1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chuyên đề thực tế luật kinh tế tòa án nhân dân quận nam từ liêm

28 29 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng khởi kiện và thụ lý vụ án/vụ việc dân sự tại Tòa án Nhân dân quận Nam Từ Liêm
Tác giả Dương Minh Ngọc Thu
Người hướng dẫn Cô Phạm Thanh Hoa
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Báo cáo chuyên đề thực tế
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 2,63 MB

Nội dung

Trong 3 tuần thực tập tại Tòa án, dưới sự hướng dẫn của Thư kí được phâncông, thông qua việc tham gia trực tiếp vào các khâu thụ lý vụ án/vụ việc dân sự, xửlí các đơn khởi kiện, sinh viê

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: DƯƠNG MINH NGỌC THU

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

TÊN ĐƠN VỊ THỰC TẬP: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN

NAM TỪ LIÊM

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẾ

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÍ VỤ ÁN/VỤ VIỆC DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM

Giáo viên hướng dẫn: Cô Phạm Thanh Hoa Sinh viên thực hiện: Dương Minh Ngọc Thu

Mã sinh viên: 71138107101 Lớp : LUKT 11.01

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép sinh viên đượcbày tỏ lòng biết ơn đến tất cả Lãnh đạo, công chức, nhân viên của Tòa án nhân dânquận Nam Từ Liêm đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, quan tâm lãnh đạo, chỉđạo để sinh viên hoàn thành tốt thời gian kiến tập Đặc biệt, sinh viên xin cảm ơnchị Chu Bích Thủy – Thư kí tòa án và cô Nguyễn Thị An – Phó Chánh án tòa đượcphân công trực tiếp theo dõi, hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập đã luônquan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo sát sao và hỗ trợ sinh viên rất tâm huyết và nhiệt tình Qua đây, em cũng xin cảm ơn các Thầy, Cô ở Khoa Luật Kinh tế đã truyền đạtvốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường Nhờ cónhững lời hướng dẫn, dạy bảo của các Thầy, Cô nên đề tài của em mới có thể hoànthiện tốt đẹp

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô Phạm Thanh Hoa – người đã trựctiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thờigian qua

Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên khôngtránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báucủa quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồngthời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

5 MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn địa điểm thực tế và báo cáo chuyên đề thực tế 7

2 Kết cấu chuyên đề thực tế 7

PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ 8

1.1 Thông tin về Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội 8 1.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm 8

1.2.1 Thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự của TAND quận Nam Từ Liêm 8

1.2.2 Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của TAND quận Nam Từ Liêm 9

1.2.3 Thẩm quyền giải quyết vụ việc hành chính của TAND quận Nam Từ Liêm 10

1.2 Tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm trong 3 năm 2021 - 2023 11

1.3 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm 11

CHƯƠNG 2: CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM 13

2.1 Công việc được giao trong quá trình thực tập thực tế 13

2.2 Thực trạng khởi kiện và thụ lý vụ án/vụ việc dân sự tại TAND quận Nam Từ Liêm 13

2.2.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 13

2.2.2 Phạm vi khởi kiện 14

2.2.3 Các điều kiện khi khởi kiện một vụ án dân sự 14

2.2.4 Về quy trình tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm 16

2.2.5 Những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định về khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm 19

2.2.6 Các quy định về thụ lý đơn khởi kiện 20

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA 21

Trang 6

3.1 Kết quả thực tế 21

3.2 Bài học rút ra 23

PHẦN KẾT LUẬN 24

PHỤ LỤC II- Nhật ký công việc 25

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn địa điểm thực tế và báo cáo chuyên đề thực tế.

Kiến tập là nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo hệ Đại học chính quycủa Học viện Chính sách và Phát triển, với học phần mang tên Chuyên đề thực tế,nhằm giúp sinh viên tích lũy những kiến thức, kỹ năng, thái độ sau quá trình học tậptrên giảng đường Đây là quá trình sinh viên vận dụng những kiến thức lý luận, kỹnăng được thầy cô giảng dạy vào các hoạt động, công việc, khâu công tác cụ thể khi

đi làm Trong kì kiến tập lần này, em chọn Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm Thành phố Hà Nội làm nơi để trải nghiệm thực tế Ngành tòa rất sát với thực tiễn,được tiếp xúc trực tiếp với các vụ việc, hồ sơ, bản án và đương sự Vì vậy khi làmviệc ở đây, em được cọ xát, học hỏi cũng như trau dồi kinh nghiệm, vốn hiểu biếtcủa mình để phát triển các kĩ năng liên quan đến ngành học

