1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa

152 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

THUC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TÀI SAN

CỦA VỢ CHÒNG KHI LY HÔN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

THÀNH PHÓ THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

THUC TRANG GIAI QUYET TRANH CHAP TAI SAN

CUA VO CHONG KHI LY HON TAI TOA AN NHAN DAN

THANH PHO THANH HOA

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Chuyên ngành: Luật dân sự va tố tung dan sự Mã số: 60380103

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYEN THỊ LAN

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nao khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận van nay.

Tác gia luận van

Đỗ Việt Anh

Trang 4

Hôn nhân và gia đìnhTòa án nhân dân

Tòa án nhân dân Tối cao Thành phố

Ủy ban nhân dân

Trang 5

MỤC LỤC

IMI BRAND suesnestserenhrioTntiPtESITN010a00110000019050108188001500E4DTDEDMISNRESTNHEDTEDHDSNHIONRHSP.EIĐHS.HE216008 |

CưƠN Í 0G G55 999 0904 0004 4 000004000 4.0600008094068800906 6

PHÁP LUAT HIỆN HANH VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TÀI SAN CUA VO CHONG KHI LY HON 2° 2 2 5£ se s2 ES2ESsEEseEseEseEsstssersersersersee 6 1.1 Khái niệm chung về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn 6 1.1.1 Khái niệm tài sản, tài sản chung, tài sản riêng của vợ CRON -.« s e-se-« 6 1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chong khi ly hôn 9 1.2 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly

1.2.1 Can cứ xác định tài san chung, tài sản riêng khi vợ chong lựa chon chế độ tài

SAN theo LUGt GIN 0000808080800 e 111 21D COR Cf V0 TOT I) HOA BAGH saaaxaidadsaatdditiS0RäS543615100011184064505500005900A48446000960004585 lãi

1.2.1.2 Căn cứ vào nguÔn gốc tài SẲI «-ee-seesceecseeeeseesesesEssEsevsEsEseseEseteesersessrsesse 14 1.2.1.3 Căn cứ xác định nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài SẲH- seseseseeeses 23 1.2.2 Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng khi vợ chong áp dụng chế độ tài

sản theo thoải thu wicceccccccccccccccccccccseccsecesesesesesesesesesesesesesesesesesesececeeeeeeeceseeeeeeeeeeeeeeess 26

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chong khi ly hôn 30 1.2.4 Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chong khi ly hôn trong một số trường hợp cụ UNE vecccecccesecscucscuccesesesssesesesssessscsvscacacsvacavavavavavavevessssssasasasasacacacacatatseatstseststscsees 34 1.2.4.1 Chia tài sản của vợ chong khi vợ chong sống chung với gia đình 34 1.2.4.2 Chia tài sản của vợ chong là nhà ở và quyên sử dụng đất . 36 1.2.4.3 Giải quyết quyên, nghĩa vụ tài sản của vợ chong đổi với người thứ ba khi ly

Trang 6

THÀNH PHO THANH HOA VA MOT SO KIÊN NGHỊ, 40 2.1 Giải quyết tranh chấp tài san của vợ chồng khi ly hôn tai Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa 2< <2 s2 s2 s£ s£Ss£Ss£S££S£Es£Es£EseSsessessessessrserse 40 2.1.1 Những van dé còn vướng mắc trong việc giải quyết tranh chap tài sản của vợ chong tại Toà án nhân dân thành phố Thanh HOG e-o ses se esesesessessesesses 43 2.1.2 Một 86 vụ việc AiéN Hìhh s-s- << s° s° s9 9E* e4 se sxsxsxsxe 54 2.2 Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả điều chỉnh những tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly HON 2- ° 5£ 5£ s£S£s£ sES£Es£SsEs£EsEseEsesstsersesersessrsee 60 2.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành 60 2.2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân thành pho Thanh Hóa trong việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn 66 {8111.091 , 020100107 70 9580007 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển bền vững và phén thịnh của xã hội là nhờ dựa vào sự hòa thuận và hạnh phúc của mỗi gia đình Vì vậy, vai trò của gia đình đối với xã hội là vô cùng quan trọng Nhận thức được vị thế của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến việc xây dung và giữ gìn gia đình êm 4m, hòa thuận Sự quan tâm đó đã được thé hiện qua việc ban hành các quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình góp phần giúp cho sự tồn tại và phát triển của gia đình đi vào khuôn khổ và tạo ra tính bền vững trong quan hệ gia đình.

Dé xây dựng gia đình tốt thì phải dựa trên nên tang hôn nhân bền vững, nên

ngoài việc hình thành trên cơ sở tự nguyện, bình đăng, tiến bộ thì việc tao lập tài

sản của vợ chồng là một trong những điều kiện để duy trì cuộc sống gia đình Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do nhiều yếu tố chủ quan đã khiến cuộc sống của vợ chồng không còn hạnh phúc như ban đầu, vì vậy pháp luật đã dự liệu khả năng cho họ được giải phóng khỏi quan hệ nhân bằng việc ly hôn Và khi ly hôn, vợ, chồng thường xảy ra các tranh chấp về nhân thân và tài sản Quan hệ sở hữu đối với tài sản vợ chồng là quan hệ tai sản gắn liền với nhân thân, tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, không có tính đền bù ngang giá, khó xác định công sức cụ thé của các bên, nên khi xảy ra tranh chấp thì việc phân chia tài sản của vợ chồng là vấn đề rất khó khăn,

phức tạp.

Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội, số lượng các vụ án ly hôn có tranh chấp về tài sản của vợ chồng có xu hướng gia tăng, tính chất phức tạp cũng như giá trị của tài sản tranh chấp lớn đã gây ra nhiều khó khăn, áp lực cho cơ quan xét xử, nhiều vụ việc đã trải qua nhiều cấp xét xử, kháng cáo, kháng nghị Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa (TAND TP Thanh Hóa) đã góp phan thấy những bat cập trong quá trình xét xử và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng là việc làm can thiết và có ý nghĩa Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thwc trang

Trang 8

2 Tinh hình nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội nên việc nghiên cứu các tranh chấp trong hôn nhân và gia đình (HN&GD) luôn được quan tâm, đặc biệt là những tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn Các công trình nghiên cứu khoa học nói chung về chế độ tài sản, chia tài sản của vợ, chồng cũng luôn thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về van dé này như:

Một số giáo trình, sách chuyên khảo điển hình như: “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” (2009) - Trường Dai học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Ha Nội; “Một số vấn dé lý luận và thực tiễn về Luật HN&GP năm 2000” của TS Nguyễn Văn Cừ- ThS Ngô Thi Hường (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Ha

Nội; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000” của TS.

Dinh Thi Mai Phương (2004), Nxb Chính tri quốc gia; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện (2002), Nxb trẻ, Hồ Chí Minh;

Bên cạnh đó, một số dé tài nghiên cứu khoa học như: “7c trang giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình trong hơn thập niên vừa qua” của TS Nguyễn Thi Lan (2014); “Nghiên cứu phát hiện những bắt cập của Luật Hôn nhân và gia đình

Việt Nam năm 2000” của TS Nguyễn Van Cừ (2011);

Ngoài ra còn có một số Luận văn thạc sĩ luật học như: “Chia tai sản chung Của Vo’ chong theo Luật hôn nhân va gia đình Việt Nam nam 2000” luận van thạc sĩ của Nguyễn Thi Lan (2012); “Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyên sử dụng đất khi ly hôn” của Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013); “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chong khi ly hôn” của Dinh Thị Minh Mẫn (2014); “Các trường hợp chia tài sản chung của vợ chong”, luận văn thạc sĩ của Chu Minh Khôi (2015); “Ap dung pháp luật chia tài sản chung của vợ chông khi ly hôn tai

tinh Sơn La”, luận văn thạc sĩ của Lò Thị Thu Hoa (năm 2016)

Trang 9

Các tác giả mới chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc một trường hợp cụ thể liên quan đến chia tài sản của vợ chồng mà chưa đi phân tích toàn diện các trường hợp tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Một số bài viết đăng trên báo, tap chí chuyên ngành pháp luật như: “Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân ” của ThS Nguyễn Hồng Hải - Tap chí luật học số 5/2003; “Hậu qua pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chong trong thời kỳ hôn nhân”, Nguyễn Phuong Lan, Tap chí Luật học, số 6/2002; “Một số vấn dé cơ bản về chia tài sản chung của vợ chong khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình- Thực tiễn giải quyết”, Thu Hương - Duy Kiên, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 5,6/2013; “Ban về công sức trong vụ án HN&GD”, Nguyễn Hoàng Long Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 9/2015; “Tặng cho quyên sử dụng đất thực tiễn và tôn tại”, Đỗ Văn Chỉnh, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 3/2008; “Xác định quyên sử dụng dat là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chong”, Nguyễn Văn Tuấn, Tap chi Nhà nước và pháp luật, Số 1/2010,

Trong những công trình trên, các tác giả đã đề cập đến các quy định của pháp luật về tài sản của vợ chồng như căn cứ xác lập, nguyên tắc chia tài sản, những vướng mắc mà Tòa án gặp phải khi giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi

ly hôn.

