1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ và chồng khi ly hôn tại tòa Án nhân dân và thực tiễn tư vấn tại văn phòng luật sư an nghiệp amp; cộng sự những kiến nghị Để hoàn thiện'

37 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Giải Quyết Tranh Chấp Về Tài Sản Của Vợ Và Chồng Khi Ly Hôn Tại Tòa Án Nhân Dân Và Thực Tiễn Tư Vấn Tại Văn Phòng Luật Sư An Nghiệp & Cộng Sự Những Kiến Nghị Để Hoàn Thiện
Tác giả Nguyễn Thị Nhật Anh
Người hướng dẫn ThS. Trương Thị Hồng Nhung
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Luật
Thể loại báo cáo tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Kon Tum
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRONG QUÁ TRÌNH TƯ VẤN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN NGHIỆP & CỘNG SỰ .... Tình hình thực hiện pháp luậ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

NGUYỄN THỊ NHẬT ANH

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN NGHIỆP

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ VÀ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ THỰC TIỄN TƯ VẤN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN NGHIỆP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.Thực tập là một yêu cầu bắt buộc của mọi sinh viên trước khi kết thúc 04 năm học tại trường Thời gian thực tập 3 tháng

là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên ngành Luật, khoa Luật & Sư phạm trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại KonTum Quan trọng hơn, thực tập là thời gian để sinh viên thử sức với công việc, định hướng nghề nghiệp tương lai cho bản thân Tự tin hơn khi va chạm môi trường thực tế khi kết thúc chương trình học tập của mình

Được sự tiếp nhận và sắp xếp của Văn phòng Luật sư An Nghiệp & Cộng sự em được sắp xếp thực tập dưới sự hướng dẫn của Luật sư Tạ Văn Nghiệp Được sự giúp đỡ nhiệt tình của luật sư qua quá trình thực tập đã giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế Thời gian thực tập không ngắn nhưng cũng không quá dài đã giúp em biết được thêm nhiều điều bổ ích, tích lũy cho mình được một phần nào đó kiến thức thực tế khi được tiếp xúc, quan sát trực tiếp, thử tham gia làm những công việc giúp em hoàn thiện thêm cho mình về kiến thức lý luận đã được học trên ghế nhà trường

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy,Cô giáo của Trường Phân Hiệu Đại Học Đà Nẵng đã hết lòng truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong những năm qua.Và đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Trương Thị Hồng Nhung đã kề vai sát cánh, hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập

Trong quá trình thực tập, vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên trong bài báo cáo khó tránh khỏi sai sót Kính mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ phía thầy cô để em có được những kinh nghiệm bổ ích và áp dụng thực hiện hiệu quả trong tương lai Cuối cùng em xin kính chúc ban lãnh đạo, quý thầy cô khoa Luật &

Sư phạm Trường phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum,Trưởng văn phòng Luật sư An Nghiệp & Cộng sự và các anh chị tại Văn phòng thật nhiều sức khỏe và gặp nhiều thành công trong công việc

Vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế, trong quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này em không tránh khỏi những sai xót, kình mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và nhà trường

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

iii

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG LUẬT AN NGHIỆP & CỘNG SỰ 3

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG LUẬT AN NGHIỆP & CỘNG SỰ 3

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự 3

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự 3

1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG LUÂT SƯ AN NGHIỆP & CỘNG SỰ 4

1.2.1 Lĩnh vực hoạt động 4

1.2.2 Nhiệm vụ 4

1.2.3 Chức năng 4

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY CỦA ĐƠN VỊ 5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 6

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 7

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 7

2.1.1 Khái niệm tài sản, tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng 7

2.1.2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn 7

2.1.3 Vai trò của việc giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 9

2.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 9

2.2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn 9

2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 10

2.2.3 Căn cứ xác định 11

2.2.4 Hậu quả pháp lý giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 12

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 13 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN GIỮA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN

Trang 5

3.1 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TRONG QUÁ TRÌNH TƯ VẤN TẠI VĂN

PHÒNG LUẬT SƯ AN NGHIỆP & CỘNG SỰ 14

3.1.1 Tình hình thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong quá trình tư vấn tại văn phòng Luật sư An Nghiệp và Cộng sự 14

3.1.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong quá trình tư vấn tại văn phòng Luật sư An Nghiệp và Cộng sự 14

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN VỢ CHỒNG KHI LY HÔN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TƯ VẤN TẠI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN NGHIỆP & CỘNG SỰ 15

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 15

3.2.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 BÁO CÁO THỰC TẬP HÀNG THÁNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP

BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THÀNH BÁO CÁO THỰC TẬP

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị 5 Bảng 3.1

Thống kê các vụ việc tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn trong quá trình tư vấn tại văn phòng Luật sư An Nghiệp và Cộng sự

14

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước khi cưới và sau khi cưới cuộc sống vợ chồng có khá nhiều sự thay đổi Cuộc sống vợ chồng mới cưới thường có nhiều tranh cãi Trước khi cưới nhau, các cặp đôi thường mơ về một cuộc sống hạnh phúc và chẳng thể nào xảy ra sự cãi vã Nhưng thực tế, cuộc sống vợ chồng sau khi cưới mọi thứ thay đổi nhanh chóng bởi rất nhiều lý do Họ nói chuyện về mọi thứ nhưng ai cũng muốn giành quyền cao hơn về bản thân Những nỗ lực mỗi người dành cho cuộc hôn nhân của mình hoặc là rất ít, hoặc không hề có Nhiều gia đình đó cũng là nguyên nhân dẫn đến một cuộc hôn nhân đổ vỡ sau này Một phần cũng vì

sự ảnh hưởng của xu hướng “yêu nhanh cưới vội” của người trẻ hiện nay, đã xảy ra các

cuộc ly hôn chóng vánh khi kết hôn chưa được bao lâu, từ đó hình thành nên các cuộc mâu thuẫn, tranh chấp về tài sản chung của 2 bên Khi đó, để giải quyết các vấn đề pháp lý từ việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, pháp luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam đã ban hành các quy định để giải quyết nhu cầu trên Qua đó, có thể giúp giảm thiểu các tranh chấp, xung đột, mâu thuẫn giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và sau khi ly hôn Pháp luật về hôn nhân và gia đình 2014 đã có nhiều sự đổi mới, sửa đổi so với pháp luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 hay 2010 Tuy vậy, mặc dù pháp luật có sự thay đổi

để phù hợp với thực tế, song vẫn còn nhiều bất cập, cách giải quyết còn chưa thực sự hợp

lý khi áp dụng đối với các vụ việc tranh chấp tài sản chung khá phức tạp Hiểu một cách đơn giản khi chúng ta được học các lý thuyết ở trường nhưng chưa áp dụng vào thực tế cũng giống như việc các quy định pháp luật ở Luật Hôn nhân và gia đình tuy hợp lý và có giá trị pháp lý cao nhưng cách áp dụng còn chưa được linh hoạt trong 1 số trường hợp, có khi làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự

Xuất phát từ thực trạng trên, em đã chọn vấn đề: “Thực trạng giải quyết tranh chấp

về tài sản của vợ và chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân và thực tiễn Tư vấn tại Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự” làm đề tài nghiên cứu cho báo cáo thực tập của mình

Nhằm lấy tư liệu để khai thác đồng thời nghiên cứu sâu hơn vào thực tiễn đối với những quy định pháp luật đối với giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, xuất phát bằng việc tìm hiểu thực trạng và các vấn đề thực tiễn từ các vụ

án, vụ việc thực tế tại Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự

Thứ hai, đưa ra các bình luận, đánh giá, giải thích và phân tích bài nghiên cứu dựa trên các số liệu thực tiễn, các bản án đã có quyết định thi hành

Thứ ba, đưa ra các định hướng hoàn thiện hơn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Bài thực tập được nghiên cứu và thực hiện tại Văn phòng luật

sư An Nghiệp & Cộng sự

Trang 9

Phạm vi nội dung: Trong bài nghiên cứu thực tập này, chủ yếu đề cập đến thực trạng của việc phân định tài sản chung của vợ chồng trong hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện hành qua đó, từ thực tiễn và cách áp dụng luật Hôn nhân Gia đình 2014 trong hoạt động tư vấn tại văn phòng, qua đó đưa ra định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài báo cáo thực tập sử dụng nhiều phương pháp khoa học trong việc tiếp cận vấn

đề và trình bày báo cáo tốt nghiệp thực tập Một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh

5 Bố cục

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung báo cáo gồm

3 chương:

Chương 1: Tổng quan về Văn phòng Luật sư An Nghiệp & Cộng sự

Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chông khy ly hôn

Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản giữa

vợ chồng khi ly hôn trong hoạt động tư vấn pháp lý của Văn phòng Luật sư An nghiệp và

Cộng sự

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG LUẬT AN NGHIỆP & CỘNG SỰ

1.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VĂN PHÒNG LUẬT AN NGHIỆP & CỘNG SỰ 1.1.1 Giới thiệu sơ lược về Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự

Tên đơn vị: VĂN PHÒNG LUẬT SƯ AN NGHIỆP & CỘNG SỰ

- Địa chỉ: 52 Bà Triệu, phường Thắng Lợi, Tp Kon Tum, tỉnh Kon Tum

- Trưởng văn phòng luật sư: Thạc sĩ - Luật sư Tạ Văn Nghiệp

Văn phòng Luật sư An Nghiệp & Cộng sự thành lập năm 2017 bởi Luật sư Tạ Văn Nghiệp Với 02 luật sư, 01 chuyên viên pháp lý tại văn phòng thành phố Kon Tum, Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự có một đội ngũ Luật sư giỏi, có trình độ chuyên môn cao, uy tín, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Tư vấn Doanh nghiệp, Tư vấn Sở hữu trí tuệ, Tư vấn Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Tư vấn dịch vụ Giấy phép và các hoạt động hỗ trợ tư vấn pháp lý khác Với một nền tảng như vậy, có được những hiểu biết chuyên sâu trong các lĩnh vực tranh tụng và tư vấn về hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, đất đai, lao động, kinh doanh - thương mại, v.v

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự

Trước nhu cầu cần được trợ giúp pháp lí của nhiều tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp, Văn phòng Luật sư An Nghiệp & Cộng sự đã được thành lập bởi luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lí, tư vấn đầu tư, thương mại, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp đất đai, kinh tế, hôn nhân và gia đình,

Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự được thành lập theo sự cấp phép của Sở tư pháp tỉnh Kon Tum Văn phòng luât sư An Nghiệp & Cộng sự đã và đang tư vấn, trợ giúp pháp lí, tranh tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, doanh nghiệp Với uy tín nghề nghiệp văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự đã khẳng định được tên tuổi và vị thế của mình trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước và sự hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp những giá trị tích cực tạo nên lợi thế và vai trò tích cực của luật sư trong

sự phát triển của thời đại

Văn phòng luât sư An Nghiệp & Cộng sự được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 22 tháng 05 năm 2017 đến nay đã đi vào hoạt động gần 6 năm Với bề dày kinh nghiệm văn phòng luật đã tạo nên được thương hiệu, uy tín và niềm tin cho khách hàng

Trang 11

1.2 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VĂN PHÒNG LUÂT SƯ AN NGHIỆP & CỘNG SỰ

1.2.1 Lĩnh vực hoạt động

Theo quy định tại Điều 22 Văn bản hợp nhất Luật Luật sư Số: 03/VBHN-VPQH ngày 31tháng 12 năm 2015 Thì Văn phòng Luật sư An Nghiệp và Cộng sự có lĩnh vực hoạt động gồm: (1) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự (2) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn , người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật (3) Tư vấn pháp luật (4) Trợ giúp pháp lý miễn phí (5) Soạn thảo đơn từ, hồ sơ khởi kiện, khiếu nại, tố cáo, (6) Đại diện ngoài tố tụng để đàm phán, thương lượng và thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định pháp luật; (7) Tham gia tố tụng tại Tòa

án và Trọng tài thương mại; (8) Dịch vụ pháp lý khác theo quy định của Luật Luật sư

1.2.2 Nhiệm vụ

1 Hỗ trợ pháp lý, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để mọi công dân sống và làm việc theo pháp luật; yêu cầu các cơ quan, tổ chức tuân thủ tháp luật, góp phần bảo vệ Đảng, Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa và quyền lợi hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức;

2 Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, văn bản, chỉ ra tình trạng pháp lý và cung cấp những giải pháp pháp lý hữu ích phòng ngừa rủi ro, tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức trong và ngoài nước;

3 Tham gia giải quyết tranh chấp, giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích giữa các tổ chức, các cá nhân để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật;

4 Luật sư, chuyên viên pháp lý, nhân viên không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề luật sư để phục vụ tốt hơn cho xã hội, góp phần phát triển đội ngũ luật sư, đáp ứng công cuộc đổi mới và cải cách hành chính, tư pháp;

1.2.3 Chức năng

1 Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động;

2 Thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung đã giao kết với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

3 Bồi thường thiệt hại do lỗi mà Luật sư của văn phòng gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác;

4 Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của văn phòng theo quy định của pháp luật;

5 Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, kế toán, thống kê;

6 Nhận luật sư tập sự và cử luật sư hướng dẫn luật sư tập sự theo sự giới thiệu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum;