-Trong 3 tuần thực tập tại Tòa án, dưới sự hướng dẫn của Thư kí được phâncông, thông qua việc tham gia trực tiếp vào các khâu thụ lý vụ án/vụ việc dân sự, xử

lí các đơn khởi kiện, sinh viên có cơ hội nắm rõ những nhiệm vụ, quyền hạn củaTAND cấp huyện; các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của Thư kí trong từngkhâu công tác; từ đó, bước đầu hình thành kỹ năng nghiệp vụ, vận dụng những trithức lý luận, pháp luật, kỹ năng đã học vào thực tiễn công tác tại TAND

2 Kết cấu chuyên đề thực tế

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củabáo cáo gồm 3 chương:

Chương 1: Giới thiệu về địa điểm thực tế

Chương 2: Công việc triển khai tại Tòa án nhân dân quận Nam Từ LiêmChương 3: Kết quả thực tế và Bài học rút ra

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẾ

1.1 Thông tin về Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Tòa án nhân dân cấp

trên trực tiếp

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Địa chỉ Khu đường Liên Cơ, phường Cầu Diễn, quận Nam

Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Chánh án Ông Chu Thiện Nghĩa

Số điện thoại 02438373108

1.2 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm

1.2.1 Thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự của TAND quận Nam Từ Liêm

Theo khoản 1 Điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyềnxét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩmnhư sau:

Điều 268 quy định về “Thẩm quyền xét xử của Tòa án”

1 Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩmnhững vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tộiphạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:

– Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;

– Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;– Các Tội giết người, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích độngmạnh Điều 125, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc dovượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội Điều 126,

+ Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên Điều

227,

+ Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay Điều 277,

Trang 9

9 + Tội cản trở giao thông đường không Điều 278, Tội đưa vào sử dụng phươngtiện giao thông đường không không bảo đảm an toàn Điều 279, Tội điều động hoặcgiao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đườngkhông Điều 280,

+ Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ Điều 282, Tội điều khiển tàu bay vi phạmcác quy định về hàng không của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều283,

+ Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 284,

+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính,mạng viễn thông, phương tiện điện tử Điều 286, Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạtđộng của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử Điều 287, Tội đưahoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Điều 288,+ Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bímật nhà nước Điều 337,

+ Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội Điều 368, Tội khôngtruy cứu trách nhiệm hình sự người có tội Điều 369,

+ Tội ra bản án trái pháp luật Điều 370, Tội ra quyết định trái pháp luật Điều371,

+ Tội đầu hàng địch Điều 399 và Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc chođịch khi bị bắt làm tù binh Điều 400 của Bộ luật hình sự;

– Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam

Theo quy định trên, Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm cũng như các Tòa ánnhân dân cấp quận, huyện khác có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tội phạm mà

Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt từ 15 năm tù trở xuống, trừ những tội quyđịnh tại điểm nêu trên Điều 268 BLTTHS 2015

1.2.2 Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của TAND quận Nam Từ Liêm

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dânquận Nam Từ Liêm cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác có thẩmquyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, vụ việc dân sự không cóyếu tố nước ngoài sau:

- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28BLTTDS 2015, trừ những tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp

Trang 10

10ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh hoặctrường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính

- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân,

tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

- Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của BLTTDS 2015

Ngoài ra Tòa án cấp huyện còn có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩmcác tranh chấp sau:

- Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con;

- Về nhận cha, mẹ, con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khuvực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới vớiViệt Nam

Những yêu cầu sau thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp huyện:

- Yêu cầu về dân sự được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10Điều 27 BLTTDS 2015

- Yêu cầu về hôn nhân và gia đình được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6,

Ngoài ra, những TAND cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa

án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụviệc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện TAND cấp huyện đã có các Tòachuyên trách thì:

- Tòa dân sự TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩmnhững vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền củaTAND cấp huyện (Điều 35 của BLTTDS)

- Tòa gia đình và người chưa thành niên TAND cấp huyện có thẩm quyền giảiquyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩmquyền của TAND cấp huyện (Điều 35 của BLTTDS)

1.2.3 Thẩm quyền giải quyết vụ việc hành chính của TAND quận Nam Từ Liêm

Cũng như các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện khác, Tòa án nhân dân quậnNam Từ Liêm, thành phố Hà Nội có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chínhnhư sau:

Trang 11

11+ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính vớiTòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừquyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+ Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổchức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đốivới công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó

+ Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm

vi địa giới hành chính với Tòa án

1.2 Tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm trong 3 năm 2021 - 2023

Hàng năm, Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm thụ lý và giải quyết khoảng

850 vụ việc các loại

Theo báo cáo thống kê của TAND quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nộitrong 03 năm (số liệu từ 01/01/2021 – 30/06/2023) TAND quận Nam Từ Liêm đãthụ lý và giải quyểt 2385/3435 vụ, việc các loại đạt tỷ lệ 70,95% , đảm bảo 100%các vụ việc được giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định Cụ thể như nhau:Trong năm 2021, (số liệu tính từ ngày 01/01/2021 cho đến 30/11/2021), Tòa

