Trước bối cảnh nền kinh tế phát triển toàn cầu, khi mà văn hóa không ngừng giao thoa và biến đổi thì việc nhận thức rõ ràng về văn hóa, pháp luật và sự tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LUẬT -*** -
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
BỘ MÔN: VĂN HÓA ĐẠI CƯƠNG
Đề bài: “Văn hóa chính là phổ rộng lớn nhất của pháp luật và pháp luật được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hóa” Bằng những hiểu biết về văn hoá và pháp luật, hãy phân tích và chứng minh nhận định trên
Họ và tên sinh viên: Vũ Phương Mai
Mã sinh viên: 2112650040 Lớp: Anh 02 – VLEX Khóa: 60
Lớp tính chỉ: NGOH102.CLC.1
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2022
Trang 21 MỤC LỤC
1 MỤC LỤC 2
2 LỜI MỞ ĐẦU 3
3 NỘI DUNG 4
3.1 Cơ sở lý thuyết: 4
3.1.1 Khái niệm văn hóa và kinh nghiệm văn hóa: 4
3.1.2 Khái niệm pháp luật: 4
3.2 Giải thích nhận định: 5
3.2.1 Văn hóa chính là phổ rộng lớn nhất của pháp luật 5
3.2.2 Pháp luật được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hóa: 8
3.2.2.1 Ảnh hưởng của văn hóa đến việc hình thành pháp luật: 8
3.2.2.2 Ảnh hưởng của văn hóa đến việc thực hiện pháp luật: 11
3.2.2.3 Ảnh hưởng của văn hóa đến xây dựng và ban hành pháp luật: 12
4 LỜI KẾT 14
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 32 LỜI MỞ ĐẦU
Văn hóa bao gồm mọi yếu tố cấu thành đời sống con người, bao gồm từ đời sống tinh thần, văn hóa – nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh tôn giáo cho đến phương thức thể hiện tri thức bản đệ, phương thức sinh kế Đối với một quốc gia, văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc phân biết các quốc gia với nhau bằng cách tạo ra những bản sắc riêng
mà chỉ một quốc gia mới có
Ngoài giá trị nội tại của nó, văn hóa mang lại những lợi ích kinh tế và xã hội quan trọng Văn hóa của chúng ta định hình cách con ngời làm việc và giải trí, và nó tạo ra sự khác biệt trong cách chúng ta nhìn nhận bản thân và những người khác Nó ảnh hưởng đến giá trị của chúng ta - những gì chúng ta cho là đúng và sai Văn hóa nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta và tăng phúc lợi tổng thể cho cả cá nhân và cộng đồng Đặc biệt, văn hóa được kết nối chặt chẽ với luật pháp Sức ảnh hưởng của văn hóa bao trùm lên pháp luật, sự tồn tại và biến đổi của văn hóa cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng đến luật và những kinh nghiệm văn hóa chính là nền tảng để xây dựng pháp luật
Trước bối cảnh nền kinh tế phát triển toàn cầu, khi mà văn hóa không ngừng giao thoa và biến đổi thì việc nhận thức rõ ràng về văn hóa, pháp luật và sự tác động lẫn nhau giữa hai yếu tố này là một điều vô cũng quan trọng Vì thế, trong bài tiểu luận này, em
sẽ trình bày quan điểm cá nhân, kết hợp cũng các dẫn chứng tìm hiểu được để chứng minh nhận định đã cho về việc: “Văn hóa chính là phổ rộng lớn nhất của pháp luật và pháp luật được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hóa”
Trang 43 NỘI DUNG 3.1 Cơ sở lý thuyết:
3.1.1 Khái niệm văn hóa và kinh nghiệm văn hóa:
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng và mang tính đa nghĩa Theo định nghĩa của E.B.Tylor, “Văn hóa là tổng thể phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật và phong tục, tập quân khác nhau do con người có được với tư cách là thành viên xã hội” Còn theo định nghĩa của các chuyên gia Việt Nam như ông Trần Ngọc Thêm, “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con gười với môi trường tự nhiên” Vì thế, tổng hòa tại các quan điểm từ trong nước cho đến quốc tế, có thể nhận định rằng văn hóa bao gồm mọi yếu tố cấu thành đời sống con người, bao gồm: đời sống tinh thần, văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt tâm linh tôn giáo; ứng xử của con người với con người, với thiên nhiên; là phương thức thể hiện tri thức bản địa, phương thức sinh kế Đặc biệt, văn hóa là sản phẩm của con người, do con người tạo ra và có thể chi phối lại con người và sự phát triển của xã hội
