1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?
Tác giả Vũ Thị Hường
Người hướng dẫn GV. Nguyễn Minh Tâm
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại bài tập cá nhân
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 423,31 KB

Nội dung

Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con người, nói lên văn hóa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT -0-0 -

BÀI TẬP CÁ NHÂN

HỌC PHẦN : CHÍNH TRỊ HỌC

Đề tài: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề

đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

Đơn vị giảng dạy

Giảng viên

Sinh viên thực hiện

Mã sinh viên

Ngày sinh

Lớp học phần

: Khoa luật – ĐHQGHN

: GV Nguyễn Minh Tâm : Vũ Thị Hường

: 19063088

: 24-05-2001

: CAL3008 2 (Thứ 5 tiết 9-10)

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

CHƯƠNG I Lý luận chung về văn hóa chính trị

1.1 Văn hóa chính trị được hiểu như thế nào?

1.2 Vai trò của văn hóa chính trị

CHƯƠNG II Văn hóa chính trị trong hoạt động chính trị

CHƯƠNG III Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa

chính trị ở Việt Nam hiện nay

3.1 Những ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam

3.2 Những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện

nay

3.3 Một số biện pháp khắc phục

KẾT LUẬN

Trang

3

3

3

4

4

7

7

8

9

12

Trang 3

MỞ ĐẦU

“Chính trị là một lĩnh vực hoạt động rộng lớn và hết sức quan trọng, nó quyết định vận mệnh của đất nước và sự phát triển của xã hội và con người Trình độ xử lý các tình huống chính trị một cách khoa học và nghệ thuật không chỉ đem lại sự độc lập và

ổn định chính trị mà còn là điều kiện cho việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, phát triển con người, xây dựng và phát triển đất nước Bản chất chính trị, lý tưởng chính trị, trình độ hoạt động chính trị hướng tới một xã hội nhân đạo, nhân văn, tất cả

vì sự phát triển và tiến bộ của xã hội và con người, nói lên văn hóa chính trị của một nền chính trị” [1] Văn hóa chính trị thời nào cũng có và luôn vận động, thay đổi Dù

có thăng trầm, thoái bộ hay tiến bộ, thì dòng chảy văn minh chính trị vẫn luôn tồn tại, thậm chí trong nhiều thời kỳ còn đóng vai trò là “dòng chảy” chủ đạo, mang tính định hướng, dẫn dắt các “dòng chảy” khác Từ khi ra đời, sự vận động chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy rất rõ tính tiếp biến của văn hóa chính trị, tuy có thăng,

có trầm, nhưng căn bản là ngày càng hoàn thiện, ngày càng tạo dựng được vị thế chính trị - xã hội trong lòng nhân dân

NỘI DUNG

CHƯƠNG I Lý Luận chung về văn hóa chính trị

1.1 Văn hóa chính trị được hiểu thế nào?

Văn hóa chính trị chỉ là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa Hoạt động chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin chính trị Do vậy, văn hóa chính trị có thể được hiểu là hệ thống các niềm tin về quyền lực, quyền và thẩm quyền

- những yếu tố gắn với thiết chế nhà nước Cũng có thể hiểu rằng, văn hóa chính trị là những định hướng chính trị, thái độ chính trị của chủ thể đối với hệ thống chính trị cũng như đối với vai trò của bản thân chủ thể đó trong hệ thống chính trị Còn theo Lucian Pye và Sidney Verba - các nhà khoa học người Mỹ, thì “Văn hóa chính trị là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính trị” (2)

Nói một cách dễ hiểu hơn, văn hóa chính trị là những giá trị mang tính cốt lõi, là huyết mạch trong mỗi hệ thống chính trị Đó là tổng thể những giá trị được hình thành trong thực tiễn chính trị, thể hiện nhận thức về chính trị, lý tưởng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay Để góp phần nâng tầm lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc

tế, xây dựng hệ thống chính trị thực sự trong sạch, vững mạnh, thì vấn đề nâng cao _

(1)Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, "Bước đầu tìm hiểu những giá trị văn hóa chính trị truyền thống Việt Nam", ngày 28-4-2009

