quốc gia, (Difining no-traditional security threats, 2012)

Còn theo Amitav Acharya, an ninh truyền thông là “các thách thức đối với sựtồn vong và chất lượng cuộc sông của con người và nhà nước có nguồn gốc phi quânsự như thay đổi khí hậu, khan hiém nguon lực, bệnh dich, thiên tai, di cư không kiểmsoát, thiếu lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm có tô chức” Trong cáchtiếp cận vấn đề an ninh truyền thông này, hai đối tượng bị thách thức trực tiếp ở đây là

nhà nước và con người.

Tại châu Á, Trung Quốc là nước có khá nhiều học giả nghiên cứu về ninhtruyền thông Đặc biệt, sau sự kiện ngày 11-9-2001 - khi 2 tòa tháp của Trung tâm

Thương mại thế giới tại New York bị bọn khủng bố đánh sập - rồi thế giới liên tiếp

xảy ra các cuộc khủng bố ở nhiều nơi, cộng thêm tình trạng bạo lực, dịch bệnh diễn ratrong và ngoài biên giới Trung Quốc thì giới nghiên cứu ở quốc gia này gia tăng mức

độ quan tâm đến các mối de doa ninh truyền thông.[15, tr.7]

Tại Việt Nam, theo Luật An ninh quốc gia Việt Nam (năm 2004) định nghĩa tạikhoản 1 điều 3: “An ninh quốc gia là sự ồn định, phát triển bên vững của chế độ xã

hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bat khả xâm phạm

độc lập, chủ quyên, thong nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ”

Khái niệm “An ninh”, theo Wikipedia, (tiếng Anh: security) nghĩa là tránh được

hoặc bền bi trước các mối đe doa tiềm tàng (hoặc các thay đôi mang tính cưỡng chế

không mong muốn) từ kẻ khác, nói cách khác là bảo đảm được sự an toàn trước cácmối đe doa Bên thu hưởng an ninh có thể là người, nhóm người trong xã hội, sự vật,định chế, hệ sinh thái hoặc bat cứ thực thé nào hoặc hiện tượng nào dé bị tác động bởinhững biến đổi không mong muốn của môi trường xung quanh

Nội hàm an ninh chủ yếu đề cập đến sự bảo vệ khỏi các thế lực thù địch, tuynhiên khái niệm này còn vô số cách tiếp cận khác: ví dụ, an ninh mức sông (đạt được

mức sống đầy đủ, không thiếu thốn), an ninh lương thực (không thiếu ăn), an ninh

mang, an ninh giam giữ, an ninh cảm xúc, Thuật ngữ này cũng được sử dụng khi dé

Trang 18

cập đến các hành vi và các hệ thống có mục đích cung cấp an ninh (ví dụ: lực lượng anninh, nhân viên bảo vệ, hệ thống an ninh mạng, camera an ninh, giám sát từ xa).

Khái niệm an ninh truyền thông đã có từ thời chiến tranh lạnh, đồng nghĩa với kháiniệm an ninh quốc gia, đề cập tới an ninh quốc gia cũng chính là an ninh truyền thông.Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích của quốc gia, loại trừ những

mối uy hiếp đối với lợi ích cơ bản đó Mục tiêu của an ninh quốc gia chính là củng cố nền

tảng vững chắc bên trong, phòng ngừa sự xâm nhập, tiến công quân sự từ bên ngoài vàbảo vệ vững chắc chủ quyền và thể chế chính trị quốc gia Nội dung của an ninhtruyền thông hay an ninh quốc gia chính là an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninhxã hội Trọng tâm bảo đảm an ninh quốc gia chính là bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc

gia, bảo vệ an ninh chính tri, an ninh quân sự và an ninh, an toàn xã hội

Trong quá trình đổi mới dat nước, quan niệm về an ninh cũng có những nhận thức

đầy đủ hơn Đảng ta khang định, kinh tế - xã hội phát triển, tăng trưởng kinh tế không chỉtạo cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lực đề tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh, mà

còn tạo cơ sở chính trị - xã hội thuận lợi cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn

dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia Từ đó, quan niệm về anninh truyền thông, an ninh quốc gia được mở rộng, đầy đủ hơn, mang tính tổng hợp Đó làan ninh chính tri, an ninh quốc phòng, an ninh đối ngoại, an ninh tư tưởng, văn hóa, xãhội Như vậy, an ninh quốc gia chính là sự ôn định, bình yên của đất nước, của chế độ; làtrạng thái yên ồn, thanh bình trên tat cả các lĩnh vực đời sống xã hội

Như vậy, có thể hiểu an ninh truyền thông là công việc bảo vệ thông tin và hệ

thống truyền thông từ các cơ sở và mối đe dọa Nó bao gồm tính năng bảo vệ toàn bộ,

sẵn sàng và bảo mật thông tin, cũng như đảm bảo rằng việc truyền thông hệ thốngkhông bị tấn công hoặc sử dụng một cách không chính xác An ninh truyền thông cóthé ứng dụng cho nhiều lĩnh vực, bao gồm mang máy tính, truyền thông đám mây,truyền thông di động và các hệ thống truyền thông khác Một số mỗi đe dọa chính đốivới an ninh truyền thông bao gồm tan công mạng, đánh cắp dữ liệu, tin tặc, phan mềmđộc hại và tin tức giả mạo Dé tranh luận về những cơ sở nguy hiểm này, các tổ chức

và cá nhân cần phát triển các biện pháp bảo mật như mã hóa đữ liệu, kiểm soát quyền

truy cập, phát hiện xâm nhập và giáo dục người dùng về an ninh mạng An ninh truyền

10

Trang 19

thông không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan đến chính trị, pháp lý và đạo đức.Nó đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, chính phủ, tôchức phi lợi nhuận và cộng đồng người dùng, để đảm bảo một môi trường truyền

thông an toàn và bảo mật.

Tại Khoản 22 Điều 3 N ghị định 72/2013/NĐ-CP nêu rõ: Mạng xã hội (socialnetwork) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dichvụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, baogồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat)

trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.

Theo định nghĩa nay, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thê hiểumột cách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với nhữngngười khác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thê chia sẻ thông tin, hình ảnh, âmthanh tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác

An ninh truyền thông mạng xã hội đề cập đến các biện pháp, quy trình và côngnghệ nhằm bảo vệ thông tin, dữ liệu và sự riêng tư của người dùng trên các nền tảngmạng xã hội Điều này bao gồm việc bảo vệ thông tin cá nhân khỏi truy cập trái phépvà lam dụng, ngăn chặn các cuộc tan công mạng như phishing va malware, và quản lý

quyền truy cập của người dùng và các ứng dụng bên thứ ba Ngoài ra, an ninh truyền

thông mạng xã hội còn tập trung vào việc kiểm soát và giám sát nội dung dé ngăn chặn

thông tin sai lệch, tin giả, và các nội dung có hại khác Nâng cao nhận thức người dùng

về các nguy cơ an ninh và hướng dẫn họ cách bảo vệ thông tin cá nhân cũng là mộtphan quan trọng của an ninh mạng xã hội Cuối cùng, việc thiết lập các quy trình déphát hiện, phản ứng và khắc phục sự cô an ninh một cách nhanh chóng và hiệu quacũng góp phần quan trọng vào việc đảm bảo một môi trường mạng xã hội an toàn vàđáng tin cậy An ninh truyền thông mạng xã hội đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ tiêntiễn và sự hợp tác của người dùng dé xây dung một hệ thống bảo mật mạnh mẽ và hiệu

quả.