Văn hóa có bốn thuộc tính cơ bản đó là tính hệ thống (liên quan đến chức năng tổ chức xã hội), tính giá trị (mang chức năng điều chỉnh xã hội), tính nhân sinh (mang chức năng giao tiếp), và tính lịch sử (mang chức năng giáo dục) Bốn thuộc tính là bốn thuộc tính cơ bản của văn hóa, và pháp luật – với tư cách là một bộ phận cấu thành nên văn hóa theo định nghĩa của E.B.Tylor cũng ít nhiều mang đặt trưng của bốn thuộc tính trên
Và điều này sẽ được chứng minh ở các phần kể tiếp dưới đây để khẳng định nhận định của đề bài là hoàn toàn có cơ sở
Ngoài ra, để hiểu rõ nhận định trên thì phải làm rõ nghĩa của từ “kinh nghiệm văn hóa” Cụ thể, “kinh nghiệm” có thể được hiểu là những trải nghiệm và tri thức được con người đúc rút được thông qua quá trình tiếp xúc và trải nghiệm Theo ý nghĩa đó kết hợp với định nghĩa văn hóa của ông Trần Ngọc Thêm thì “kinh nghiệm văn hóa” có thể được hiểu là trải nghiệm và tri thức tích lũy thông qua hệ thống hữu cơ giá trị vật chất và tinh thần và trong sự tương tác giữa con người với nhau
3.1.2 Khái niệm pháp luật:
Giống với văn hóa, pháp luật cũng là một khái niệm tương đối trừu tượng vì thế tại mỗi quốc gia thì nguồn gốc, bản chất và phạm vi điều chỉnh của pháp luật lại được xem xét một cách không giống nhau Ở phương Tây, định nghxia về pháp luật được phân chia thành hai trường pháo đó là pháp luật thực định và pháp luật tự nhiên với hai ý nghĩa tương đối khác biệt Ví dụ như theo phân loại một, pháp luật là những quy tắc được nhà
Trang 5nước ban hành và đảm bảo thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, thiết lập sự
ổn định của xã hội Còn theo quan niệm thứ hai, pháp luật là những quy tắc tất yếu hình
và thành tự nhiên, xuất phát từ bản chất của con người, nên không có một chủ thể nào
có thể ban hành và xây dựng ra pháp luật Ở phương Đông như tại Trung Hoa cổ đại, theo tư tưởng của Khổng Tử, quan điểm trị nước của đất nước này dựa trên cơ sở “lễ”
và “nhạc” Lễ ám chỉ những quy tắc xử sự điều độ, chừng mực, vừa mang tính luân lí vừa mang tính chính trị pháp lý; còn nhạc là sự chế ước, diều hòa, làm cho con người tương thân tương ái
Quay lại với Việt Nam, hiện nay pháp luật được định nghĩa là hệ thống quy tắc xử
sự chung do nhà nước ban hành, thừa nhận và đảm bảo thưc hiện, từ đó điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đính, nguyện vọng và định hướng của giai cấp cầm quyền Ngoài ra, pháp luật tại Việt Nam cũng được xác định với các đặc trưng như tính quyền lực nhà nước do nó được nhà nước tổ chức và bảo đảm thực hiện nên sẽ có những biện pháp cưỡng chế để đảm bảo pháp luật được tuân thủ một cách đúng mực Pháp luật cũng
có tính quy phạm phổ biến yêu cầu mọi người dân thuộc vùng lãnh thổ nhất định phải tuân theo Thêm vào đó, pháp luật cũng mang tính hệ thống (đây là một điểm tương đồng với văn hóa) và tính xác định về hình thức (Lê Minh Trường, 2022)
3.2 Giải thích nhận định:
Đầu tiên, soi chiếu lại đề bài về chủ đề: “Văn hóa chính là phổ rộng lớn nhất của pháp luật và pháp luật được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hóa”, em sẽ phân tích nhận định dựa trên hai thành phần đó là “văn hóa là phổ rộng lớn nhất của pháp luật”