(2)

Lucian Pye, Sidney Verba: Political culture and political development, Princeton

University Press, p 513

Trang 4

văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý đang thực sự trở nên cấp thiết

1.2 Vai trò của văn hóa chính trị

Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị có vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần vận hành hệ thống chính trị theo những mục tiêu đã

đề ra Hiện nay, văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta không chỉ tuân theo quy luật nội tại vốn có của nó, mà còn chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của những yếu tố khác, như giá trị truyền thống của văn hóa dân tộc, toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Với tư cách là một bộ phận, một phương diện của văn hóa nói chung, văn hóa chính trị có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh, định hướng quan hệ giữa các chủ thể chính trị, giữa con người với tổ chức, cộng đồng xã hội trong đời sống chính trị và đời sống xã hội sao cho phù hợp với những giá trị chân, thiện, mỹ Cán bộ lãnh đạo, quản

lý ở nước ta hiện nay là đội ngũ cán bộ rường cột của hệ thống chính trị, quyết định sự vững mạnh của hệ thống chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” (3) Theo đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý là những chủ thể chính trị thực thụ và chính trị về thực chất, thể hiện trình độ văn hóa của họ Văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý được thể hiện thông qua tri thức, tình cảm, hành động của mỗi cá nhân trong quá trình tham gia vào chính trị của họ

Ở góc độ khách thể, văn hóa chính trị là một trong những nhân tố tinh thần, có sức mạnh góp phần khắc phục những mặt trái, những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường, hoàn cảnh đến đạo đức, lối sống, đồng thời khơi dậy tính năng động, sáng tạo trong việc vận dụng cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và hoàn thiện nhân cách con người ã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay o vậy, chăm lo ây dựng, phát triển văn hóa chính trị của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta là vấn đề cấp thiết, xét cả về phương diện lý luận và thực tiễn

CHƯƠNG II Văn hóa chính trị trong hoạt động chính trị

Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu mang đậm tính văn hóa chính trị nhân văn sâu sắc, mà đất nước ta, nhân dân ta vươn tới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta

Văn hóa chính trị được thể hiện trong sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể ở như sau:

Thứ nhất, về lựa chọn giá trị, Đảng ta khẳng định để xây dựng nền văn hóa chính trị

Việt Nam tiên tiến, hiện đại, cần kế thừa các giá trị văn hóa chính trị truyền thống tốt _

(3)

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t 5, tr 280

Trang 5

đẹp được kết tinh qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, kế thừa các giá trị văn hóa chính trị tinh hoa của các nước trên thế giới, trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Chính

vì cách lựa chọn giá trị như vậy nên trong bối cảnh các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên

Xô và Đông Âu sụp đổ vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, Đảng ta vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đồng thời chủ trương thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước Đảng cũng khẳng định chúng ta “đổi mới” nhưng tuyệt đối không "đổi màu" Bản chất nền chính trị của chúng ta là khoa học, cách mạng, dân chủ và nhân văn Đó là nền chính trị phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân, hướng tới mục đích "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" Mục tiêu ấy không chỉ phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam, của lý tưởng xã hội xã hội chủ nghĩa, mà còn là mục tiêu cao đẹp mà nhân loại tiến bộ hướng tới

Thứ hai, trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việc xây dựng một nền kinh tế thị

trường là một tất yếu kinh tế khách quan, bởi kinh tế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế, phát huy sức sản xuất, khơi dậy tính năng động, sáng tạo của con người, tính hiệu quả trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có rất nhiều mặt trái, đó là sự cạnh tranh tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé"; tạo ra sự bất công, bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo, phân cực trong xã hội; khai thác cạn kiệt môi trường, tài nguyên vì mục tiêu lợi nhuận kinh tế thuần túy; làm băng hoại nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp; làm quan hệ con người với con người trở nên sòng

phẳng, lạnh lùng hơn; làm phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống Việc Đảng

ta ác định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là để khắc phục những hạn chế vốn có của nền kinh tế thị trường Đây là khía cạnh văn hoá của tăng trưởng kinh tế: tăng trưởng phải gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của đa

số nhân dân lao động, với tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội

Thứ ba, trong việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Việc khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân đã được ghi trong

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 Văn kiện Đại hội lần thứ

IX của Đảng chỉ rõ: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Quyền lực của nhà nước là thống nhất là của dân, không phân chia nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các

cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật" [4] Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là hợp quy luật phát triển của lịch sử vì "suy cho cùng chính là nhằm thực hiện dân chủ Pháp luật của Nhà nước ta luôn luôn là công cụ mạnh mẽ và có hiệu lực đối với việc dân chủ hoá mọi mặt của đời sống xã

(4)Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H, 2001, tr.31-32

Trang 6

hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội " [5]

Tinh thần dân chủ trong tư duy chính trị của Đảng được thể hiện rất rõ ở tư tưởng lấy

“dân làm gốc”, và, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Một nền chính trị nhân văn phải là nền chính trị tôn trọng quyền lợi của đa số nhân dân, thực sự do dân làm chủ, nhà nước là cơ quan được ủy quyền để thực thi quyền lực nhân dân, để thực hiện lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Những bước tiến trong nhận thức lý luận và tư duy chính trị của Đảng được thể hiện rõ trong hàng loạt các văn kiện ban hành trong thời kỳ đổi mới Trong Cương lĩnh ây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa ã hội (năm 1991) đã chính thức sử dụng khái niệm "hệ thống chính trị"

Hệ thống chính trị của chúng ta được vận hành theo cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ"

Để tăng cường vai trò của Nhà nước và sự nghiêm minh của pháp luật, Nhà nước đã ban hành nhiều luật khác nhau, nhằm làm cho mọi người sống và làm việc theo pháp luật Chủ trương cải cách bộ máy hành chính, trưng cầu ý kiến rộng rãi của nhân dân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chính

là những bước tiến đáng chú ý của văn hoá chính trị trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

Thứ tư, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác

quốc tế trên các lĩnh vực khác Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc

tế theo các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi Với đường lối và chính sách đối ngoại rộng mở đó đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ kinh tế - thương mại với trên 170 quốc gia, nền kinh tế, đã ký kết khoảng 60 hiệp định kinh tế - thương mại song phương, trong đó có toàn bộ các nước, nền kinh tế phát triển, thị trường lớn Chúng ta ngày càng hoạt động tích cực và hiệu quả, nâng cao vị thế đất nước trong các thể chế hợp tác quốc tế

Thứ năm, xác định “xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt” Để lãnh đạo đất

nước nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, đạt được mục tiêu cao cả đã đề ra,

Đảng - người lãnh đạo đất nước, phải có một đội ngũ cán bộ có văn hóa chính trị cao,

có trình độ và khả năng thực hiện các nội dung chính trị một cách văn hóa Chính vì

(5)

Nguyễn Duy Quý: Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb KHXH, H, 2008, tr.143.

Trang 7

thế, Đảng luôn tiến hành đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, giữ vững sự đoàn kết và uy tín của Đảng trong nhân dân Bản chất văn hoá chính trị tiến bộ cũng a lạ với tệ quan liêu, tham nhũng, a hoa, lãng phí Trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng ta đã tiến hành đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, giữ vững sự đoàn kết và uy tín của Đảng, củng

cố, và giữ vững niềm tin trong nhân dân Văn kiện Đại hội VII của Đảng khẳng định:

"Đảng ta coi việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, là công việc thường xuyên bảo đảm cho Đảng ta luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng" [6]

Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, coi trọng phản biện xã hội, mở rộng dân chủ trong tất cả các lĩnh vực, xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa đã tạo nên những tiền đề, động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày càng tiến triển mạnh mẽ

Phát huy những thành tựu đã đạt được, vượt qua những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt an sinh xã hội, giải quyết những tồn đọng, những vấn đề gây bức xúc trong dân hiện nay , sẽ là những yếu tố quan trọng để nâng cao hơn nữa tính văn hóa chính trị trong sự lãnh đạo của Đảng, để Đảng xứng đáng với tên gọi: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh”

CHƯƠNG III Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

3.1 Những ưu điểm của văn hóa chính trị ở Việt Nam

- Về lịch sử, văn hoá chính trị Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình

hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam Ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bền vững mang tính truyền thống của văn hoá chính trị Việt Nam

- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị, và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo nên “độ cao” của văn hoá chính trị

_

(6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, H., 1991, tr.128-129.