Theo Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi

phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Theo đó, tội phạm có sử dụng công

nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử

11

Trang 20

dụng công nghệ cao Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng internet, mạng

viễn thông, mang máy tính và các thiết bị số dé thực hiện hành vi phạm tội gây ảnhhưởng và thiệt hại đến người dùng, thực hiện các hành vi lừa đảo gây ra các mỗi dedoa, Tội phạm công nghệ cao là tội phạm sử dụng tri thức, ký năng, kiến thức, côngcụ và phương tiện công nghệ thông tin dé tác động đến các thông tin, dữ liệu, tín hiệu

được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, xâm phạm đến trạt tự an

toàn thông tin, gây ton that đến lợi ich Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cánhân, tổ chức Tội phạm công nghệ cao thuộc nhóm tội phạm hình sự

An ninh truyền thông mạng xã hội trong phòng chống tội phạm công nghệ caolà một tập hợp các biện pháp và quy trình nhằm bảo vệ người dùng và hệ thống mạngxã hội khỏi các hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao Khái niệm này bao gồm việc

bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm khỏi bị lạm dụng và truy cập trái phép,

cũng như ngăn chặn các cuộc tan công mạng như phishing, malware va hacking Đồngthời, nó còn liên quan đến việc giám sát và kiểm soát nội dung trên mạng xã hội dé

ngăn chặn sự lan truyền của thông tin sai lệch, tin giả, và các hành vi tội phạm trực

tuyến khác Trong phòng chống tội phạm công nghệ cao, an ninh truyền thông mạng

xã hội còn bao gồm việc quản lý quyền truy cập, đảm bảo rằng chỉ những người và

ứng dụng được ủy quyền mới có thé truy cập vào hệ thống va dữ liệu nhạy cảm Các

nên tang mạng xã hội cũng cần phát triển các công cụ và quy trình dé phát hiện, phảnứng và khắc phục nhanh chóng các sự có an ninh mạng Nâng cao nhận thức của ngườidùng về các nguy cơ tiềm ân và hướng dẫn họ các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhâncũng là một phần quan trọng trong việc phòng chống tội phạm công nghệ cao Nhìnchung, an ninh truyền thông mạng xã hội đòi hỏi sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến,chính sách bảo mật mạnh mẽ và sự hợp tác của người dùng để xây dựng một môi

trường mạng xã hội an toàn và lành mạnh.

1.1.2 Đặc điểm

Chủ thể của an ninh truyền thông mạng xã hội trước hết và chủ yếu là lực lượngAn ninh cấp Bộ và lực lượng An ninh các địa phương, Bộ Thông tin truyền thông

Trong công tác đấu tranh, có sự phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, giữa

Trung ương và địa phương trong hệ thống chính trị (đặc biệt là sự phối hợp với các cơ

12

Trang 21

quan truyền thông) nhằm phát huy sức mạnh tông hợp hiệu quả An ninh truyền thôngkhông chỉ liên kết đến bảo vệ dữ liệu mà còn bao gồm cả hệ thống bảo vệ, ứng dụng,mạng máy tính và cả con người Điều này bao gồm cả khía cạnh kỹ thuật và phi kỹthuật, cũng như quản lý rủi ro và chính trị An ninh truyền thông Yêu cầu sự hợp tácgiữa nhiều ngành và lĩnh vực, bao gồm kỹ thuật, luật pháp, quản trị kinh doanh, quảnlý rủi ro và chính trị Sự kết hợp giữa các chuyên gia trong lĩnh vực này là cần thiết đểđảm bảo an ninh truyền thông hiệu quả.

Một trong số những vấn đề mà mạng xã hội đang phải đối mặt chính là sự lantruyền của thông tin sai lệch hay còn được gọi là tin giả, giả mao “Fake news” Mangxã hội đã đưa ra thông báo rằng những video , bài viết này sẽ thay đổi cách phản ứng

với những tin tức quan trọng được đăng tải bởi người dùng Các tin tức có mức độ ảnh

hưởng tới xã hội cao sẽ được lọc qua và các nguồn tin được coi là đáng tin cậy sẽ được

Google đặt xác nhận "Nguồn tin uy tin" dé người dùng có thé tham khảo tốt hơn

An ninh truyền thông mạng xã hội thực hiên bằng tổng hợp các biện pháp bảovệ An ninh quốc gia như: biện pháp vận động quần chúng, biện pháp pháp luật, biệnpháp ngoại giao, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học kĩ thuật, biện pháp nghiệp vụ.Trong công tác, cần đặc biêt coi trọng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp khoa học kĩ

thuật và biện pháp ngoại giao bởi đối tượng sử dụng mạng xã hội tác động tới phạm vi

rộng, lại sử dụng công nghệ cao, và trong một sỐ trường hợp có sự hậu thuẫn của cáccá nhân, tô chức nước ngoài

Hình thức tổ chức an ninh truyền thông mạng xã hội là sự phối hợp đồng bộ,

thống nhất giữa các lực lượng chuyên trách với các lực lượng khác ngoài ngành Côngan, bao gồm cả các hình thức công khai và bí mật An ninh truyền thông mạng xã hộikhông chỉ mang tính cấp thiết, mà còn mang tính phức tạp, nhạy cảm, đòi hỏi phảiđảm bảo cả ba yêu cầu pháp luật, chính trị, ngoại giao Môi trường an ninh truyềnthông thường xuyên thay đổi nhanh chóng sự phát triển của công nghệ và xu hướngtan công mới Do đó, chiến lược và giải pháp bảo mật cần phải hoạt động linh hoạt vàcó khả năng thích ứng dé đối phó với các công thức mới

1.1.3 Vai trò

13

Trang 22

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối vớicông tác an ninh mạng trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.Quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội góp phần phòng ngừa, đấu tranh làm thấtbại hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước,tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dântộc, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên không gian mạng của các thé lực thùđịch, phản động; Phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu qua của các hoạtđộng tấn công mạng, khủng bố mạng, chiến tranh mạng khi hoạt động tan công mangnhằm vào hệ thống thông tin nước ta gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, ảnhhưởng nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;Phòng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ tác nhân tiến hành hoạt động gián điệp mạng, sử dụngkhông gian mạng để chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước, đặc biệt là hoạtđộng xâm nhập, tan công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đồngthời, hạn chế và tiến tới không còn tình trạng đăng tải bí mật nhà nước trên mạngInternet do chủ quan hoặc thiếu kiến thức an ninh mạng Bảo vệ hệ thống thông tin

quan trọng về an ninh quốc gia và áp dụng các biện pháp cần thiết, tương xứng Đây là

hệ thống thông tin của các mục tiêu, cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia, cơ quan chứa

đựng bí mật nhà nước, nếu bị tấn công, xâm nhập, phá hoại, chiếm đoạt thông tin có

thé gây hậu quả nghiêm trong, ảnh hưởng chủ quyên, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự,

an toàn xã hội.

Quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội tác dụng phòng ngừa, ứng phó với

các nguy cơ de doa an ninh mang: Các nguy cơ de dọa an ninh mạng hiện dang ton tại

là: Thông qua không gian mạng thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, phá hoại tưtưởng, chuyên hóa chế độ chính trị nước ta Đối mặt với các cuộc tấn công mạng trênquy mô lớn, cường độ cao Mất kiểm soát về an ninh, an toàn thông tin mạng Khắcphục tồn tại, hạn chế liên quan bảo vệ an ninh mạng Các quy định hiện nay về an toàn

thông tin mạng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm trên không gian

mạng; chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác an ninh mạng đặt ra trong

tình hình mới Thực trạng này đã gây khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, triển khai

các phương án bao đảm an ninh thông tin, an ninh mang cũng như trong công tác

14

Trang 23

phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động sử dụng Internet để xâm phạm an ninhquốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Việc ban hành Luật An ninh mạng nhằm thê chế hóa đầy đủ, kịp thời chủtrương, đường lối của Đảng về an ninh mạng quy định tại một số văn kiện, đó 1a: Nghịquyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI về xây

dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013của Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hìnhmới; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới; Chỉ thị số 28-

CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo

đảm an toàn thông tin mạng trong tình hình mới Cụ thé hóa quy định của Hiến phápnăm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc: Theoquy định tại khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 thì quyền con người, quyềncông dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý

do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của

cộng đồng Do vậy, việc ban hành Luật An ninh mạng để bảo đảm quyền con người,

quyền công dân theo quy định của Hiến pháp là cần thiết Bên cạnh đó, việc ban hành

Luật góp phan cụ thể hóa tinh than và nội dung mới của Hiến pháp về bảo vệ Tổ quốc,đặc biệt là quy định “Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm” và “mọihành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thong nhất, toàn ven lãnh thé, chống lại sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị” Đồng thời, tạo cơ sở pháp lýdé hội nhập quốc tế: Qua nghiên cứu cho thấy, hiện đã có nhiều quốc gia trên thế giớiban hành các văn bản luật về an ninh mạng, điển hình như: Mỹ, Nhật Bản, Trung

Quốc, Anh, Úc, Séc, Hàn Quốc Việc xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng sẽ bảo

đảm công tác an ninh mạng của nước ta có sự phù hợp nhất định với thông lệ quốc tévà bảo đảm các điều kiện hội nhập quốc tế về an ninh mạng

1.2 Tống quan về quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội

1.2.1 Khái niệm mạng xã hội, quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội

15

Trang 24

Mang xã hội là một thuật ngữ được dịch ra từ khái niệm cua “Social Network”.

Hàm ý chỉ các nền tảng trực tuyến hoặc ứng dụng mà người dùng có thể sử dụng đểkết nỗi và tương tác với nhau qua internet Mạng xã hội cho phép người dùng tạo racác hồ sơ cá nhân, thêm bạn bè hoặc người theo dõi khác vào danh sách của mình Vàsau đó, người dùng có thé viết bài, đăng hình ảnh hoặc chia sẻ nội dung đa phương

tiện với những người khác.

Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP nêu rõ:Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử

dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin

với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò

chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tựkhác.

Theo định nghĩa nay, mạng xã hội còn được gọi là social network và có thể hiểumột cách đơn giản đây là hệ thống (mạng lưới) giúp con người kết nối với nhữngngười khác Thông qua mạng xã hội, mọi người có thê chia sẻ thông tin, hình ảnh, âmthanh tìm kiếm bạn bè, kết nối với những người khác

Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một môi trường trực tuyến để mọi người thêhiện bản thân, trao đổi thông tin và tạo cơ hội giao lưu với người khác Thêm vào đó, bạncó thê kết nối với tất cả mọi người, cho dù họ ở đâu, khi nào và làm gì Như vậy, bạn sẽbiết được dòng trạng thái chia sẻ cuộc sống của người thân và bạn bè của mình Cũng nhưbạn có thé tương tác và gặp gỡ họ một cách dé dang thông qua hình thức trực tuyến

Chưa hết, mạng xã hội có sự ảnh hưởng rất lớn đến cách con người tương tác và

“tiêu thụ” các nội dung trực tuyến Ngoài việc kết nối cá nhân, mạng xã hội cũng có

ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ kinh doanh và quảng cáo đến chínhtrị và giáo dục Và dé đi bắt đúng nhịp xã hội hiện nay, bat kỳ cá nhân hay tô chức nào

cũng phải biết đến mạng xã hội

Quản trị an ninh phì truyền thông mạng xã hội là sự én định và phát triển của

loại hình ứng dụng, trang mạng này đúng quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Quản trị an

ninh truyền thông trên mạng xã hội luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện

16

Trang 25

của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Quađó, góp phần tuyên truyền, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền những giá trị tốt đẹp trong truyền thống

văn hóa của dân tộc Bảo vệ an ninh truyền thông trên mạng xã hội còn là việc loại trừ

hoạt động của các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng trang mạng này dé xâmphạm an ninh quốc gia và những nhân tố gây mat ồn định trên lĩnh vực này Dé mạngxã hội trở thành công cụ trong công tác đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, thùđịch, góp phần quan trọng làm thất bại âm mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” của

các thế lực thù địch

Như vậy, qua các quan niệm trên có thê hiểu quản trị an ninh truyền thông trên

mạng xã hội là hoạt động của các lực lượng trong đó Ban Tuyên giáo Trung ương,

Ban Dân vận Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Quốc phòng,

Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan ban ngành, hữu quan của các tỉnh

thành phó, cơ quan báo chí, bưu chính, viễn thông , Đoàn Thanh niên, Công đoản, theo

chức năng, nhiệm vụ được giao tô chức lực lượng, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ,

phối hợp với cơ quan chức năng phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, làm thất

bại mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ sự ồn

định, phát triển của mạng xã hội theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước.

1.2.2 Nội dung công tác quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội

Quản tri an ninh truyền thông mạng xã hội thể hiện ở một số nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về quản trị an ninh truyền thông

mạng xã hội.

