1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Đưa Vào Kinh Doanh Khi Ly Hôn.pdf

51 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Đưa Vào Kinh Doanh Khi Ly Hôn
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 841,1 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. (8)
    • 1.1. Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn9 (8)
      • 1.1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn (8)
      • 1.1.2. Đặc điểm của chia tài sản của vợ chồng khi đưa vào kinh doanh khi ly hôn (13)
      • 1.1.3. Ý nghĩa của quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi (16)
    • 1.2. Quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh (19)
      • 1.2.1. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình (19)
      • 1.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn theo pháp luật về (23)
  • CHƯƠNG 2 (28)
    • 2.1. Trường hợp có chuyển dịch quyền sở hữu từ tài sản của vợ chồng sang tài sản công ty, doanh nghiệp (28)
      • 2.1.1. Chia tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong công ty cổ phần (28)
      • 2.1.2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (34)
    • 2.2. Trường hợp không có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của vợ chồng sang tài sản công ty, doanh nghiệp (41)
      • 2.2.1. Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh (41)
      • 2.2.2. Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp tư nhân (44)

Nội dung

Ba nhóm công trình nghiên cứu kể trên, phần lớn các tác giả đã phân tích, đánh giá việc áp dụng pháp luật, nhận diện những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật về chia tài

Khái quát về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn9

1.1.1 Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn

Tài sản theo ý nghĩa thông thường là “của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu” 1 Theo thuật ngữ pháp lý thì “tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo như mẫu đã thỏa thuận giữa các bên, tiền và giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản” 2 Pháp luật hiện hành cũng có định nghĩa về tài sản, theo đó, “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” 3

Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc chế độ tài sản theo luật định 4 Nếu lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó bị tuyên bố vô hiệu hoặc phát sinh những vấn đề chưa được thỏa thuận, thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng chế độ tài sản theo luật định Tài sản của vợ chồng có thể bao gồm tài sản chung và tài sản riêng Khoản 1 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014 theo hướng liệt kê các loại tài sản chung của vợ chồng “tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” Tài sản này chỉ có thể tồn tại giữa những người có quan hệ vợ chồng

- tức là có đăng ký kết hôn và được pháp luật thừa nhận Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đối với trường hợp là “hôn nhân thực tế”, nam, nữ sống chung trước ngày 3/1/1987 mà không đăng ký kết hôn nhưng thỏa các điều kiện công nhận hai người là

1 Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 884

2 Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, tr 685.

4 Khoản 1 Điều 28 Luật HNGĐ năm 2014 vợ chồng thì thời kỳ hôn nhân tính từ ngày sống chung Tài sản chung của vợ chồng phát sinh từ thời điểm các bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng 5

Các căn cứ để xác định tài sản chung theo quy định của Luật HNGĐ năm 2014 dựa vào: thời điểm phát sinh, nguồn gốc hình thành, ý chí của vợ chồng và suy đoán pháp lý Đầu tiên, “tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân từ thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và các thu nhập hợp pháp khác có được trong thời kỳ hôn nhân” Đây được xem là phần tài sản chủ yếu trong khối tài sản chung của vợ chồng Cách thức tạo ra phần tài sản này đến từ việc vợ, chồng trực tiếp lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh có được Vợ, chồng đầu tư, kinh doanh thì phần hoa lợi, lợi tức dù phát sinh từ tài sản riêng nhưng trong quan hệ hôn nhân sẽ được xem là tài sản chung của vợ chồng Các khoản thu nhập hợp pháp khác có được của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp; tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước; thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật 6 Nhưng đối với khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng thì dù phát sinh trong thời kỳ hôn nhân vẫn xem là tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

Thứ hai, dựa vào nguồn gốc tài sản “tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung” Nếu người tặng cho xác định phần quyền sở hữu của mỗi bên trong khối tài sản tặng cho thì tài sản này không được xem là tài sản chung của vợ, chồng Nếu người tặng cho không xác định phần quyền sở hữu, có ý chí muốn tặng cho cả vợ, chồng thì xem là tài sản chung của vợ, chồng Tương tự vậy, nếu thừa kế theo di chúc thì phần di sản để lại được xác định là tài sản chung nếu người để lại di chúc không