Như vậy, pháp luật về tai sản của vợ chồng cũng như thực tiễn áp dụng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các công trình đã được công bồ trước đó, luận văn đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh thực trạng giải quyết những tranh chấp về tài sản khi ly hôn.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khé của luận văn thạc sỹ, tác giả tập trung vào nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục, căn cứ pháp luật giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn và thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân thành phố

Thanh Hóa.

Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Đồng thời, nghiên cứu việc áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa

Trang 10

giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn, còn những tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp tài sản chung, riêng của vợ chồng với những chủ thể khác khi ly hôn, các tranh chấp về tài sản trong các vụ việc có yêu t6 nước ngoài không thuộc phạm vi nghiên cứu.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu những vẫn đề pháp lý về giải quyết tranh chap tài sản của vợ chồng khi ly hôn đồng thời tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa có khác biệt như thế nào so với địa phương khác Nhằm chỉ ra những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như một số quan điểm áp dụng pháp luật chưa thống nhất trong ngành Tòa án; từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh những tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

+ Nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa Qua đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập trong áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh những tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

5 Các phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các

quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình Luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn giải, thống kê và nghiên cứu thực tiễn những vụ việc Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa đã giải quyết các tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly

hôn, các bài việt, tham luận của một sô tác giả vê vân dé nghiên cứu.

Trang 11

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận

Luận văn là một công trình nghiên cứu tương đối khoa học, đầy đủ và có hệ thống về vấn đề liên quan đến thực tiễn giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án nhân thành phố Thanh Hóa.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, luận văn còn tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại địa phương, đồng thời đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật để giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật, nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Thanh Hóa.

Với đề tài này, tác giả hi vọng có thể xây dựng được một nguồn tài liệu tham

khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảng dạy luật học nói chung và Luật hôn

nhân và gia đình nói riêng Bên cạnh đó, luận văn cũng có ý nghĩa thiết thực cho

những cá nhân không hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là các cặp vợ

chồng Luận văn góp phần cung cấp những kiến thức lý luận và thực tiễn về xác định tài sản của vợ chồng, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản, nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động học tập và nghiên cứu sau này về các chủ dé có liên quan Những đề xuất, kiến nghị mà luận văn nêu ra đều có cơ sở khoa học và thực tiễn, vì vậy chúng có giá trị tham khảo trong việc sửa đổi pháp luật và trong công tác áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

7 Bồ cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 02 chương:

Chương 1: Những van đề pháp lý về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Chương 2: Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá và một số kiến nghi.

Trang 12

CUA VO CHONG KHI LY HON

1.1 Khai niệm chung về giải quyết tranh chấp tài sản của vo chồng khi

ly hôn

1.1.1 Khái niệm tài sản, tài sản chung, tài sản riêng của vợ chẳng

* Khái niệm tài sản

Tài sản luôn được coi là một điều kiện vật chất dé duy trì các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội Nó là van dé trung tâm, cốt lõi của moi quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng Tài sản không thể được xem xét tách rời các giá tri xã hội Tài san là một công cụ của đời sống xã hội nên khái niệm về tài sản không phải là một khái niệm thuần túy có tính học thuật mà là một khái niệm có tính mục đích cao Khái niệm này phải đáp ứng được các nhu cầu cần thiết

của xã hội.

Trong lịch sử lập pháp và nghiên cứu pháp luật thế giới có rất nhiều quan niệm khác nhau về tài sản Tài sản là đối tượng của quyền sở hữu hay nói các khác thì tài sản là các quyền, tài sản là bất kế những gì có khả năng sở hữu bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích của người khác, các quan niệm này về tài sản đều coi tài sản là các quyền được thiết lập trên vật có hiệu lực chống lại những người khác.

Tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi tài sản là công cụ của đời sống con người Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi khác nhau nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người.

Khái niệm tài sản lần đầu tiên được pháp luật Việt Nam quy định khái niệm tài sản là tại Điều 172 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995, theo đó “Tai sản bao gom vật có thực, tiễn, giấy to trị giả được bằng tiền và các quyền tai san’ Tiép đó, Điều 163 BLDS năm 2005 quy định: “Tai sản bao gom vat, tiễn, giấy tờ có giá và các quyên tài sản ” Đến nay, tại Điều 105 BLDS năm 2015 đã quy định đầy đủ hơn, rõ

ràng hơn như sau:

Trang 13

“1 Tài sản là vật, tiên, giấy tờ có giá và quyên tài sản.

2 Tài sản bao gồm bat động sản và động sản Bat động sản và động sản có thé là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai `.

Như vậy, có thé khái quát về tài sản là các lợi ích vật chat đáp ứng các nhu cầu của con người mà pháp luật cho phép cá nhân, pháp nhân chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của

chủ sở hữu.

* Khai niệm tài sản chung

Trong quan hệ hôn nhân gia đình, xuất phát từ yêu tô đặc biệt của mỗi quan hệ này nên không phải lúc nào tài sản do người chồng hoặc do người vợ làm ra, thu được đều thuộc quyền sở hữu của họ mà có thê sẽ thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng Theo đó, trong khối tài sản của vợ chồng sẽ được phân chia thành tài sản

chung và tài sản riêng.

Trong quá trình chung sống, ngoài tình cảm thì vợ chồng còn phát sinh quyền sở hữu tài sản Tài sản của vợ chồng là điều kiện không thê thiếu để duy trì quan hệ hôn nhân Tài sản của vợ chồng là tài sản thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng,

là hình thức sở hữu chung đặc biệt Xuất phát từ quan hệ hôn nhân, nên sự ton tại

tài san cua vo chồng phụ thuộc vào sự ton tại của quan hệ hôn nhân và nó chấm dứt khi vợ hoặc chồng chết hoặc có bản án hoặc có quyết định của Tòa án về ly hôn,

chia tài sản chung.

Tài sản của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung và những tài sản vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất của vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng Khác với tài sản chung theo phân, tài sản chung của vợ chồng có nguồn gốc tạo ra từ thời kỳ hôn nhân, có thé là do vợ, chồng lao động tạo ra hoặc từ những hành vi pháp lý diễn ra trong thời kỳ hôn nhân (thỏa thuận tài sản riêng trở thành tài sản chung; được thừa kế, tặng cho ) Tài sản chung có thé chi do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân Đây là đặc điểm thé

Trang 14

chưa phân chia tài sản thì không xác định được tỷ lệ tài sản của mỗi người Khi hai bên thỏa thuận phân chia xong hoặc có quyết định phân chia của Tòa án thì phần tài sản của vợ, chồng trong khối tài sản chung mới được xác định Đây là điểm khác biệt, thé hiện đặc trưng của tài sản chung vợ chồng so với tài sản chung theo phan Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án Theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GD năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được xác lập bởi các căn cứ sau:

- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và

thu nhập hợp pháp khác trong thời ky hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại

khoản 1 Điều 40 của Luật HN&GD năm 2014; tài sản mà vo chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung, tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản

- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của

VỢ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng

hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Như vậy, từ những phân tích trên, có thé hiểu: “Tai sản chung vợ chong là những tài sản được hình thành hoặc tạo ra phù hợp với những căn cứ xác lập tài sản chung vợ chông theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có

liên quan ”.

