1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị. Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

hoạt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề

đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

Giảng viên : Trần Minh Tâm Sinh viên thực hiện : Trịnh Thị Thủy Mã sinh viên : 19063158

Ngày sinh : 20/08/2021

Hà Nội - 2021

Trang 2

1

Mục lục

Lời mở đầu 2

I.VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ 3

1 Khái niệm văn hóa 3

2.Khái niệm chính trị 4

3.Văn hóa chính trị 4

3.1 Khái niệm 4

3.2 Nội dung cơ bản của văn hóa chính trị 5

3.3 Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị 7

II ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 81 Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hóa chính trị Việt Nam 8

2.Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay? 9

Trang 3

2

Lời mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Văn hóa chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và giữ vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội Đồng thời, cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc.

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng càng phổ biến sâu rộng hơn Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ra những thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Việc giữ vững những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định nền chính trị Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập, phát triển, ổn định của nước ta

2 Đối tượng nghiên cứu

- Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị - Văn hóa chính trị tại Việt Nam hiện nay 3 Phương pháp nghiên cứu

+ Sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánh giá + Sử dụng phương pháp so sánh và đối chiếu

Trang 4

3

I.VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ

1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người

Theo UNESCO: „Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá

khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [7]

Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới

sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[8]

Ở một góc độ khác, người ta xem: “Văn hóa như là một hệ thống các giá trị vật chất

và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”

Như vậy, nhìn chung các định nghĩa về văn hóa trước nay rất đa dạng.Tóm lại, ta có

hiểu như sau: “Văn hóa, với cách hiểu như trên, là một tập hợp bao gồm hệ thống các giá

trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sức nhậy cảm tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản lĩnh và bản sắc của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để tự bảo vệ mình và để không ngừng lớn mạnh” [9]

7Thập kỉ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1994

Trang 5

4 2.Khái niệm chính trị

Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc nhằm duy trì và sử dụng quyền lực Nhà nước, sự tham gia vào các công việc của Nhà nước giữ gìn những luật lệ chung, mà những luật lệ chung đó tác động lên cuộc sống con người

Ở phương Tây cổ đại, nhà triết gia và chính trị gia Platon cho rằng: “Chính trị là

“nghệ thuật cung đình” liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh Sự liên kết đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái Chính trị là nghệ thuật cai trị Cai trị bằng sức mạnh là độc tài, cai trị bằng nghệ thuật mới là đích thực” [4]10

Ở phương Đông cổ đại, nhất là ở Trung Quốc, Khổng Tử cho rằng:“ Chính trị là công

việc của người quân tử, là làm cho chính đạo, chính danh” [5]

Theo chủ nghĩa Mác- Lênin định nghĩa về chính trị như sau: “Chính trị là hoạt động

trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đương lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích” [6]

3.Văn hóa chính trị 3.1 Khái niệm

Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại Tuy nhiên, chỉ đến khoảng giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học mới nêu ra thuật ngữ văn hóa chính trị

4.5.6Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org, ngày truy cập 13/06/2021

Trang 6

5

Theo L.Pye – nhà chính trị học người Anh cho rằng: “Văn hóa chính trị là một hệ

thống thái độ niềm tin và tình cảm nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị nó đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể Văn hóa chính trị là một hệ thống thái độ niềm tin và tình cảm nó đem lại ý nghĩa và trật tự cho quá trình chính trị nó đưa ra tiền đề cơ bản và quy tắc chế ước hành vi của hệ thống chính trị nó bao gồm lý tưởng chính trị và quy phạm vận hành của một chính thể” [7] 11

Theo Lucian Pye và Sidney Verba - các nhà khoa học người Mỹ, thì: “Văn hóa chính

trị là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính trị” [8]

văn hóa, kết tinh trong đó tri thức, tình cảm, lý tưởng, niềm tin, tạo thành ý thức chính trị, biểu hiện ở thái độ, hành vi và năng lực hoạt động chính trị của các chủ thể chính trị Văn hóa chính trị được hình thành từ lịch sử văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa chính trị hiện đại, dưới sự chi phối của hệ tư tưởng chính trị của đảng cầm quyền”

3.2 Nội dung cơ bản của văn hóa chính trị

a Đặc điểm của văn hóa chính trị

- Văn hóa chính trị mang tính giai cấp

VHCT được hình thành từ thực tiễn đấu tranh giai cấp, do đó nó luôn bị chi phối bởi hệ tư tưởng, những quan điểm chính trị của các giai cấp và phục vụ cho lợi ích của mỗi giai cấp Đặc biệt trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa giai cấp, dân tộc, tính nhân loại ngày càng gắn bó hơn bao giờ hết Mà chính trị và công việc nhà nước đều có phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ quyền lực Do vậy, bất cứ hành vi nào của chủ thể chính trị khi chịu sự điều chỉnh của các chuẩn giá trị VHCT cũng đều là hành vi hướng tới thực hiện lợi ích giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp ấy một cách nhân văn