5 Khoản 1, 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ban hành ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình

6 Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HNGĐ chỉ định phần di sản cụ thể mà vợ, chồng được hưởng Nếu người để lại di chúc chỉ định người được hưởng thì là tài sản riêng của vợ, chồng Nhưng nếu là thừa kế theo pháp luật thì phần tài sản này không xem là tài sản chung vì trong các hàng thừa kế không có con dâu, con rể

Thứ ba, dựa vào ý chí của vợ, chồng,“tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” Phần tài sản này thường có từ việc không có sự rõ ràng trong cách xác định tài sản chung hay riêng; hoặc đến từ việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung dựa trên thỏa thuận của vợ chồng Khoản 2 Điều 46 Luật HNGĐ năm 2014 có quy định:

“Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó”

Cuối cùng là dựa vào nguyên tắc suy đoán pháp lý, theo đó,“trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được xem là tài sản chung” Nếu có tranh chấp xảy ra mà không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được xem là tài sản chung

Quyền của vợ chồng với việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung do vợ chồng tự thỏa thuận Với việc định đoạt tài sản chung trong các trường hợp tài sản là

“bất động sản; động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình” thì phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ, chồng 7

Căn cứ vào thời điểm phát sinh tài sản thì tài sản chung của vợ chồng là những tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân - khoảng thời gian tính từ ngày đăng ký kết hôn cho đến ngày chấm dứt hôn nhân Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất 8 BLDS Việt Nam xác định hình thức sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia 9 Trong quan hệ hôn nhân gia đình, pháp luật cho phép vợ chồng được phân chia tài sản chung của hai người Đối với phần tài sản sở hữu chung hợp nhất thì “các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối

8 Khoản 2 Điều 33 Luật HNGĐ năm 2014

9 Điều 213 BLDS năm 2015 với tài sản thuộc sở hữu chung” 10 Như vậy, vợ, chồng là các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung ngang nhau Không chỉ ràng buộc về quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ, chồng cũng ràng buộc bởi các nghĩa vụ pháp lý nhất định Hôn nhân càng dài, điều kiện phát triển của khối tài sản chung càng lớn Có thể thấy rằng nếu vợ, chồng càng có nhiều tài sản chung hợp nhất thì quyền và nghĩa vụ chung càng nhiều Từ quy định trên cho thấy pháp luật bắt buộc mỗi bên đều phải có sự đóng góp, quan tâm đến khối tài sản chung để bảo đảm nghĩa vụ của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng

Quy định của pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

1.2.1 Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình

Khi ly hôn, việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật HNGĐ năm 2014 như sau: “Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường

23 Khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014

24 Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014 hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác” Tuy nhiên, việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn là một trong những trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, do đó, để giải quyết triệt để vấn đề này, cần nghiên cứu các quy định của pháp luật về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Vợ và chồng có thể tự nguyện thoả thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác Trường hợp không tự thoả thuận được và có yêu cầu Toà án giải quyết, thì Toà án sẽ có thẩm quyền phân chia tài sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014

Theo Luật HNGĐ năm 2014, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ được xác định dựa trên những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, chia tài sản chung theo thoả thuận của vợ chồng

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó Tuy nhiên, nếu thoả thuận nhưng không có văn bản hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được áp dụng theo pháp luật Trong quá trình giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Trường hợp thỏa thuận không đầy đủ, không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng Luật HNGĐ năm 2014 về tài sản chung vợ chồng để giải quyết Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật để giải quyết

Như vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ thực hiện theo sự thỏa thuận của vợ chồng, khi hai vợ chồng không tự thoả thuận được việc chia tài sản chung thì Toà án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật Vợ chồng có thể tự thoả thuận phân chia tài sản, mà không cần yêu cầu Toà án giải quyết Và, quyền tự do thoả thuận, quyền tự do định đoạt tài sản của vợ và chồng không phải là vô hạn, mà việc thoả thuận đó phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của bên thứ ba có liên quan