* Khải niệm tài sản riêng

Xuất phát từ tư tưởng phong kiến truyền thống mà pháp luật thời kỳ phong kiến, thời kỳ Pháp thuộc khá hạn chế việc ghi nhận tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Quy định về tài sản riêng của vợ chồng chỉ mới bước đầu xuất

hiện trong Bộ Quốc triều hình luật' Tuy nhiên, phải đến Luật HN&GD năm 1986 ' Điều 374, 375, 376 bộ Quốc triều hình luật

Trang 15

thì quyền có tài sản riêng của vợ chồng mới chính thức được ghi nhận nhưng chưa có khái niệm cụ thể về tài sản riêng Đến luật HN&GD năm 2000, khái niệm này mới được đưa ra trong một điều luật cụ thé và được sửa đối, bổ sung, hoàn thiện một cách day đủ hơn tại Điều 43 Luật HN&GD năm 2014 như sau:

- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng

cua vo, chong Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời ky hôn nhân

được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản | Điều 40 Luật này Như vậy, có thê thấy khái niệm tài sản riêng đã được luật hóa theo hình thức liệt kê Trên cơ sở đó, có thể hiểu một cách khái quát như sau: “Tai sản riêng của VỢ, chong là những tai san thuộc so hữu cua một bên vo, chồng được xác lập dựa trên các căn cứ mà pháp luật quy định bao gom: tài sản mà mỗi người có trước khi kết hon; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ, chong có được trong thời kỳ hôn nhân thông qua giao dich bằng tài sản riêng; tài sản phục vụ nhu câu thiết yếu của vợ, chong; tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chong cũng là tài sản riêng của vợ chong; hoa lợi, lợi tức phát

sinh từ tai sản riêng nhận được sau khi chia tài sản chung trong thời ky hôn nhân;

tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chong” 1.1.2 Khái niệm giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chong khi ly hôn Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều các loại tranh chấp xảy ra như tranh chap dat đai, tranh chap lao động, Tranh chấp được hiểu là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong van đề quyền lợi giữa hai bên”.

Trong hôn nhân gia đình, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyêt định có hiệu lực của Tòa án Đời sông vo chong có mâu thuan về tình

? Từ điển Tiếng Việt- Nxb Da Nẵng 1998, tr.890

Trang 16

cảm, không tìm được tiếng nói chung thì đây là biện pháp mà pháp luật cho phép thực hiện Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt có thể sẽ kéo theo cả những tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp về tài sản, tranh chấp về cấp dưỡng Sự kiện ly hôn sẽ dẫn đến khối tài sản chung của vợ chồng cũng chấm dứt theo Đây chính là nguyên do dẫn đến tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Chính vì vậy việc chia tài sản chung của vợ chồng trở thành một nhu cầu tat yếu Việc phân chia tài sản chung của vợ chồng, một mặt giải toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, giúp cho các cá nhân tự phát huy được các khả năng của mình trong xã hội Mặt khác giúp cho các Toà án giải quyết nhanh chóng các vụ

Khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn, việc tranh chấp tài sản của vợ chồng đều có thê xảy ra Như vậy, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn là tong hợp các hành vi tô tụng của Tòa án, đương sự và các chủ thể khác theo trình tự, thủ tục do luật định, từ giai đoạn nộp don khởi kiện, thu ly don khởi kiện, hòa giải, thu thập, đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết dựa trên quy định của pháp luật về tài sản của vợ chông và các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn nhằm nhằm bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của của vợ chông và người thứ ba liên

Bản chất việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn chính là việc cham đứt quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng đối với toàn bộ khối tài sản chung của vợ chồng hoặc một phần khối tài sản chung của vợ chồng Sau khi phân chia, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia thành tài sản riêng của vợ, chồng gan với sự kiện ly hôn Do đặc thù của quan hệ hôn nhân và gia đình nên việc giải quyết tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có những đặc thù

riêng, đó là:

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn được thực hiện bởi Tòa án là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiễn hành theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, nhân danh Nhà nước giải quyết các tranh chấp hôn nhân và gia đình

Trang 17

nói chung và tranh chấp tài sản của vợ chồng nói riêng Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì hệ thống Tòa án được tổ chức và hoạt động theo địa giới lãnh thé tương ứng với bốn cấp gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Tòa án là một trong những hoạt động giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và quy định của pháp luật về hôn nhân và gia

Thứ ba, các phán quyết của Tòa án về vụ án tranh chấp hôn nhân gia đình nói chung và tranh chấp tài sản của vợ chồng nói riêng được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án Mục đích của đương sự khi khởi kiện là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Chính vì vậy, sự bảo đảm thi hành phán quyết của Tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước là một trong những ưu điểm trong cơ chế thi hành phán quyết của các cơ quan tài

1.2 Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi

ly hôn

1.2.1 Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng khi vợ chong lựa chọn chế độ tài sản theo luật định

Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích các quy định của pháp luật HN&GD hiện

hành chúng ta có thể đưa ra một số căn cứ để xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như sau:

1.2.1.1 Căn cứ vào thời kỳ hôn nhán

Căn cứ xác lập tài sản vợ chồng trước hết phải dựa vào “thoi kỳ hôn nhân ” Về khái niệm thời kỳ hôn nhân, theo khoản 13 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “7hởi kỳ hôn nhân là khoảng thời gian ton tại quan hệ vợ chong, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày cham đứt hôn nhân” Day là căn cứ quan trọng và

dau tiên đê xác định tài sản chung cua vo chong.

Trang 18

Như vậy, thời kỳ hôn nhân được tính từ thời điểm phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật (được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn) Và việc kết hôn này phải đúng thủ tục và đáp ứng được các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.

Dé xác định chính xác thời điểm bắt đầu thời kì hôn nhân không phải là van dé đơn giản Theo quy định của pháp luật hiện hành, thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày nam nữ đăng ký kết hôn tại cơ quan nha nước có thâm quyền Như vậy, thời điểm bắt đầu thời kỳ hôn nhân chính là ngày đăng ký kết hôn được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp Kể từ ngày đăng kí kết hôn, thời kỳ hôn nhân được bắt đầu, quan hệ hôn nhân chính thức được thiết lập đồng thời quan hệ tài sản của vợ chồng cũng bắt đầu chịu sự điều chỉnh của pháp luật HN&GD Theo nguyên tắc xác định quyền sở hữu tài sản thì tài sản ma mỗi bên vợ, chồng có được trước thời kỳ hôn nhân mà cụ thê là có trước ngày đăng ký kết hôn là tài sản riêng của bên vợ, chồng đó nếu giữa vợ chồng không thỏa thuận nào liên quan đến việc nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Tuy nhiên trong thực tế có nhiều trường hợp nam nữ kết hôn chỉ được gia đình hai bên tô chức lễ cưới theo tập quán địa phương mà không đăng ký kết hôn; do ý thức của người dân còn hạn chế, chỉ tôn trọng nghỉ thức cưới theo tập quán mà không đăng ký kết hôn theo luật định, đặc biệt là vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, khi phát sinh mâu thuẫn họ xin ly hôn và phân chia tai sản.

Pháp luật cũng công nhận trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HN&GD năm 1986 có hiệu lực), đối với những trường hợp này thì dù họ đăng ký kết hôn hay không đăng ký kết hôn thì thời kỳ hôn nhân của họ vẫn được tính từ thời điểm họ chung sống với nhau, tài sản chung của họ cũng đồng thời được xác lập cùng thời điểm họ chung sống.

Tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định “Người đang có vợ có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật HN&GD năm 2014 là “Người xác lập quan hệ vợ chồng với

Trang 19

người khác từ ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết ”.

Ngoài ra còn có trường hợp kết hôn trái pháp luật nhưng không bị huỷ, theo Điều 11 luật HN&GD năm 2014 thì thời kỳ hôn nhân được tinh từ ngày các bên đủ điều kiện kết hôn; trường hợp kết hôn không đúng thâm quyền mà đăng ký lại thì thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày đăng ký kết hôn trước (theo Điều 13 Luật

HN&GD năm 2014).

