1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

So sánh giữa pháp luật việt nam với pháp luật trung quốc và pháp luật Đức về vấn Đề xâm hại tình dục trẻ em

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề So sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc và pháp luật Đức về vấn đề “xâm hại tình dục trẻ em”
Tác giả Nguyễn Hồ Quỳnh Giang, Nguyễn Phan Huyền Linh, Hồ Mạnh Hưng, Lê Thanh Phong
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Hồng Liễu – GV. Luật học So sánh
Trường học Trường Đại học Gia Định
Chuyên ngành Luật
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 897,77 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ TIỂU LUẬN GIỮA KỲ ĐỀ TÀI SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ PHÁP LUẬT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI

SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỚI PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ

PHÁP LUẬT ĐỨC VỀ VẤN ĐỀ

“XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM”

Giảng viên Hướng dẫn: ThS Lê Thị Hồng Liễu – GV Luật học So sánh

Sinh viên Thực hiện: Nhóm 1

Lớp: K15DCLU01 – Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2022

Formatted

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI – NGÔN NGỮ

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

ĐỀ TÀI

SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ PHÁP LUẬT ĐỨC VỀ VẤN ĐỀ

“XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM”

Giảng viên Hướng dẫn: ThS Lê Thị Hồng Liễu – GV Luật học So sánh Sinh viên Thực hiện: Nhóm 1

Lớp: K15DCLU01 – Luật

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2022

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua ½ quá trình học tập, rèn luyện và đồng hành cùng nhau Dưới sự chỉ dẫn cũng như sự truyền dạy kiến thức nhiệt tình từ phía giảng viên môn Luật học So sánh và cùng với sự hỗ trợ hết mình từ phía những người bạn cùng nhóm, cùng môn Cuối cùng thì bên cạnh việc có thêm được khối kiến thức quý giá và nhằm việc tích lũy điểm số thì nhóm 1 chúng tôi cũng đã kết hợp cùng nhau để tự hoàn thành được một bài so sánh luật pháp thuộc môn Luật học so sánh dành cho riêng nhóm chúng tôi

Bài tiểu luận như là một kết quả thực nhằm đánh giá lên được sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả một tập thể nhóm nói chung hay từng cá nhân thành viên nhóm nói riêng trong suốt thời gian học vừa qua Chúng tôi luôn hy vọng những nội dung trong bài tiểu luận sẽ cung cấp được những kiến thức cơ bản nhất, cũng như các số liệu đúng nhất về việc “So sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc và pháp luật Đức về vấn đề “Xâm hại tình dục trẻ em”” Chắc chắn

rằng bài tiểu luận này vẫn còn rất nhiều điều hạn chế cũng như không tránh khỏi

sự thiếu sót Vì thế, nhóm chúng tôi luôn hy vọng rằng sẽ nhận được những lời đánh giá, nhận xét, góp ý một cách thẳng thắn và công tâm nhất từ phía giảng viên cũng như từ phía các bạn sinh viên, nhằm để cho bài tiểu luận thêm phần hoàn chỉnh hơn, cho hiện tại và góp phần cho các bài tiểu luận về sau

Lời nói cuối, chúng tôi xin trân trọng đồng lòng gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS.GV Lê Thị Hồng Liễu – môn Luật học So sánh vì đã hướng dẫn tận tình

và chỉ bảo nhóm trong suốt quá trình học tập và làm bài vừa qua

Chúng tôi – các thành viên nhóm 1, xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 8

1 Lí do chọn đề tài 8

2 Lịch sử tìm hiểu – Nghiên cứu vấn đề 8

3 Mục đích nghiên cứu đề tài 9

4 Phạm vi nghiên cứu đề tài 9

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 9

B NỘI DUNG 10

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 10

1 KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 10

1.1 Khái niệm về trẻ em 10

1.2 Khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em 10

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 11

3 CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) 11

3.1 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142, BLHS) 11

3.2 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144, BLHS) 11 3.3 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145, BLHS) 12