Thứ hai, chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật

Theo khoản 1 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 thì tài sản chung sẽ được chia theo thoả thuận của vợ chồng Trường hợp không có thoả thuận được và có yêu cầu thì Toà án sẽ phân chia theo nguyên tắc chia đôi tài sản theo khoản 2 Điều 59, đồng thời Toà án sẽ phải cân nhắc đến các yếu tố hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để đảm bảo cho các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; và yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng Với từng căn cứ, Thông tư liên tịch số 01/2016 đã đưa ra cách hiểu nhằm tạo thuận lợi cho cơ quan tài phán trong quá trình giải quyết vụ việc trong thực tiễn 25

Có thể nói, trong số các yếu tố được người làm luật đề cập tại khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 thì công sức đóng góp của vợ, chồng là căn cứ cực kỳ khó xác định chuẩn xác và trong nhiều trường hợp chỉ mang tính chất tương đối Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung có thể là việc vợ, chồng đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong quá trình hình thành, duy trì và phát triển khối tài sản chung Người chồng (vợ) ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng (vợ) đi làm Bên nào có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn

Khi ly hôn, về nguyên tắc luật định, tài sản chung sẽ được chia đôi và có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng Để biết ai là người đã đóng góp công sức nhiều hơn vào khối tài sản chung đó thì vợ, chồng phải có nghĩa vụ chứng minh cho công sức đóng góp của mình Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng minh công sức của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và pháp luật khối tài sản chung là vô cùng khó vì nó không được quy định rõ ràng và cũng không có một quan điểm thống nhất cho vấn đề này Để xem xét công sức đóng góp trong mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ gìn, bảo quản tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, Toà án cần phải xem xét thật khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản, sự cần thiết và hiệu quả của

25 Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ban hành ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HNGĐ công sức đã bỏ ra trong việc tạo lập, phát triển, giữ gìn, bảo quản tài sản chung của vợ chồng

Bên cạnh đó, việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn có liên quan mật thiết đến nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong kinh doanh được minh định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 Lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập cần được hiểu là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải đảm bảo cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho phép vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản tương ứng Việc đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được xâm phạm đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự 26

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân Tuy nhiên, Toà án sẽ xét đến các yếu tố khác mà nhóm tác giả vừa đề cập ở nội dung trên Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng Toà án phải giải quyết thấu đáo vụ việc trên nhiều phương diện, cụ thể là 04 căn cứ tại khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 Theo khoản 3 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch Nguyên tắc này được hiểu là pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại cho bên kia bằng số tiền tương ứng Ví dụ, vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100

26 Điểm c khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ban hành ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HNGĐ triệu đồng 27 Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng, giá trị tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc 28

Do là trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn có tính đặc thù nên khi xây dựng Luật HNGĐ năm 2014 thì người làm luật đã có quy định riêng đối với việc phân chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn Trên nguyên tắc, bên đang thực hiện hoạt động kinh doanh được nhận tài sản để tiếp tục kinh doanh nhưng trên nguyên tắc tại Điều 59, họ phải thanh toán giá trị tương ứng cho bên vợ, chồng còn lại, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác Như vậy, với quy định này yêu cầu cơ quan tài phán khi giải quyết từng loại tranh chấp cụ thể liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn cần có sự tham chiếu đến pháp luật về kinh doanh nhằm tạo tính thống nhất, chính xác trong phán quyết

1.2.2 Chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn theo pháp luật về kinh doanh

Khi các bên vợ chồng có ý muốn kinh doanh thì trước khi đưa tài sản chung vào kinh doanh, họ sẽ phải chọn loại hình kinh doanh Tùy theo mục đích, nhu cầu, khả năng kinh doanh, quy mô vốn cũng như lĩnh vực muốn kinh doanh mà vợ chồng lựa chọn các loại hình kinh doanh có tư cách pháp nhân như công ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, công ty cổ phần… hay loại hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân như DNTN hoặc kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh… Cho dù chọn loại hình thì việc kinh doanh của vợ chồng đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật về kinh doanh Ở mỗi loại hình kinh doanh sẽ có những đặc điểm riêng biệt được quy định trong Luật DN năm 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan Đối với loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần thì khi vợ chồng thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản chung bằng cách thức sử dụng tài sản chung góp vốn vào công ty, bên cạnh việc tuân thủ quy định của Luật HNGĐ năm 2014 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung thì còn phải thực hiện quy định của pháp luật doanh nghiệp như