và “pháp luật được xây dựng dựa trên kinh nghiệm văn hóa” Ngoài ra, em sẽ phân tích sức ảnh hưởng của văn hóa đến pháp luật trên khía cạnh thực tiễn và khía cạnh pháp lý
và việc tập quán pháp có thể được coi là một nguồn của pháp luật
3.2.1 Văn hóa chính là phổ rộng lớn nhất của pháp luật
Đầu tiên, có thể thấy theo Từ điển tiếng Việt, không có một định nghĩa nào cho từ
“phổ rộng” Tuy nhiên, xét theo góc độ vật lý, từ “phổ rộng” có thể được dịch là
“variation” trong tiếng Anh Về ý nghĩa gốc vật lý căn bản, hiện tượng này chính là việc phân tách chùm tia sáng thành các tia sáng đơn sắc nên khi đem định nghĩa này áp dụng lại cho nhận định, cá nhân em hiểu ý nghĩa của thành phần thứ nhất của nhận định chính
là khẳng định việc văn hóa là một tổ hợp bao trùm pháp luật, tức là pháp luật thuộc văn hóa Điều này tương đối giống với nhận định của E.B.Tylor Ngoài ra, có thể suy ra từ nhận định này rằng sự hình hành của pháp luật chính là việc gạn lọc và chắc lọc các tinh hoa của văn hóa Cụ thể, những bản sắc tốt đẹp sẽ được lưu giữ và không phải mọi phong
Trang 6tục tập quán hay bản sắc văn hóa đều được sử dụng như là cơ sở xây dựng các quy phạm pháp luật
Ví dụ về văn hóa của người Việt có tính trọng tình và chữ “hiếu” trong gia đình có
ý nghĩa vô cũng quan trọng thì nét đẹp truyền thống này vẫn được giữ vững từ quá khứ cho đến hiện tại Cụ thể như trong bộ Luật Hồng Đức xưa của Việt Nam có quy định về chữ “hiếu” trong quan hệ gia đình, ví dụ như nếu con cái tố giác cha mẹ thì sẽ bị lưu đày Còn ở thời hiện đại, tuy hình phạt không còn quá khắt khe như xưa nhưng cũng có quy định về việc tố giác người thân Theo khoảng 2 điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi
bổ sung năm 2017 quy định: “Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh
chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Ngoài ra, văn hóa có sự bao trùm nhất định lên pháp luật Vì thế giữa văn hóa và pháp luật cũng có thể có một số điểm đăc trưng giống nhau như đều có chức năng tổ chức và điều chỉnh xã hội và có chức năng giáo dục, nên sự thay đổi về văn hóa có thể dẫn đến sự thay đổi trong pháp luật
Ví dụ như về mặt văn hóa và cách thức ứng xử của con người với con người xa xưa
có nhiều điểm còn cứng ngắc, xã hội bất bình đẳng, tư tưởng trọng nam khinh nữ mạnh
mẽ nên nam giới ngày xưa được phép có nhiều vợ, có vai vế hơn hẳn so với người phụ
nữ Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh hiện đại khi những tư tưởng cổ hủ bị loại bỏ, người phụ nữ hoàn toàn có địa vị ngang hàng với nam giới, khi xã hội ngày càng tân tiến và sự bình đẳng được nâng cao thì tại Việt Nam, khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình
2014 dã xác lập nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, đó là: “Hôn nhân
tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”
Một ví dụ khác về đường lối ngoại giao của Việt Nam đó là nếu như ngày xưa khi Việt Nam mới bắt đầy xây dựng nền Xã hội chủ nghĩa thì Liên Xô chính là hòn đá tảng,
là kim chỉ nam để nước ta noi theo và học hỏi Cộng với tình trạng chiến tranh và bị xâm lược nhiều, người dân có nhiều ác cảm với xu hướng quốc tế Vì lẽ đó, Việt Nam gần như không có nhiều mối quan hệ giao lưu với nước ngoài, ngoại trữ các nước cũng theo chế độ chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên ngày nay, với xu thế văn hóa hội nhập toàn cầu, pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thời đại Việt Nam tích cực tham gia vào nhiều Công ước quốc tế về các lĩnh vực, ký kết nhiều Hiệp định thương mại, đồng thời cũng mở rộng, khai thông các bộ Luật liên quan đến lĩnh vực văn hóa –
xã hội, kinh tế - kinh doanh – thương mại…v.v
