Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan,
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC TẾ CHUYÊN MÔN
HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2021- 2022
Điểm Nhận xét của Giảng viên phụ trách
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 04 năm 2022
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ KIM THỦY
Mã số sinh viên : 3119430138
Nhóm thực tế : NHÓM 01
Giảng viên phụ trách thực tế : Th.S NGUYỄN LÂM TRÂM ANH
Trang 2PHẦN I: THỰC TẾ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Địa chỉ: Hội trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, 119 Yersin, Phường 10, Thành phố Đà Lạt)
1 Gặp gỡ Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng - Thẩm phán trung cấp Nguyễn Hữu Hồng, tìm hiểu cơ cấu tổ chức, công việc của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua việc nghe báo cáo viên trình bày
“Thẩm phán Nguyễn Hữu Hồng là thẩm phán trung cấp với thâm niên 30 năm kinh nghiệm trong ngành tòa án, kinh qua nhiều chức vụ, ra trường năm
1988 là khóa đầu tiên của Trường Đại học Luật Hà Nội; năm 1998 làm thư ký Chánh tòa Hôn nhân và gia đình; năm 1999 học nghiệp vụ xét xử; năm 2003 được bổ nhiệm làm thẩm phán huyện; năm 2006 được bổ nhiệm làm thẩm phán tỉnh; năm 2016 được phân công làm Chánh tòa Kinh tế; năm 2019 cho đến nay, làm Chánh tòa gia đình và người chưa thành niên kiêm Trưởng phòng Tổ chức cán bộ và thanh tra.”
1.1 Giới thiệu về tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía nam Tây Nguyên, trên 3 cao nguyên tiếp giáp
về phía Nam (cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Bảo Lộc) Địa hình đa số là đồi núi với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 mét so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc Lâm Đồng là tỉnh có 2 Thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc)
Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, gồm
Trang 37 hệ thống sông lớn với ba sông chính là: Đa Dâng (Đạ Đờng), La Ngà và Đa Nhim nên có nguồn nước rất phong phú, tuy không có giá trị cao trong hệ thống giao thông đường thủy tiềm năng thuỷ điện rất lớn Hiện nay, diện tích rừng tại Lâm Đồng đã hơn 600.000 hécta, chủ yêu là rừng tự nhiên
Dân cư tính đến hiện nay của tỉnh Lâm Đồng trên 1.4 triệu người, trong đó dân số sống ở nông thôn chiếm đa số, khoảng 800.000 người, trung bình có 130 người / km2 Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dân tộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông nhất người Kinh chiếm khoảng 77% Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 10 huyện với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn
1.2 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Hệ thống Tòa án theo đơn vị hành chính gồm có 4 cấp : Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện Trong Tòa án nhân dân tối cao có Hội đồng thẩm phán nhân dân tối cao, bao gồm từ 13 -17 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trong Tòa án nhân dân cấp cao có Thẩm phán nhân dân cao cấp; trong Tòa án tỉnh có Thẩm phán trung cấp; trong Tòa án nhân dân cấp huyện có Thẩn phán trung cấp và sơ cấp
Hệ thống Tòa án trong xét xử, chia ra làm 2 cấp: Sơ thẩm và Phúc thẩm Thành phần xét xử trong Sơ thẩm sẽ có 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm; trong Phúc thẩm chỉ có 3 Thẩm phánn và không có Hội thẩm
Biên chế trong Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng là 53 trong đó 13 thẩm phán, biên chế trong Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng là 31 trong đó 16 thẩm phán trung cấp Uỷ ban thẩm phán gồm 2 Phó Chánh án và 2 Chánh tòa
Cơ cấu tổ chức: Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, 7 phòng tòa: 4 tòa chuyên trách gồm Tòa Hình sự, Toà Dân sự, Tòa Hành chính, Tòa Gia đình và người chưa thành niên, 3 phòng tham mưu gồm Văn phòng tòa án, Phòng Kiểm tra nghiệm vụ và thi hành án, Phòng Tổ chức cán bộ và tham tra
Trang 4Xử lý sai phạm của cán bộ, công chức ngành Tòa án theo Luật Cán bộ, công chức năm 2019, Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Xử lý trên dưới 10.000 vụ án gồm Dân sự, Hình sự, Hôn nhân gia đình và Hành chính
Xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp
tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng;
Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật; Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật; Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị
Bằng hoạt động của mình, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã và đang góp phần giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, trung thành với Tổ quốc, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác; thiện tốt nhiệm vụ bảo vệ
