1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

có nhận định xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế anhchị hãy chứng minh nhận định này là đúng

25 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Có Nhận Định: “Xung Đột Pháp Luật Là Hiện Tượng Đặc Thù Của Tư Pháp Quốc Tế". Anh (Chị) Hãy Chứng Minh Nhận Định Này Là Đúng
Tác giả Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Cẩm Chi, Nguyễn Kiều Giang, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trần Thị Hà Lam
Trường học Trường Đại Học Luật TPHCM
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Buổi Thảo Luận
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Vậy nên, hiện tượng pháp luật hai hay nhiều quốc gia cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.Xung đột pháp luật là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCMKHOA: LUẬT QUỐC TẾ

LỚP: 128- QT46A1

— -MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾBUỔI THẢO LUẬN LẦN 2

Trang 2

I.CÂU HỎI TỰ LUẬN

1 Có nhận định: “Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của Tư pháp quốc tế" Anh(chị) hãy chứng minh nhận định này là đúng.

Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế Tuy nhiên, các quan hệ xã hội mà Tư pháp quốc tế điều chỉnh thường liên quan đến ít nhất hai quốc gia có chủ quyền Điều này có nghĩa là các quan hệ của Tư pháp quốc tế thường không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật một quốc gia mà liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp luật Dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và từ đó là sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến quốc gia đó Bên cạnh đó, nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, tổ chức nước mình, các quốc gia cố gắng để áp dụng pháp luật nước mình Vậy nên, hiện tượng pháp luật hai hay nhiều quốc gia cùng có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.

Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế vì trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạm pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ Chỉ khi các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất.

2 Chứng minh phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật hiệuquả.

Ưu điểm của phương pháp xung đột là giải quyết vấn đề linh hoạt, mềm dẻo, các quy phạm xung đột dễ sử dụng và lượng quy phạm xung đột nhiều Hiện nay trên thực tế chưa có nhiều vi phạm thực chất thống nhất được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật Các quy phạm thực chất thống nhất trong một số điều ước quốc tế cũng chỉ giới hạn giải quyết vấn đề xung đột pháp luật trong lĩnh vực mà điều ước quốc tế đó điều chỉnh và thậm chí trong một điều ước cũng không thể giải quyết hết được tất cả các vấn đề phát sinh.

3 Vì sao có hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế?

Trang 3

Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau về nội dung cụ thể cùng có thể áp dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Có hai nguyên nhân dẫn tới hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế:

- Khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết một vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế - Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề

pháp lý cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Hiện tượng xung đột pháp luật trong Tư pháp Quốc tế xuất phát do mỗi một quốc gia trên thế giới có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế - xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử…, từ đó hình thành nên một hệ thống pháp luật riêng của mình và các hệ thống pháp luật đó khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau.

Xung đột pháp luật xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tất yếu các quan hệ đó đã liên đới tới điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật và vấn đề “lựa chọn” một hệ thống điều chỉnh là rất cần thiết Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế - chính trị các quốc gia ngày càng phát triển, đòi hỏi các nước phải có quan hệ mật thiết với nhau Và lúc đó, việc bảo hộ cho công dân nước nước mình tại nước ngoài cũng như trong nước sẽ là một vấn đề cần phải được đặt lên hàng đầu Đặc biệt, các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, gia đình, lao động có yếu tố nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là những quan hệ luôn có tính chất vượt ra khỏi biên giới của quốc gia hay nói cách khác nó luôn luôn liên quan đến một hoặc nhiều quốc gia khác Tuy nhiên, thực tế cho thấy mỗi quốc gia có một chế độ chính trị,văn hóa và trình độ phát triển khác nhau kể cả có cùng chế độ chính trị, vì vậy khó khăn nằm ở chỗ hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng sẽ khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề.