Trang 7Ngoài ra, nhận định “văn hóa là sự phổ rộng của pháp luật” cũng có thể hiểu với nét nghĩa thứ hai chính là: văn hóa là sự phổ biến rộng rãi của pháp luật Điều này khiến
em có thể hiểu rằng nhận định đang nhắc đến tính quy phạm phổ biến của pháp luật Đó
là việc khi một quy định mang tính cưỡng chế toàn dân được thực thi đối với mọi người, không kể giới tính, tuổi tác hay tầng lớp đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật Pháp luật sẽ đưa các ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, quy định các quan
hệ xã hội được nó bảo vệ, từ đó thiết lập trật tự và chuẩn mực của xã hội Tuy nhiên, pháp luật cũng chỉ bảo vệ một số các quan hệ xã hội được quy định còn văn hóa thì lại
có khả năng điều chỉnh gần như mọi tình huống trong cuộc sống
Đặc điểm về tính phổ biến này của pháp luật tương đồng với văn hóa bởi vì ở trong quy mô một cộng đồng hay một quốc gia thì cộng đồng đó sẽ có những phong tục, tập quân và bản sắc riêng Những phong tục và bản sắc van hóa này quy định mọi mặt của đời sống, từ việc đối nhân xử thế với con người, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên cho đến các lĩnh vực lao động sản xuất như nông nghiệp, công nghiệp Và có thể nói rằng, đã là thành viên của cộng đồng, thì hầu hết mọi người đều có sự tôn trọng nhất định đối với nền văn hóa của họ Họ sẽ thực hiện những phong tục mang bản sắc văn hóa dân tộc như một lẽ thường tình và hiển nhiên Ví dụ như đối với ngày lễ Tết – một trong những ngày lễ lớn và là nét đẹp truyền thống của người Việt – thì có thể thấy rõ hầu hết ai đã là người con đất Việt ít nhiều đều có sự chuẩn bị sửa soạn nhất định cho ngày lễ này Thông thường, người Việt Nam sẽ mua những cây hoa đào, hoa mai về chơi Tết, làm cơm cũng, gói bánh chúng – bánh dày Các gia đình thường xuyên hội họp, đi chức Tết lẫn nhau Hay cứ đầu tháng, các gia đình Việt Nam hầu như ai cũng cũng rằm
để thờ cũng thần linh và gia tiên Đây đều là những phong tục tập quân mang đậm chất văn hóa của người Việt Nam và hầu như ai cũng đều thực hiện
Tương tự với pháp luật, một khi các quy định pháp luật được ban hành có chính thức có hiệu lực, thì quy định này có có sự phổ biến rộng rãi và yêu cầu mọi người dân
phải chấp hành Ví dụ theo khoản 1 điều 20 Luật Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người
có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.” Từ quy định
trên, có thể hiểu rằng, tất cả mọi người, không kể già trẻ, gái trai đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, bất kỳ hành vi nào xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩn của con người đều sẽ bị pháp luật xử lý Đơn cử như chiếu theo điều 155 BLHS quy định
tội làm nhục người khác: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”
Trang 8Một ví dụ khác trong pháp luật giao thông, thể theo Điều 8, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA- BGTVT, quy định cụ thể tại khoảng 1 như sau:
“Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm: Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.” Đây là các quy định giao thông mang tính quy phạm phổ biển đối với người dân
khi tham gia giao thông Tức là các chủ thể một khi đã tham gia giao thông thì cũng phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định, không phân biệt đối tượng và không có bất kì ngoại lệ nào Ngoài ra, nếu không tuân thủ thì sẽ phỉa các hình phạt hành chính mang tính cưỡng chế, cụ thể theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng thì từ 01/01/2022, ai không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng
Tuy nhiên những điều luật trên chỉ áp dụng cho một số quan hệ xã hội nhất định và
có sức ảnh hưởng đến một nhóm người hoặc một cộng đồng dân cư nhất định Còn khác với pháp luật thì văn hóa không có những quy định cưỡng chế bắt buộc nhưng hầu hết mọi người đều thực hiện theo Mà nếu như con người không thực hiện theo những thói quen văn hóa, các cá nhân khác trong xã hội sẽ coi đó là điều bất bình thường Hơn nữa, như đã đề cập từ trước thì văn hóa cũng quy định và tác động đến nhiều mặc của cuộc sống hơn Đây chính là sự phổ rộng mà nhận định đề bài nhắc đến
Ngoài ra, không chỉ áp dụng cho mọi đối tượng, pháp luật còn được áp dụng nhiều lần và sẽ chỉ hết hiệu lực khi văn bản đó được cơ quan nhà nước bãi bỏ hoàn toàn Điều này cũng vô hình chung giống với văn hóa nhưng hẹp hơn vì nếu trước đây một phong tục văn hóa được mọi người thực hiện liên tục nhưng đến khi nó bị cả cộng đồng thống nhất hủy bỏ, phong tục đó sẽ không còn nữa Tuy nhiên văn hóa có thể kéo dài và duy trì cả nghìn năm còn pháp luật thì có thể được sửa đổi nhiều lần Vì thế có thể thấy nhận định đầu tiên là chính xác dù có hiểu theo nghĩa nào đi chăng nữa
3.2.2 Pháp luật được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm văn hóa:
3.2.2.1 Ảnh hưởng của văn hóa đến việc hình thành pháp luật:
Nguồn gốc của pháp luật đến từ văn hóa và văn hóa cũng chi phối lại pháp luật Vì thế, mối quan hệ giữa pháp luật và văn hóa từ xưa đến nay luôn được coi trọng và nghiên cứu Trong cuốn sách “Culture as Law: An invitation “của nhà nhân chủng học Lawrence Rosen, ông cũng đã nhận định pháp luật là một phần không thể thiếu của văn hóa Ông
đã diễn giải về văn hóa và các bản sắc xã hội ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực khác của cuộc
Trang 9sống hàng ngày, đặc biệt là các quyết định mang tính pháp lý và hệ thống pháp luật Đối chiếu với thực tiễn pháp luật ở Việt Nam trong việc áp dụng văn hóa vào việc hình thành các quy định pháp luật, có thể thấy việc nhấn mạnh pháp luật được xây dựng dựa trên kinh nghiệm văn hóa là một nhận định tường minh và chính xác Bởi nếu xét về nguồn của pháp luật thì những phong tục tập quán, những kinh nghiệm văn hóa có thể được coi
là tập quán pháp mà đây chính là một trong những nguồn pháp luật cơ bản và căn cốt nhất Vì thế, nội dung này sẽ đi sâu phân tích tập quân pháp như là một nguồn của pháp luật
Cụ thể, tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng mà nội dung của nó phù hợp với ý chí của nhà nước, được nhà nước thừa nhận là có giá trị pháp lý và trở thành quy tắc xử sự chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện Tập quán pháp không chỉ là một loại nguồn mà còn là một hình thức thể hiện và dạng thức tồn tại của pháp luật Những kinh nghiệm văn hóa phù hợp với ý chí của nhà nước sẽ được thừa nhận và góp phần cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh hơn bởi vì đã ngấm vào tiềm thức của nhân dân, trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở việc thực hiện pháp luật trong thực tế Ngày nay, vẫn có nhiều quốc gia sử dụng các tập quán hay văn hóa để làm cơ sở xây dựng pháp luật Ví dụ như tại Ấn Độ, việc mà văn hóa coi trọng nam giới đã và đang tồn tại rộng khắp đã dẫ đến các đạo luật về kế vị có những quy định ngặt nghèo với nữ giới Về tài sản, đặc biệt là đất đai, thường được trao cho con trai, đôi khi đối trao cho các góa phụ, và hiếm khi đối với các cô con gái Nếu một phụ nữ góa chồng không có con cái (cả người lớn hay trẻ nhỏ), phụ nữ thường không được thừa kế đất đai, thường hoàn toàn mất quyền tiếp cận đất đai của chồng mình Vì thế có thể nói, hầu hết người phụ nữ Hindu ở vị trí này không lấy lại được quyền tiếp cận đất đai của gia đình họ đã sinh ra họ Thâm chí còn dẫn đến tình trạng người phụ nữ hiếm khi ly hôn dù cho cuộc