Hoàn thiện hệ thống luật pháp: Cập nhật và hoàn thiện các quy định pháp lýliên quan đến an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân, phù hợp với thực tiễn và yêucầu quốc tế

Thực thi pháp luật nghiêm ngặt: Đảm bảo các quy định pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, xử lý kịp thời và nghiêm minh các hành vi vi phạm.

- Tổ chức lực lượng triển khai và phát triển ha tang kỹ thuật và công nghệtrong quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội

17

Trang 26

Triển khai các hệ thống giám sát an ninh mạng tiên tiến: Sử dụng các công nghệhiện đại như hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS), tường lửa ứngdụng web (WAP), và hệ thống quản lý sự kiện và thông tin bao mật (SIEM).

Bảo vệ dữ liệu cá nhân và nhạy cảm: Áp dụng các biện pháp mã hóa dữ liệumạnh mẽ và quản lý quyền truy cập chặt chẽ

- Triển khai thực hiện hoạt động quản trị an ninh truyền thông mạng xã hội,giám sát và kiểm soát nội dung

Thiết lập các cơ chế và công cụ kiểm duyệt nội dung dé ngăn chặn thông tin sailệch, tin giả, và các nội dung xấu độc

Sử dụng các thuật toán và công cụ giám sát dé theo dõi và phát hiện các hành vibất thường hoặc vi phạm quy định

Triển khai công cụ bảo mật tiên tiễn: Sử dụng trí tuệ nhân tao (AI) và học máy(ML) dé phát hiện và phân tích các mối đe doa, từ đó phản ứng kịp thời

Phản ứng sự cô an ninh mạng: Thiết lập các quy trình ứng phó nhanh chóng vàhiệu quả đối với các sự cố an ninh, bao gồm cả kế hoạch khắc phục và khôi phục

Nâng cao nhận thức và đào tạo người dung: Chương trình giáo dục và đảo tạo:

Tổ chức các chiến dịch truyền thông, khóa học, và hội thảo dé nâng cao nhận thức về

an ninh mạng cho người dân và doanh nghiệp.

Cung cấp tài liệu và hướng dẫn: Phát hành các tài liệu hướng dẫn và cung cấpcông cụ hỗ trợ dé người dùng có thể tự bảo vệ thông tin cá nhân

Hợp tác với các tô chức trong và ngoài nước: Xây dựng các liên minh và quan

hệ đối tác để chia sẻ thông tin về các mối đe dọa và giải pháp phòng chống

Thành lập liên minh an ninh mạng quốc gia: Hợp tác giữa các cơ quan chínhphủ, doanh nghiệp, và các tổ chức an ninh mạng dé phối hợp và tăng cường hiệu quả

quản lý an ninh.

1.2.3 Tác động của quản trị an ninh truyền thông mang xã hội đến công tác dau

tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao

Trong những năm qua, việc xây dựng một chính quyền gan dân, thấu hiểu tâm

tư, nguyện vọng của nhân dân là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

ta Hiện nay, cùng với việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, mạng xã

18

Trang 27

hội đã và đang được các cơ quan, tô chức nhà nước sử dụng một cách có hiệu quả,

giúp thu hẹp khoảng cách với người dân Ví dụ, tháng 10-2015, Chính phủ đã lập 2 tài

khoản Facebook là “Thông tin Chính phủ” và “Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia” với kỳvọng giúp người dân tiếp cận kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật mới ban hành,thông tin thời sự chính trị, kinh tế - xã hội, hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân, khuyến khích người dânđồng hành cùng Chính phủ, mà còn góp phan thiết thực định hướng dư luận trên

không gian mạng.

Thực tiễn cho thấy, từ khi mạng xã hội phát triển, việc “dân biết, dân bàn, dânlàm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được thực hiện sinh động hơn Côngtác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói, giảm nghẻo có nhiều khởi sắc Nội lực của

cộng đồng được phát huy hiệu quả hơn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội Các

hình thức kinh doanh online trên mạng xã hội của cá nhân và doanh nghiệp ngày càng

phát triển, mang tính chuyên nghiệp

Các phương tiện truyền thông xã hội xuyên quốc gia như Facebook, Youtube

đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu văn hóa, thúc đây việc xích lại gần

nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa nước ta với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới.Thông qua mạng xã hội, thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn như một dân tộc yêu

chuộng hòa bình, tôn trọng công lý, năng động, với một kho tàng các giá trị văn hóa

phong phú, giàu bản sắc

Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại là rất lớn Tuy nhiên, bên cạnh mặt tíchcực, mạng xã hội cũng tồn tại không ít những yếu tố tiêu cực, gây ảnh hưởng trực tiếpđến môi trường xã hội, lợi ích cộng đồng và an ninh, trật tự

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, trung bình mỗinăm, qua kiểm tra, kiểm soát, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên 850.000 tài liệuchiến tranh tâm lý, phản động, tuyên truyền tà đạo trái phép; gần 750.000 tài liệu tuyêntruyền chống Đảng, Nhà nước được tán phát vào Việt Nam qua đường bưu chính vàmạng xã hội Từ năm 2010 đến năm 2020, có 53.744 lượt công thông tin, trang tin

điện tử có tên miền “.vn” bị tan công, trong đó có 2.393 lượt công thông tin, trang tin

điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước có tên miên “gov.vn”; xuât hiện nhiêu cuộc

19

Trang 28

tấn công mang màu sắc chính trị, gây ra những hậu quả nghiêm trọng Ngoài các vấndé an ninh truyền thông, đã va đang xuất hiện nhiều van dé an ninh truyền thông ởViệt Nam, trong đó an ninh thông tin mang xã hội là một loại hình an ninh truyềnthông điền hình [18, tr.56]

Các phương tiện truyền thông xã hội đã và đang trở thành công cụ hang đầu dé

các lợi dụng làm nên tảng tư tưởng, tuyên truyền các thông tin xấu độc, trong số đó

pho biến là một số dạng thông tin, như: Thông tin lừa đảo, chống phá nền tang tư

tưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam, hòng phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đường lối đối ngoại,xây dựng và bảo vệ Tô quốc của Dang ta, phủ nhận những thành tựu của sự nghiệp đôimới; xuyên tạc lịch sử dân tộc, nhất là lịch sử các cuộc kháng chiến, các Cuộc chiến

tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta; xuyên tạc thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, phủ nhận công lao to lớn của Người đối với sự nghiệp cách mạng củaĐảng và dân tộc ta; vu cáo, bôi nhọ, giả mạo các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng,Nhà nước, tướng lĩnh trong quân đội; kích động xu hướng ly khai, phá hoại khối đại

đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ, thúc đây “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ;

truyền bá lối sống ích kỷ vụ lợi, xa hoa, trụy lạc, bạo lực và thù hận đối với cá nhân và

tổ chức; phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc, tuyên truyền, áp đặt các giá trị văn hóa và

lối sống phương Tây; lừa đảo trên mạng, đánh cắp thông tin, mật khâu, phát tán virus

Các phương tiện truyền thông xã hội cũng làm gia tăng nguy cơ lộ, lọt bí mậtquốc gia Giai đoạn 2001 - 2020, các cơ quan chức năng phát hiện nhiều vụ lộ, mat bímật nhà nước, trong đó lộ, mất bí mật nhà nước qua hệ thống thông tin chiếm tỷ lệ lớnvới trên 80% số vụ Tháng 3-2018, Facebook cũng đã dé lộ dữ liệu cá nhân dé một nhàphát triển bán lại cho Công ty Cambridge Analityca, dẫn tới 87 triệu dữ liệu thông tinngười dùng bị lộ, trong đó có 427.466 tài khoản của người dùng Việt Nam Trong số

35 triệu người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, có không ít người là cán bộ, đảng

viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước Nhiều

người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, hoạt động của cơ

quan, đơn vị lên mạng xã hội hoặc sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc, trao đôi.