4 Tại sao xung đột pháp luật chỉ xuất hiện khi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoàiphát sinh?

Có hai nguyên nhân dẫn đến sự ung đột pháp luật:

- Phát sinh các quan hệ dân sự ó yếu tố nước ngoài dẫn đến khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết một vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến các hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tham gia có liên quan đến những quy phạm pháp luật “tư” không phải của một quốc gia mà còn được điều chỉnh bởi những quy phạm pháp luật của nhiều quốc gia nơi có yếu tố nước ngoài tham gia Tất cả các quốc gia trên thế giới đều chấp nhận khả năng áp dụng pháp luật của quốc gia nước ngoài để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ pháp luật “ tư” có yếu tố nước ngoài liên quan đến quốc gia được nói tới.

Trang 4

- Có sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề pháp lý cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế Sự khác biệt trên là hệ quả của nhiều yếu tố chi phối đến quá trình xây dựng và ban hành pháp luật của mỗi quốc gia, và mỗi vấn đề ở mỗi quốc gia khác nhau có cách giải quyết khác nhau, trong cùng một sự kiện pháp lý có sự nhận định pháp lý khác nhau, từ đó khả năng pháp luật của các quốc gia khác nhau có cách giải quyết khác nhau từ đó dẫn đến xung đột pháp lý.

5 Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có làm vô hiệu hóa tác động củanguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật hay không?

Phương pháp giải quyết hiện tượng xung đột pháp luật có thể làm vô hiệu hóa tác động của nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật Bởi vì nếu xét về nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật thì sẽ có 2 nguyên do: Có sự phát sinh của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và pháp luật các nước có quy định khác nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Nếu muốn vô hiệu hóa tác động của nguyên nhân thì phải vô hiệu hóa sự tác động dẫn tới một trong hai nguyên nhân đó Tuy nhiên, thực tế thì mỗi quốc gia sẽ có mỗi chế độ chính trị, văn hóa và trình độ phát triển khác nhau kể cả có cùng chế độ chính trị, vì vậy hệ thống pháp luật của các quốc gia cũng sẽ khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề Đây là điều khó tránh và chúng ta không thể vô hiệu hóa tác động của hai nguyên nhân trên

6 Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật thì có thể coi rằng hiệntượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu không? Vì sao?

Khi áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật thì không thể coi rằng hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu

Có hai nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật Thứ nhất, do có sự phát sinh của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dẫn tới khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật có liên quan Thứ hai, do pháp luật các nước có quy định khác nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Do đó, nếu muốn triệt tiêu hiện tượng xung đột pháp luật thì cần phải triệt tiêu trong 2 nguyên nhân trên Mà Điều ước quốc tế chỉ là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau nhằm thiết lập những quy tắc pháp lý bắt buộc gọi là những quy phạm luật quốc tế để ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ những quyền và nghĩa vụ đối với nhau Việc áp dụng điều ước quốc tế sẽ giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong các quan hệ, lĩnh vực cụ thể Do đó, phương pháp này sẽ giúp cho việc giải quyết các xung đột được nhanh chóng hơn, do không phải qua giai đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải quyết Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế rất rộng,

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

số lượng Điều ước quốc tế thì không đủ nhiều để giải quyết tất cả các vấn đề của tư pháp quốc tế Như vậy, khi áp dụng điều ước quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật thì không thể coi hiện tượng xung đột pháp luật đã bị triệt tiêu.

7 Tại sao quy phạm xung đột lại là một quy phạm pháp luật đặc biệt và mang tính chấtđặc thù của Tư pháp quốc tế

Xung đột pháp luật là hiện tượng áp dụng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết vấn đề trong một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài mà pháp luật các nước khác nhau thì mang bản chất khác nhau nhưng lại cùng được áp dụng để giải quyết một quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể Do đó, tình trạng xung đột pháp luật thường xảy ra trong quan hệ Tư pháp quốc tế và chỉ khi các quan hệ tư pháp quốc tế xảy ra thì các vấn đề bất đồng về quan hệ dân sự mang yếu tố nước ngoài thì các vấn đề bất đồng về thẩm quyền, chọn luật áp dụng sẽ được đặt ra và quá trình lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, từ đó chọn ra được hệ thống luật sẽ được áp dụng.

