Định nghĩa đất đaiTheo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT, Đất đai là một vùng đất córanh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổinhưng c
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THỊ NGUYỆT ANH
BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
Thực tiễn giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục
tố tụng dân sự của tòa án địa phương (Chuyên đề thuộc bộ môn: Luật Tố tụng dân sự)
CƠ SỞ THỰC TẬP:
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THANH OAI
Trang 2i
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo thực tập do tôi thực hiện trong thời gian thực tập tại cơ quan tiếp nhận thực tập Các nội dung trong báo cáo là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục kí hiệu hoặc các chữ viết tắt iii
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TCĐĐ THEO PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH 3
1.1 Một số khái niệm chung về TCĐĐ 3
1.1.1 Định nghĩa TCĐĐ 3
1.1.2 Định nghĩa quyền yêu cầu TCĐĐ 3
1.2 Quyền yêu cầu TCĐĐ 4
1.2.1 Quyền yêu cầu TCĐĐ của vợ hoặc chồng 4
1.2.2 Quyền yêu cầu TCĐĐ của người thứ ba 5
1.2.3 Hạn chế quyền yêu cầu TCĐĐ của người chồng 6
1.3 Căn cứ TCĐĐ trong các trường hợp TCĐĐ theo luật định 6
1.3.1 Căn cứ TCĐĐ áp dụng cho trường hợp thuận tình TCĐĐ 7
1.3.2 Căn cứ TCĐĐ cho trường hợp TCĐĐ theo yêu cầu của một bên 7
1.4 Hậu quả pháp lý của TCĐĐ 9
1.4.1 Hậu quả về quan hệ nhân thân 9
1.4.2 Hậu quả về quan hệ tài sản 9
1.4.3 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con cái sau khi TCĐĐ 10
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRƯỜNG HỢP TCĐĐ TẠI TAND HUYỆN THANH OAI 11
2.1 Khái quát chung về tình hình TCĐĐ và thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết TCĐĐ tại địa bàn huyện Thanh Oai 11
2.2 Thực trạng giải quyết các trường hợp TCĐĐ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng tauh TAND huyện Thanh Oai 11
Trang 62.2.2 Tình hình giải quyết các vụ việc TCĐĐ 12
2.3 Đặc điểm về chủ thể trong các vụ việc TCĐĐ mà Tòa án nhân quận Hai Bà Trưng đã thụ lý và giải quyết 14
2.3.1 Chủ thể nộp đơn xin TCĐĐ 14
2.3.2 Độ tuổi của chủ thể nộp đơn xin TCĐĐ 14
2.4 Nguyên nhân TCĐĐ 15
2.4.1 Nguyên nhân chủ quan 15
2.4.2 Nguyên nhân khách quan 16
2.5 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn của TAND huyện Thanh Oai 16
2.5.1 Một số thuận lợi và thành tưu đạt được 17
2.5.2 Một số hạn chế, vướng mắc và bất cập trong thực tiễn 17
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC TCĐĐ TẠI TAND HUYỆN THANH OAI 17
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC I 21
Trang 7Trong những năm qua, TAND huyện Thanh Oai không ngừng phối hợp, học hỏivới các cơ quan tiến hành tiến hành tố tụng trong và ngoài phạm vi huyện Nhờ đó,hiệu quả công việc ngày càng được đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác xét xửcác loại án, quyết tâm phấn đấu hoàn thành, đạt và vượt chỉ tiêu đề ra Nâng cao tráchnhiệm trong công tác, xử lý nhanh, đúng pháp luật các đơn khiếu nại, tố cáo theo đúngquy định Thực hiện hoạt động tố tụng theo đúng quy định của pháp luật, rõ ràng,phân minh trong hoạt động xét xử Với chức năng nhiệm vụ là cơ quan thực hiệnquyền tư pháp, xét xử của huyện Thanh Oai, TAND Huyện Thanh Oai đã khôngngừng đổi mới, phát triển và tiến bộ để thực hiện thật tốt nhiệm vụ của mình, bảo vệquyền và lợi ích chính đáng của công dân, tổ chức và Nhà nước, chấn chỉnh ý thức củangười dân sinh sống tại huyện Thanh Oai.