27 Điểm c khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ban hành ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HNGĐ

Trường hợp có chuyển dịch quyền sở hữu từ tài sản của vợ chồng sang tài sản công ty, doanh nghiệp

Trong thực tiễn xét xử, các vụ tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn trong trường hợp họ lựa chọn hình thức kinh doanh có sự chuyển dịch quyền sở hữu cho công ty khi thành lập, góp vốn hoặc mua cổ phần và quyết định của Tòa án hiện vẫn còn nhiều sự bất đồng trong cách giải quyết cũng như làm ảnh hưởng đến quyền quản trị của một trong hai bên khi cả hai cùng tham gia quản lý doanh nghiệp Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng, bên cạnh công ty cổ phần, công ty TNHH, nhà làm luật còn quy định loại hình công ty hợp danh Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty Thế nhưng, trong thực tiễn, nhóm tác giả chưa tìm thấy vụ việc có liên quan đến việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là phần vốn góp vào công ty hợp danh Do vậy, khi nghiên cứu cơ chế pháp lý về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi ly hôn, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích, luận giải cho hai trường hợp điển hình trong thực tiễn xét xử, bao gồm chia tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong công ty cổ phần; và trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng là phần vốn góp vào công ty TNHH

2.1.1 Chia tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong công ty cổ phần

Vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo và bị đơn là ông Đặng

Lê Nguyên Vũ 34 được xem như một trong những vụ việc có tính chất điển hình của việc phân chia tài sản chung của vợ chồng là cổ phần trong công ty cổ phần Nội dung vụ việc có thể được tóm tắt như sau: Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo trong đời sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân chủ yếu là do bất đồng trong việc điều hành các Công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên do đó dẫn đến ly hôn Được biết ông Vũ và bà Thảo là

34 Quyết định giám đốc thẩm số 01/2021/HNGĐ-GĐT ngày 11/03/2021 về “V/v tranh chấp về hôn nhân và gia đình” của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh những cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, bà Thảo còn là thành viên quản trị và được bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc thường trực Quá trình giải quyết vụ án, bà Thảo luôn có yêu cầu được nhận bằng hiện vật là cổ phần và phần vốn góp tại các công ty để thực hiện việc kinh doanh, vì bà Thảo là doanh nhân Tuy nhiên Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm căn cứ vào Điều 59 và Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014: Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị Theo Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh: Vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng Và xác định ông Vũ có đóng góp công sức nhiều hơn và chia cho ông V được hưởng 60% tổng tài sản, bà Thảo được hưởng 40% giá trị tài sản chung đồng nghĩa với việc chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho ông Vũ, giao cho bà Thảo bằng giá trị tương ứng

Tòa án nhận định rằng mâu thuẫn của bà Thảo không chỉ với ông Vũ mà còn với các cổ đông khác của Tập đoàn Trung Nguyên Do đó, nếu để bà Thảo tiếp tục là cổ đông và cùng quản lý điều hành các Công ty của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ dẫn đến những khó khăn cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của Tập đoàn Trung Nguyên, ảnh hưởng lớn tới sự ổn định, việc làm cho hàng ngàn công nhân đang hoạt động sản xuất tại các Công ty của Tập đoàn Trung Nguyên Tòa cũng cho rằng “bà Lê Hoàng Diệp Thảo và gia đình đã thành lập doanh nghiệp riêng sản xuất sản phẩm cùng loại để cạnh tranh với chính sản phẩm của Trung Nguyên, nếu như bà Thảo tiếp tục là cổ đông tại Trung Nguyên khi đã không còn quan hệ vợ chồng với ông Vũ, mâu thuẫn giữa hai người về quan điểm kinh doanh có thể gây nhiều trở ngại cho Tập đoàn Trung Nguyên Tuy nhiên bản án phúc thẩm sau đó đã bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định kháng nghị với lý do: Tòa án không thể xem xét, đánh giá toàn diện về số cổ phần, phần vốn góp và nhu cầu sử dụng của đương sự mà chia toàn bộ số cổ phần, phần vốn góp cho ông Vũ, giao cho bà Thảo bằng giá trị là không đúng, chưa đảm bảo quyền lợi của bà Thảo về quyền kinh doanh theo quy định của pháp luật 35