Trang 12

7 Thông báo cho Sở Tư pháp về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng phòng định kỳ 06 tháng và hàng năm, những thay đổi trong hoạt động của Văn phòng: sửa đổi,

bổ sung lĩnh vực hoạt động, sát nhập, chấm dứt hoạt động của văn phòng, mở chi nhánh ;

8 Chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum, của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Kon Tum;

9 Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra theo quy định pháp luật;

10 Cử luật sư tham gia tố tụng trong, bào chữa miễn phí trong các vụ án hình sự do

cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu, theo sự phân công của Đoàn Luật sư tỉnh Kon Tum;

11 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY CỦA ĐƠN VỊ

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của đơn vị

Trưởng văn phòng

Tư vấn online

Tư vấn trực tiếp

Hành chính

Trang 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua quá trình thực tập tại Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự với công việc được giao là hỗ trợ luật sư Tạ Văn Nghiệp xử lý hồ sơ Quy trình thực hiện công việc được hướng dẫn cũng như hỗ trợ nhiệt tình, điều này mang lại sự linh hoạt, công việc đạt được hiệu quả cao, sinh viên nắm bắt được tốt các công việc được giao

Thời gian thực tập tại Văn phòng luật sư An Nghiệp & Cộng sự, em có cơ hội được tiếp xúc, nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các anh/chị luật sư làm việc tại văn phòng Anh(chị) là người đã giúp đỡ em thu thập các số liệu cần thiết cho bài báo cáo này, hơn thế nữa anh(chị) còn hướng dẫn em những bước cơ bản của công việc thực tâp được giao, nhờ vậy mà em không cảm thấy áp lực bởi một số công việc đòi hỏi kỹ năng mềm mà trước đó

là điểm yếu của em Ngoài ra, em được tiếp xúc với khách hàng, điều đó giúp em rèn luyện một số kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc được giao, áp dụng các kiến thức được đào tạotại trường, em nhận thấy mình phù hợp với các công việc mang tính chất pháp lý

Trang 14

CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN

CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHIA TÀI SẢN CỦA

VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

2.1.1 Khái niệm tài sản, tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

a Khái niệm tài sản

Điều 105 BLDS 2015 quy định:

“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

Như vậy tài sản là các lợi ích vật chất đáp ứng các nhu cầu của con người mà pháp luật cho phép cá nhân, pháp nhân chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu

Theo quy định tại điều 33 Luật HNGĐ: “1 Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản

do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng

2 Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng

3 Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Như vậy tài sản chung của vợ chồng là những tài sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác lập tài sản chung vợ chồng theo quy định của Luật HNGĐ và các luật khác liên quan

Trong đó, tại điều 43 Luật HNGĐ cũng nêu rõ: “1 Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều

38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác

mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng

2 Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của

vợ, chồng Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”

2.1.2 Khái niệm, đặc điểm giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn

Trang 15

chấm dứt quan hệ hôn nhân thì chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng chấm dứt kể từ thời điểm ly hôn Khi ly hôn do có sự mâu thuẫn về quan hệ tình cảm nên vợ chồng khó tìm được tiếng nói chung trong việc phân chia tài sản chung từ đó dễ xảy ra tranh chấp chia tài sản chung Theo Từ điển tiếng Việt thì tranh chấp được hiểu là sự tranh giành nhau một cách giằng co cái không rõ thuộc về bên nào Tranh chấp về tài sản vợ chồng thường xảy

ra chủ yếu và gần như đồng thời cùng với việc ly hôn, điều này là hợp lý bởi lẽ khi ly hôn thì vợ chồng đã có sự sứt mẻ về tình cảm, sự yêu thương, gắn bó “yêu nhau củ ấu cũng tròn” trong thời kỳ hôn nhân không còn nên cùng với việc ly hôn họ sẽ có sự tranh giành, hơn thua nhau trong vấn đề phân chia tài sản Việc tranh chấp về chia tài sản chung có thể diễn ra cùng với việc vợ, chồng xin ly hôn hoặc có thể diễn ra sau khi vợ chồng đã ly hôn

do thời điểm ly hôn vợ, chồng không yêu cầu giải quyết về tài sản chung mà để họ tự thỏa thuận nhưng sau đó họ không tự thỏa thuận được Việc vợ chồng tranh chấp về tài sản đồng thời với việc ly hôn hoặc sau khi ly hôn đều được coi là tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn chủ yếu là các nội dung sau đây: - Tranh chấp về việc xác định tài sản chung hay tài sản riêng, đây là dạng tranh chấp phổ biến nhất (vì dụ như tài sản do vợ, chồng tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân như nhà, đất nhưng trong giấy tờ mua bán hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ đứng tên vợ hoặc chồng; tài sản là của bố mẹ vợ hoặc chồng cho vợ chồng nhưng khi ly hôn thì bố mẹ lại thay đổi là chỉ cho con trai hoặc con gái hoặc cha mẹ đòi lại; tài sản riêng vợ chồng có trước khi kết hôn nhưng lại đưa vào sử dụng chung trong thời kỳ hôn nhân…)