Theo điểm a Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Điều § của Luật hôn nhân và

gia đình thì Tòa án xử lý như sau:

“Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cau Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kế từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

Vi dụ 1: Anh A sinh ngày 25-01-1996, chị B sinh ngày 10-01-1995 Ngày

08-01-2015, anh A và chị B đăng ký kết hôn Ngày 25-9-2016, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu câu hủy việc kết hôn trái pháp luật Tại phiên họp,

anh A và chị B đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điễu kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị B kế từ thời điểm cả anh A và chị B đủ tuổi kết hôn, tức là kể

từ ngày 25-01-2016.

Vi dụ 2: Anh A và chị B đăng kỷ kết hôn hợp pháp ngày 05-7-2009 va chưa ly hôn Ngày 10-5-2012, anh A lại kết hôn với chị C Ngày 12-6-2014, chị B chết Ngày 15-5-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cau hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C Tại phiên hop, anh A và chị C đều yêu cau công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thay đã đủ các điều kiện kết hôn khác thì Tòa an xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của anh A và chị C ké từ thời điểm chị B chết, tức là ngày 12-6-2014.

Trang 20

Vi dụ 3: Ngày 27-5-2009, chị A bị Tòa án tuyên bô mat năng lực hành vi dân sự Ngày 30-9-2009, chị A kết hôn với anh B Ngày 12-8-2012, Tòa án quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố chị A mắt năng lực hành vi dân sự Ngày 12-02-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cau hủy việc kết hôn trái pháp luật Tại phiên họp, chi A và anh B déu yêu cẩu công nhận quan hệ hôn nhân, nếu xét thấy đã đủ các điểu kiện kết hôn khác thì Tòa án xem xét công nhận quan hệ hôn nhân của chị A và anh B ké từ thời điểm chị A không còn bị mat năng lực hành vi dan sự theo quyết định của Tòa án đã có hiệu lực

pháp luật ”.

1.2.1.2 Căn cứ vào nguon gốc tài sản

* Tài sản chung của vợ chồng (Điêu 33 Luật HN&GP năm 2014) bao gom: Thứ nhất, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập hợp pháp của vợ chồng

trong thời kỳ hôn nhân.

Đây là tài sản chủ yếu, quan trọng đối với khối tài sản chung của vợ chồng, bởi bản chất của cuộc sống chung giữa vợ chồng là cùng nhau chung vai gánh vác mọi công việc gia đình, tạo ra tài sản dé đáp ứng mọi nhu cầu tinh thần, vật chất của gia đình mình Tài sản chung của vợ chồng có thể là do công sức của cả hai vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do mình người vợ hoặc người chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các giao dịch dân sự.

Theo điểm b khoản 2 điều 59 Luật HN&GD năm 2014: “Lao động của vợ, chong trong gia đình được coi như là lao động có thu nhập ”, vì thé trong cuộc sống

gia đình, vì sức khỏe, hoặc vì hoàn cảnh và khả năng lao động mà tài sản chỉ do một

người tạo ra thì vẫn coi như vợ chồng cùng đóng góp công sức vào việc tạo lập khối tài sản chung Trong lao động của người chồng đã bao hàm cả lao động của người vợ và ngược lại, bởi vì nếu như không có vợ hoặc chồng chăm lo gia đình, bảo quản tài sản, chăm lo cho con cái tạo điều kiện cho người kia lao động tạo thu nhập thì khó có thể tạo ra được khối tài sản chung một cách trọn vẹn Đây chính là đặc trưng

mang tính chât cộng đông của cuộc sông vợ, chông.

Trang 21

Tài sản do vợ chồng tạo ra là những tài sản mà vợ chồng có được do công sức của vợ hoặc chồng tạo ra theo nghề nghiệp, chuyên môn của mỗi người hoặc do vợ và chồng cùng lao động, sản xuất tạo ra tài sản.

Những thu nhập do lao động, sản xuất kinh doanh là những thu nhập thường xuyên, cơ bản, chính đáng va chủ yếu của gia đình dé đảm bảo cuộc sống vật chat ồn định, lâu dai của gia đình Cho dù vợ chồng làm việc ở những ngành nghé khác

nhau với mức thu nhập khác nhau nhưng mọi thu nhập từ hoạt động lao động, sản

xuất kinh doanh của vợ chồng đều là tài sản chung của vợ chồng Quy định này là phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và cũng hoàn toàn phù hợp với quy định về quyền nhân thân của vợ chồng là tự do lựa chọn việc làm Chính công việc cũng như sức lao động của mỗi người đều góp phần vào khối tài sản chung trong gia đình.

Theo Điều 9 Nghị đinh số 126/2014/ND- CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GD năm 2014 thì “nhitng thu nhập hợp pháp khác ” của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xô số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng:

quyền tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng Bên cạnh đó, những thu nhập

hợp pháp khác còn là tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của BLDS đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước; Thu nhập hợp pháp khác

theo quy định của pháp luật.

Như vậy dù vợ chồng ở nhiều ngành nghề khác nhau, mức thu nhập khác nhau, song mọi thu nhập từ lao động, sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật HN&GD năm 2014 đều là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp vợ chồng có

thỏa thuận tài sản mà có quy định khác.

Trang 22

Thứ hai, hoa lợi, lợi tức phat sinh từ tai sản riêng của vợ, chồng.

Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thắc tài sản riêng của mình Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng.

Thư ba, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung Trong thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng có thể được người thân hoặc bạn bè tặng cho chung tài sản, hay có thể là vợ chồng được thừa kế chung Đối với tài sản vợ hoặc chồng được thừa kế riêng sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng khi có sự thé hiện ý chí của người sở hữu đồng ý nhập vào khối tai sản chung Đây là tài sản có tính chất đặc thù trong khối tài sản chung của vợ chồng, bởi tài sản này hình thành không phải dựa trên cơ sở vợ chồng tạo ra từ lao động, sản xuất mà nó hình

thành trên cơ sở ý chí định đoạt của người khác và phải tuân theo quy định của pháp

luật về tặng cho tài sản và pháp luật về thừa kế.

Nếu tặng cho động sản thì vợ chồng có quyền sở hữu chung kể từ thời điểm nhận tài sản (đối với động sản không phải đăng ký) hoặc từ khi xác lập kể từ thời điểm đăng ký (đối với động sản bắt buộc phải đăng ký) Trường hợp tặng cho bat động sản thì vợ chồng có quyền sở hữu chung kê từ thời điểm đăng ký tên cả hai vợ chồng Việc tặng cho phải được lập thành văn bản được công chứng, chứng thực Khi xác lập hợp đồng tặng cho vợ chồng tài sản thì hợp đồng tặng cho cần phải ghi rõ là cho vợ và chồng.

Thứ tw, quyền sử dung đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng (khoản 1 Điều 33 Luật HN&GD năm 2014).

Quyền sử dụng đất là một tài sản đặc biệt có giá trị lớn Đây là tài sản quan trọng của vợ chồng và của hộ gia đình cho nên việc xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung hoặc riêng theo nguyên tắc là nếu quyền sử dụng đất của vợ chồng có được trước thời kỳ hôn nhân; được tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân là

Trang 23

tài sản riêng Đối với quyền sử dụng đất mà vợ và chồng có được trong thời kỳ hôn nhân do Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, do vợ chồng nhận chuyên nhượng, do thừa kế chung, được tặng cho chung thì là tài sản chung của vợ chồng Vì vậy, việc quy định quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ, chồng có ý nghĩa bao đảm sự bình dang giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản, đồng thời đây cũng sẽ là một cơ sở pháp lý cần thiết cho vấn đề giải quyết tranh chấp về đất đai khi chia tài sản chung của vợ chồng.

Thứ năm, không có căn cứ dé chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Trong quan hệ hôn nhân, nhiều trường hợp không có sự phân biệt rạch ròi tài sản dẫn đến tài sản chung và tài sản riêng có sự trộn lan Do đó, nếu vợ chồng xảy ra tranh chấp về xác định tài sản chung riêng thì các bên có quyền đưa ra những chứng cứ nhăm chứng minh đó là tài sản riêng của mình, nhưng nếu mỗi bên đều không có chứng cứ chứng minh đó là tài sản riêng của mình thì coi đó là tài sản chung của vợ chồng (khoản 3 Điều 33 Luật HN&GD năm 2014) Quy định nay mang tính nguyên tắc suy đoán được áp dụng trong các trường hợp chia tài sản khi ly hôn hoặc các trường hợp khác khi có tranh chấp về tài sản của vợ chồng Có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng.