Trong khi đó, hiệu biệt vê công tác bảo vệ bí mật nhà nước của một sô cán bộ, dang

20

Trang 29

viên chưa cao, trách nhiệm, ý thức bảo mật chưa tốt đã làm gia tăng nguy cơ lộ, lọt bímật nhà nước Lợi dụng vấn đề trên, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mậttrên mạng xã hội, tạo diễn đàn xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước, Quản tri an ninhcác phương tiện truyền thông xã hội vì sự phát triển bên vững dat nước, (Nguyễn

Khắc Vĩnh Lộc, 2021)

Các phương tiện truyền thông xã hội làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn

hóa dân tộc Khi mạng xã hội phát triển thì những cuộc “xâm lăng” văn hóa càng trởnên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân,nhất là số người trẻ Sự xuất hiện của các trào lưu tuyên truyền, cô vũ lối sống, các giá

trị phương Tây, như: tôn thờ tự do cá nhân, lối song thực dung, văn hóa đồi trụy, bạo

lực đi ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thậtgiả lẫn lộn trên mạng xã hội đang ở mức báo động, gây ảnh hưởng đến các giá trị vănhóa tốt đẹp của cộng đồng Hoạt động tung tin đồn, giật gân, câu “like” trên mang xãhội gây hoang mang trong dư luận Một số vụ việc trên mạng xã hội thu hút số lượngrất lớn người quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể

tạo ra các giá tri lệch lạc hay khuynh hướng phức tap trong văn hóa ứng xử.

Các phương tiện truyền thông xã hội đang trở thành công cụ, môi trường đểnhiều đối tượng lợi dụng hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội Với đặc tính ảo, cácphương tiện truyền thông xã hội, nhất là mạng xã hội, thường xuyên bị các đối tượngphạm tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng dé hoạt động với các thủ đoạn tĩnh vinhư tạo tài khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiếnhành đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thậpcác thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh

cắp, trục lợi Một số đối tượng còn sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc trong quá

trình mua bán, vận chuyên các loại hàng cam, ma túy, vũ khí, vat liệu nô và các hoạt

động phạm tội khác 1.2.4 Cơ sở pháp lý

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của không gian mạng và vai trò của an ninhmạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đưa ra những chủ trương lớn về vấn đềnày thê hiện qua:

21

Trang 30

= Nghi quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa XI) Về xây dựng hệ thông kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm

đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

= _ Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013, Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI)

Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới;„ Chi thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Về tăng cường công tác

đảm bảo an toàn thông tin mạng;

„ Chi thị số 30-CT/TW ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về phát triển và tăng

cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác

trên mạng Internet;

„ Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo,

chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới

Ngày 07/4/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy

định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Theo quy định tại Nghị định số 25/2014/NĐ-CP, cá nhân phải bảo vệ mậtkhẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thốngthiết bị công nghệ cao của mình; đồng thời phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và viphạm pháp luật khác với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất

Đồng thời Nghị định số 25/2014/NĐ-CP cũng quy định, để phòng ngừa, ngănchặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao cần tăng cườngcông tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng

mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài

chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếuniên, học sinh, sinh viên trong nhà trường phô thông va các cơ sở giáo dục khác liên

quan đến công nghệ; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ cao và những

địa bàn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao

Các biện pháp phòng ngừa thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự,như: Theo dõi nhân khâu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân

khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm văng trên địa bàn; quản lý hồ sơ, tang thư, căn

22

Trang 31

cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụngcông nghệ cao; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2014.

Căn cứ theo quy định từ Điều 285 đến Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015, tội

phạm công nghệ cao theo quy định bao gồm những hành vi như sau:

- Tội sản xuất, mua bán, trao đôi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để

sử dụng vào mục đích trái pháp luật (quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự 2015 cómột số khoản bi thay thé bởi điểm p khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự

2017)

- Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,

mạng viễn thông, phương tiện điện tử (quy định tại Điều 286 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội cản trở hoặc gây rỗi loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông,

phương tiện điện tử (quy định tại Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 có một số khoản bịthay thé bởi điểm q khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017)

- Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông

(quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương

tiện điện tử của người khác (quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện

hành vi chiếm đoạt tài sản (quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin vềtài khoản ngân hàng (quy định tại Điều 291 Bộ luật Hình sự 2015)

- Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu,an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh (quy định tại Điều 293 Bộ

luật Hình sự 2015)

- Tội cố ý gây nhiễu có hại (quy định tại Điều 294 Bộ luật Hình sự 2015)Như vậy, Đảng ta đã nghiêm túc nhận định cần nâng cao năng lực làm chủ côngnghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung thông tin phụcvụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước; đáp ứng yêu cầu cung cấp, traođổi thông tin của xã hội, thúc đây phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an

23

Trang 32

ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.Những nghị quyết, chỉ thị nêu trên là cơ sở vững chắc để Nhà nước Việt Nam xâydựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng.

CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN TRI AN NINH TRUYEN THONG MẠNG

XA HOI TRONG PHONG CHONG TOI PHAM CONG NGHE CAO TREN

DIA BAN THANH PHO HA NOI

2.1 Khái quát chung về thành pho Ha Nội

2.1.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lý Hà Nội nằm ở phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châuthé sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trong trung tâm va vùng đồi núi

ở phía Bắc, phía Tây thành phó

Vị trí địa lý thành phố Hà Nội có tọa độ 21.0278° vĩ độ Bắc và 105.8342° kinh độĐông, nằm tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hòa Bình ở phíanam, các tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía đông và Phú Thọ ở phía tây

Các tọa độ điểm cực của thủ đô Hà Nội bao gồm:

Điểm cực Bắc: thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn

Điểm cực Tây: thôn Lương Khê, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì

Điểm cực Nam: khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức

24

Trang 33

Điểm cực Đông: thôn Cổ Giang, xã Lệ Chi, huyện Gia LamThủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng về mặt kinh tế - xã hội cho quốc gia.Thành phố này nằm cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 120km, cách thành phốNam Định khoảng 87km tạo thành 3 cực chính của khu vực đồng băng sông Hồng.

