Văn hóa chính trị nắm giữ vai trò to lớn và quan trọng đối với mỗi quốc gia và dân tộc trong việc tổ chức xã hội, định hướng và điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời thúc đẩy hoạt độn
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
-
TIỂU LUẬN
Văn Hóa Chính Trị Đối Với Hoạt Động Chính Trị Ưu Điểm Và Những Vấn Đề Đang Đặt Ra Của Văn Hóa Chính Trị Ở Việt Nam
Học phần: Chính Trị Học
Mã LHP: CAL3008 2 Giảng viên: TS Nguyễn Minh Tâm Sinh viên: Trần Thị Hằng Nga Ngày sinh: 27/08/2001
MSV: 19063112
Trang 22
Mục lục
I, Mục tiêu nghiên cứu đề tài 3
II, Cơ sở lý luận 3
1, Các khái niệm liên quan 3
1.1 Khái niệm văn hóa 3
1.2 Khái niệm chính trị 5
1.3 Khái niệm văn hóa chính trị 5
2, Cấu trúc của văn hóa chính trị 6
3, Đặc điểm của văn hóa chính trị 6
III, Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị 8
IV, Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam 9
1, Đặc điểm và cơ sở hình thành của văn hóa chính trị ở Việt Nam 10
2, Những vấn đề đang đặt ra cho văn hóa chính trị Việt Nam 11
Danh mục tài liệu tham khảo: 13
Trang 33
I, Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Văn hóa chính trị là một phạm trù cơ bản trong chính trị học nhưng cũng là một phương diện của văn hóa Chính vì thế, văn hóa chính trị có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, và được gắn liền với sự nâng cao của văn hóa Văn hóa chính trị nắm giữ vai trò to lớn và quan trọng đối với mỗi quốc gia và dân tộc trong việc tổ chức xã hội, định hướng và điều chỉnh các quan hệ xã hội, đồng thời thúc đẩy hoạt động của các cá nhân và giai cấp, góp phần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của giai cấp thống trị
Xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng mở rộng hơn trên phạm vi toàn cầu, chính vì thế
nó tạo ra không ít những thách thức cho các quốc gia về việc giữ gìn truyền thống văn hóa chính trị - có vai trò đặc biệt quan trọng với sự ổn định nền chính trị của mình
Không những vậy, việc hiểu rõ văn hóa chính trị của quốc gia là việc làm cần thiết của mỗi nhà chính trị, mỗi công dân của quốc gia đó Điều này góp phần mang đến một nền chính trị vững mạnh và phát triển, là tiền đề cho sự đi lên của hội nhập, của phát triển, của đời sống người dân,…
Bài tiểu luận dựa trên cơ sở phân tích tổng hợp các tài liệu, nêu ra những quan điểm cá nhân nhằm làm rõ vai trò quan trọng của văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị, rồi
từ đó, làm bật nên những ưu điểm, những đặc thù cơ bản và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong văn hóa chính trị của Việt Nam Từ đó, mang lại những cái nhìn tổng quan và đúng đắn về văn hóa chính trị trong hoạt động chính trị nói chung và những vấn đề trong văn hóa chính trị ở Việt Nam nói riêng
II, Cơ sở lý luận
1, Các khái niệm liên quan
1.1 Khái niệm văn hóa
Văn hóa chính trị có sự gắn bó mật thiết và là một phương diện của văn hóa Chính vì thế, để hiểu sâu sắc những khía cạnh của văn hóa chính trị thì việc hiểu những nét cơ bản của văn hóa là thực sự cần thiết
Trang 44
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm với nhiều cách hiểu khác nhau, có sự liên quan đến đời sống của chúng ta về cả vật chất và tinh thần Theo nhà nhân loại học người Anh Edward Tylor, ông cho rằng “văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học la một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.”1 Nhìn nhung về khái niệm văn hóa, có rất nhiều những quan điểm và định nghĩa khác nhau, những định nghĩa thiên về lịch sử sẽ nhấn mạnh vào quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên tính ổn định của văn hóa Còn những định nghĩa chuẩn mực thì lại hướng đến các quan niệm về giá trị văn hóa
Văn hóa luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của con người Tổ chức UNESCO cho rằng “văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại Qua các thế kỉ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu – những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”2 Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có một định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cũng với biểu hiện của nó mà loài người đã saen sinh
ra nhằm thích ứng những nhu cầu và đòi hỏi của sự sinh tồn.”3 Nhìn nhung về khái niệm văn hóa, có rất nhiều những quan điểm và định nghĩa khác nhau, những định nghĩa thiên
về lịch sử sẽ nhấn mạnh vào quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên tính ổn định của văn hóa Còn những định nghĩa chuẩn mực thì lại hướng đến các quan niệm về giá trị văn hóa
Với những cách hiểu như trên thì văn hóa có thể hiểu là một tập hợp bao gồm hệ thống các giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhạy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của động đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và để không ngừng lớn mạnh
1 Nguyễn Đăng Dung – Chính Trị Học – nxb ĐHQGHN
2 “Thập kỉ phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin Hà Nội, 1994
3 Nguyễn Đăng Dung – Chính Trị Học – nxb ĐHQGHN
Trang 55
1.2 Khái niệm chính trị
Chính trị là một phạm trù phức tạp với nhiều quan điểm và tư tưởng khác nhau
Ở phương Đông cổ đại nổi bật với quan điểm của khổng tử: “Chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo chính danh.”
Còn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin thì chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích
là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đồng thời, chính trị không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan đến vận mệnh hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.4
Từ đó, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước, là sự tham gia của nhân dân và công việc nhà nước và xã hội, hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích
1.3 Khái niệm văn hóa chính trị
Thuật ngữ về văn hóa chính trị lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1956 bởi hai nhà chính trị học người Mỹ Các ông quan điểm rằng hành vi chính trị là một phần của hành vi xã hội nên việc phân tích hành vi xã hội cần thiết phải gắn chặt với các nhân tố văn hóa, tâm lý của cá nhân, xã hội
Theo L.Pye - một chính trị gia người Anh thì cho rằng “ văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ, niềm tin và tình cảm, nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị,
nó đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị, nó bao gồm những lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể.”5
4 “Chính trị” - Wikipedia
5 Nguyễn Đăng Dung – Chính Trị Học – nxb ĐHQGHN
Trang 66
Có thể thấy, cũng tương tự với khái niệm văn hóa hay khái niệm chính trị, thì thuật ngữ ván hóa chính trị cũng có khá nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, tựu trung lại, văn hóa chính trị là một loại hình văn hóa, một phương diện hợp thành của văn hóa trong xã hội, được thể hiện trong hoạt động chính trị của con người, phản ánh trình độ sáng tạo, năng lực nhận thức trong hoạt động chính trị của chủ thể dựa trên sự phân tích các quan
hệ chính trị Văn hóa chính trị là một hệ giá trị văn hóa được con người tiếp nhận và lựa chọn, biến nó thành nhu cầu, vũ khí, phương tiện trong hoạt động chính trị Là tổng hợp những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành trong thực tiễn chính trị, chi phối những hoạt động cá nhân, các nhà chính trị và định hướng của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị Nó chi phối hoạt động của các cá nhân, các nhà chính trị và định
hướng hoạt động của họ trong việc tham gia vào đời sống chính trị
2, Cấu trúc của văn hóa chính trị
Văn hóa chính trị là hệ giá trị được cấu thành từ nhiều nhân tố, chúng có quan hệ qua lại tác động và ảnh hưởng lẫn nhau Cấu trúc của văn hóa chính trị gồm 5 yếu tố cơ bản: tri thức, sự hiểu viết về chính trị; Niềm tin, lý tưởng của mỗi cá nhân trong đời sống chính trị; Ý thức về sự đổi mới trong chính trị; Các giá trị văn hóa và chuẩn mực được thiết lập trong lịch sử dân tộc; Hệ tư tưởng chính trị, đường lối chính trị, nhiệm vụ, chiến lược và sách lược trong hoạt động chính trị
Mỗi một yếu tố trong cấu trúc của văn hóa chính trị đều quan trọng và cần thiết Một cá nhân hay tổ chức hoạt động chính trị nếu thiếu một trong những yếu tố của cấu trúc văn hóa chính trị sẽ tạo nên những thiếu sót quan trọng trong quá trình hoạt động Việc có đủ các yếu tố sẽ tạo động lực, tiền đề mang đến sự đúng đắn và bền vững của một quá trình hoạt động chính trị Đây sẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự ổn định chính trị, là tiền đề cho sự phát triển của mỗi quốc gia
3, Đặc điểm của văn hóa chính trị
Những đặc điểm của văn hóa chính trị có tác động trực tiếp đến các hoạt động và chức năng của chúng, gồm bốn đặc điểm cơ bản về tính giai cấp, lịch sử, đa dạng, tính kế thừa
Trang 77
- Về tính giai cấp
Đây là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực chính trị của của đời sống xã hội và văn hóa chính trị luôn mang đậm tính giai cấp Văn hóa chính trị ở bất kỳ một xã hội có giai cấp nào cũng luôn bị quy định bởi những quan điểm, thế giới quan lập trường và tư tưởng của giai cấp nhất định Tương tự như vậy, các chủ thể chính trị luôn chịu sự điều chỉnh của các giá trị văn hóa nhất định, trong một chế độ xã hội nhất định Văn hóa chính trị luôn mang đặc trưng của giai cấp cầm quyền và luôn là nhân tố quyết định tạo nên đường lối cho sự phát triển của nền văn hóa xã hội nói chung, giúp định hướng, điều chỉnh các quan hệ của xã hội