Thự sáu, tài sản chung xác lập dựa trên ý chí của các bên: “Tai sản chung của

vợ chong còn bao gôm cả những tài sản mà vợ chong thỏa thuận là tài sản chung” (khoản 1 Điều 33 Luật HN&GD năm 2014).

Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung Có những tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng do vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế, được tặng cho riêng về nguyên tắc đây là tài sản riêng, tuy nhiên những tài sản này sẽ là tài sản chung nếu như trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thỏa thuận coi là tài sản chung của vợ chồng Việc sáp nhập tài sản có thể thực hiện băng hành vi như vợ hoặc chồng tự mình sử

dụng tài sản riêng vào việc chung của gia đình hoặc đưa tài sản riêng cho chông

Trang 24

hoặc vợ định đoạt, chi tiêu chung hoặc vợ chồng thỏa thuận bằng lời nói Đối với tài sản là bất động sản thì việc nhập tài sản phải bằng văn bản có công chứng hoặc

chứng thực.

Quy định này hoàn toàn hợp lý và có cơ sở bởi vì trong cuộc sống gia đình, nhiều tài sản riêng của VỢ chồng được đưa vào sử dụng chung, phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của tất cả các thành viên trong gia đình Nếu cả hai vợ chồng đều có thỏa thuận và đồng ý nhập vào khối tài sản chung thì đó là tài sản chung của vợ chồng Quy định này mang tính mềm dẻo, linh hoạt, nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của vợ chéng về phạm vi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật nước ta là ưu tiên và khuyến khích việc xây dựng, củng có chế độ tai sản chung hợp nhất của vợ chồng, góp phan củng cố sự bền vững của gia đình Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 46 Luật HN&GD năm 2014.

* Tài sản riêng của vợ, chong (Điều 43 Luật HN&GP năm 2014) bao gom: Thứ nhất, tài sản hình thành trước khi kết hôn

Theo quy định tại Điều 43 Luật HN&GD 2014 thì tài sản mà mỗi bên vo, chồng có trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi người Tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn do chính công sức của vợ, chồng làm ra theo tính chất nghề nghiệp, công việc của minh, cũng có thé có được do người khác chuyền dịch từ quyền tài sản của họ cho người vợ, chồng thông qua các giao dịch dân sự cũng như được tặng, cho riêng, thừa kế riêng Vì thế, trước khi kết hôn, với tư cách là một công dân, theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền có tài sản riêng và có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với những tài sản riêng.

Quy định tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn là tài sản riêng

của VỢ chồng đã bảo vệ được quyền sở hữu cá nhân của vợ, chồng, là căn cứ pháp

lý bảo đảm tài sản riêng của vợ chồng khi giải quyết tranh chấp trên thực tế; đồng thời phù hợp với quy định quyền sở hữu riêng của công dân được Hiến pháp ghi

nhận và bảo vệ.

Trang 25

Thứ hai, tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn

Tài sản riêng hình thành do những căn cứ riêng do luật quy định trong thời kỳ

hôn nhân Tài sản có nguồn gốc không phải do vợ chồng cùng nhau tạo lập mà có nguồn sốc từ việc một bên vợ hoặc chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng

trong thời kỳ hôn nhân.

Xét về nguồn gốc tài sản, những tài sản mà vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thuộc quyên sở hữu riêng của vợ chồng Luật HN&GD Việt Nam năm 2014 đã quy định những tài sản này thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của các chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, chuyền dịch tài sản của mình cho mỗi bên vợ chồng được hưởng Bởi lẽ ý chí của chủ sở hữu chỉ tặng riêng cho, hoặc dé lại di chúc trước khi chết chỉ cho vợ, chồng được hưởng di sản của họ chứ không phải cho chung cả hai vợ chồng Những tài sản này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân, theo công sức và thu nhập của vợ, chồng, nên không thể tính thuộc vào khối tài sản chung của vợ chồng Thực tế những tài sản này mà vợ, chồng được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân thường do những người có thân thích, bạn bè của vợ, chồng mỗi bên cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng những giá trị di san đó Có thé do cha me tặng riêng cho con trong ngày cưới; cha

mẹ chồng, vợ trước khi chết đề lại di chúc cho riêng con mình là người chồng hoặc

người vợ được hưởng khối di sản đó Cần lưu ý trong trường hợp chủ sở hữu tuyên bố cho chung hai vợ chồng khối tài sản nào đó, tuy nhiên họ xác định kỷ phần giá trị tài sản từ trước cho mỗi bên vợ, chồng được hưởng thì về nguyên tắc phân tài

sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng: chỉ là tài sản chung khi vợ,

chồng tự nguyện hòa nhập tài sản chung hoặc có thỏa thuận tài sản đó là tài sản chung của vợ, chồng.

Đối với những đồ trang sức mà vợ, chồng được cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng tặng cho riêng trong ngày cưới là tài sản riêng, nhưng nếu những thứ đó được cha

Trang 26

mẹ cho chung cả hai người với tính chất là tạo dựng cho vợ chồng một số vốn nhất

định thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Đối với trường hợp, vợ chồng cùng hàng thừa kế theo pháp luật, phần di sản mà mỗi bên vợ, chồng được hưởng theo suất thừa kế bằng nhau, về nguyên tắc sẽ

thuộc khối tài sản riêng của vợ, chồng, chỉ là tài sản chung khi vợ chồng tự nguyện

nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng hoặc vợ chồng thỏa thuận là tài sản

Thứ ba, tài san mà vợ, chong được chia từ tài sản chung trong thời kỳ hôn

Hiện nay, yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thường được áp dụng trong trường hợp vợ, chồng có mâu thuẫn nhưng không muốn ly hôn mà chỉ yêu cầu chia tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ tài sản riêng hoặc trường hợp vợ chồng muốn chia tài sản chung để chủ động đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

Luật HN&GD năm 2014 đã hoàn thiện thêm quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phan hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật HN&GD Thỏa thuận này phải được lập thành văn bản và phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật Việc thỏa thuận này

phải được thực hiện theo đúng ý chí của vợ chồng, hoàn toàn tự nguyện, không bị

lừa đối, ép buộc, không trái pháp luật và không nhăm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của một bên về tài sản Trường hợp nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết và sẽ áp dụng Điều 59 Luật HN&GD năm 2014 dé giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chong.

Sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản mà vợ, chồng đã được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác Phan tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chong

Trang 27

(khoản 1 Điều 40 Luật HN&GD năm 2014) Quy định này đã được cu thé hóa tai Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, theo đó:

“1 Việc chia tài sản chung của vợ chông trong thời kỳ hôn nhân không lam chấm dứt chế độ tài sản của vợ chỗng theo luật định.

2 Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chong có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức

phat sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác cua vo,

chong là tài sản riêng của vợ, chong.

3 Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chong có hiệu lực, nếu tài san có được từ việc khai thác tài sản riêng của vo, chong mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động san xuất, kinh doanh của vợ, chong hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chong.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tài sản mà vợ, chồng có được do thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi bên

VỢ, chồng, bao gồm: tài sản được chia, toàn bộ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

được chia, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên vợ, chồng sau khi chia tài sản chung.

Tài sản được chia chính là tài sản có nguồn gốc từ khối tài sản chung của vợ

chồng Sau đó, do có sự thỏa thuận của vợ chồng hoặc do một phán quyết có hiệu

lực của Tòa án về việc chia tài sản chung của vợ chồng mà tài sản đó được chuyên

thành tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng.

Xuất phát từ mục đích của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là do vơ, chồng muốn xác lập quyền sở hữu riêng của mình đối với một phan tài sản (tài sản được chia) và chủ động trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản này,

do đó pháp luật hiện hành không chỉ quy định tài sản được chia trong thời kỳ hônnhân là tài sản riêng mà còn xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được

chia cũng thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng Trừ trường hợp các bên có

thỏa thuận khác.

Trang 28

Thứ tư, tài sản được hình thành từ tài sản riêng cua vo, chong.