35 Tuyết Mai, “Kháng nghị giám đốc thẩm vụ ly hôn của ông chủ cà phê Trung Nguyên”, https://tuoitre.vn/khang- nghi-giam-doc-tham-vu-ly-hon-cua-ong-chu-ca-phe-trung-nguyen-2020040316132228.htm (truy cập ngày 24/7/2023)

Qua vụ việc có thể thấy vợ, chồng ông Vũ và bà Thảo có sự tranh chấp tài sản là cổ phần trong công ty Việc Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đều cho rằng áp dụng Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014 để phân chia số cổ phần là tài sản chung của vợ chồng trong Tập đoàn Trung Nguyên là phù hợp và đúng pháp luật Tuy nhiên, trường hợp Tòa án sử dụng Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014 để phân định quyền sở hữu cổ phần trong Tập đoàn Trung Nguyên là chưa có sự thuyết phục, bởi trong vụ việc của ông Vũ và bà Thảo là một trường hợp khác so với Điều 64 do việc kinh doanh được cả hai cùng nhau thành lập lúc còn trẻ; hơn cả thế, vợ, chồng ông Vũ đều có quyền quản trị trong Tập đoàn Nên việc Tòa án phán quyết chấp nhận cho ông Vũ dùng giá trị tương ứng để trả cho bà Thảo giá trị số cổ phần mà bà đang sở hữu là không hợp lý, với quyết định này ông Vũ đã sở hữu toàn bộ số cổ phần là tài sản chung của vợ chồng trong Tập đoàn Trung Nguyên và bà Thảo người đang sở hữu cổ phần là để xác lập tư cách cổ đông và từ tư cách cổ đông của mình bà Thảo sẽ xác lập các quyền của cổ đông (tùy theo tỷ lệ cổ phần, loại cổ phần sở hữu và thời gian nắm giữ) như các quyền về quản trị công ty (quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, quyền yêu cầu triệu tập và triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát ); quyền tài sản đối với cổ phần (chuyển nhượng, tặng cho, để thừa kế bằng cổ phần); quyền được chia cổ tức; quyền ưu tiên mua cổ phần mới khi công ty chào bán; quyền về thông tin, kiểm soát trong công ty Do vậy, nếu Tòa quyết định hoán đổi cổ phần và yêu cầu bà Thảo phải chấp nhận để đổi lấy bằng tiền, vô hình chung đã tước bỏ hàng loạt các quyền của bà Thảo, nói cách khác người đáng lẽ có quyền sở hữu và chi phối số cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp lại mất đi một số quyền của mình khi áp dụng Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014

Có thể thấy, tại khoản 1 Điều 127 Luật DN năm 2020 có quy định các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần Qua đó ta có thể thấy sự khác nhau giữa việc quy định quyền chuyển nhượng cổ phần của vợ, chồng đối với với tài sản chung đưa vào kinh doanh khi ly hôn của Luật

HNGĐ năm 2014 và Luật DN năm 2020, đây cũng có thể được xem là một chế định đặc thù của Luật DN Do đó những vấn đề liên quan đến việc chuyển nhượng, thay đổi, chấm dứt tư cách cổ đông phải được quyết định theo quy định của Luật DN Bởi lẽ việc Tòa án quyết định dựa vào Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014 và điểm c khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP để đi đến quyết định giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần của bà Thảo và thanh toán số tiền tương ứng với số cổ phần đó là chưa thực sự phù hợp với nội hàm của những điều khoản này

Như đã phân tích ở trên việc chia theo tỷ lệ 60:40 đối với cổ phẩn nếu chỉ đơn thuần là quyết định vợ, chồng ông Vũ mỗi người sẽ sở hữu số cổ phần này và vẫn nắm giữ với tỷ lệ tương ứng và lúc này bà Thảo có quyền chuyển nhượng, tặng cho số cổ phần này cho ông Vũ hoặc người thứ ba bất kỳ thì đó là quyền của của bà Thảo, và ông