Hiện nay, Hà Nội đã thực hiện các chính sách mở rộng diện tích theo kết luận

của Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, số

15/2008/NQ-QH12 Địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: trung tâm thành phố HàNội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn

- tỉnh Hòa Bình.

Sau khi mở rộng, vị trí địa lý của Thủ đô Hà Nội sở hữu diện tích tự nhiên lên đến344.470,02 ha, gấp 3 lần so với lúc trước và đứng top 17 Thủ đô trên thế giới có diện tíchlớn nhất Đi kèm với đó là sự tăng trưởng dân số chóng mặt lên đến hơn 7 triệu người

Hiện nay, Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã,xã/phường/thị trấn Nhờ đó, địa thế Thủ đô vừa có núi, có đồi và có địa hình thấp dầntừ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó điện tích đồng bằng chiếm tới 3⁄4 diệntích tự nhiên của thành phố

Các đỉnh núi cao nhất là Ba Vì với 1.281m, Gia Dê với 707m, Chân Chim với462m, Thanh Lanh với 427m và Thiên Trù 378m, tập trung chủ yếu ở phía Tây - Bắccủa thành phố Khu vực nội đô cũng có một số các gò đôi thấp nổi bật có thé kế đếnnhư gò Đống Đa, núi Nùng

2.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

Trong năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với năm 2021.Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9%, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trongtăng trưởng chung của ngành công nghiệp Kết quả trên là nhờ các doanh nghiệp sảnxuất đã nối lại chuỗi cung ứng bị gián đoạn sau hai năm chịu ảnh hưởng dịch Covid-

Trang 34

điện tử và linh kiện đạt 2,525 ty USD, tăng 16,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 883 triệu

USD, tăng 17,5%; nông sản đạt 871 triệu USD, tăng 12,2% so với năm trước.

Ngoài ra, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà Nội năm 2022 thực hiện đạt

333 nghìn tỷ đồng, đạt 106,8% dự toán pháp lệnh năm và tăng 2,7% so với năm 2021

Kinh tế - xã hội năm 2023 cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát, 18/23 chỉ tiêu

kế hoạch đề ra, trong đó 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch: Giảm số hộ nghèo so với năm trước

(đạt 34,4% - kế hoạch là 30%); Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý (đạt 30,9% - kếhoạch là 28,8%); Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm (130 trường côngnhận mới, 270 trường công nhận lại — kế hoạch là 81 trường và 50 trường)

Thu ngân sách đạt cao vượt 13,5% dự toán Tổng thu ước trên 400.400 tỷ đồng,

đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi hỗ trợ người lao động và đối

tượng sử dụng lao động, chi đảm bảo an sinh xã hội.

Kim ngạch xuất, nhập khâu suy giảm chủ yếu do ảnh hưởng của chuỗi cungứng toàn cầu và nhu cầu giảm tại một số thị trường quan trọng Ước năm 2023, kimngạch xuất khâu đạt 17,30 ty USD, tăng 1,0% (năm 2022 tăng 10,3%); Kim ngạch

nhập khẩu đạt 44,17 tỷ USD, tăng 8,0% (năm 2022 tăng 11,6%).

Trong bối cảnh khó khăn, hau hat các chỉ tiêu đều đạt cao hơn mức chung cả

nước; GRDP 9 tháng đầu năm tăng khá, đạt cao hơn 1,43 lần cả nước GRDP 9 tháng

đầu năm tăng 6,08% (cả nước tăng 4,24%) - là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tếthế giới và trong nước còn nhiều khó khăn; xu hướng có cải thiện, quý sau cao hơn

quý trước GRDP của Hà Nội năm 2023 ước tăng 6,27%.

2.1.3 Tình hình tội phạm công nghệ cao

Theo thống kê của Phòng CSHS, Công an TP Hà Nội, từ đầu năm 2022 đếnnay, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản gia tăng, diễn biến phức tạp, đòi hỏi khôngchỉ các cơ quan thực thi pháp luật mà trực tiếp là người dân cần nâng cao ý thức cảnhgiác, chủ động nhận diện đúng, trúng những thủ đoạn dé có biện pháp phòng tránh,ngăn chặn, đấu tranh hiệu quả

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 196

vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tăng 12,9% so với năm 2019, giảm 5,8% so với năm

26

Trang 35

2021 Tuy nhiên, đáng chú ý là từ đầu tháng 5/2022 đến nay, tội phạm lừa đảo chiếmđoạt tài sản xảy ra 19 vụ, tăng 17 vụ = 350%, so với thời gian liền kề trước đó.

Đối tượng hoạt động lừa đảo vẫn sử dụng các phương thức, thủ đoạn chủ yếu làgiả danh nhân viên bưu điện, cán bộ các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, ngânhàng dé lừa dao Chúng tự xưng là nhân viên bưu điện, bưu cục gọi điện thoại thông

báo cho người bị hại là họ đang nợ tiền cước điện thoại hoặc nợ tiền ngân hàng Khi

người dân trả lời không có những việc trên thì đối trong hướng dẫn, nối máy dé ngườibị hại nói chuyện với đồng bọn giả danh là cán bộ các Cơ quan Công an, Viện kiểm

sát, Tòa án để trình báo

Trong năm 2023 Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công

nghệ cao sử dụng nhăm cảnh báo đến người dân dé nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ

động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.

Thủ đoạn thứ 1: Giả danh là cán bộ của các cơ quan nhà nước yêu cầu ngườidân kê khai, bổ sung thông tin căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử hướngdẫn người dân cài đặt các ứng dụng, truy cập website giả mạo, sau đó chiếm quyền sửdụng thiết bị, tài khoản ngân hang dé chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 2: Mời người dân tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ hẹn hò

Sau đó, yêu cầu người bị hại tham gia mua các gói sử dụng dịch vụ, nâng cấp tài

khoản, thực hiện nhiệm vụ bình chọn cho gái mại dâm trá hình trên các website do đốitượng tạo lập, có máy chủ đặt tại nước ngoài đề dụ dỗ người bị hại tham gia, sau đólây nhiều lý do dé yêu cầu người bị hại chuyên tiền thực hiện các nhiệm vụ rồi chiếm

đoạt.