Khoản 2 Điều 43 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Tai sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chong cũng là tài sản riêng của vợ, chong” Xét về nguồn géc tài sản, đây là tài sản riêng của vợ, chồng có thể là tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân hay tài sản vợ, chồng có trước khi kết hén, nhưng được vợ, chồng chuyển hóa bằng cách như bán đi rồi mua tài sản khác hoặc đổi thành tài sản khác Ví dụ như bố mẹ cho người con tiền trước khi người con kết hôn nhưng sau khi kết hôn, người con dùng số tiền này để mua xe ô tô Vậy thì chiếc xe ô tô được coi là hình thành từ tài riêng và là tài sản riêng của vợ, chồng Quy định như vậy là phù hợp bởi suy cho cùng những tài sản hình thành từ tài sản riêng đều do tài sản riêng của vợ, chồng mà có được.

Thứ năm, tài sản riêng khác của vợ, chông theo quy định của pháp luật

Ngoài những tài sản nêu trên, Luật HN&GD năm 2014 đã quy định thêm về tài sản riêng khác theo quy định của pháp luật Tại Điều 11 Nghị Định

126/2014/NĐ-CP, tài sản riêng khác bao gồm:

Một là, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm: “Đối tượng quyên tác giả bao gom tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyên liên quan đến quyên tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tỉnh mang chương trình được mã hóa; Đối tượng quyển sở hữu công nghiệp bao gom sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dan, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dan địa lý; Đối tượng quyên đối với giống cây trong là vat liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch ”.

Hai là, tài sản mà vợ, chồng xác lập quyên sở hữu riêng theo ban án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thâm quyền khác.

Ba là, khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp

luật về ưu đãi người có công với cách mang; quyền tài sản khác gắn liền với nhân

thân của vợ, chông.

Trang 29

1.2.1.3 Căn cứ xác định nghĩa vu của vợ chong đối với tài sản:

Việc phân định nghĩa vụ tài sản của vợ, chồng là chung hay riêng có y nghĩa rất quan trọng vì nó sẽ quyết định người phải thực hiện nghĩa vụ và tài sản nào sẽ được sử dụng dé thanh toán nghĩa vụ đó Luật HN&GD năm 2014 đã quy định cụ thể các loại nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản.

Nhờ đó sẽ tránh được tình trạng việc xác định loại nghĩa vụ chung hay riêng sẽ

thiên về ý chí chủ quan của thầm phán Tuy nhiên, để xác định được các nghĩa vụ này, các nhà làm luật cũng phải dựa trên những căn cứ cụ thể như sau:

- Dựa vào ¥ chi tự nguyện của vợ chong

Một giao dịch do cả hai bên vợ chồng cùng xác lập thì bao giờ ta cũng xác định giao dịch đó xuất phát từ ý chí thỏa thuận chung của vợ chồng Khi đó, cho dù giao dịch được xác lập nhằm mang lại lợi ích cho mình vợ hoặc mình chồng thì mọi khoản nợ phát sinh từ giao dịch đều được coi là nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ chồng Trong trường hợp chi một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch thì phải xem xét ý chí của bên còn lại Nếu bên kia đồng ý thì nghĩa vụ phát sinh từ giao

dịch được xác định là nghĩa vụ chung của vợ chồng Trái lại, nếu việc xác lập, thực

hiện các giao dịch chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện theo ý chí riêng của mình và bên kia không đồng ý hoặc không biết thì về nguyên tắc, giao dịch được xác lập chỉ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ về tài sản riêng của người đã xác lập

giao dịch.

Căn cứ này được đưa ra nhằm phân định trách nhiệm chung hay riêng về tài sản của vợ chồng là khá hợp lý vì xuất phát từ tư cách chủ sở hữu đối với tài sản riêng nên vợ, chồng có thể tự mình quyết định thực hiện các giao dịch mà không phải hỏi ý kiến của bên kia Do vậy, khi giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ, chỉ bên xác lập, thực hiện giao dịch mới phải chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh từ nó Tuy nhiên đây chỉ là nguyên tắc cơ bản để phân định các khoản nợ dựa

trên căn cứ là ý chí người thực hiện giao dịch, không phải trường hợp nào tài sản

được đưa vào là tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng thì nghĩa vụ phát sinh từ

giao dịch cũng được xác định là nghĩa vụ riêng của người có tài sản đó Đê đánh giá

Trang 30

đúng bản chất của nghĩa vụ đó xác định được chủ thể thực sự phải chịu trách nhiệm

thì phải xem xét các trường hợp sau đây:

Trường hợp tài sản tham gia vào giao dịch là tài sản riêng của chính người xác

lập giao dịch đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân về những hậu quả xảy ra bằng tài

sản riêng của mình.

Trường hợp tài sản tham giao dịch là tài sản riêng của người vợ hoặc người

chồng của người xác lập giao dịch Tài sản riêng của mỗi người thì chỉ người đó có quyền thực hiện các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản đó cho dù là vợ hay chồng nếu không có sự thỏa thuận hay ủy quyền thì cũng không có quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hay chồng mình Vì thế, nếu một bên vợ hoặc chồng

sử dụng, định đoạt tài sản riêng của người kia vào các giao dịch mà không có sự

đồng ý của người đó thì người đã xác lập giao dịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch bằng tài sản riêng của mình, đồng thời, nếu gây thiệt hại cho tài sản của người kia thì phải bồi thường thiệt hại khi có yêu cầu Tuy nhiên, nếu vợ hoặc chồng biết hoặc buộc phải biết về việc chồng hay vợ mình đã sử dụng tài sản riêng của mình vào các giao dịch, mà không có ý kiến gi thì coi là mặc nhiên đồng ý cho người kia sử dụng tài sản đó để tham gia giao dịch Tùy vào từng trường hợp mà người có tài sản có thể đòi chồng hoặc vợ mình trả lại hay không cần trả lại khoản tải sản đó Mặc dù vậy, dé đảm bảo lợi ích cho người có tải sản riêng bị đem ra xác lập giao dịch thì người chồng hoặc người vợ đã xác lập giao dịch vẫn là người phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình về những nghĩa vụ phát

sinh từ giao dịch.

Tuy nhiên, đối với trường hợp đưa tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào giao dịch nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích, nhu cầu của gia đình thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch không thể được xác định là nghĩa vụ riêng của bên vợ hoặc chồng đã xác lập giao dịch mà đây sẽ là nghĩa vụ chung của cả vợ chồng mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia Trong trường hợp nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã được nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường

Trang 31

hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 46

Luật HN&GD năm 2014)

- Dựa vào quy chế pháp lý của từng loại tài sản

Nếu tài sản liên quan đến nghĩa vụ của vợ, chồng là bất động sản và là tài sản chung của vợ chồng mà vợ chồng cùng tham gia giao dịch và phát sinh nghĩa vụ thì xác định là nghĩa vụ chung; nếu một bên vợ, chồng tự ý thực hiện giao dịch mà không có sự đồng ý của bên kia mà phát sinh nghĩa vụ thì xác định đó là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng Đối với tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu cũng tương tự như vậy Nếu tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì giao dịch đối với người thứ ba thì người thứ ba luôn được coi là ngay tình và khi phát sinh nghĩa vụ thì đó là nghĩa vụ riêng của bên vợ chồng tham gia giao dịch Quyên lợi của người thứ ba vẫn được bảo vệ theo quy định chung của pháp luật Tuy nhiên, nếu vợ chồng đã thoả thuận từ trước đưa tài sản vào kinh doanh (Theo Điều 36 Luật HN&GD năm 2014) thì khi bên trực tiếp kinh doanh tham gia giao dịch và phát sinh nghĩa vụ thì đó là nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Dựa vào mục đích sử dụng tài sản

Điều 27 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các diéu 24, 25 và 26 của Luật này”.