án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã thụ lý tổng số 687 vụ, việccác loại; đã giải quyết, xét xử được 488 vụ, việc các loại, đạt tỷ lệ 71,03%.Trong năm 2022, (số liệu tính từ ngày 01/01/2022 cho đến 30/11/2022), Tòa

án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã thụ lý tổng số 809 vụ, việccác loại; đã giải quyết, xét xử được 577 vụ, việc các loại, đạt tỷ lệ 71,32%.Trong năm 2023, (số liệu tính từ ngày 01/01/2023 cho đến 30/06/2023), Tòa

án nhân dân quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã thụ lý tổng số 794 vụ, việccác loại; đã giải quyết, xét xử được 525 vụ, việc các loại, đạt tỷ lệ 66,12%

1.3 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm

Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm thuộc quản lý của Tòa án nhân dânThành phố Hà Nội và có cơ cấu tổ chức được quy định theo Điều 45 của Luật Tổchức TAND 2014:

“1 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tươngđương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên,Tòa xử lý hành chính Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định

Trang 12

12thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tốicao.

Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách

2 Bộ máy giúp việc

3 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa

án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động “

Hiện nay, Tòa án nhân dân quận Nam Từ Liêm có biên chế bao gồm: 13thẩm phán, 14 thư kí Trong đó, cơ cấu tổ chức của TAND quận Nam Từ Liêm gồm:

01 Chánh án; 02 Phó Chánh án; 13 thẩm phán; 14 thư kí và 05 cán bộ tòa án

CHƯƠNG 2: CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM

2.1 Công việc được giao trong quá trình thực tập thực tế

Trong quá trình thực tập em đã được giao rất nhiều những công việc nhằm để

học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm đối với hoạt động thụ lý các đơn khởi kiện của vụán/vụ việc dân sự, cụ thể có một số công việc điển hình sau:

Sắp xếp, thống kê hồ sơ tài liệu để làm quen với công việc

Nghiên cứu và nắm rõ thủ tục giải quyết đơn khởi kiện và thụ lý vụ án nằmtrong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nhằm nắm rõ quy định của pháp luật về việckhởi kiện để áp dụng vào quá trình thực tập

Nghiên cứu hồ sơ của các vụ án/vụ việc dân sự tại TAND quận Nam TừLiêm

Đánh văn bản, soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thụ lý đơn của ngườikhởi kiện, dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Thư kí phụ trách

Đóng dấu và thống kê bút lục các hồ sơ

Lấy số quyết định của các vụ án/vụ việc sau khi đơn khởi kiện đã được Thẩmphán thụ lý

Chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát

Thực hiện tống đạt văn bản đến các bên liên quan trong vụ án, vụ việc

2.2 Thực trạng khởi kiện và thụ lý vụ án/vụ việc dân sự tại TAND quận Nam

Từ Liêm

Trang 13

2.2.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa

án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người kháctheo quy định của pháp luật Cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ có quyền nộp đơnyêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình mà còn có quyền nộp đơn yêu cầu bảo vệ quyềnlợi của chủ thể khác Cụ thể những chủ thể có quyền đó được quy định tại điều 187như sau:

“ 1 Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ

em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cóquyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân vàgia đình

2 Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trongtrường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặckhi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật

3 Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đạidiện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mìnhkhởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

4 Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyềnkhởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhànước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật

5 Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình “

2.2.2 Phạm vi khởi kiện

Phạm vi khởi kiện là phạm vi các yêu cầu mà người khởi kiện có thể đưa ratrong cùng 1 đơn khởi kiện để giải quyết trong vụ án theo quy định tại Điều 188BLTTDS 2015 Phạm vi khởi kiện:

“ 1 Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổchức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liênquan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án

Trang 14

2 Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan, một tổchức, một cá nhân khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật cóliên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án

3 Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có thểkhởi kiện một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luậthoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một

vụ án “

2.2.3 Các điều kiện khi khởi kiện một vụ án dân sự

Khi công dân bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể thựchiện khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án Vậy để khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể khởikiện phải có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự Nănglực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

do pháp luật quy định Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụngdân sự như nhau trong việc yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tốtụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự

Thứ hai, vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

đó Thẩm quyền của TA được xác định chính xác sẽ tránh được sự chồng chéo trongviệc thực hiện nhiệm vụ của TA, góp phần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện chocác đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Đồng thờiviệc phân định thẩm quyền giữa các TA cũng góp phần cho các TA thực hiện đúngnhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiện quyền khởi kiện Để vụ án dân

sự được thụ lý, đơn khởi kiện phải gửi đến đúng TA có thẩm quyền giải quyết TA

sẽ chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết củamình

Thứ ba, vụ án đó phải vẫn còn thời hiệu khởi kiện Thời hiệu khởi kiện đượcthực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự Các quy định của Bộ luật dân sự về thờihiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự TA chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theoyêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phảiđược đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w