Thủ đoạn thứ 3: Đánh cắp quyền truy cập các tài khoản mạng xã hội, sử dụngmạo danh chủ tài khoản nhắn tin đề nghị chuyên hộ tiền, vay tiền hoặc mua thẻ cào

điện thoại gửi cho chúng.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây, các đối tượng đã sử dụng thủ đoạn lừa đảotinh vi hon dé vay tiền, yêu cầu chuyền tiền thông qua hình thức thực hiện các cuộc

gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học nước ngoàigọi điện cho bố mẹ nhờ chuyên tiền đóng học phí, giả tạo các tình huống khân cấp cần

phải chuyên tiếp gap Khi thực hiện hành vi lừa đảo, các đối tượng sẽ phát lại video

27

Trang 36

dưới hình thức mờ ảo, chập chờn như đang ở nơi sóng yếu làm cho người dân tintưởng là thật và chuyền tiền cho đối tượng chiếm đoạt.

Thủ đoạn thứ 4: Đăng tin có nội dung tuyển dụng việc làm online Sau đó, giảdanh nhân viên các san thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki để tuyển dụng, giaoviệc và yêu cầu bị hại ứng tiền chuyên khoản thanh toán các don hàng trên các san

thương mại điện tử trên, sau đó chiếm đoạt tiền của bị hại đã chuyên và cắt liên lạc với

bị hại.

Thủ đoạn thứ 5: Lập công ty chứng khoán, website tổ chức kinh doanh sànngoại hồi (forex), tiền điện tử (altcoin) giả dé giới thiệu, dụ dỗ, lôi kéo bị hại tham giađầu tư tiền vào các sàn giao dịch điện tử Sau một thời gian, sàn giao dịch thông báodừng hoạt động để bảo trì, hoặc lỗi không truy cập được, khách hàng không đăng nhập

được dé rút tiền hoặc bị mat hết tiền kỹ thuật sỐ trong tài khoản

Thủ đoạn thứ 6: Lừa đảo thông qua các trang mạng xã hội đăng tải thông tin:

“Tuyển người mẫu nhí từ 2 - 15 tuổi Thu nhập tại gia cùng bé từ 7-15 triệuđồng/tháng, hoa hồng hap dẫn” Dé bé được xét tuyên chính thức, các đối tượng sẽ yêucầu nạn nhân lần lượt hoàn thành các "nhiệm vụ mua sản phẩm" sau đó chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 7: Mạo danh nhân viên nhà mạng gọi điện, nhắn tin cho chủ thuê

bao đe dọa khóa sim điện thoại do chủ thuê bao chưa “chuẩn hóa thông tin hoặc lay lý

do hỗ trợ khách hàng nâng cấp SIM từ 3G lên 4G", yêu cầu khách hàng làm theo cúpháp, truy cập đường link do chúng cung cấp Yêu cầu chủ thuê bao phải cung cấpthông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng sau đó đối tượng chiếm quyền kiểm soát

SIM, bẻ khóa, truy cập vào các tài khoản của chủ thuê bao gan với số điện thoại cá

nhân.

Thủ đoạn thứ 8: Thông qua mang xã hội Facebook (tin nhắn Messenger), giảmạo là người nước ngoài kết bạn, làm quen với nạn nhân, nhằm tán tỉnh, yêu đương,rồi đề nghị chuyển qua như trang sức, mỹ phẩm và ngoại tệ số lượng lớn qua đườnghàng không về Việt Nam dé làm quà tặng; sau đó giả danh nhân viên sân bay, nhân

viên giao hàng yêu cầu nạn nhân chuyên tiền vào tài khoản ngân hàng cho chúng

với lý do làm thủ tục nhận hàng, nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

28

Trang 37

Thủ đoạn thứ 9: Đối tượng gọi điện đến các thuê bao đi động, hoặc qua mạngxã hội giới thiệu là có người nhà làm trong các công ty x6 số có khả năng biết trướckết quả, sau đó đối tượng gửi số lô, số đề; hứa cung cấp tiền để nạn nhân mua số lô, sốđề, chia phần trăm hoa hồng cho đối tượng; sau đó đối tượng thông tin hết tiền, đềnghị nạn nhân ứng tiền mua số lô, số đề Nếu may mắn trúng số lô, số đề, nạn nhân gửi

tiền hoa hồng cho đối tượng và bị chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 10: Giả làm nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo có chương

trình tri ân khách hàng, đề nghị nạn nhân cung cấp số điện thoại đăng ký dịch vụinternet banking và mã xác thực OTP Sau đó chiếm quyền sử dụng dịch vụ internet

banking.

Thủ đoạn thứ 11: Tạo ra các ứng dụng, website cho vay tiền, quảng cáo trên mạng

xã hội (Facebook, Zalo) với mục đích tìm người muốn vay tiền để thực hiện hành vi lừa

đảo.

Thủ đoạn thứ 12: Đối tượng tạo lập các trang, tài khoản mạng xã hội (chủ yếutrên Zalo, Facebook), sau đó đăng tải các bài viết, tạo dựng, cung cấp những nội dung

không có thật về cơ quan, tô chức, cá nhân đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự hỗ

trợ, giúp đỡ; cung cấp tài khoản ngân hàng, đề nghị, kêu gọi chuyên tiền trợ giúp Nếungười muốn trợ giúp chuyên tiền thì bị đối tượng chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 13: Đối tượng lập các hộp thư điện tử tương tự gần giống (có thê thêm,bớt một vài chữ, số ) với hộp thư điện tử của các tô chức, cá nhân kinh doanh, sảnxuất có thực hiện các giao dịch bằng thư điện tử, mạo danh đối tác sau đó liên hệ đề

nghị các tổ chức, cá nhân chuyền tiền thanh toán hợp đồng vào tài khoản ngân hàng

của đối tượng và chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 14: Đăng ký các tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo) giả, sau

đó, tìm kiếm những người bán hàng trực tuyến trên mạng xã hội dé kết bạn và nhắn tinmua hàng, đối tượng sẽ tạo cớ chuyên tiền mua hàng không thành công, đề nghị ngườibán hàng truy cập vào trang web giả mạo của ngân hàng đề nhập đầy đủ thông tin như:

Tên tài khoản, số tài khoản và mã OTP để hoàn tất thủ tục nhận tiền, sau đó chiếmđoạt quyền sử dụng dịch vụ Internet banking của tài khoản ngân hàng đó và ngay lập

tức sẽ rút toàn bộ sô tiên trong tài khoản của nạn nhân.