Như vậy, hành vi làm phát sinh nghĩa vụ tài sản được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích

chung của gia đình hay lợi cho cá nhân của người thực hiện hành vi sẽ là căn cứ dé

xác định nghĩa vụ tài sản là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng của một bên vợ hoặc

Có thể thấy rằng, việc vợ hoặc chồng tham gia vào các giao dịch dân sự, kinh tế có thể xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau trong đó có thể phân thành hai

nhóm chính là mục đích mang lại lợi ích chung cho gia đình và thứ hai là mục đíchmang lại lợi ích riêng cho bản thân Theo đó, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ các loạigiao dịch này được xác định là nghĩa vụ chung hay nghĩa vụ riêng tương ứng vớitừng loại mục đích trên của giao dịch Trong đó, những giao dịch có mục dich là thu

Trang 32

được lợi ích cho riêng cá nhân người vợ hoặc người chồng tham gia giao dịch thì về nguyên tắc sẽ làm phát sinh những nghĩa vụ riêng về tài sản Điều này là hợp lý bởi khi giao dịch chỉ mang lại lợi ích cho một bên vợ hoặc chồng, do họ tự xác lập và thực hiện thì trách nhiệm tài sản mà giao dich đó mang lại không thé bắt buộc bên vợ hoặc chồng kia phải cùng chịu trách nhiệm vì sẽ làm ảnh hưởng đến quyền và lợi

ích hợp pháp cũng những người này.

Còn nếu, giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản được thực hiện trên cơ sở vì lợi ích chung của gia đình hay vì lợi cho cá nhân của vợ hoặc chồng nhưng bên kia vẫn đồng ý để vợ, chồng của mình xác lập giao dịch và sử dụng tài sản chung của VỢ chồng dé thực hiện giao dịch thì nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch đó sẽ được xác

định là nghĩa vụ chung.

1.2.2 Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng khi vợ chong áp dung chế độ tài sản theo thoả thuận

Trên cơ sở các điều kiện phát triển về kinh tế - xã hội, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong đó có quyền tự do định đoạt về tai sản mà Hiến pháp 2013 đã ghi nhận cũng như quá trình hội nhập Quốc tế, nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời đã ghi nhận bồ sung chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận Có thé nói đây là bước phát triển mới của Luật HN&GD 2014 về chế định tài sản của vợ chồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng Theo đó, nếu vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì việc xác định tài sản chung của vợ chồng: tài sản riêng của vợ, chồng phải dựa vào nội dung cụ thé của thỏa thuận tài sản vợ chồng đã được lập.

Theo quy định của Luật HN&GD năm 2014, vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận Với chế độ tài sản này, pháp luật đã dự liệu trước về căn cứ, nguồn gốc, thành phan các loại tài sản chung và tai sản riêng của

VỢ, chồng: quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường

hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng: phương thức thanh toán liên quan tới các khoản nợ chung hay nợ riêng của vợ, chồng Theo Điều 47 Luật HN&GD năm 2014: “Trong trường hop hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản

Trang 33

theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực Chế độ tài sản của vợ chông theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng kỷ kết hon”.

Để xác định tài sản chung, tài sản riêng khi vợ, chồng áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận, cần căn cứ vào nội dung thoả thuận về tài sản của vợ chồng (quy định tại Điều 48 Luật HN&GD năm 2014) mà không trái với các quy định chung và các nguyên tắc cơ bản của chế độ tài sản gồm: “Vợ, chông bình đẳng với nhau về quyên, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập; Vợ, chỗng có nghĩa vụ bảo đảm diéu kiện dé đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình; Việc thực hiện quyên, nghĩa vụ về tài sản của vợ chong mà xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của vợ, chong, gia đình và của người khác thì phải bôi thường ” (theo Điều 29

Luật HN&GD năm 2014).

Nếu phần thoả thuận nào trái với nguyên tắc chung sẽ bị vô hiệu, khi đó, việc

xác định tài sản chung, tài sản riêng trong trường hợp này sẽ căn cứ vào thời kỳ hôn

nhân và nguồn gốc tài sản như chế độ tài sản theo luật định đã phân tích ở phần

Nham đảm bảo giữ vững tính cộng đồng của hôn nhân, đảm bao cho lợi ích

chung của gia đình, của con cái, Luật HN&GD năm 2014 đã đưa ra những nguyên tắc, những điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận:

Điều kiện về nội dụng:

Theo khoản 1 Điều 50 Luật HN&GD năm 2014 quy định thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu khi thuộc một trong các

trường hợp:

- Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật

dân sự và các luật khác có liên quan;

- Vi phạm một trong các quy định chung về chế độ tài sản của vợ chồng tại các Điều 29, 30, 31, 32 của Luật này;

Trang 34

- Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyên, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên

khác trong gia đình.

Mặc dù vợ, chồng có quyền tự do thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng nội dung của thỏa thuận phải đảm bảo tôn trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế cũng như quyên, lợi ích hợp pháp của các thành viên khác trong gia đình cũng như

người thứ ba.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị coi là vô hiệu khi không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong các trường hợp:

+ Một trong hai bên vợ, chồng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

+ Mục đích và nội dung của thỏa thuận vi phạm điều cắm của pháp luật hoặc

trải đạo đức xã hội.

+ Một trong hai bên vợ, chồng không tự nguyện khi thỏa thuận (bị lừa dối,

cưỡng ép ).

+ Thỏa thuận không tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức.

Thỏa thuận về chế độ tài sản cũng không phát sinh hiệu lực nếu việc kết hôn không tuân thủ điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật HN&GD năm

Điều kiện về hình thức

Về điều kiện hình thức, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận quy định tại Điều 47 Luật HN&GD năm 2014 Khi hai bên lựa chon chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thành văn bản Không những thế văn bản này bắt buộc phải được lập trước khi kết hôn Nếu khi kết hôn mà vợ chồng không có thoả thuận lập chế độ tài sản thì chế độ tài sản cua vo chồng theo luật định mặc nhiên được áp dụng.

Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng liên quan đến quyền lợi của vợ, chồng, các con và quyên lợi của người thứ ba Do đó, luật HN&GD năm 2014 quy định thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản phải được công chứng hoặc chứng

thực.

Trang 35

Sau khi đã được lập, văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng vẫn

chưa phát sinh hiệu lực ngay cả khi đã được công chứng hoặc chứng thực Văn bản

này chỉ phát sinh hiệu lực hay nói cách khác chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận chỉ được chính thức xác lập kê từ ngày vợ chồng đăng ký kết hôn và chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân do chế độ tài sản của vợ chồng luôn gan liền với hôn nhân Trong trường hợp việc kết hôn không xảy ra, thỏa thuận về xác lập chế độ tài

sản trong hôn nhân mặc nhiên bị vô hiệu.

Cũng theo quy định của Điều 17 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đối, bố sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định Đồng thời, thỏa thuận sửa đôi, bé sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Thỏa thuận sửa đôi, bô sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực (khoản 1 Điều 18 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) Do đó, việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng phải căn cứ vào thời điểm có hiệu lực của việc xác lập thoả thuận về tài sản, các thời điểm sửa đổi, bổ sung nội dung thoả thuận về tài sản

Điều 15 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP cũng quy định trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thé thỏa thuận về

xác định tài sản theo một trong các nội dung:

- Tài sản giữa vợ và chong bao gém tài sản chung và tài sản riêng của VỢ, chong;

- Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chong có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân déu

thuộc tài sản chung;

- Giữa vợ và chông không có tài sản chung mà tat cả tài sản do vợ, chong có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân déu thuộc sở hữu

riêng của người có được tài sản đó;

Trang 36

- Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chong.

1.2.3 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chong khi ly hôn Nguyên tắc là những tư tưởng chính trị pháp lý mà pháp luật quy định ra dé hướng các chủ thể tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ HN&GĐ nói riêng, việc tuân thủ các nguyên tắc này góp phan đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời cũng là căn cứ cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh Việc giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn phải thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc quy định tại Điều 59 Luật HN&GD 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

Thứ nhất, tôn trọng sự thoả thuận hợp lý của vợ chồng.

Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận chia tài sản chung của vo chồng với nhau Quyên tự định đoạt của đương sự là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Việc giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn cũng được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận hợp lý của vợ chong.