- Về tính lịch sử
Văn hóa chính trị không xuất phát theo nguyên tắc hay nhân tố nhất định, chúng được quy định bởi các nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau Theo từng thời kỳ lịch sử, các yếu tố ấy có những sự khác biệt kéo theo văn hóa chính trị từng thời kỳ cũng chứa đựng những đặc điểm khác biệt Từ đó có thể thấy, ứng với từng thời kỳ nhất định sẽ có những văn hóa chính trị khác nhau Như tại Việt Nam, thời kỳ phong kiến, chúng ta có văn hóa chính trị phong kiến, đến hiện tại chúng ta đã chuyển sang nền văn hóa chính trị
xã hội chủ nghĩa Có thể thấy, các nền văn hóa chính trị không tồn tại vĩnh viễn mà có sự thay đổi, kế tiếp nhau
- Về tính đa dạng
Do đời sống chính trị luôn có sự tham gia của nhiều thành phần và chủ thể khác nhau nên đời sống chính trị và văn hóa chính trị luôn có sự đa dạng và phong phú Bên cạnh đó, trong cấu trúc của văn hóa chính trị, hệ tư tưởng của các giai cấp không đồng nhất với nhau, bị chi phối bởi những góc độ khác nhau dẫn tới nhiều loại hình, xu hướng khác nhau thích ứng với đặc tính của giai cấp trong xã hội, mang đến sự đa dạng cho văn hóa chính trị
- Về tính kế thừa
Một trong những đặc điểm quan trọng của văn hóa chính trị là tính kế thừa Sự ra đời của những nền văn hóa chính trị mới luôn được dựa trên sự phủ định của nền văn hóa chính
Trang 88
trị đã lỗi thời trước đó Tuy nhiên, sự phủ định ấy không hoàn toàn, sạch trơn mà luôn có
sự kế thừa, bảo lưu và phát triển
III, Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị
Văn hóa chính trị luôn là một phần tất yếu của mỗi nhà nước, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh, định hướng, mang đến khuân mẫu hành vi nhất định cho mỗi
cá nhân tổ chức Văn hóa chính trị là yếu tố quan trọng giúp chi phối và điều hành hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả
Văn hóa chính trị tác động tới hoạt động chính trị với 4 chức năng cơ bản
- Chức năng nhận thức
Có thể thấy, văn hóa chính trị không thể thiếu những tri thức, hiểu biết và khả năng nhận thức về hiện tượng, sự kiện chính trị nảy sinh Nhờ nhận thức chính trị, đến một giai đoạn nào đó, cá hệ tư tưởng của văn hóa chính trị được hình thành, định hướng các và thực hiện vấn đề chính trị
“Chức năng nhận thức của văn hóa chính trị được thể hiện trong môi trường chính trị, trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân với cộng đồng tạo nên một nền văn hóa chung, thống nhất Là sản phẩm của tập thể, văn hóa chính trị được hình thành, nhận biết và biểu hiện bởi mỗi cá nhân trong cộng đồng đó Đồng thời qua hành vi của cá nhân và của cả cộng đồng, văn hóa chính trị lại tiếp thu những nhân tố mới, định hướng nhận thức cho hành vi của cá nhân hay cộng đồng ấy.”6
- Chức năng điều chỉnh
Văn hóa chính trị đến cùng cũng là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội về đời sống chính trị Mỗi cá nhân luôn có những khuân mẫu điều chỉnh hành vi khác nhau dựa trên tri thức, niềm tin và lý tưởng chính trị của họ Những khuân mẫu ấy bản chất được hình thành dựa trên văn hóa chính trị và mỗi cá nhân được tiếp thu, nó điều chình các mối quan hệ và quá trình chính trị, điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức theo những quan niệm chính trị riêng, thậm chí là họ có thể phát
6 Nguyễn Đăng Dung – Chính Trị Học – nxb ĐHQGHN
Trang 99
hiện ra những sai lầm, lệch lạc trong hành vi chính trị và điều chỉnh nó cho phù hợp Chức năng điều chỉnh cũng đồng thời giúp điều chỉnh hành vi của nhân dân, của các nhà chính trị khi họ tham gia vào đời sống chính trị
- Chức năng định hướng
Hệ thống tư tưởng luôn là yếu tố cốt lõi định hướng trong văn hóa chính trị của mỗi thời