Như vậy, quy phạm xung đột là một quy phạm đặc biệt và mang tính chất đặc thù của Tư pháp quốc tế.

8 Khi pháp luật được dẫn chiếu có nhiều hơn một hệ thống pháp luật thì áp dụng phápluật như thế nào?

Trong quá trình áp dụng pháp luật nước ngoài, Toà án có thể gặp tình trạng quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài nhưng tại quốc gia có hệ thống pháp luật nước ngoài đó tồn tại các hệ thống pháp luật khác nhau Ví dụ, trong Nhà nước liên bang, bên cạnh pháp luật của liên bang, mỗi một bang đều có pháp luật của mình Vì vậy đối với những Nhà nước liên bang, ví dụ như Hoa Kỳ, cần xác định quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của liên bang hay pháp luật của tiểu bang?

Về nguyên tắc, xung đột pháp luật được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế dưới góc độ chọn luật áp dụng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia có chủ quyền Do đó, cần tôn trọng các nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật trong nội bộ của các quốc gia đối với các nhà nước liên bang và đối với các quốc gia cho phép tồn tại nhiều hơn một hệ thống pháp luật Trong trường hợp này, việc xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng cần tuân theo nguyên tắc xác định pháp luật do chính quốc gia nước ngoài đó quy định Vấn đề này được quy định tại Điều 669 BLDS 2015:

9 Phân tích vai trò của Lex fori trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tốnước ngoài

Trang 6

Luật Tòa án (Lex fori) là luật của nước có Tòa án xét xử Luật Tòa án (Lex fori) là nguyên tắc chủ đạo và quan trọng nhất của tố tụng dân sự quốc tế Theo nguyên tắc này thì khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng thì tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật từng nước hoặc trong các Điều ước quốc tế mà nước đó tham gia Cũng tức là khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật nước có Tòa án đó bao gồm luật tố tụng, luật nội dung và tư pháp quốc tế.

Xuất phát từ chủ quyền quốc gia, Tòa án là cơ quan xét xử của một nước do đó đối với Luật và quy định về trình tự thủ tục khởi kiện vụ án tại tòa án hay trình tự thủ tục để yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trình tự thủ tục để tòa án giải quyết các vụ việc này nó phải là hệ thống pháp luật có hiệu lực bắt buộc đối với tòa án và cơ quan tiến hành tố tụng xuất phát từ chủ quyền quốc gia Do đó, trong lĩnh vực pháp luật tố tụng, pháp luật nước ngoài sẽ không được thừa nhận áp dụng.

Theo nguyên tắc Lex fori, các quốc gia sẽ áp dụng pháp luật một cách độc lập trong phạm vi nước mình như thế sẽ tạo nên sự nhất quán và thống nhất trong áp dụng pháp luật, đồng thời mang tính bắt buộc khi tòa án thực thi.

10 Tại sao phải giải quyết xung đột pháp luật?

, do pháp luật các nước có sự khác nhau Căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán khác nhau giữa các quốc gia mà hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt Chính sự khác biệt này sẽ dẫn đến khi điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội có thể dẫn đến xung đột

, do quan hệ tư pháp quốc tế luôn có yếu tố nước ngoài Yếu tố nước ngoài trong quan hệ tư pháp quốc tế làm cho thực tế quan hệ này luôn liên quan tới pháp luật ít nhất là hai quốc gia Mà các hệ thống pháp luật luôn độc lập và bình đẳng với nhau nên khi lựa chọn pháp luật để áp dụng một quan hệ là điều khó khăn Thực tế hiện nay hầu hết các quốc gia đều cho phép việc có thể áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài Vậy nên cần phải giải quyết xung đột pháp luật.