3.4 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146, BLHS) 12

3.5 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147, BLHS) 12

Chương 2: SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ ĐỨC 12

1 So sánh quy định về các tội xâm hại tình dục trẻ em giữa Luật Hình sự Việt Nam và Luật Hình sự Trung Quốc 12

1.1 Về dấu hiệu pháp lý 12

1.2 Về hình phạt 14

2 So sánh quy định về các tội xâm hại tình dục trẻ em giữa Luật Hình sự Việt Nam và Luật Hình sự Đức 14

2.1 Về dấu hiệu pháp lý 15

2.2 Về hình phạt 16

Trang 6

Chương 3: CÁC ĐIỂM HẠN CHẾ TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÂM HẠI TÌNH

DỤC TRẺ EM TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 17

1 Các điểm hạn chế 17

2 Các giải pháp khắc phục 18

C KẾT LUẬN 19

A MỞ ĐẦU 7

Trang 7

NỘI DUNG

A MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

- Theo thống kế của Tổ chức Dân số LHQ (UNFPA) đưa ra được rằng: Cứ 4 trẻ em gái thì có 1 em bị xâm hại tình dục

Cứ 6 trẻ em trai thì có 1 em bị xâm hại tình dục

- Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm Việt Nam (Bộ Công an), trung bình mỗi năm cả nước có từ 1600 – 1800 vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em Theo tỉ lệ năm sau sẽ có xu hướng cao hơn năm trước, trong đó số vụ trẻ em bị hiếp dâm lên đến 65%, số trẻ

em bị xâm hại tình dục nhiều lần lên đến 28%

Từ những con số biết nói trên chúng ta có thể thấy được thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay đang ở mức đáng báo động Đây là loại tội phạm nguy hiểm gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bình thường về mặt tâm sinh lý của trẻ em Những hành vi phạm tội mang tính tàn bạo, man rợ, thú tính đối với những đứa trẻ ngây thơ hay thậm chí còn chưa có đủ nhận thức về hành động đang xảy ra với bản thân Nó mang tính xâm phạm về quyền bất khả xâm phạm về tự do tình dục, danh dự, nhân phẩm, sức khoẻ con người nói chung hay trẻ em nói riêng Đồng thời hậu quả của nó để lại đối với những đứa trẻ đáng thương và gia đình chúng là không thể kể hết Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu đề tài, đồng thời từ sự nhận thức xuất phát từ tính cách, cá nhân mỗi người, chúng tôi phát hiện được trong quá trình điều tra xét xử vẫn còn tồn tại những sai sót, hạn chế mà ở đó có thể gây thiệt hại trực tiếp đến với những đứa trẻ bị xâm hại Và việc nghiên cứu, đồng thời làm sáng tỏ các vấn đề về mặt lý luận của tội XHTDTE cũng như từ đó so sánh với vài nước khác trên Thế giới sẽ góp phần trở thành căn cứ để đề xuất phương hướng hoàn thiện hơn về quy định của BLHS Việt Nam về tội XHTDTE Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

So sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc và pháp luật Đức

về vấn đề “Xâm hại tình dục trẻ em”” nhằm một mục đích chính là đề xuất một

số phương án khắc phục và bổ sung để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, góp phần bảo vệ những mầm non tương lai của đất nước trước ngưỡng cửa của những

kẻ máu lạnh, thú tính

2 Lịch sử tìm hiểu – Nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến đề tài: “So sánh giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc và pháp luật Đức về vấn đề “Xâm hại tình dục trẻ em”” thì đã có rất nhiều

công trình nghiên cứu, so sánh trước đó Cụ thể, là các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Trang 8

- “Tội hiếp dâm – So sánh giữa Bộ luật Hình sự Việt Nam và Bộ luật Hình

sự một số nước”, Tác giả Bùi Thị Quyên, Trường Đại học Luật Hà Nội,

2012

- “So sánh dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trong Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành với Bộ luật Hình sự một số nước và một số kiến nghị”, Tác giả PGS.TS Dương Tuyết Miên và Bùi Thị Quyên, Tạp chí Toà án Nhân dân, số 07/2013

- “Tội mua dâm người chưa thành niên: Lý luận và thực tiễn”, Tác giả Nguyễn Việt Khánh Hoà, Tạp chí Toà án, số 10, 2010