Trang 8

-Tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, quật cường dân tộc, nhưng

nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha Những nét đẹp đó đã tác động, ảnh hưởng, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc

-Do đặc điểm của địa chính trị nước ta, nên văn hoá chính trị Việt Nam có nột nét nổi bật là phải sáng tạo Nhờ khả năng sáng tạo mà bản sắc văn hoá dân tộc dã được giữ vững và phát triển qua các thời kỳ Đặc biệt, tính sáng tạo này càng thể hiện rõ nét khi đất nước, dân tộc đứng trước những thời điểm khó khăn, quyết định vận mệnh của dân tộc Chính nét sáng tạo ấy đã đem lại một tầm vóc, một vẻ đẹp văn hoá của nền chính trị Việt Nam

- Chủ nghĩa cộng đồng là một đặc trưng nổi trội, nhưng nó chỉ thực sự được phát huy mạnh mẽ khi mỗi người dân đều nhận thấy lợi ích chung của cộng đồng và dân tộc Đặc biệt, khi nỗ lực của chính quyền thể hiện trong mọi quyết sách và hành động đều

vì lợi ích và sự an toàn của người dân thì chủ nghĩa tập thể hay tính cộng đồng lại được thôi thúc và tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Qua đó, chính quyền cũng nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn xã hội to lớn trong nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần

các cấp chính quyền; sự tận tâm vì lợi ích chung của người đứng đầu cùng sự tin cậy lẫn nhau giữa nhà nước và người dân là nhân tố góp phần tạo ra những chuyển biến lớn trong hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị

-Tính cương quyết với tính mềm dẻo nếu kết hợp một cách linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh và dựa trên lợi ích chính đáng của người dân thì sẽ luôn mang lại hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cả về đối nội lẫn đối ngoại Tính cương quyết khác với sự chuyên quyền áp đặt; còn sự mềm dẻo, linh hoạt nhưng không thỏa hiệp là những bài học quý giá mà Đảng ta đã có được trong lịch sử chính trị Việt Nam từ trước đến nay

3.2 Những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay

Qua quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện có một số vấn đề đặt ra đối với văn hóa chính trị Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, sự tồn tại của hệ giá trị kép: Trong đời sống chính trị ở nước ta hiện nay

dường như đang tồn tại song song hai hệ giá trị và chuẩn mực Một hệ giá trị và chuẩn

Trang 9

mực mang tính hệ tư tưởng gắn với những vấn đề của lý luận mác xít và một hệ giá trị

và chuẩn mực mới đang hình thành từ chính thực tiễn cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường Điều đó dẫn đến thực tế là tồn tại một khoảng cách giữa các giá trị hướng tới (cái lý tưởng, cái phải là) và các giá trị thực tế (cái đang là) Việc dung hòa hai hệ giá trị này không phải bao giờ cũng dễ dàng, thậm chí trong nhiều trường hợp có thể xảy ra sự ung đột

Thứ hai, sự phổ biến của các chuẩn mực chính trị mang tính hình thức: Quan sát đời

sống xã hội nói chung, đời sống chính trị hiện nay ở Việt Nam nói riêng cho thấy, đang uất hiện một thực tế là các chuẩn mực mang tính hình thức đang ngày càng trở nên phổ biến Các chuẩn mực này gồm cả chính thức và phi chính thức, được thể hiện

ở việc đánh giá, phán ét các cá nhân, tổ chức chủ yếu dựa vào các yếu tố mang tính hình thức, bề ngoài như: thành tích, bằng cấp, danh hiệu, số lượng… Trong khi đó, các chuẩn mực để đánh giá những giá trị nội tâm - những giá trị đạo đức vốn đã ngấm vào tầng sâu nội tâm mỗi cá nhân, tạo thành động lực bên trong thôi thúc hành động của các cá nhân, dường như lại đang rất thiếu hụt