11 Hệ thuộc luật là gì?

Hệ thuộc luật là một bộ phận cấu thành của quy phạm xung đột, quy định nguyên tắc áp dụng luật, tức là xác định hệ thống pháp luật quốc gia nào cần được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ được nêu trong phần phạm vi Hệ thuộc luật chính là phần đặc biệt nhất tạo nên sự độc đáo của quy phạm xung đột so với các loại quy phạm pháp luật khác.

Trong phần hệ thuộc, theo nguyên tắc là căn cứ vào dấu hiệu - là hệ thống pháp luật mà phận hệ thuộc của quy phạm xung đột chỉ ra - để từ đó tìm ra nguyên tắc chung và trên

Trang 7

cơ sở nguyên tắc chung này để cơ quan có thẩm quyền chọn luật áp dụng giải quyết cho các quan hệ tư pháp quốc tế đó Một số kiểu hệ thuộc giải quyết xung đột cơ bản:

- Hệ thuộc luật nhân thân

- Hệ thuộc luật nơi có quốc tịch của pháp nhân - Hệ thuộc luật Tòa án

- Hệ thuộc luật nơi có tài sản

- Hệ thuộc luật nơi có mối liên hệ gắn bó nhất - Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi

- Hệ thuộc luật của người ký kết hợp đồng tự chọn - Hệ thuộc luật quốc tịch của phương tiện - Hệ thuộc luật lựa chọn

12 Hãy cho biết trong những trường hợp nào Tòa án Việt Nam cần phải áp dụng phápluật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

Trường hợp Tòa án Việt Nam cần phải áp dụng pháp luật nước ngoài khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:

- Theo Điều 667 BLDS 2015: Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước đó.

- Theo Điều 669 BLDS: Trường hợp pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến thì pháp luật áp dụng được xác định theo nguyên tắc do pháp luật nước đó quy định.

13 Khi Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài, những vấn đề pháp lý nào có thểphát sinh?

Những vấn đề pháp lý phát sinh, khi Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài: - Xác định phạm vi pháp luật được dẫn chiếu đến

- Nhiệm vụ cung cấp nội dung pháp luật nước ngoài sẽ xác định thuộc về ai, trong trường hợp không xác định được pháp luật nước dẫn chiếu đến thì sẽ xử lý ra sao?

- Vấn đề giải thích và cách thức áp dụng pháp luật của nước dẫn chiếu đến.

Trang 8

II.NHẬN ĐỊNH

1 Xung đột pháp luật là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong Tư pháp quốctế

Hiện tượng xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài thuộc lĩnh vực điều chỉnh của tư pháp quốc tế Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như hình sự hoặc hành chính, đặc biệt là hành chính không xảy ra xung đột pháp luật Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã tham gia ký kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2 Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụtrong hợp đồng.

Bên cạnh được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, luật lựa chọn còn được áp dụng để giải quyết trong phạm vi các quan hệ khác như: - Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản đang trên đường vận chuyển (khoản 2 Điều

678 BLDS 2015)

- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (khoản 1 Điều 687 BLDS 2015) - Thực hiện công việc không có ủy quyền (Điều 686 BLDS 2015)

3 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phátsinh

Có hai nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật:

- Phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dẫn đến khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết một vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.

- Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề pháp lý cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.

Hơn nữa, xung đột pháp luật vẫn có thể được giải quyết bằng các quy phạm thực chất từ các ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên Do đó, không chỉ khi quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh.