Lý do chọn đề tài: Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tài sản quan
trọng của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là điều kiện cần cho mọi hoạt động sảnxuất và đời sống, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bànphân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phòng Khoản 1 Điều 54 Hiến pháp 2013 qui định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật.” TCĐĐ luôn là một lĩnh vực vô cùng được quan tâm trong đời sống của người
dân Việc đầu tiên là hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra bằng cách đặt ra các chếđịnh và chế tài tạo thành một “sân chơi” lành mạnh và công bằng Khi tranh chấp xảy
ra phải có các thủ tục, biện pháp để giải quyết, nếu không giải quyết kịp thời thì hậuquả sẽ dây dưa kéo dài và thiệt hại rất lớn Điều đó không những làm thiệt hại, kìmhãm phát triển nền kinh tế mà còn gây nên một khuyết điểm lớn của môi trường kinhdoanh, các chủ thể sau tranh chấp có thể “quay lưng” lại với nhau đố kỵ và không tintưởng lẫn nhau Một tâm lý yên tâm làm ăn kinh tế, mạnh dạn đầu tư sẽ góp phần cảithiện nền kinh tế
Do vậy, với mong muốn được tiếp cận, đi sâu vào thực tế để có điều kiện ápdụng và đánh giá lý thuyết đã học với thực tiễn áp dụng trong cuộc sống về vấn đề
giải quyết TCĐĐ hiện nay, em xin lựa chọn chuyên đề: “Thực tiễn giải quyết TCĐĐ
theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án địa phương” để làm đề tài báo cáo trong đợt
thực tập chuyên môn
Trang 8Trong thời gian thực tập, em đã dự định cho mình kế hoạch để có thể hoàn thànhtốt mục tiêu thực tập đã đề ra Cụ thể, em sẽ dành thời gian để nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật, nghiên cứu các vụ việc TCĐĐ đã được giải quyết của Tòa án, qua
đó có cái nhìn tổng quát về tình hình TCĐĐ tại địa phương Sau đó sẽ thực tế qua cácbuổi hòa giải, thẩm định giá, phiên tòa xét xử để hiểu rõ hơn về công việc, những kỹnăng cần thiết của cán bộ Tòa án trong giải quyết TCĐĐ Qua đó rút ra được nhữngbài học kinh nghiệm cho bản thân
Do kinh nghiệm còn nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu, thu thập và đánh giáthông tin một cách hệ thống và khoa học nên báo cáo thực tập của em không thể tránhkhỏi một số thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để bài làm của
em được hoàn thiện hơn, qua đó có những nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vấn đềnày, để từ đó áp dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT-BTNMT, Đất đai là một vùng đất có
ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi
nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong
hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu,
địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất
của con người
Quan hệ pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người, được các quy phạm
pháp luật đất đai điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các
bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước “TCĐĐ là tranh chấp về quyền, nghĩa
vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” (Theo khoản
24 điều 1 LĐĐ 2013)
Trên cơ sở quan niệm như vậy, quan hệ pháp luật đất đai có các đặc điểm sau:
- Quan pháp luật đất đai là quan hệ giữa người với người (các quan hệ xã hội)
Quan hệ này có thể là quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước với người
sử dụng đất, quan hệ giữa những người sử dụng đất với nhau, quan hệ giữa các cơ
quan nhà nước khi thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu và quản lý nhà nước về
đất đai;
- Quan hệ pháp luật đất đai phải là loại quan hệ được các quy phạm pháp luật đất
đai điều chỉnh, quy định cho các bên trong quan hệ có những quyền và nghĩa vụ pháp
lý nhất định;
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng
chế Nhà nước
1.1.2 Định nghĩa giải quyết TCĐĐ
Giải quyết TCĐĐ là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai Việc giải quyết TCĐĐ hiện nay phải đảm bảo ba nguyên tắc: luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (i); bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất làlợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân (ii); nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động
có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương (iii)
Hoạt động giải quyết TCĐĐ có những đặc điểm sau:
- Giải quyết TCĐĐ là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Để giải quyếtmột tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp như tự thương lượng, thỏa thuậnvới nhau Pháp luật đất đai không quan tâm cách thức họ thỏa thuận thế nào, thương lượng rasao mà chỉ đưa ra các quy định điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp khi có sự tham giacủa cơ quan nhà nước vào việc giải quyết đó mà thôi Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọngcủa Nhà nước với tự do ý chí, tự do định đoạt của các chủ thể và Nhà nước sẽ cung cấp một
Trang 10công cụ giải quyết tranh chấp cho họ nếu như họ không có được sự thống nhất Một khi đã có
sự tham gia của cơ quan nhà nước thì các quy phạm pháp luật về giải quyết tranh chấp là cầnthiết, bởi lẽ có những quy phạm pháp luật này thì người dân cũng như chính cơ quan nhà nướcmới biết chủ thể nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và giải quyết theo trình tự, thủ tụcgì
- Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là TCĐĐ, trong đó các đương sự yêucầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang
bị tranh chấp
- Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thểtrong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật
- Đề cao hòa giải, huy động đoàn thể địa phương tham gia
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, như: nhà, xây dựng
- Cần phải hiểu phong tục, tập quán địa phương để có cách giải quyết thỏa đáng
Giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả các tranh chấp cho phép hạn chế đến mức tối thiểu sự gián đoạn của sản xuất kinh doanh cũng như đặt ở mức chi phí thấp nhất Song, quan trọng đó là phải bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp và chính đáng của các bên khi tham gia vào kinh tế thương mại Giải quyết hậu quả kịp thời tranh chấp còn có ý nghĩa cực
kỳ quan trong việc quản lý xã hội bằng pháp luật, vừa tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiập, vừa góp phần tạo môi trường pháp lý có kỷ cương Trong sản xuất kinh doanh tạo niềm tin, thực hiện công bằng và bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước Thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả
1.2 Các dạng TCĐĐ
Căn cứ theo quy định về khái niệm TCĐĐ thì TCĐĐ mang phạm vi rất rộng Cụ thể có thể kể đến các dạng TCĐĐ như sau:
1.2.1 Tranh chấp về quyền sử dụng đất
LĐĐ và các văn bản hướng dẫn luật chưa quy định cụ thể quyền sử dụng đất là