Khoản 1 Điều 95 Luật HN&GD quy định:

“Trong trường hop chế độ tài sản của vợ chông theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cau của vợ, chong hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điễu này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chong theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không day du, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết ”

Nguyên tắc này đã thể hiện rõ nhất quyền tự do cam kết thỏa thuận của công dân, tôn trọng ý chí tự nguyện, tự quyết định của các bên vợ, chồng trên cơ sở thỏa thuận không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội Nếu thỏa thuận giải quyết về tài sản, các bên có thể nêu tâm tư, nguyện vọng của mình và những khó khăn gặp phải sau khi ly hôn Từ đó, Thâm phán hòa giải để các bên thống nhất với nhau

Trang 37

trong việc phân chia tài sản nhằm đảm bảo cuộc sống của mỗi bên cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của con chung sau khi ly hôn, nhất là các con chưa thành niên, con đã thanh niên bị mất năng lực hành vi dân sự Việc thỏa thuận thành công có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ đáp ứng được nguyện vọng của các bên mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các van đề phát sinh như: Tòa án không cần phải xác định đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng, giúp tiết kiệm thời gian, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp kéo dài; đối với việc thi hành án thì việc thi hành án cũng được tiến hành một cách dễ dàng,

nhanh chóng.

Thứ hai, đảm bảo sự bình dang về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng.

Vợ, chồng đều có quyền bình đăng trước pháp luật, bình dang trong việc hưởng các quyền dân sự do pháp luật quy định Trên cơ sở đó, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi Tuy nhiên, nguyên tắc này không phải lúc nào cũng dựa trên nguyên tắc này mà phải chia cho phù hợp với thực tế, mà có thé còn phải căn cứ vào hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung Tài sản của vợ, chồng tạo ra trong suốt thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng không phân biệt công sức đóng góp của mỗi bên có đều nhau hay không Do tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân nên không phân biệt công sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng trong việc tạo ra tài sản Về nguyên tắc này, mọi tài sản do vợ chồng tạo ra hoặc chỉ do một bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng Vì vậy, giải quyết tranh chấp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo nguyên tắc chia đôi tài sản chung nhằm đảm bảo được sự bình đăng giới trong quan hệ vợ chồng Tuy nhiên, khi chia tài sản chung của vợ chồng cũng cần xem xét đến hoàn cảnh của mỗi bên như hoàn cảnh kinh tế hay yếu t6 sức khỏe là điều kiện riêng của vợ hoặc chồng mà các bên có thể gặp phải sau khi ly hôn; cũng có thể xem xét đến công sức đóng góp của môi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triên tài sản này Từ

Trang 38

đó, giải quyết chia tài sản chung của vợ chồng một cách hop lý, phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo được quyên lợi hợp pháp của các bên đương sự.

Thứ ba, đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ, chồng trong sản xuất, nghề

Pháp luật nước ta cho phép mọi cá nhân có quyền thu nhập hợp pháp trong các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ và những thu nhập khác từ tiền lương, tiền thưởng Vì vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền sản xuất kinh doanh các ngành nghề phù hợp với khả năng, chuyên môn của mình Vợ chồng có thê mở cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc dùng một phần tài sản chung sử dụng vào mục đích kinh doanh với người khác tạo ra thu nhập cho gia đình Vo, chồng khi tham gia quan hệ này với người khác có thể nhân danh vợ chồng hoặc nhân danh ban thân mình nhằm đảm bảo cuộc sông chung của vợ, chồng và của gia đình Vì vậy, tài sản chung của vợ chồng có thể là toàn bộ tài sản dùng để sản xuất kinh doanh hoặc một phần vốn trong các doanh nghiệp, trong các thành phần kinh tế và các tư liệu sản xuất thể hiện dưới dạng vật chất khác của tài sản theo tính chất là động san hay bat động sản Việc chia tài sản chung của vo chồng khi giải quyết ly hôn có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp của một bên và ảnh hưởng đến quyên lợi của người thứ ba cùng tham gia sản xuất, kinh

doanh Pháp luật dự liệu trường hợp này nên đã quy định: “Bao vệ lợi ích chính

dang của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có diéu kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập ”.

Thư tw, đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động.

Nguyên tắc này đã đảm bảo được quyền lợi của người vợ sau khi ly hôn và con chưa thành niên, con mất năng lực hành vi dân sự, bi tàn tật có điều kiện sống tốt hơn, hạn chế, giảm thiểu bớt khả năng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất sau khi vợ chồng ly hôn.

Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, pháp luật quy định Tòa án xem xét để

bảo vệ, quyền, lợi ich hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mat

Trang 39

năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Xuất phát từ đặc điểm về thê chất và tinh thần, người phụ nữ và các con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động là những đối tượng dễ bị xâm hai, dé bị tốn thương nên pháp luật đặc biệt quan tâm, bảo vệ Người phụ nữ có những hạn chế nhất định về sức khỏe, điều kiện lao động, học tập nên họ là những người yếu thé, thiệt thoi nhất trong gia đình cũng như xã hội Đối với các con chưa thành niên, các con đã thành niên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động là những người chưa phát triển đầy đủ hoặc có hạn chế về thé chất và tinh thần nên khả năng lao động tạo ra thu nhập bị hạn chế, cần được quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ của các thành viên khác trong gia đình Chính vì lẽ đó, khi ly hôn Tòa án sẽ phải xem xét tạo điều kiện về chỗ ở, kinh tế cũng như các điều kiện học tập, chữa bệnh, phục hồi chức năng của người vợ và các con Nguyên tắc này đảm bảo được quyền lợi của người vợ sau khi ly hôn và con chưa thành niên, con mat năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật có điều kiện sống tốt hơn, hạn chế, giảm thiểu khả năng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất sau khi vợ chồng ly hôn.

Thứ năm chia tài san băng hiện vật hoặc theo giá tri.

Trong đời sống vợ chồng, tài sản chung được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân rất da dang và phong phú, có thé là các động sản và bat động sản, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản Vì vậy, khi phân chia tài sản chung của vợ chồng là các vật (bao gồm động sản và bất động sản) cho mỗi bên, pháp luật cho phép Tòa án có quyền phân chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị tùy vào yêu cầu của các bên cũng như các điều kiện thực tế khác Quy định này góp phần hạn chế những hệ quả xấu khi chia tài sản chung của vợ khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể chia bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị, nếu chia bằng hiện vật thì phải bảo đảm vật

phải sử dụng được sau khi chia, cho nên sẽ xảy ra trường hợp một bên sẽ được nhận

tài sản có giá trị lớn hơn bên kia Vì vậy, pháp luật quy định bên nào nhận phần mình được hưởng lớn hơn phan bên kia thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh

lệch tài sản đó.

Trang 40

1.2.4 Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chong khi ly hôn trong một số trường hợp cụ thể

1.2.4.1 Chia tài sản của vợ chong khi vợ chong sống chung với gia đình Tại Điều 61 Luật HN&GD năm 2014 quy định như sau:

“1 Trong trường hợp vợ chong sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chông trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chông được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chong vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tai sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình Việc chia một phân trong khối tài sản chung do vợ chong thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu câu Tòa án giải quyết.

2 Trong trường hop vợ chong sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chong trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phan thì khi ly hôn, phan tài sản của vợ chong được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điễu 59 của Luật này ”

Trong thực tế đời sống xã hội, sau khi kết hôn, nhiều đôi vợ chồng cùng sống chung với gia đình cha mẹ chồng hoặc cha mẹ vợ Một mặt, đây là phong tục, tập quán của một sé vung miền, một mặt việc sống chung này tạo điều kiện dé con cháu

được chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ và ngược lại, ông bà, cha mẹ cũng có

điều kiện giúp đỡ con cháu Điều này là phù hợp với truyền thống đùm bọc, đoàn kết của gia đình Việt Nam Quá trình sống chung cùng gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã có công sức tạo lập, đóng góp làm phát triển khối tài sản cho gia đình Khi ly hôn, họ có quyền yêu cầu được xem xét và chia một phan tài sản từ công sức minh đóng góp Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau và với gia đình nha chồng hoặc nhà vợ thì tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo thỏa thuận đó Trường hợp mà không thỏa thuận được thì vợ, chồng hoặc gia đình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết Chia tài sản vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình, Tòa án

cân xem xét thật kỹ những vân đê sau:

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w