Vũ cũng có các quyền tương tự, đó là trường hợp nếu Tòa án áp dụng Luật DN để giải quyết vụ việc của Tập đoàn Trung Nguyên Về nhận định này, tác giả Từ Thanh Thảo cũng đưa ra nhận xét “Họ chỉ có thể thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà bên kia được hưởng theo phương án phân chia tài sản, nghĩa là chúng ta chỉ có thể phân chia giá trị tài sản của cổ phần được định giá thành tiền, chứ Tòa sẽ không thể tước quyền sở hữu cổ phần của một bên và giao hết cho bên còn lại sở hữu Vì như thế là không đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu cổ phần của cổ đông theo quy định của Hiến pháp và pháp luật doanh nghiệp, pháp luật dân sự” 36

Theo quan điểm của nhóm tác giả, việc Tòa án xác định cách thức chia tài sản chung của vợ chồng ông Vũ và bà Thảo bằng việc quy đổi giá trị cổ phần bà Thảo đang sở hữu bằng giá trị tương đương có thể được xem trường hợp này Tòa án đang không bảo đảm thực thi nguyên tắc ưu tiên chia tài sản bằng hiện vật trong trường hợp tài sản có thể chia được bằng hiện vật Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã đưa ra nhận định “Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị Theo Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh:

Vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền

36 Từ Thanh Thảo, “Tòa án có được phép tước quyền sở hữu cổ phần của vợ 'vua cà phê'?”, https://nhadautu.vn/toa-an-co-duoc-phep-tuoc-quyen-so-huu-co-phan-cua-vo-vua-ca-phe-d20955.html (truy cập ngày 24/7/2023) được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng Cổ phần trong các công ty là tài sản chia được bằng hiện vật Quá trình giải quyết vụ án, bà Thảo luôn có yêu cầu được nhận bằng hiện vật là cổ phần và phần vốn góp tại các công ty để thực hiện việc kinh doanh, vì bà Th là doanh nhân Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét đánh giá toàn diện về số cổ phần, phần vốn góp và nhu cầu sử dụng của đương sự mà chia toàn bộ cổ phần, phần vốn góp cho ông Vũ, giao cho bà Thảo bằng giá trị là không đúng, chưa đảm bảo quyền lợi của bà Th về quyền được kinh doanh theo quy định của pháp luật” Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều

111 Luật DN năm 2020 xác định cổ phần: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần” Do đó Tòa chia theo giá trị và được quy đổi bằng tiền đối với cổ phần của bà Thảo là chưa phù hợp, bởi cổ phần là vật có thể chia được bằng hiện vật

Cổ phần trong công ty là tài sản có thể chia được bằng hiện vật, điều này đã có trong pháp luật Hoa Kỳ, cụ thể là ở án lệ Braswell v Braswell, 476 S.W.2d 37 Người vợ và chồng là cổ đông trong công ty, người chồng là chủ tịch và tổng giám đốc của công ty Khi ly hôn, người vợ muốn được chia số cổ phần của mình bằng giá trị tương ứng, cho rằng Tòa sơ thẩm đã lạm dụng quyền quyết định bằng cách chia bằng hiện vật đối các cổ phiếu thuộc sở hữu của các bên thay vì ra lệnh bán cổ phiếu, chia đều số tiền thu được cho các bên Bởi người vợ cho rằng có thể thu nhập từ số cổ phiếu trong tương lai thất thường, không kiểm soát được do người chồng vẫn là người nắm quyền kiểm soát công ty Tuy nhiên đến cuối cùng, Tòa án vẫn từ chối yêu cầu của người vợ về việc bán toàn bộ số cổ phần là tài sản chung để chia theo giá trị tương ứng cho mỗi bên, vì Tòa án cho rằng cổ phần trong một công ty có tổ chức chặt chẽ, một mình người chồng không thể tạo thành sự phân chia không công bằng đối với lợi nhuận nhận được từ cổ phần của người vợ

Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay việc vợ chồng đưa tài sản chung vào thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì quyền sở hữu chung của vợ chồng đối với phần tài sản đó sẽ được chuyển sang cho doanh nghiệp và hoàn toàn độc lập với vợ chồng hay nói cách khác tài sản của công ty độc lập với các thành viên góp vốn Và việc chia

Trường hợp không có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của vợ chồng sang tài sản công ty, doanh nghiệp