- Tranh chấp về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay của gia đình (trong trường hợp vợ chồng sống chung cùng gia đình mà ly hôn)

- Tranh chấp về việc phân chia hiện vật

- Tranh chấp về việc thỏa thuận giá trị tài sản tranh chấp

- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với người thứ ba

Khi vợ chồng tranh chấp về chia tài sản chung thì họ khó thỏa thuận thống nhất trong việc phân chia tài sản chung nên cần có một cơ quan Nhà nước có đủ thẩm quyền tiến hành giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng Theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc giải quyết ly hôn và chia tài sản chung của vợ chồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Khi vợ, chồng có đơn gửi đến Tòa án yêu cầu giải quyết ly hôn và cùng với việc giải quyết ly hôn họ yêu cầu giải quyết về tài sản thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án, thực hiện các thủ tục, quy trình tố tụng đã được pháp luật quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự như lấy lời khai, thu thập chứng cứ, hòa giải, định giá, mở phiên tòa (nếu hòa giải không thành) Các bước tố tụng này giúp Tòa án có thể xem xét, đánh giá chứng cứ, cân nhắc kỹ, quyết định về tính hợp pháp, hợp lý trong lời khai, chứng cứ do các bên đưa ra Nếu đủ cơ sở pháp lý xác định tài sản tranh chấp là tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án căn cứ vào quy định của Luật HN&GĐ hiện hành để giải quyết chia tài sản chung vợ chồng

b Đặc điểm

Khi vợ chồng thực hiện việc ly hôn thì tất yếu sẽ phát sinh việc chia tài sản chung

Trang 16

của vợ chồng

Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn ( từ ngày 1/1/2016 việc chia tài sản chung trong khi ly hôn sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình)

+ Vợ chồng tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản và được lập thành văn bản + Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

- Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận

để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì chia tài sản đó theo quy định của luật Hôn nhân gia đình

– Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa về tài sàn với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba

mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ

án khác Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn Chế độ tài sản chung của vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt Tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho vợ, chồng sẽ trở thành tài sản riêng của mỗi người và chịu sự điều chỉnh bởi các quy định pháp luật về sở hữu riêng

2.1.3 Vai trò của việc giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Ly hôn là một trong những cơ sở chấm dứt sự tồn tại của gia đình Sự tan vỡ của mộtgia đình thường được nhìn nhận một cách cụ thể nhất, sâu sắc nhất chính trong sự chấm dứtmối liên hệ của vợ chồng dưới góc độ các quan hệ về tài sản Nói một cách khác, việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một bằng chứng chứng minh cho sự tan vỡ thực sự củamột gia đình về cả mặt xã hội cũng như pháp lý

2.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN

2.2.1 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn

- Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn (từ ngày 1/1/2016 việc chia tài sản chung trong khi ly hôn sẽ phải thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Thông tư liên tịch

Trang 17

- VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình)

+ Vợ chồng tự thỏa thuận về việc phân chia tài sản và được lập thành văn bản + Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

- Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn – Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận

để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì chia tài sản đó theo quy định của luật Hôn nhân gia đình

– Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa về tài sàn với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba

mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ

án khác

2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn

Tranh chấp chia tài sản khi ly hôn được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình Theo đó thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Như vậy tranh chấp về chia tài sản chung khi ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác) Ngoài

ra, vì đối tượng tranh chấp là tài sản chung khi ly hôn nên đây được xác định là vụ án tranh chấp có giá ngạch Do đó, số tiền án phí được xác định dựa vào tỷ lệ giá trị tài sản mà các bên tranh chấp Cách tính án phí cụ thể sẽ được tính dựa vào danh mục án phí, lệ phí Tòa

án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm

2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14

Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của

Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Điều 39 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Trang 18

1 Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ

sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi

cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của

Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định thì khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thỏa thuận Trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng Giải quyết tài sản chung của

vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân

và gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến: Hoàn cảnh của gia đình

và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung Trong trường hợp không có căn cứ

Ngày đăng: 25/11/2024, 14:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w