4 Quy phạm xung đột một bên là quy phạm xung đột mệnh lệnh

Trang 9

Quy phạm xung đột mệnh lệnh là quy phạm xung đột có tính chất bắt buộc các bên có liên quan tuân thủ theo nội dung mà quy phạm quy định và không có quyền lựa chọn khác Quy phạm xung đột một bên là quy phạm mà tại đó chỉ rõ quy phạm pháp luật của nước nào được áp dụng trong vấn đề được nêu ra Vì thế quy phạm xung đột một bên được xem là quy phạm xung đột mệnh lệnh

5 Quy phạm xung đột luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Phần lớn các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến người nước ngoài là các quy phạm thực chất Chúng được thể hiện ở nhiều văn bản như Luật sở hữu trí tuệ, Luật đầu tư, Luật về chuyển giao công nghệ…Bên cạnh luật quốc gia, các quy phạm thực chất còn được thể hiện trong điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập như: Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Công ước Bécnơ 1886 về bảo hộ quyền tác giả, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán quốc tế…

Còn quy phạm xung đột thường được thể hiện trong các văn bản pháp luật quốc gia như: Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật hàng hải…Tuy nhiên các quy phạm ấy được xây dựng trong Bộ luật dân sự là chủ yếu nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Như vậy, quy phạm xung đột được xây dựng trong BLDS và áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài chứ không phải lúc nào cũng dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài

6 Hệ thuộc luật nơi có tài sản chỉ được áp dụng đối với quan hệ hợp đồng có đốitượng là bất động sản.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu cũng như các quyền khác với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản, trừ trường hợp luật quy định khác Có thể thấy, hệ thuộc luật nơi có tài sản tồn tại không chỉ áp dụng đối với quan hệ hợp đồng có đối tượng là bất động sản mà nó được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu tài sản (tài sản hữu hình), đặc biệt áp dụng với gần như tất cả các quan hệ tài sản mà đối tượng tài sản là bất động sản

7 Mọi quan hệ phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản sẽ chịu sự điều chỉnh củapháp luật nước nơi có tài sản

Căn cứ theo Điều 678 BLDS 2015 thì việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản sẽ do luật nơi có tài sản điều chỉnh, bất kể tài sản là động sản hay bất động sản Tuy nhiên, vẫn có trường hợp ngoại lệ được quy định tại Khoản 2 Điều này, đó chính là quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận

Trang 10

chuyển Có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam áp dụng hệ luật của nước do các bên thỏa thuận được chuyển đến ( còn được gọi là luật người mua) và điều này mang đến nhiều lợi ích hơn cho người mua trong quan hệ giao dịch Vì vậy, mọi quan hệ phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản sẽ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước nơi có tài sản mà sẽ có trường hợp ngoại lệ.

8 Phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được ápdụng để giải quyết quan hệ pháp luật

Quy phạm xung đột trong Tư pháp quốc tế được cấu thành bởi hai thành phần là phần phạm vi và phận hệ thuộc:

- Phần phạm vi: chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ mà quy phạm pháp luật xung đột điều chỉnh

- Phần hệ thuộc: quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật, tức là xác định hệ thống pháp luật của quốc gia nào cần được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ được nêu trong phần phạm vi.

Như vậy, phần phạm vi của quy phạm xung đột chỉ ra bối cảnh, điều kiện, những quan hệ xã hội mà quy phạm xung đột đó điều chỉnh chứ không chỉ ra phạm vi pháp luật quốc gia nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đó.

9 Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượngxung đột pháp luật

Hiện tượng xung đột pháp luật xuất hiện là do sự phát sinh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dẫn tới khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết các quan hệ đó và pháp luật các nước có quy định khác nhau về điều chỉnh cùng một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, dẫn đến hệ quả pháp lý khác nhau.

Như vậy, chỉ khi làm mất đi hai nguyên nhân trên thì hiện tượng xung đột pháp luật mới mất đi, còn sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế tuy có tác động song không thể hoàn toàn làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật

10 Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật

Mỗi hệ thuộc chỉ có một phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp luật áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau.

Ví dụ: hệ thuộc luật nhân thân điều chỉnh các mối quan hệ như: năng lực pháp luật dân sự của cá nhân; năng lực hành vi dân sự của cá nhân (bao gồm việc tuyên bố một cá nhân

Trang 11

mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự); xác định một người mất tích hoặc chết; các quan hệ về HNGĐ; thừa kế tài sản là động sản.