Trang 5pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do và danh dự và nhân phẩm của công dân; Kể từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ công chức của Tòa
án nhân dân tỉnh Lâm Đồng không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đảm đương được những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương
1.4 Chia sẻ kinh nghiệm của Thẩm phán Nguyễn Hữu Hồng trong buổi thực tế
Thẩm phán lưu ý với sinh viên cần nghiên cứu kĩ Bộ luật Dân sự năm 2015
vì các ngành luật khác đều dựa trên cơ sở Bộ luật Dân sự, trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự; Vấn đề cải cách tư pháp trong Tòa án nhân dân về trang phục áo choàng trong xét xử, đã khoác lên chiếc áo choàng là thể hiện trách nhiệm của người thẩm phán bảo vệ công lý, cần cân nảy mực cho chính xác, khách quan
Thẩm phán chia sẻ về Tòa Gia đình và người chưa thành niên: đặc biệt ở tòa này, trong quá trình xét xử sẽ có thêm 1 Chuyên gia tâm lý và 1 Bác sĩ tâm lý Khi xét xử người chưa thành niên, thẩm phán mặc áo vest ngồi bàn elip chung với người chưa thành niên tạo sự thân thiện cho người chưa thành niên không mặc cảm với hành vi sai trái của mình, cảm hóa người chưa thành niên nhận ra lỗi lầm của bản thân mà sửa sai để họ trở thành công dân có ích cho xã hội, tái hòa nhập cộng đồng Thông qua công tác xét xử các vụ án do người chưa thành niên phạm tội của ngành Tòa án trong những năm qua, đã phần nào bảo đảm được công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật trong tầng lớp thanh, thiếu niên, các mức hình phạt mà Tòa án áp dụng đã bảo đảm tính giáo dục, răn
đe góp phần hạn chế và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong xã hội
1.5 Đánh giá của sinh viên về hoạt động thực tế chuyên môn
Những chia sẻ từ người thật việc thật đầy bổ ích, buổi gặp gỡ học tập đã giúp em có các nhìn rộng hơn về Tòa án, các bài học của Thẩm phán truyền tải
Trang 6trong buổi thực tế là những kiến thức trên sách vở không thể học được mà chỉ có qua kinh nghiệm thực tiễn mới có thể trao dồi Em cảm thấy thật biết ơn và trân trọng những gì đã học được từ buổi học thực tế này
2 Gặp gỡ Kiểm sát viên Võ Quang Trung_lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng để tìm hiểu cơ cấu tổ chức, công việc của cơ quan thông qua việc nghe báo cáo viên trình bày
“Kiểm sát viên Võ Quang Trung công tác chuyên sâu ở lĩnh vực hình sự với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sự nghiệp nhiều lúc thăng trầm nhưng với ý chí cầu tiến, hiện tại, Kiểm sát viên Võ Quang Trung đang giữ chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng”
2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng có chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng
có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ được xử lý theo pháp luật
2.2 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự
Trang 7Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng luôn luôn xác định công tác phòng chống tham nhũng, là nhiệm vụ trọng tâm, do đó là đơn vị đã tuyên truyền quan triệt nghiêm túc, đầy đủ đến toàn thể cán bộ công chức, toàn thể cán bộ, đảng viên trong đơn vị chấp hành tốt chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Trong 10 năm qua, tình hình tham nhũng có những bước tiến triển tích cực
so với cùng kỳ năm trước, cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đã chủ động hơn trong kiểm tra, thanh tra phát hiện xử lý kịp thời các hành vi tham nhũng; Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn còn xảy ra trên nhiều lĩnh vực Các hành vi tham ô tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ vẫn còn xảy ra Đồng thời, các vụ án tham nhũng khi bị phát hiện đều được xử lý kịp thời, nhanh chóng và nghiêm minh, đúng người đúng tội và đúng quy định của pháp luật
2.3 Thực tiễn công tác của Kiểm sát viên Võ Quang Trung
Khi xảy ra tai nạn giao thông, kiểm sát viên và điều tra viên có mặt tại hiện trường, kiểm sát viên kiểm tra quá trình khám nghiệm hiện trường của điều tra viên, lập biên bản báo cáo sơ bộ vụ việc, thống nhất chứng cứ để đưa ra kết luận cuối cùng
Kiểm sát viên Võ Quang Trung chia sẻ: trong quá tình khám nghiệm hiện trường một vụ cháy nhà có người tử vong ở vùng sâu, khi đến hiện trường ngôi nhà đã cháy thành tro, thi thể đã cháy đen nằm trên giường và không nhận diện
Trang 8được Cơ quan điều tra, pháp y đã kết luận rằng: vụ án này xảy ra do nhà cháy vì chập điện dẫn đến nạn nhân bị tử vong vì chết cháy Nhưng với kinh nghiệm lâu năm trong nghề của mình, kiểm sát viên cho biết đây là một vụ giết người, thi thể nằm nghiêng sang một bên, không có sự vùng vẫy khi nhà đang cháy, chứng
tỏ thi thể đã chết từ trước vụ cháy xảy ra
2.4 Đánh giá của sinh viên về hoạt động thực tế chuyên môn