ly hôn ấy có sóng gió hay mâu thuẫn như thế nào (Giovarelli, 2006)
Tại Việt Nam, trong bối cảnh lịch sử khi Việt Nam còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì quan điểm trị nước thời bấy giờ bị ảnh hưởng bởi quan điểm về “lễ, nhạc, hình, chính” Điều này không chỉ ảnh hướng đến đời sống xã hội mà cả pháp luật Việt Nam thời bấy giờ, biểu hiện ở bộ Quốc triều hình luật Nhiệm vụ bảo vệ tông pháp, thuần phong mỹ tục và đạo đức con người được coi trọng Trừ khi con người không thể cảm hóa bằng lễ, nhạc, đạo đức thì mới dùng tới hình phạt mà đã là các hình phạt thì hà khắc
và có phần bạo lực
Đồng thời, tại thời điểm này khi nhận thức về giới tính đã bắt đầu được đề cao, các quan hệ xã hội cơ bản cũng được coi trọng Ví dụ như Luật đã quy định về việc kết hôn,
ly hôn, quan hệ nhân thân, quyền bình đẳng về tài sản, quyền sở hữu tài sản chung –
Trang 10riêng và mối quan hệ cha mẹ và con cái Một ví dụ về nếp suy nghĩ rằng người đàn ông
là chụ cột và có trách nhiệm với gia đình đã là cơ sở hình thành luật tại điều 305 Quốc triều Hình luật có quy định về trách nhiệm của người chồng với vợ, tức là nếu chồng bở lửng vợ quá 5 tháng thì coi như mất vợ
Trong bối cảnh hiện đại, tập quán pháp được chính thức thừa nhận là một loại nguồn pháp luật từ khi Bộ luật dân sự đầu tiên được ban hành năm 1995 Theo thời gian, việc áp dụng tập quán pháp ngày càng được hoàn thiện Ở Việt Nam hiện nay, sự tồn tại của tập quán pháp do hai con đường dẫn đến Thứ nhất, tập quán sẽ được dẫn chiếu trong các điều khoản của các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự hay hôn nhân gia đình Ví dụ như trong khoản 2 điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các quyền nhân thân như quyền có họ tên và quyền xác định dân tộc của các cá nhân trong xã hội Cụ
thể, điều luật này quy định: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ
của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.” Thứ hai, tập quán pháp được có thể được quy định để giải
quyết một số vụ việc cụ thể Ví dụ như điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Trường
hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại điều 3 của Bộ luật này.”
Ngoài ra, kinh nghiệm văn hóa còn được áp dụng trong đa dạng lĩnh vực, từ việc điều chỉnh mối quan hệ nhân thân mà còn trong lĩnh vực dân sự và các vấn đề thừa kế,
sở hữu tài sản Ví dụ tại điều 121 Bộ luật Dân sự 2015 có nêu: “Giao dịch dân sự có nội
dung không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây: a) Theo ý chí đích thực của các bên khi xác lập giao dịch; b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch; c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập” Có
thể thấy tại mục c có đề cập đến việc áp dụng tập quán nơi giao dịch được xác lập, đây chính là minh chứng cho thấy các tập quân, thói quen văn hóa mang tính bản sắc của một khu vực được sử dụng và áp dụng trong pháp luật, hình thành nên pháp luật
Những nét văn hóa và tập quán tốt đẹp luôn là cơ sở hình thành nên những quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật Khi ban hành pháp luật, nhà nước phải lựa theo tập quán sao cho phù hợp thì mới có hiệu quả.Tuy nhiên, không phải phong tục tập quán nào cũng sẽ được thừa nhận Những phong tục tập quán ấy cần phù hợp với ý chí của nhà nước và phù hợp với sự phát triển văn minh của xã hội Theo đó, những tập quán phù hợp với ý chí nhà nước sẽ được nhà nước thừa nhận góp phần tạo nên pháp luật Ví