- Văn hóa chính trị mang tính lịch sử

8 Lucian Pye, Sidney Verba: Political culture and political development, Princeton University Press, p 513

Trang 7

6

VHCT bị qui định bởi thứ nhất là điều kiện khách quan và thứ hai là nhân tố chủ quan Hai loại nhân tố này khác nhau cả về nội dung, tính chất và phương thức qui định trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, chính điều đó đã qui định tính lịch sử của VHCT

+ VHCT không chỉ là kết quả của sự phát triển nhận thức chính trị và hoạt động chính trị sáng tạo của nhiều chủ thể VHCT ở các nước khác nhau và các dân tộc khác nhau mà còn gắn liền với các nền chính trị khác nhau

+ Hơn nữa, VHCT không phải là một hiện tượng biệt lập, nó chịu sự chi phối của những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Khi các yếu tố này có sự thay đổi thì VHCT cũng phải chịu ảnh hưởng của sự thay đổi đó

+ VHCT còn gắn với hiện tượng tâm lý xã hội của chủ thể (trên phương diện cá nhân) Cùng tiếp cận giá trị nhưng tính khí , khí chất và nhận thức khác nhau sẽ tạo nên những quyết định hành vi, hoạt động chính trị của các chủ thể khác nhau

*Ngoài ra, tính lịch sử của VHCT thể hiện cả ở chỗ: trong các điều kiện lịch sử khác nhau thì tính chất, nội dung, mức độ phát triển của VHCT cũng không giống nhau Mặt khác cũng cho thấy, giá trị VHCT không phải là cái gì bất biến mà nó luôn có sự vận động và phát triển Điều đó ảnh hưởng lớn đến những thay đổi trong nhân cách xã hội của con người

-Văn hóa chính trị mang tính đa dạng

Trong đời sống chính trị, xã hội với sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau, với mức độ hiểu biết chính trị và kinh nghiệm thực tiễn khác nhau tạo nên một đời sống văn hóa chính trị phong phú đa dạng

- Văn hóa chính trị mang tính kế thừa

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, kẻ thù muốn Hán hoá dân tộc Việt Nam Tuy nhiên, người Việt ta đã không chịu sự đồng hóa của người Hán, nhưng vẫn khôn khéo tiếp thu, học tập văn hóa Hán, biến nó thành phương thức để phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình Tính kế thừa của VHCT trong sự phát triển cũng vậy, nó được kết tinh từ những thành tựu văn hóa, những di sản tinh thần của thời đại, của truyền thống, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn, từ đó làm cho VHCT không ngừng được nâng lên

Trang 8

-Chức năng giao tiếp và liên kết cộng đồng

VHCT giúp giữ gìn và trao truyền các giá trị từ các thế hệ trước cho thế hệ sau, kết nối giữa truyền thống và hiện đại, củng cố bản sắc chính trị của các cộng đồng, dân tộc Nó cũng là cơ sở để liên kết các cộng đồng dựa trên các giá trị, chuẩn mực khi mọi người cùng chia sẻ các niềm tin và giá trị, trong đó có niềm tin và giá trị chính trị, thì các cộng đồng theo một các tự nhiên sẽ trở thành một thể thống nhất

-VHCT điều chỉnh hành vi của các công dân, các nhà chính trị khi họ tham gia vào đời sống chính trị

3.3 Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị

- Văn hóa chính trị đóng vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Văn hóa chính trị giữ vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi của con người và quan hệ xã hội giữa người với người, cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng Đồng thời, văn hóa chính trị có tác động cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc

- Văn hóa chính trị tác động vào hoạt động chính trị của cá nhân và tổ chức trong đời sống chính trị của mỗi một quốc gia Nó phụ thuộc vào văn hóa chính trị của từng cá nhân, của người thủ lĩnh và văn hóa chính trị của tổ chức (cộng đồng) - Văn hóa chính trị có vai trò xác lập thể chế chính trị, hình thành hệ thống chính trị và xây dựng nhà nước pháp quyền Văn hóa chính trị hình thành những

Trang 9

8

chuẩn mực và chức năng, vị trí, vai trò, cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị ( Đảng, Nhà nước, và các tổ chức chính trị xã hội) Đồng thời thể chế hóa các mục tiêu chính trị của Đảng thành pháp luật để dùng làm phương tiện thực hiện quyền lực chính trị Văn hóa chính trị phản ánh bản chất nhà nước và quyết địnhchiều hướng phát triển tiến bộ của một nền chính trị Nhà nước pháp XHCN ngày nay được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản là: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; hoạt động của các thể chế nhà nước tuân thủ nguyên tắc công minh, công khai, minh bạch; pháp luật đóng vai trò tối thượng, ngự trị trong đời sống xã hội, phản ánh ý chí của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản, thiêng liêng của cá nhân như quyền con người, quyền công dân, quyền cộng đồng, quyền dân tộc, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc Đó là những giá trị chung mà nhân loại cần phấn đấu để đạt tới

II ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Những yếu tố làm nên nét đặc sắc của văn hóa chính trị Việt Nam