11 Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnhquan hệ hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng.

Pháp luật áp dụng phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật:

+ Thỏa thuận chọn luật đó phải đáp ứng điều kiện tự do về mặt ý chí, bình đẳng, tự nguyện; phải thỏa mãn các điều kiện về hình thức.

+ Các bên chỉ được quyền chọn luật khi và chỉ khi ĐƯQT mà quốc gia là thành viên và luật Việt Nam cho phép các bên được quyền chọn luật đó.

+ Các bên chỉ có quyền chọn các quy phạm pháp luật thực chất trong một hệ thống pháp luật cụ thể hoặc trong các tập quán quốc tế, không được lựa chọn luật có quy phạm xung đột vì nếu lựa chọn quy phạm xung đột sẽ làm mất đi ý nghĩa lựa chọn luật ban đầu của các bên.

+ Luật được chọn không nhằm mục đích lẫn tránh pháp luật.

+ Hậu quả của việc áp dụng luật lựa chọn không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 670 BLDS 2015.

12 Theo pháp luật Việt Nam, các vấn đề liên quan đến nhân thân của cá nhân chỉđược xác định theo pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch

Các vấn đề liên quan đến nhân thân không chỉ được xác định theo hệ thuộc luật quốc tịch thì còn được xác định theo hệ thuộc luật nơi cư trú

Ví dụ: tại khoản 2 Điều 674 BLDS 2015 thì vấn đề năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam có thể được xác định theo luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú nếu người đó cư trú tại Việt Nam.

13 Chỉ khi nào quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phátsinh.

Nhận định sai.

Có hai nguyên nhân làm phát sinh xung đột pháp luật:

- Phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài dẫn đến khả năng áp dụng nhiều hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết một vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

- Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật khác nhau khi quy định về cùng một vấn đề pháp lý cụ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế

Trang 12

Hơn nữa, xung đột pháp luật vẫn có thể được giải quyết bằng các quy phạm thực chất từ các ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên Do đó, không chỉ khi quy phạm xung đột được áp dụng thì mới có xung đột pháp luật phát sinh.

14 Tòa án Việt Nam chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong cácđương sự là người nước ngoài.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 663 BLDS 2012 thì các quan hệ dân sự trong tư pháp quốc tế điều chỉnh luôn có đặc trưng mang “yếu tố nước ngoài” và “ quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” là quan hệ dân sự có ít nhất một trong ba yếu tố được nêu tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015

Vì vậy, Tòa án không chỉ áp dụng pháp luật nước ngoài khi có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài mà còn áp dụng cho trường hợp cả hai bên đều là công dân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài hay đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

15 Tòa án luôn luôn có nghĩa vụ xác định nội dung pháp luật nước ngoài cần áp dụng.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 481 BLTTDS 2015 quy định về xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì trong trường hợp các đương sự đã chủ động lựa chọn pháp luật nước

Đồng thời các bên là chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ nên quyền lợi của họ sẽ gắn chặt với vụ việc đang xét xử, việc cho phép đương sự tham gia với tư cách hỗ trợ cũng là cách để bảo vệ quyền lợi của họ

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 481 BLTTDS 2015 thì trường hợp pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định phải áp dụng pháp luật nước ngoài thì đương sự có quyền cung cấp pháp luật nước ngoài cho Tòa án hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp pháp luật nước ngoài.

Như vậy, trong trường hợp pháp luật nước ngoài do các bên lựa chọn thì việc xác định pháp luật nước ngoài thuộc về trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ đó.

16 Trong trường hợp không thể xác định được nội dung của pháp luật nước ngoàicần áp dụng, Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật quốc tịch của đương sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 481 BLTTDS 2015 quy định về xác định và cung cấp pháp luật nước ngoài để Tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì trong trường hợp đã sử dụng các biện pháp cần thiết nhưng hết thời

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w