gì nhưng căn bản hiểu đơn giản thì quyền sử dụng đất là quyền khai thác các thuộc
tính của đất đai để phục vụ cho các mục tiêu của cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước và
việc việc thực hiện quyền này không được trái với quy định pháp luật về đất đai Bên
cạnh đó, LĐĐ năm 2013 nêu rõ, đất đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước
Nhà nước quản lý đất đai thông qua các quyết định trao quyền sử dụng dưới nhiều
hình thức cho các đối tượng nhận quyền sử dụng đất Bên cạnh đó, người sử dụng đất
được phép thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của
pháp luật
Có thể hiểu rằng, tranh chấp quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên
với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó Trong
dạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh
chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ TCĐĐ, thừa kế;
tranh chấp đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc
tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…)
Các loại của tranh chấp quyền sử dụng đất hay gặp phải như:
Thứ nhất, tranh chấp xác định người có quyền sử dụng đất Đây là tranh chấp
phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và
Trang 11tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất Về bản chất khi giải quyết tranh chấp này tòa
án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai Theo điển a, khoản 3 Điều 159BLTTDS đã được sửa đổi và bổ sung năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2012 thìdạng tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Các tranh chấp phổ biến trong trường hợp này là tranh chấp về ranh giới đất liền
kề, ngõ đi, cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng bị trùngdiện tích, người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chủ
cũ đòi lại đất hoặc chủ cũ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng người
sử dụng đất cho rằng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là không đúng.Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất (chuyển nhượngquyền sử dụng đất, chuyển đổi quyền sử dụng đất, cho thuê, cho thuê lại quyền sửdụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…)
Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, côngnhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…Bản chất của tranhchấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự Thời hiệu khởi kiệnđối với dạng tranh chấp này được áp dụng như đối với thời hiệu khởi kiện đối với cáctranh chấp về hợp đồng nói chung
1.2.2 Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Theo Điều 166 LĐĐ 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất nhưsau: Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất; Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; Hưởng cáclợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đaicủa mình; Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định LĐĐ 2013; Khiếunại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình
và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
Theo Điều 170 LĐĐ 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất: Người sử dụng đất được quy định tại mục 1 phải có trách nhiệm thực hiện cácnghĩa vụ chung sau đây: Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúngquy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các côngtrình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liênquan; Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyểnnhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, gópvốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; Thực hiện nghĩa vụ tài chínhtheo quy định của pháp luật; Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; Tuân theo các quyđịnh về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụngđất có liên quan; Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòngđất; Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất
mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng
Trang 12Việc một bên vi phạm, làm cản trở tới việc thực hiện quyền của phía bên kiahoặc một bên không làm đúng nghĩa vụ của mình cũng làm phát sinh tranh chấp.Thông thường có các loại tranh chấp sau:
Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng,cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ;Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để
sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
1.2.3 Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xácđịnh mục đích sử dụng đất là gì? Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giảiquyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xácđịnh mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất Tranh chấp chủ yếu dongười sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuêđất Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôitôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất
1.3 Trình tự, thủ tục giải quyết TCĐĐ theo thủ tục tố tụng dân sự
1.3.1 Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ
Thẩm quyền giải quyết TCĐĐ của UBND: Nếu các bên đương sự không có giấychứng nhận QSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều
100 LĐĐ và đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn yeue cầugiải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, điều 203 LĐĐ.Trong bài báo cáo thực tập này xin phép chỉ đề cập đến trường hợp giải quyếtTCĐĐ theo trình tự tố tụng dân sự (còn gọi cụ thể là giải quyết thông qua con đườngtòa án):
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết các vụ việc TCĐĐ khi đương sự có Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 LĐĐ năm
2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất Việc giải quyết TCĐĐ tại tòa án đượcthực hiện theo quy định chung tại BLTTDS Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức cóquyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại tòa án
có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó)
Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án cóthẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theoyêu cầu của Tòa án Khi Tòa án đã thụ lý giải quyết vụ án, sẽ tiến hành hòa giải để cácđương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Khác với hoạt động hòa giảitrước khi khởi kiện, đây là giai đoạn bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
do chính Tòa án chủ trì và tiến hành Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòagiải thành, hết 07 ngày mà các bên đương sự không thay đổi ý kiến thì tranh chấpchính thức kết thúc Nếu hòa giải không thành thì Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét
xử Ngay trong quá trình xét xử, các đương sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau về việc