Thứ ba, lòng tin và sự hợp tác xã hội bị giảm sút: Hiện tượng thiếu lòng tin, nghi kỵ,

đề phòng… trong các tương tác giữa các thành viên trong tổ chức của hệ thống chính trị diễn ra khá phổ biến Điều này dẫn tới hiện tượng cục bộ, bè phái… góp phần làm tăng chi phí của các giao dịch trong xã hội

Thứ tư, chức năng điều chỉnh hành vi của văn hóa chính trị hoạt động thiếu hiệu quả:

Hiện tượng các cán bộ có chức, có quyền quan liêu, tham nhũng, gian dối, lợi dụng chức vụ quyền hạn để phục vụ cho mục đích cá nhân… diễn ra khá phổ biến Xét cho cùng, đó làcác hành vi "lệch chuẩn", vì nó đi ngược lại với lý tưởng, với các giá trị và chuẩn mực mà Đảng theo đuổi, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân

3.3 Một số giải pháp khắc phục

Nhằm khắc phục các vấn đề đang đặt ra đối với văn hóa chính trị, đồng thời hướng tới bồi đắp các giá trị chính trị tốt đẹp của Đảng và của dân tộc, trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Trang 10

Một là, đổi mới quá trình xã hội hóa chính trị: Nghiên cứu các cách thức để truyền bá

các giá trị của văn hóa chính trị truyền thống cho thế hệ trẻ, cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý Tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để chắt lọc những giá trị còn

có ý nghĩa và những giá trị đã bị vượt bỏ, không còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay, để từ đó tạo cơ sở cho việc định hướng và bồi đắp các giá trị chính trị phù hợp Bên cạnh đó, để làm cho văn hóa chính trị thấm sâu vào đời sống của người dân, trước hết phải chú trọng xây dựng văn hóa chính trị từ trong Đảng, trong bộ máy nhà nước

và các tổ chức đoàn thể, mà nội dung quan trọng là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Hai là, chú trọng xây dựng lòng tin và vốn xã hội: Để xây dựng một môi trường chính

trị lành mạnh, cần phải hoàn thiện các thể chế của nhà nước pháp quyền, trong đó nhấn mạnh tinh thần thượng tôn pháp luật Cần áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các hoạt động của bộ máy nhà nước; kiểm soát tình trạng tham nhũng, lạm quyền Đây là tiền đề của việc xây dựng lòng tin trong xã hội, xây dựng cơ chế nuôi dưỡng lòng tin giữa con người với con người; đồng thời chữa căn bệnh suy thoái đạo đức, tâm trạng hoài nghi trong xã hội; cần tôn trọng và đề cao lương tâm và tinh thần tự quản, tự quyết định của mỗi cá nhân Ngoài ra, cần tôn trọng và thực hành các giá trị dân chủ, tạo điều kiện cho từng người dân phát huy tối

đa năng lực sáng tạo của bản thân

Ba là, xây dựng những cơ sở để văn hóa chính trị thực hiện tốt chức năng điều chỉnh hành vi: Để thực hiện tốt chức năng điều chỉnh, mỗi chủ thể chính trị, đặc biệt là đội

ngũ cán bộ, quản lý, cần nêu cao tinh thần tự tu dưỡng đạo đức, đề cao lương tâm và trách nhiệm cá nhân trước xã hội, thẩm thấu các giá trị chính trị và biến nó thành động lực thúc đẩy, điều chỉnh hành vi bản thân Bên cạnh việc xây dựng hệ thống thể chế

đủ mạnh nhằm ngăn chặn các hành vi lệch chuẩn, cần thiết lập hệ thống kiểm soát cán

bộ lãnh đạo, quản lý bằng công luận, bằng truyền thông đại chúng, buộc người cán bộ phải có trách nhiệm với các hành động của mình; phải rời khỏi vị trí khi bị phát hiện

có các hành vi lạm quyền

Bốn là, đẩy mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự l nh đạo của Đảng và quản

lý của Nhà nước

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w