29

Trang 38

Thủ đoạn thứ 15: Giả danh là nhân viên của đơn vị phát hành thẻ tín dụng, gọi

điện thoại tư vấn các chủ thẻ tín dụng rút tiền mặt qua phần mềm; sau khi nạn nhânđồng ý, các đối tượng yêu cầu chụp hình 2 mặt thẻ tín dụng và cung cấp mã OTP; sau

đó chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 16: Giả mạo đầu số, giả là nhân viên Bưu điện, Bưu cục, Trung

tâm y tế, Cảnh sát thông báo về việc người bị hại đang nợ tiền cước điện thoại, có

bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận, thiếu nợ tiền ngân hàng dongười khác lấy CMND đăng ký mở tài khoản ngân hàng, liên quan đến các vụ án, vụ

việc vi phạm luật giao thông đường bộ ; sau đó hướng dẫn người bị hại thực hiện các

thao tác từ đó dé chuyên tiền vào tài khoản của chúng nhằm chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn thứ 17: Đối tượng sử dụng mạng Zalo, Facebook, sim không chính

chủ lập trang mạng bán xe máy, laptop rẻ, hàng trốn thuế, khi người dân liên hệ đăng

ký mua, chúng sẽ yêu cầu chuyển một số tiền nhất định dé làm tin, sau đó thông báothời gian giao hàng, gần đến thời gian giao hàng chúng yêu cầu người bị hại chuyênthêm tiền dé làm thủ tục, giấy tờ, sau khi người bị hại chuyên tiền xong sẽ chiếm đoạt

và chặn số liên lạc

Thủ đoạn thứ 18: Lập ra các Fanpage trên mạng xã hội Facebook, đăng tải

thông tin, hình ảnh về các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ nước ngoài đang được giảmgiá dé thu hút khách hàng, yêu cầu khách mua hàng phải thanh toán tiền trước hoặc đặtcọc 50% giá trị sản phẩm, chuyền tiền vào các số tài khoản ngân hàng đối tượng cungcấp

Thủ đoạn thứ 19: Sử dụng các thiết bị công nghệ cao, giả lập trạm BTS (trạm

thu phát sóng di động) nhắn tin giả mạo thương hiệu của các Ngân hàng uy tin đề nghịngười bị hại truy cập theo đường link để xác thực Đường link các đối tượng cung cấptrong tin nhăn là địa chỉ giả mạo, có cấu trúc, nội dung gần giống địa chỉ website thậtcủa ngân hàng sau đó tiến hành chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 20: Gia mạo trúng thưởng chương trình quay thưởng của một

Công ty, tổ chức nào đó và yêu cầu người dân liên kết thẻ ngân hàng, đăng nhập vào

đường link, nhập số tài khoản, mã OTP đề nhận tiền nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

30

Trang 39

Thu đoạn thứ 21: Lập các group dạy thêm, học thêm, đăng thông tin của những

thầy cô nổi tiếng, có uy tín trong trường dé phụ huynh đăng ký, chuyền tiền để đóngtiền cọc khóa học, đóng tiền học phí, từ đó chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 22: Đăng các tin trên mạng xã hội quảng cáo giới thiệu tham gia

Chương trình trại hè/khóa học ngoại khóa của các cơ quan, tố chức(VietNamAirline ) cho học sinh tham gia trong kỳ nghỉ hè Sau đó, đối tượng yêucầu người bị hại tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyền tiền rồi chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 23: Giả danh là giáo viên, nhân viên y tế hoặc các cơ quan chức

năng khác gọi điện cho phụ huynh học sinh, thông báo con em của họ bị tai nạn, đang

đi cấp cứu, yêu cầu phụ huynh phải chuyên tiền gấp vào tài khoản dé làm thủ tục nhậpviện, sau đó chiếm đoạt

Thủ đoạn thứ 24: Đối tượng gọi điện thoại cho phụ huynh học sinh thông báohọc sinh đã mua hàng của đối tượng nhưng còn nợ tiền và yêu cầu phụ huynh phảichuyền tiền qua tài khoản ngân hang dé trả tiền cho đối tượng

Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay, để

nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa xã hội, Công an TP Hà Nội đề nghị Sở

Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp, báo cáo Cơ quan có thầm quyền dé tăngcường triển khai các biện pháp, hình thức tuyên truyền

Cụ thể, gửi tin nhắn SMS đến người dân đang cư trú trên địa bàn TP Hà Nội để

cảnh báo, nội dung: “Công an TP Hà Nội cảnh báo: Hiện nay, tội phạm sử dụng công

nghệ cao dé lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp Dé nghị người dân

nâng cao tỉnh thân cảnh giác, tuyệt đối không làm việc với cá nhân, tổ chức nào qua

điện thoại, không tải các đường link, phan mém giả mạo cơ quan, Ngân hàng để nhậpthông tin cá nhân, số CCCD, số tài khoản ngân hàng, mã OTP Các cơ quan chứcnăng điêu tra, xác mình, xử lý tội phạm đều được tiễn hành trực tiếp, không thông quađiện thoại, mạng xã hội gửi thông báo, tin nhắn yêu cầu đến người dân Khi phát hiệnthông tin nghỉ vấn thì trình báo ngay với Cơ quan công an nơi gân nhất để được giải

quyét”

2.2 Thực trang quan tri an ninh truyền thông mạng xã hội qua thực tiễn phòngchống tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

31

Trang 40

2.2.1 Xây dựng cơ sở pháp lý về quản trị an ninh truyền thông mang xã hội trong

dau tranh phòng chong tội phạm công nghệ cao trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong gian đoạn 2020 — 2023 thành phố Hà Nội đã tập trung nhiều giải pháp

đồng bộ nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để đảm bảo cho công tác quản trị an ninh

truyền thông mạng xã hội trong đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao được

hiệu quả, các văn bản của chính phủ, nhà nước luôn được quan tâm và nghiêm túc

thực thi Cụ thê có thé kế đến các văn bản như:

Nghị định số 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm

pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao Theo quy định tại Nghị định này, cá nhân phải

bảo vệ mật khẩu, khóa mật khâu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản vàhệ thống thiết bị công nghệ cao của mình; đồng thời phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm

và vi phạm pháp luật khác với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất

Tội phạm công nghệ cao là tội phạm xuất hiện và phát triển cùng với sự pháttriển của công nghệ thông tin Các hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ cao vô

cùng tinh vi và khó lường trước.

Luật An ninh mạng số 24/2021/QH15 có hiệu lực từ ngày 1 thang 1 năm 2022là một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất trong việc phòng chống tội phạm

công nghệ cao tại Việt Nam Luật này quy định về bảo vệ an ninh mạng, nguyên tắc,

biện pháp phòng chống và ứng phó với các hành vi gây hậu quả xấu trên không gian

mạng.

Luật Phòng, chống tội phạm: Luật số 09/2019/QH14 có quy định về phòngchống tội phạm, bao gồm cả tội phạm liên quan đến công nghệ cao Trong đó, có cácđiều khoản về hình phạt đối với các hành vi xâm phạm vào an ninh mạng, hoặc tộiphạm sử dụng công nghệ cao đề gây ra các hậu quả xấu

Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông: Chính phủ cũngthường xuyên ban hành các chiến lược, kế hoạch về phát triển công nghệ thông tin vàtruyền thông, trong đó bao gồm cả các biện pháp dé nâng cao an ninh mạng và phòngchống tội phạm công nghệ cao

Hướng dẫn và quy định cụ thể từ các cơ quan chức năng: Các cơ quan chứcnăng như Bộ Công An, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông thường cung cấp

32

Ngày đăng: 27/09/2024, 01:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w