2.2.1 Chia tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh

Khi vợ chồng dùng tài sản chung để thành lập hộ kinh doanh thì giữa tài sản của hộ kinh doanh và tài sản chung của vợ chồng không có sự tách bạch rõ ràng Pháp luật có quy định khá rõ hộ kinh doanh là “một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam” đăng ký kinh doanh 45 Có nghĩa, trong một hộ gia đình có thể chỉ 01 người trong đó đứng ra thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh hoặc toàn bộ những thành viên trong gia đình đứng ra thành lập hộ kinh doanh Khi những cá nhân, hộ gia đình đó đã đăng ký hộ kinh doanh rồi thì họ sẽ không có quyền tiếp tục đăng ký thêm một hộ kinh doanh hoạt động đồng thời, song song nữa

Thông thường khi ly hôn các bên khó tìm được tiếng nói chung nên trong nhiều trường hợp vợ chồng không thể thoả thuận và phải nhờ đến sự can thiệp của Toà án Các vụ việc sau đây là một minh chứng điển hình:

Vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là anh Nguyễn Thế Ph và bị đơn là chị Thái Thị Thanh H:

Anh Ph và chị H tự nguyện đăng ký kết hôn ngày 04/02/2016 tại UBND xã Phước Hòa, huyện Tuy phước Sau khi kết hôn vợ chồng sống hạnh phúc vài tháng thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do tính tình không hợp nhau, chị H không nghe lời chồng, thường xuyên bỏ về nhà cha mẹ ruột ở Tháng 09/2018, anh Ph nộp đơn yêu cầu ly hôn nhưng được gia đình can ngăn nên anh đã rút đơn, vợ chồng hòa hợp được thời gian

45 Khoản 1 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp ngắn thì tiếp tục xảy ra nhiều mâu thuẫn Nay yêu cầu ly hôn chị H cùng với yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng 46

Bản án sơ thẩm số 292/2022/HNGĐ-ST ngày 09/9/2022 của Tòa án nhân dân huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã quyết định giao nhà và và quán cà phê thuộc thửa đất số 173, tờ bản đồ số 42 tọa lạc Thôn Tư C, Phước Th cho anh Nguyễn Thế Ph được quyền sở hữu, anh Ph có nghĩa vụ phải hoàn lại cho chị H 97.128.000 đồng Đình chỉ yêu cầu của chị H về việc chia thửa đất số 173, tờ bản đồ số 42 tọa lạc Thôn Tư C, Phước

Th và về việc yêu cầu chia số tiền 70.000.000 đồng mà chị H đã đưa cho anh Ph Tương tự, Tòa án cấp phúc thẩm cũng theo hướng chia nhà và đất cho anh Ph với lý do nhà và đất hiện nay anh Ph đang ở và bán quán cà phê có nguồn gốc từ vợ chồng bà H cho riêng con trai vào năm 2019, bà chỉ cho con trai chứ không cho con dâu, hiện nay đã tách sổ và Ph đã đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Còn căn nhà hiện nay anh Ph đang ở và bán cà phê là do vợ chồng bà H xây dựng vào tháng 06/2019 với số tiền khoảng 120.000.000 đồng từ nguồn tiền của nhà nước cho mẹ chồng của bà là

Lê Thị C 40.000.000đ và tiền của vợ chồng bà H tích góp, khi cất nhà và xây quán chị

H không ở cùng nên không biết Tuy nhiên, xét công sức đóng góp của chị H nên Tòa án ra quyết định anh Ph có nghĩa vụ phải hoàn lại cho chị H 97.128.000 đồng

Trong vụ việc này, vợ chồng cùng kinh doanh quán cà phê dưới hình thức hộ kinh doanh nên nhìn chung tài sản trong quán cà phê vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng Nhưng do loại hình kinh doanh này không có sự phân biệt giữa tài sản của chủ sở hữu nên Tòa án đã căn cứ theo quy định tại Điều 64 Luật HNGĐ năm 2014, việc anh

Ph đang trực tiếp kinh doanh quán cà phê thì anh Ph có quyền nhận được tài sản đó và phải thanh toán phần giá trị tài sản tương ứng cho chị H Bên cạnh đó, Tòa án cũng căn cứ vào quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 với nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong kinh doanh để các bên có điều kiện tiếp tục kinh doanh sau khi ly hôn Từ đây, nhóm tác giả nhận thấy, phán quyết của Tòa án là đúng quy định của pháp luật HNGĐ cũng như pháp luật về kinh doanh

Vụ án ly hôn giữa nguyên đơn là chị Sỳ Lộc M và bị đơn là anh Lầm Chánh P:

46 Bản án số: 34/2022/HNGĐ-PT ngày 30/12/2022 về “V/v: Ly hôn, chia tài sản khi ly hôn” của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định

Chị M và anh P là vợ chồng hợp pháp từ ngày 02/4/1990 Đến năm 2014, các bên phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do anh P không chung thủy, còn vô cớ gây sự, cãi vã và đánh đập chị Chị nhiều lần tha thứ và cho anh P cơ hội sửa đổi nhưng anh P vẫn không thay đổi Vì thế mà mâu thuẫn ngày càng gay gắt và trầm trọng hơn Nay chị không còn tình cảm với anh P nên chị yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh P 47 Tuy nhiên, anh P không đồng ý ly hôn với chị M do vẫn còn tình cảm Anh

P và chị M thỏa thuận đồng ý về nuôi con chung nhưng vấn đề về tài sản chung vẫn chưa thỏa thuận được

Chị M và anh P đều tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị diện tích đất thổ cư 375,8m 2 trên đất gồm có một căn nhà bán hàng diện tích 120,6m 2 tường gạch, nền láng xi măng, mái tôn; căn nhà cấp 4, diện tích xây dựng 164m 2 , kết cấu tường gạch, nền gạch bông, mái tôn; nhà kho và các tài sản khác trên đất bao gồm nhà vệ sinh, hệ thống chân, bồn chứa nước và diện tích đất trồng cây lâu năm 394m 2 thuộc thửa số 41, tờ bản đồ số 48, xã P, huyện Đ, tỉnh Đồng Nai Quan điểm và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát huyện Đ và Tòa án cấp sơ thẩm quyết định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, giao diện tích đất thổ cư cho chị M cùng toàn bộ tài sản trên đất và giá trị hàng hóa chị M đang quản lý Giao cho anh P diện tích đất trồng cây lâu năm và toàn bộ tài sản trên đất và 01 chiếc xe ba gác ba bánh Chị Sỳ Lộc M phải thanh toán phần chênh lệch giá trị tài sản được chia cho anh Lầm Chánh P

Việc quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là phù hợp Bởi vì, xét đối với yêu cầu của chị M, chị M là phụ nữ, phải nuôi con và đang kinh doanh tạp hóa và có nhu cầu chỗ ở để nuôi con Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014 đã định liệu cơ chế bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập Do đó, Tòa án chấp nhận yêu cầu chia hiện vật là diện tích đất thổ cư 375,8m 2 cùng toàn bộ tài sản và toàn hộ hàng hóa trên đất cho chị M là phù hợp

Tuy anh P cũng có nhu cầu nhà ở và cũng có công sức đóng góp trong việc kinh doanh hộ gia đình, cụ thể là kinh doanh tạp hóa với chị M Nhưng anh P là nam giới khả năng tạo lập chỗ mới sẽ thuận tiện và việc canh tác đất nông nghiệp cũng sẽ thuận lợi

47 Bản án số 16/2018/HNGĐ-ST về “Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, Chia tài sản khi ly hôn” của Tòa án nhân dân huyện Đ, tỉnh Đồng Nai hơn chị M Nên yêu cầu chia tài sản là nhà đất và giá trị hàng hóa là không phù hợp với điều kiện thực tế của các bên Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của anh P

Kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước quá trình hội nhập diễn ra ngày càng sâu sắc Khi ly hôn, dù thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì Tòa án đều yêu cầu đương sự thể hiện ý kiến của mình về hai vấn đề quan trọng liên quan đến con chung và tài sản của vợ chồng Trên thực tế có nhiều trường hợp, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết về việc tranh chấp tài sản chung đưa vào kinh doanh khi ly hôn Pháp luật hiện hành hiện chỉ quy định quyền yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng khi vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng Trong khi đó, trong thực tiễn ở nước ta, có rất nhiều cặp vợ chồng cùng nhau kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w