Những chia sẻ của Kiểm sát viên Võ Quang Trung từ những điều cơ bản đến thực tế trong quá trình ghọc tập, công tác đã hướng cho em một cách nhìn nhận sâu sắc hơn về công việc, chức năng, nhiệm vụ của một Kiểm sát viên và đặc biệt là Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lâm Đồng Ngoài những kiến thức được học tập trên ghế nhà trường thì còn cần phải có kỹ năng quan sát, học hỏi, phân tích
và xử lý tình huống hiện trường nhanh nhạy và kỹ lưỡng Bản thân em đã từng xem trên phim ảnh rất nhiều những bộ phim có nội dung đến các Kiểm sát viên, tuy nhiên em vẫn xem đó là những nội dung được biên đạo sẵn và thực tế nó không thể tinh xảo như vậy, thế nhưng qua buổi học thực tế ngày hôm nay, bản thân em phải thay đổi suy nghĩ đó Em thật sự biết ơn và cảm thấy may mắn vì
đã có cơ hội lắng nghe để học hỏi những bài học qúy giá này
PHẦN II: THỰC TẾ TẠI SỞ TƯ PHÁP TỈNH LÂM ĐỒNG, VĂN
PHÒNG CÔNG CHỨNG VIÊN NGUYỄN ANH TĂNG VÀ LUẬT SƯ ĐẶNG TRỌNG KHÁNH (Địa chỉ: Hội trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt,
119 Yersin, Phường 10, Thành phố Đà Lạt)
1 Gặp gỡ Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp Lê Văn Thành của sở Tư pháp tỉnh Lâm đồng để tìm hiểu cơ cấu tổ chức và các công việc của cơ quan thông qua báo cáo viên trình bày
1.1 Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng
Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, có chức năng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến,
Trang 9giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác
tư pháp khác và các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật
Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng sau khi kiện toàn lại theo quyết định của UBND tỉnh có tất cả 5 phòng nghiệp vụ và bên cạnh các phòng nghiệp vụ có 6 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở Đối với các phòng nghiệp vụ thuộc sở, những người làm trong phòng nghiệp vụ này gọi là công chức Nhà nước Đối với những đơn
vị sự nghiệp công lập thuộc sở, những đơn vị trực thuộc sự quản lí của sở, nó có tài khoản và con dấu riêng vẫn gọi là sự nghiệp công lập và ngân sách Nhà nước chi trả lương và điều kiện làm việc thuộc sở,
5 phòng nghiệp vụ của Sở tư pháp tỉnh Lâm Đồng bai gồm: Phòng tổng hợp
và phổ biến giáo dục pháp luật; phòng xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phòng hành chính tư pháp, phòng Bổ trợ tư pháp; phòng thanh tra
6 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở bao gồm: Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm phục vụ đấy giá tài sản; 4 phòng công chứng rải rác trên các địa bàn trong tỉnh Lâm Đồng: Phòng công chứng số 1 trụ sở tại thành phố Đà Lạt; Phòng công chứng số 3 tại huyện Đức Trọng; Phòng công chứng số 4 tại huyện
Đạ Tẻh; Phòng công chứng số 5 tại huyện Đam Rông
Sở dĩ không có phòng công chứng số 2 vì sau này thực hiện chủ trương sắp xếp lại tổ chức bộ máy nhà nước_xã hội hóa hoạt động công chứng thì phòng công chứng số 2 của tỉnh Lâm Đồng được giải thể và chuyển thành văn phòng công chứng
→Đây là đặc thù riêng của Lâm Đồng vì đã xã hội hóa được 1 phòng côngchứng Nhà nước thành văn phòng công chứng Phòng công chứng thuộc sự
Trang 10quản lí của Sở tư pháp_1 đơn vị thuộc sở Còn văn phòng công chứng như dạng
1 doanh nghiệp kiểu tư nhân và họ tự làm tự chịu trách nhiệm về mỗi vấn đề Và chủ trương của Đảng và Nhà nước là xã hội hóa được hết các hoạt đồn dịch vụ này
Về phòng tổng hợp và phổ biến giáo dục pháp luật => Đây là 1 đặc thù riêng của Sở tư pháp Lâm Đồng Trước đây đổi với một cơ cấu của cơ quan Nhà nước nào cũng có bộ phận văn phòng sở là bộ phận văn phòng chuyên những công tác đối nội, đối ngoại của một cơ quan, lo về công tác thi đua, khen thưởng, công tác hành chính, văn thư, giấy tờ Trước đây Sở tư pháp cũng có một văn phòng
sở, tuy nhiên do sắp xếp lại bộ máy phải tinh gọn theo “chủ dân trung” thì Sở Tư pháp gọp lại văn phòng sở và phòng phổ biến giáo dục pháp luật thành phòng tổng hợp và phổ biến giáo dục pháp luật Trong cả nước ta chỉ có Sở Tư pháp Lâm Đồng và Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh là sắp xếp theo mô hình này Phòng này ngoài chức năng và nhiệm vụ nói trên còn nhiệm vụ là cải cách hành chính, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy biên chế, công tác nhân sự, tổ chức cán bộ của phòng này Và mảng lớn nhất của phòng này là công tác phổ biến giáo dục pháp luật
Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc; số lượng Phó Giám đốc thực hiện theo quy định của pháp luật
Giám đốc Sở là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh
Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc
Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công Khi Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạt động của Sở