Nhằm nghiên cứu các quy định có trong BLHS Việt Nam hiện hành có liên quan về các tội XHTDTE, từ đó đem đi so sánh với một số nước trên Thế giới (cụ thể là Trung Quốc và Đức) Để có thể dễ dàng làm rõ những điểm tương đồng hay đặc biệt là các điểm khác biệt giữa các quy định Trên cơ sở những điều đó

có thể nhanh chóng đề xuất những phương hướng chính xác nhằm hoàn thiện hơn pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt là về tội danh XHTDTE Góp phần nâng cao hiệu quả trong các công tác hoạt động, đấu tranh phòng chống loại tội phạm nguy hiểm này

Bài nghiên cứu sẽ là sự kết hợp dưới góc độ pháp lý hình sự và luật học so sánh Nội dung chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu trong phạm vi các tội XHTDTE của BLHS Việt Nam 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), đồng thời là phạm

vi các tội XHTDTE có trong Luật Hình sự Trung Quốc và Luật Hình sự CHLB Đức Từ việc so sánh sẽ đưa ra được các số liệu cụ thể cuối cùng nhằm liên hệ, cung cấp chính xác các ý kiến về việc đóng góp, bổ sung luật

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp chủ nghĩa duy vật lịch sử Nghiên cứu tích hợp đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm

Song song đó, sử dụng kết hợp đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:

- Thứ nhất, phương pháp thống kê: giúp thống kê các số liệu cụ thể về XHTDTE

- Thứ hai, phương pháp tồng hợp và phân tích: từ những cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào đó đưa ra những điểm phù hợp với đề tài, hoặc chưa phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế

Trang 9

- Thứ ba, phương pháp so sánh: dựa trên những phân tích và bình luận ban

đầu từ BLHS ở mỗi nước, từ đó đưa ra được đánh giá cuối cùng trong việc

so sánh nên có – không nên có ở mỗi khía cạnh nội dung

B NỘI DUNG Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1 KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Độ tuổi trẻ em được quy định trong pháp luật quốc tế tương đối thống nhất và

đều áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi Tuy nhiên, trong các Công ước

quốc tế gần đây nhất như Công ước của LHQ về Quyền Trẻ em (năm 1989) đã

khẳng định rằng việc áp dụng độ tuổi trẻ em ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, tuỳ

thuộc vào nội luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn Song, đối

với các tổ chức quốc tế như UNICEF, UNFPA, ILO,… đều đồng loạt xác định

rằng trẻ em là người dưới 18 tuổi

Tuy nhiên, riêng đối với luật pháp Việt Nam, trẻ em được quy định là người

dưới 16 tuổi (Điều 1, Luật Trẻ em 2016) Điều này đồng nghĩa với việc, trong

pháp luật chuyên ngành, Việt Nam chỉ thừa nhận độ tuổi trẻ em được pháp luật

bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi

Mặc dù so với quy định của Công ước quốc tế, độ tuổi này thấp hơn, nhưng

quy định độ tuổi của Việt Nam vẫn được coi là phù hợp bởi quy định mở của

Công ước

Nếu nói riêng về khái niệm “xâm hại tình dục” được đề cập trong Từ điển

Tiếng Việt, có nghĩa là: “Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ

tính giao” và “xâm hại là xâm hại khiến bị tổn hại” Vậy, XHTDTE là hành vi

xâm hại, động chạm đến quyền tự do, đến nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em

về quan hệ tính giao; có sự xâm hại đến thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

của trẻ

Nếu nói chung về khái niệm được nêu theo pháp luật Việt Nam, thì có quy

định: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc,

lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm

hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích

mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.” (Khoản 8, Điều 4, Luật Trẻ em 2016)

Formatted: Centered

Trang 10

2 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Khi xã hội ngày càng thay đổi mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội, kéo theo đó

là tình hình số lượng tội phạm cũng dần thay đổi theo chiều hướng đi lên Các tội phạm mang tính chất từ nguy hiểm đến cực kỳ nguy hiểm xuất hiện ngày càng nhiều Do đó, các quy định của pháp luật hình sự cũng dần phải thay đổi để phù hợp với tình hình tội phạm, đáp ứng theo điều kiện đất nước thay đổi

Trải qua quá trình thay đổi, bổ sung bắt đầu từ BLHS 1945 đến việc “tạm” hoàn chỉnh BLHS hiện hành như hiện nay Qua việc nghiên cứu quy định cụ thể của BLHS hiện hành, ta có thể nhận thấy một số điểm sau về dấu hiệu pháp lý chung của nhóm tội này:

- Về mặt khách thể tội phạm của nhóm tội phạm XHTDTE là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng sức khoẻ, nhân phẩm danh dự và sự phát triển bình thường cũng như thể chất và tinh thần của trẻ em Đối tượng tác động ở đây, cụ thể là trẻ em – đối tượng được Nhà nước cũng như pháp luật quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt

- Về mặt khách quan tội phạm của nhóm tội phạm XHTDTE là sự biểu hiện

ra bên ngoài của tội phạm bao gồm hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi – hậu quả gây nguy hiểm cho xã hội

- Về mặt chủ thể tội phạm: cơ sở pháp lý để xác định chủ thể của nhóm tội XHTDTE là tại Điều 12, BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

- Về mặt chủ quan của tội phạm: bao gồm về lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội

3 CÁC TỘI CÓ LIÊN QUAN VẤN ĐỀ XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ

EM TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)

Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định trực tiếp hành

vi xâm hại tình dục trẻ em là một tội danh Tuy nhiên, hành vi này sẽ bị xử lý hình

sự thông qua một số tội danh khác liên quan đến hành vi, cụ thể:

Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình Xét mức độ nghiêm khắc của hình phạt dựa trên các mức độ hình thức hiếp dâm đối với trẻ em có quy định tại Khoản 1, 2, 3

Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm, từ 3 năm đến 10 năm, 10 năm đến 18 năm Xét mức độ nghiêm khắc của hình phạt dựa trên các mức độ hình thức cưỡng dâm đối với trẻ em có quy định tại Khoản 1, 2, 3

Riêng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 2 năm đến

7 năm

Trang 11

3.3 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người

từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145, BLHS)

Trừ các trường hợp được quy định tại Điều 142 và Điều 144; còn lại, sẽ bị phạt

tù từ 1 năm đến 5 năm, 3 năm đến 10 năm, 7 năm đến 15 năm Xét mức độ nghiêm khắc của hình phạt dựa trên các mức độ hành vi đối với trẻ em có quy định tại Khoản 1, 2, 3

Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, 3 năm đến 7 năm, 7 năm đến 12 năm Xét mức

độ nghiêm khắc của hình phạt dựa trên các mức độ hình thức dâm ô đối với trẻ

em có quy định tại Khoản 1, 2, 3

BLHS)

Mức hình phạt tương tự như Điều 146

 Nhìn chung theo quy định của Luật hình sự Việt Nam mặc dù không có quy định trực tiếp hành vi xâm hại tình dục trẻ em nhưng thông qua các tội danh

cụ thể khác liên quan đến nhóm hành vi xâm hại tình dục trẻ em phần nào chúng ta cũng đã tiếp cận nhằm tìm hiểu, phục vụ cho công tác so sánh với các văn bản pháp luật quốc tế về quyền trẻ em

Chương 2: SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỘI XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ ĐỨC

1 So sánh quy định về các tội xâm hại tình dục trẻ em giữa Luật Hình

sự Việt Nam và Luật Hình sự Trung Quốc

Bộ Luật Hình sự Trung Quốc gồm 126092 Điều, 12 chương Tội XHTDTE được quy định trong Điều 236 “Chương 4 về tội phạm xâm phạm quyền tự

do thân thể, quyền dân chủ của công dân

Điều 236 BLHS Trung Quốc quy định:

Người nào dùng bạo lực, uy hiếp hoặc các thủ đoạn khác cưỡng hiếp phụ

nữ, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm

Giao cấu với trẻ em gái chưa đủ 14 tuổi, coi như phạm tội hiếp dâm, bị xử phạt nặng

Phạm tội hiếp dâm phụ nữ, giao cấu với trẻ em gái thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì bị phạt tù từ 10 năm trở lên, tù chung thân hoặc từ hình:

1 Hiếp dâm phụ nữ, giao cấu với với trẻ em gái với những tình tiết xấu xa

2 Hiếp dâm người phụ nữ, giao cấu với nhiều trẻ em gái,

3 Hiếp dâm phụ nữ ở nơi công cộng trước đông người;

Ngày đăng: 11/11/2024, 12:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w