kỳ lịch sử Nếu một hệ tư tưởng mang hơi hướng tốt đẹp đương nhiên sẽ tạo ra được những khuân mẫu, hướng sự phát triển của xã hội theo hướng phù hợp, tích cực và ngược lại Mỗi cá nhân, khi đã đạt được đến trình độ văn hóa chính trị cao, có niềm tin vào lý tưởng chính trị đã lựa chọn thì cá nhân đó đã có đủ bản lĩnh để hướng tới những lý tưởng chính trị cao đẹp nhất Một trong những lý tưởng cao đẹp ấy có thể nhắc đến lý tưởng
“Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của tất cả đồng bào ta - những anh hùng đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc, một lý tưởng cao đẹp, rất đáng trân trọng và tự hào
- Chức năng đánh giá và dự báo
Trong đời sống chính trị, mỗi cá nhân sẽ đưa ra những đánh giá về các vấn đề của đời sống chính trị, dự báo được diễn biến chính trị có thể diễn ra, từ đó đưa ra những quyết sách hợp lí trong hoạt động của mình
Một minh chứng rõ ràng cho chức năng dự báo là những dự đoán về thảm cảnh sẽ xảy ra với nhân loại trong tình trạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển ồ ạt Và thực tế, những dự đoán đó là những gì thế giới đang phải đối mặt: ô nhiễm, dịch bệnh, mất cân bằng sinh thái, những bất ổn,…
Những nhà chính trị gia luôn phải có cho mình năng lực đánh giá và dự báo mới có thể mang đến những chính sách và quyết định phù hợp với bối cảnh, đi trước đón đầu những vấn đề cốt lõi, giải quyết những vấn đề tồn động Đó là điều tiên quyết giúp đem đến sự tin tưởng cho nhân dân và sự phát triển phồn vinh cho đất nước
IV, Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam
Cũng giống như những nền văn hóa chính trị khác trên thế giới, văn hóa chính trị tại Việt Nam cũng là một dòng chảy luôn vận động và thay đổi, trải qua biết bao thăng trầm cùng
Trang 1010
lịch sử Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đất nước, chúng ta đã thấy rõ tính tiếp biến rõ ràng trong sự vận động, trong văn hóa chính trị Nhìn nhận một cách khách quan, căn bản văn hóa chính trị ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện và tạo dựng được những vị trí nhất định không chỉ trong lòng nhân dân mà còn đối với cộng đồng quốc tế Văn hóa chính trị của chúng ta có những ưu điểm nhưng cũng còn đó là những vấn đề thách thức, đặt ra cần chúng ta có những cách thức giải quyết hợp lí để mang lại một nền văn hóa chính trị hoàn thiện nhất
1, Đặc điểm và cơ sở hình thành của văn hóa chính trị ở Việt Nam
Văn hóa chính trị luôn là một trong những vấn đề luôn được lưu tâm trong mọi xã hội của thời đại nói chung và ở Việt Nam nói riêng Có thể nói văn hóa chính trị Việt Nam được tạo thành từ rất nhiều yếu tố, và mỗi yếu tố đều góp phần tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa chính trị của chúng ta
Đầu tiên, văn hóa chính trị của chúng ta được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở ý thức dân tộc, sự thống nhất trong tính đa dạng của nền văn hóa, truyền thống lịch sử, yêu nước quý báu, gắn bó trực tiếp với quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Chính vì lẽ đó, văn hóa chính trị của chúng ta luôn mang ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc Văn hóa ấy còn được đẩy mạnh và xây dựng vững chắc dựa trên lòng tự hào, nền văn hiến nghìn năm, sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân, khả năng phát huy những truyền thống tốt đẹp mọi lúc mọi nơi
Thứ hai, văn hóa chính trị của chúng ta được xây dựng trên nền tảng tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, sự nhân ái, khoan dung, độ lượng và vị tha Chính vì thế, văn hóa chính trị của chúng ta luôn có tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc
Thứ ba, văn hóa chính trị của chúng ta còn được bồi đắp thông qua những đổi mới sáng tạo Qua các thời kỳ, việc sáng tạo luôn là đường lối mà Nhà nước ta rất mực quan tâm Chính sự sáng tạo ấy đã giúp văn hóa chính trị Việt Nam luôn giữ được bản sắc tốt đẹp của văn hóa dân tộc và vững vàng phát triển, vượt qua khó khăn trong từng thời kì Có thể thấy, văn hóa chính trị Việt Nam không chỉ được hình thành dựa trên những điều kiện