- Về lịch sử, văn hoá chính trị Việt Nam được hình thành và phát triển trong quá trình hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thống dựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam Ý thức độc lập dân tộc, tự lực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bền vững mang tính truyền thống của văn hoá chính trị Việt Nam

- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị, và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo nên “độ cao” của văn hoá chính trị

Trang 10

9

- Tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, quật cường dân tộc, nhưng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha Những nét đẹp đó đã tác động, ảnh hưởng, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc

- Do đặc điểm của địa chính trị nước ta, nên văn hoá chính trị Việt Nam có nột nét nổi bật là phải sáng tạo Nhờ khả năng sáng tạo mà bản sắc văn hoá dân tộc dã được giữ vững và phát triển qua các thời kỳ Đặc biệt, tính sáng tạo này càng thể hiện rõ nét khi đất nước, dân tộc đứng trước những thời điểm khó khăn, quyết định vận mệnh của dân tộc Chính nét sáng tạo ấy đã đem lại một tầm vóc, một vẻ đẹp văn hoá của nền chính trị Việt Nam

* Bên cạnh những nét đẹp đó, cũng cần nhận thấy rằng, do nước ta xuất phát là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua quá nhiều các cuộc chiến tranh giữ nước, vì thế những yếu tố như tâm lý tiểu nông khá đậm, kinh nghiệm chủ nghĩa, triết lý chung chung, thiếu tính khách quan và cơ sở khoa học vững chắc, dễ hài lòng với mình, tâm lý chạy theo thành tích, “bệnh” hình thức , nếu như không được hạn chế, khắc phục kịp thời, sẽ có tác động tiêu cực, bào mòn dần sức sống và khả năng sáng tạo của văn hoá chính trị Việt Nam

2.Văn hóa chính trị đối với hoạt động chính trị Ưu điểm và những vấn đề đang đặt ra của văn hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay?

2.1 Ưu điểm

- Tính thẩm mỹ, nghĩa là phù hợp với phạm trù “cái đẹp”, thỏa mãn nhu cầu giải

trí, tinh thần Nếu xét sinh hoạt đảng dưới giác độ văn hóa chứa đựng yếu tố thẩm mỹ thì đó là thẩm mỹ chính trị Bản “Tuyên ngôn độc lập” do Chủ tịch

Hồ Chí Minh khởi thảo là một trong những biểu hiện sinh động về văn hóa chính trị dưới giác độ thẩm mỹ Nó đẹp vì tính đại chúng (dễ nhớ, dễ hiểu, dễ làm theo) của ngôn từ, vì tính nhân bản (hướng tới đời sống tốt đẹp của người

Trang 11

10

lao động) của nội dung, và là sản phẩm trí tuệ của một nhân cách lớn, được ngưỡng mộ (chứng minh bằng sự tôn vinh của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc - UNESCO)

- Tích tụ giá trị theo dòng thời gian Những giá trị văn hóa được lưu giữ từ đời

này qua đời khác Theo thời gian, cái đẹp sẽ tự lọc bỏ những yếu tố “phản văn hóa” Các công trình hàng ngàn năm khi được tu sửa cần theo nguyên tắc bảo tồn tối đa mới có giá trị Thời gian là thước đo, là thử thách của những giá trị lao động và giao tiếp của con người Nhìn chung, văn hóa chính trị của Đảng được thể hiện đậm nét thông qua các giá trị văn hóa cả vật thể và phi vật thể, trong các di tích lịch sử-văn hóa, các bảo tàng lịch sử trên cả nước

- Tính tiếp biến văn hóa Tiếp biến là sự ổn định nhưng có phát triển, sàng lọc và

có bổ trợ, tiếp nhận và có truyền bá giá trị văn hóa nhân loại Tiếp biến cũng là phạm trù động, nghĩa là luôn có sự vận dụng và cải cách Đây cũng chính là sự vận động trong đời sống chính trị của Đảng ta Tính tiếp biến hướng tới sự hoàn thiện của con người - chủ thể các giá trị văn hóa, thể hiện ngay trong cộng đồng, địa phương, nội bộ các sắc tộc và có tính quốc tế Hiện tượng lan tỏa quốc tế về văn hóa có từ lâu, trong đó có văn hóa chính trị, văn hóa đảng phái - Tiếp cận văn hóa đảng từ giác độ khoa học chính trị Nghiên cứu văn hóa

chính trị phải thể hiện qua thuộc tính của các khái niệm căn bản của đời sống chính trị Văn hóa trong Đảng biểu hiện thông qua hoạt động của Đảng, của các tổ chức, của đảng viên, phải lấy tiêu chí dân chủ, tiến bộ xã hội, sự hài lòng, ủng hộ của người dân để đánh giá Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không ngoại lệ và cần soi chiếu qua các phạm trù “vì dân”, “vì nước”, “trung thành với dân tộc”, “vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc”

* Những ưu điểm đã đạt được về văn hóa chính trị góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng được giữa vững, tình hình chính trị ổn định, tạo điều kiện thúc đẩy công cuộc đổi mới

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN