Đặc biệt, các sản phẩm nông nghiệp nhưrau củ và hoa quả của Việt Nam đã đạt chất lượng cao, và nước ta đã áp dụng nhiềuphương pháp trồng trọt hiện đại, thoả mãn được tiêu chuẩn xuất khẩu
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA QUỐC GIA VÀ MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN THƯƠNG MẠI 7 1.1 Khái quát một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu 7 1.2 Vai trò, vị trí của xuất khẩu hàng hoá 9 1.3 Các lý thuyết về xuất khẩu 11 1.3.1 Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo 11 1.3.2 Lý thuyết
1.1 Khái quát một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu a Khái niệm về xuất khẩu
Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Theo Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol, “Xuất khẩu hàng hoá là quá trình chuyển hàng hoá từ một quốc gia đến một quốc gia khác để bán hoặc sử dụng Nó được thực hiện bởi các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu thị trường hoặc sản xuất ở một quốc gia và muốn bán hàng hoá của họ ở một quốc gia khác Quá trình xuất khẩu hàng hoá bao gồm các bước như chuẩn bị hàng hoá, vận chuyển, đóng gói, thông quan và giao hàng cho người nhận cuối cùng.”
Theo Thời báo Kinh tế (Economic Times) xuất bản tại Ấn Độ, “Hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một quốc gia nhưng được cung cấp cho người mua ở quốc gia khác được gọi là xuất khẩu Thương mại quốc tế được tạo thành từ xuất khẩu và nhập khẩu.”
Các định nghĩa về xuất khẩu có nhiều điểm tương đồng Từ hai khái niệm nêu trên, có thể rút ra khái niệm chung về xuất khẩu “Xuất khẩu hàng hóa là quá trình đưa các hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu chế xuất/khu vực hải quan riêng) thông qua việc buôn bán, trao đổi giữa hai nước.”
Tổng hợp lại các khái niệm trên, khái niệm xuất khẩu tổng quan nhất là: Xuất nhập khẩu là hoạt động ngoại thương truyền thống đã tồn tại lâu đời ở các quốc gia đang phát triển và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia tận dụng lợi thế của mình để phát triển đất nước Đây còn là hoạt động giúp củng cố mối quan hệ và tạo dựng niềm tin giữa các quốc gia Các sản phẩm của hoạt động này đa dạng từ các
7 sản phẩm phức tạp nhất như máy móc, thiết bị điện tử, đến những mặt hàng trồng trọt như nông sản, hoa quả b Đặc điểm
Hoạt động xuất nhập khẩu là một phần quan trọng của thị trường quốc tế, mang lại những đặc điểm sau:
• Thị trường buôn bán rộng lớn và khó kiểm soát: Do có nhiều quốc gia tham gia, hoạt động xuất nhập khẩu trở nên phức tạp và không dễ để có thể kiểm soát do tính đa dạng và quy mô lớn của thị trường này
• Chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Hoạt động này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố kinh tế mà còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như yếu tố luật pháp, văn hóa, và chính trị của các nước tham gia
• Thanh toán bằng ngoại tệ và tuân thủ quy tắc quốc tế: Giao dịch xuất nhập khẩu thường được thanh toán bằng ngoại tệ và phải tuân thủ các quy tắc và thói quen buôn bán quốc tế
• Quản lý bởi nhà nước qua các công cụ chính sách: Hoạt động này được quản lý trực tiếp và gián tiếp với công cụ là các chính sách như thuế quan, hạn ngạch, và các quy định pháp luật liên quan
• Đa dạng hình thức giao dịch: Giao dịch xuất nhập khẩu có thể diễn ra thông qua nhiều hình thức như trực tiếp, gián tiếp, hoặc thông qua bên thứ ba/bên trung gian
• Rủi ro và cần phải bảo hiểm: Hoạt động xuất nhập khẩu hàm chứa nhiều rủi ro, do đó, việc mua bảo hiểm cho hàng hóa là một biện pháp phòng tránh được đề xuất để giảm thiểu rủi ro cho chủ hàng c Các hình thức xuất khẩu
Theo PGS.TS Tạ Lợi (2018) trong Giáo trình Nghiệp vụ Ngoại thương, xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, nước ta có các hình thức xuất khẩu như sau:
• Xuất khẩu trực tiếp: Đây là hình thức mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà hai bên thỏa thuận, trao đổi và thương lượng trực tiếp với
8 nhau, phù hợp với pháp luật của các quốc gia tham gia Trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp, các doanh nghiệp tự nắm quyền quyết định, quản lý và thực hiện mọi khía cạnh từ nghiên cứu thị trường đến ký kết hợp đồng, chi trả chi phí và chịu rủi ro
• Xuất khẩu tại chỗ: Hình thức này áp dụng cho các mặt hàng như sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, và nguyên liệu dư thừa Hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ không vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ của nước đó, nhưng vẫn được mua và sử dụng bởi khách hàng ở nước ngoài
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC BẰNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN THƯƠNG MẠI
Khái quát về hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
2.1.1 Tình hình sản xuất rau quả tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) (2022), về sản lượng thu hoạch, một số cây ăn quả đạt kết quả tích cực, bao gồm chuối (tăng 6,5%), cam (tăng 8,2%), bưởi (tăng 8,2%), sầu riêng (tăng 25%), dứa (tăng 3,7%), nhãn (tăng 2,7%), và thanh long (giảm 13,5%) Tuy nhiên, sản lượng của một số loại như xoài và thanh long lại ghi nhận sự giảm nhẹ, lần lượt là 3,1% và 13,5% Sản lượng của hầu hết các loại cây ăn quả chính của Việt Nam đều tăng, bao gồm xoài (tăng 2,25%), thanh long (giảm 13,7%), bưởi (tăng 6,73%), vải (tăng 1,2%), sầu riêng (tăng 24,1%), dứa (tăng 1,65%), và chuối (tăng 5,5%)
Trong năm 2022, giá cả của các mặt hàng rau củ tổng thể khá ổn định, mặc dù có sự biến động nhất định nhưng không đáng kể Sự ổn định này được giữ vững nhờ vào việc lưu thông trong nước ổn định và sự dần dần dỡ bỏ chính sách Zero Covid của Trung Quốc trong những tháng cuối năm Điều này đã đóng góp vào việc phục hồi giá cả của các mặt hàng trái cây và giúp người nông dân có thu nhập lãi lớn hơn
Tổng thể, diện tích trồng cây ăn quả cả nước và ở các vùng, miền đã có xu hướng tăng liên tục trong những năm gần đây Theo Thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2021, diện tích trồng cây ăn quả vào năm 2021 đạt 1,17 triệu ha, tăng 3,2% so với năm 2020 Giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng diện tích bình quân đạt 6,2% mỗi năm
Ngoài ra, các loại hoa quả còn có đặc điểm về mùa vụ Vì vậy để đảm bảo đồng đều về chất lượng và hình thức đẹp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, yếu tố này cũng cần được cân nhắc và điều chỉnh kỹ lưỡng để có thể tối ưu hoá được hoạt động xuất khẩu rau quả của nước ta sang thị trường Trung Quốc
Bảng 2.1: Mùa thu hoạch các loại trái cây xuất khẩu phổ biến tại Việt Nam23
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2022)
Về các chủ thể tham gia
Trong lĩnh vực nuôi trồng rau quả, các nhà nông, kể cả từ trang trại và vườn, truyền thống là những chủ thể chính Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có nhiều sự xuất hiện mới trong ngành này
Các công ty đã đầu tư và phát triển các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, tập trung chủ yếu vào việc trồng rau quả Trong đó, những doanh nghiệp dân doanh chiếm 70%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 25% và khoảng 5% là các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu
Mô hình liên kết giữa những doanh nghiệp tư nhân và các hộ nông dân cũng đang phát triển Trong mô hình này, các doanh nghiệp đóng góp vốn và xây dựng quy trình sản xuất, trong khi các nông dân cung cấp đất và lao động, tạo ra các hình thức hợp tác xã mới
Xu hướng nuôi trồng trên quy mô rộng và hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị đang tiếp tục được phát triển Tới bây giờ, rất nhiều tỉnh thành đã thực hiện quy hoạch
24 vùng sản xuất tập trung với quy mô từ vài chục hecta đến vài trăm hecta, bao gồm nhiều loại cây trồng như rau và trái cây
Mặc dù phần lớn các hộ nông dân vẫn theo đuổi các phương pháp truyền thống trong trồng rau quả, nhưng việc áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản
Tình hình sản xuất rau quả tại Việt Nam
Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2022 .25 2.1.3 Đặc điểm và khác biệt trong tiêu chí xuất khẩu các loại rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc .33 2.1.4 Đánh giá
2.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2022 của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến giữa tháng 11/2020, Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã nhập khẩu trái cây với số liệu ấn tượng Trung Quốc đứng đầu với khoảng 1,62 tỷ USD, trong khi Mỹ và Nhật lần lượt đạt mức khoảng 144,2 triệu USD và trên 140,54 triệu USD Trong tổng số này, xuất khẩu thanh long và các loại trái cây tương đương đã vượt ngưỡng 1 tỷ USD, với thanh long đông lạnh đạt 944.000 USD và nước ép thanh long đạt 127.000 USD Tháng 11/2020 chứng kiến sự tăng của các mặt hàng xuất khẩu chính như thanh long, xoài tươi hoặc đông lạnh, chuối, mít và chanh, trong khi nhóm khoai lang và ớt cũng tăng, nhưng nhãn và sầu riêng lại giảm Đáng chú ý, giá thanh long trong nước giảm mạnh xuống mức 5.000 – 7.000 đồng/kg do ảnh hưởng của dịch bệnh và giảm nhập khẩu từ Trung Quốc Giá xuất khẩu bình quân của thanh long tươi ruột đỏ và ruột trắng đạt khoảng từ 1.000 đến 1.015,7 USD/tấn và 500 đến 573 USD/tấn, tương ứng Còn giá xuất
25 khẩu bình quân của thanh long đông lạnh và nước ép thanh long là 1.473,4 USD/tấn và 1.335,1 USD/tấn Xu hướng tăng trưởng dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới do cầu về nhập khẩu hàng rau quả dịp cuối năm, tập trung chủ yếu ở những thị trường lớn như
Mỹ, Úc, Hongkong và Singapore, nơi có đông người Hoa và cộng đồng người Châu Á. Các thị trường xuất khẩu rau quả hàng đầu của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan, Đài Loan (Trung Quốc), Australia, CácTiểu vương quốc Ảrập thống nhất và Nga
Theo một thống kê khác của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2022), 5 tháng đầu năm 2022 xuất khẩu rau quả đạt 1,42 tỉ đô la Mỹ, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 722,17 triệu đô la Mỹ, chiếm đến 50,64% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành
Do Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn như nói trên, nên mọi thay đổi về chính sách liên quan đến nhập khẩu ở thị trường này đều ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xuất khẩu của ngành rau quả Việt Nam Trong đó, qua những con số thống kê, cho thấy những loại trái cây của Việt Nam xuất chính ngạch sang Trung Quốc đứng ở vị trí dẫn đầu.
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng rau quả chủ yếu của Việt
Nam sang Trung Quốc so với thế giới giai đoạn 2017 – 2022 Đơn vị: Nghìn USD
Thanh long Mít Chuối Vải Xoài Sầu riêng
Quốc nhập khẩu từ giớithế
Nam xuất khẩu ra thế giới
Theo trông tin từ Trademap tác giả đã tổng hợp ở bảng 2.2, có thể thấy tuy kim ngạch nhập khẩu mặt hàng rau quả nói chung của Trung Quốc tang theo cấp số nhân qua từng năm, từ gần 4 tỷ USD năm 2017 tới 10,4 tỷ USD vào năm 2022, lượng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và ra thế giới giảm dần qua từng năm Do ảnh hưởng của đại dịch Covid diễn ra vào cuối năm 2019 kéo dài tới tận năm 2021, nền kinh tế Việt Nam rơi vào nốt trầm xuất khẩu, khiến cho hoạt động này gặp nhiều trở ngại Thêm vào đó, do hoạt động chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn đang diễn ra,
27 khu vực nông nghiệp đã giảm cơ cấu so với một số khu vực khác Tuy nhiên, nước ta vẫn chú trọng đẩy mạnh một số mặt hàng rau quả có độ đón nhận cao như thanh long, sầu riêng, mít, vải, chuối, xoài,… Đặc biệt là thanh long và sầu riêng, hai loại quả này có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các loại quả được xuất khẩu từ Việt Nam TrungQuốc là thị trường tiêu thụ lớn đối với loại quả này
Trung Quốc, với quy mô thị trường tiêu thụ lớn mạnh, hiển nhiên là một đối tác quan trọng và khổng lồ trong lĩnh vực rau quả Tại Trung Quốc, cầu về rau quả dường như không có giới hạn, là một thách thức và cơ hội lớn cho các quốc gia chuyên về nông nghiệp Với thế mạnh về khí hậu và vị trí địa lý, Việt Nam được xem là một trong những nhà cung cấp hàng đầu nông sản, đặc biệt là rau quả, cho thị trường Trung Quốc. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, hàng năm, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc thường chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị xuất khẩu của ngành này Tuy nhiên, việc cung cấp sầu riêng từ các quốc gia xuất khẩu trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu này Đặc biệt, sầu riêng của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều ưu điểm cạnh tranh, bao gồm lợi thế về logistics và chất lượng so với các đối thủ từ các quốc gia khác trong khu vực
Vào tháng 12/2018, Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố một loạt yêu cầu cụ thể liên quan đến kiểm dịch các mặt hàng nông sản khi giao thương giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam Theo quy trình kiểm dịch mới, từ ngày 01/01/2019, việc trao đổi trái cây giữa hai nước này sẽ phải tuân thủ thêm các yêu cầu về văn bản và chứng nhận kiểm dịch thực vật Trong quy trình mới này, các cửa khẩu hải quan Trung Quốc sẽ yêu cầu xác nhận rằng trái cây được xuất khẩu từ các nhà vườn, nhà xưởng đóng gói tại Việt Nam đã được đăng ký khi kiểm dịch trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc Tên hoặc mã của nhà xưởng sản xuất bao bì đã đăng ký sẽ phải được ghi rõ trong tờ khai đính kèm của giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật Các doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu trái cây từ Việt Nam cũng phải cung cấp hình ảnh bao bì cũng như thông tin về chất lượng sản phẩm để có thể được cấp giấy phép kiểm dịch động thực vật nhập khẩu từ Cục Kiểm dịch xuất nhập cảnh Trung Quốc
28 Ngoài ra, hải quan Trung Quốc cũng yêu cầu các bên liên quan đến đơn hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu đã được chỉ định
Những điều chỉnh này từ phía Trung Quốc được áp dụng vào đầu năm 2019, do đó, có thể coi là rất nhanh và có hiệu lực ngay lập tức, gây ra nhiều khó khăn và rối loạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam Ngay cả các doanh nghiệp TrungQuốc hoạt động tại khu vực giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, chuyên kinh doanh nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, cũng đối mặt với những thách thức tương tự.Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng tăng cường xử lý các tổ chức và cá nhân có hành vi gian lận thương mại liên quan đến nhập khẩu trái cây từ các nước ASEAN Mặc dù tiêu chuẩn nhập khẩu nông sản vào Trung Quốc so với các thị trường cao cấp khác vẫn chưa có nhiều thay đổi, nhưng thị trường xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc giờ đây không còn "dễ dàng" như trước
2.1.2.2 Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
Trong 10 năm gần đây, hoạt động trồng trọt và tạo ra các sản phẩn chế biến từ rau quả đã được mở rộng và phát triển đáng kể nhờ sự phát triển của các công nghệ trồng trọt và việc ký kết các hiệp định tự do thương mại Quan hệ chính trị góp phần không nhỏ trong việc củng cố hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm rau quả Việt Nam Cụ thể, như trong hình 2.1, có thể thấy hoạt động xuất khẩu rau quả của nước ta còn manh mún và nhỏ trong năm 2012, sau 10 năm, đến tháng 10 năm 2022, thị trường xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã phát triển vượt bậc, khi giá trị xuất khẩu đi từ khoảng 250 triệu USD vào năm 2012 tăng vọt đến gần 2700 triệu USD, đạt đỉnh điểm giai đoạn 10 năm trong năm 2018 trước khi giảm xuống khoảng 1200 triệu USD vào năm 2022 Nguyên nhân xu hướng giảm này là do sự bùng nổ của dịch bệnh Covid-19 từ năm 2019, và con số này cũng chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách Zero Covid của Trung Quốc, khiến cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường khổng lồ này giảm mạnh trong những năm gần đây.
Hình 2.1: Thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam giai đoạn 2012 - 202229
Nguồn: Trang thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2022)
Hình 2.2 bên dưới minh họa cấu trúc thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2022 Dữ liệu từ hình này cho thấy rằng 43.9% sản lượng rau quả của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Một số tiềm năng khác cũng là Hoa
Kỳ, chiếm 8% lượng nhập khẩu rau quả từ Việt Nam trong năm 2022 Các quốc gia còn lại chủ yếu thuộc khu vực Châu Á, điều này phần lớn là do sự tương đồng trong thị hiếu và khẩu vị giữa các quốc gia trong cùng khu vực Sự phổ biến của việc xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc có thể lý giải bằng việc đất nước nhập khẩu có dân số lớn và cung không đủ cầu Một yếu tố quan trọng khác là lợi thế về vị trí địa lý, với nhiều ranh giới giao thương ở phía Bắc Việt Nam, thúc đẩy việc mua bán rau quả giữa hai quốc gia Điều này giảm thiểu thời gian và chi phí vận chuyển, cùng với các ưu đãi về chính sách thuế quan trong xuất nhập khẩu, giúp tạo ra sự phổ biến của rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường
Nguồn: Trang thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2022)
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong 10 năm qua đã có nhiều khởi sắc, tính tới năm 2022, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất, từ đó có thể thấy Trung Quốc là một thị trường tiềm năng và nước ta cũng chú trọng vào hoạt động xuất khẩu tới quốc gia này
2.1.2.3.Cơ cấu mặt hàng rau quả xuất khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường APEC 37 1 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng rau quả của Việt Nam 37 2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu rau quả 39 3 Nhóm yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở
Để phân tích và đưa ra hàm ý chính sách cho hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, tác giả chọn phân tích hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam tới APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) – tổ chức có Trung Quốc là thành viên, để xây dựng mô hình, từ đó rút ra các kết luận và hàm ý phù hợp cho tổ chức này nói chung và Trung Quốc nói riêng
2.2.1 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng rau quả của Việt Nam
Như đã đề cập ở chương 1, một số yếu tố tác động tới cung của nước xuất khẩu có thể kể tới GDP, sản lượng sản xuất trong nước, dân số
GDP của nước xuất khẩu
GDP của nước xuất khẩu cao thường đi kèm với năng suất lao động cao và mức độ sản xuất lớn Điều này có thể tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ để xuất khẩu Nếu nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp thường có khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ có chất lượng cao, cạnh tranh trên thị trường quốc tế GDP tăng trưởng có thể tạo ra sức mạnh kinh tế gia tăng và làm tăng cơ hội xuất khẩu Khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp thường có nhu cầu mở rộng sang thị trường quốc tế để tìm kiếm cơ hội mới và giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào thị trường nội địa Vì vậy, có thể kỳ vọng GDP có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường quốc tế
Dân số nước xuất khẩu
Trong giai đoạn từ 2017 đến 2022, dân số của Việt Nam tiếp tục tăng lên một cách đáng kể Dù đã có các chính sách hỗ trợ hạn chế tăng trưởng dân số, nhưng vẫn có mức tăng trưởng ổn định do gia tăng tỉ lệ sinh và giảm tỉ lệ tử vong Sự gia tăng này đặt ra nhiều thách thức mới cho các lĩnh vực như giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng và việc làm. Trong một số khu vực, tăng trưởng dân số có thể gây ra áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng và nguồn lực Điều này đặc biệt đúng ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nơi cần phải đối mặt với vấn đề ùn tắc giao thông, thiếu hụt nhà ở và ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, tăng trưởng dân số cũng tạo ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế và xã hội Dân số trẻ có thể mang lại nguồn nhân lực lao động tích cực cho các ngành công nghiệp và dịch vụ Vì thế, có thể kỳ vọng dân số có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu rau quả của nước ta
Về sản lượng sản xuất rau quả trong nước
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, diện tích cây ăn quả năm 2017 là 0,93 triệu ha, con số này tăng lên qua từng năm, tới năm 2022, diện tích trồng cây ăn quả nước ta đạt 1,21 triệu ha, với sản lượng khoảng 18,68 triệu tấn Từ năm 2019 đến năm 2021, diện tích trồng cây ăn quả của nước ta tăng lên 1,03% Trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai phức tạp, việc có mức tăng trưởng diện tích là 1,03% là một thành tựu đáng ghi nhận Kết quả này là kết quả của sự quan tâm và hỗ
38 trợ kịp thời từ các cấp chính quyền, cùng với việc đưa ra các phương hướng cụ thể để giúp người nuôi rau quả vượt qua những thách thức khó khăn và tiến xa hơn
Hình 2.5: Diện tích trồng cây ăn quả Việt Nam 2017 - 2022
Diện tích trồng cây ăn quả Việt Nam 2017 - 2022
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2022)
Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng các mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ lực của nước ta Khi diện tích trồng cây ăn quả tăng thì sản lượng rau quả cũng sẽ tăng theo, từ đó góp phần chủ động nguồn cung và tăng khả năng xuất khẩu Như vậy, ta kỳ vọng diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam ảnh hưởng dương tới xuất khẩu rau quả
2.2.2 Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu rau quả
GDP các nước nhập khẩu
Các quốc gia nhập khẩu rau quả của Việt Nam chủ yếu tập trung trong khu vực APEC Trong thời gian này, mức độ tăng trưởng GDP những nước đối tác nhập khẩu rau quả của nước ta không đồng đều Tính đến năm 2017-2019, GDP của các quốc gia này thường có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, tương đương với xu hướng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam Tuy nhiên, vào năm 2020, các nước này đều chịu ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19, dẫn đến sự chậm lại trong tăng trưởng GDP Mặc dù mức độ tăng trưởng GDP của một vài quốc gia giảm đi, nhưng các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn duy trì mức độ tăng
39 trưởng khá ổn định Mặc dù có giảm nhẹ, nhưng không giảm sâu như các quốc gia khác
Hình 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của một số quốc gia nhập khẩu rau quả của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2022
2017 2018 2019 2020 2021 2022 Trung Quốc 6.94 6.75 5.95 2.23 8.44 2.99 Mỹ 2.24 2.94 2.29 -2.76 5.94 1.93 Hàn Quốc 3.16 2.9 2.24 -0.71 4.3 2.61 Nhật Bản 1.67 0.64 -0.4 -4.15 2.56 0.95 Thái Lan 4.17 4.22 2.11 -6.06 1.49 2.59
Trung Quốc Mỹ Hàn Quốc Nhật Bản Thái Lan
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu của Worldbank (2022)
Khi GDP tăng, người dân cải thiện thu nhập, điều này thường dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nói chung và sản phẩm rau quả nói riêng GDP của quốc gia nhập khẩu càng cao thường đi kèm với một thị trường tiêu thụ lớn và mức độ cầu tăng cao Do đó, có thể kỳ vọng rằng tăng trưởng GDP của các quốc gia đối tác sẽ có ảnh hưởng tốt tới xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Dân số các nước nhập khẩu
Dân số lớn của một quốc gia nhập khẩu có thể tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn cho rau quả xuất khẩu từ quốc gia khác Điều này có thể tạo ra cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu rau quả của nước bạn để tìm kiếm khách hàng mới và mở rộng doanh số bán hàng Ngoài ra, ân số lớn thường đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ lớn, đặc biệt
40 là khi dân số có xu hướng đô thị hóa và tăng thu nhập Điều này có thể tạo ra nhu cầu tăng cho rau quả nhập khẩu, đặc biệt là các loại rau quả không được sản xuất nội địa hoặc không đủ cung ứng Vì vậy, có thể kỳ vọng dân số nước nhập khẩu rau quả có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất khẩu rau quả của nước ta
2.2.3 Nhóm yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở
Trong quá khứ, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia đã được coi là một yếu tố tiêu cực đối với hoạt động xuất khẩu Điều này là do khi có khoảng cách xa, chi phí vận chuyển tăng cao và luồng thương mại giảm Tuy nhiên, hiện nay, tại một số quốc gia,việc đầu tư và nâng cao cơ sở hạ tầng cùng với các dịch vụ vận tải và logistics đã giúp cải thiện tình hình Điều này đã thúc đẩy dòng chảy hàng hóa xuất khẩu trở nên thông suốt hơn, giảm chi phí vận chuyển và giảm bớt vấn đề về khoảng cách địa lý Tuy nhiên, tình trạng này vẫn là "điểm yếu" của Việt Nam Sự yếu kém của giao thông và chi phí logistics cao vẫn đang ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và các doanh nghiệp Việt Nam Ngoài ra, các yêu cầu nghiêm ngặt về việc bảo quản hàng nông sản nói chung và mặt hàng rau quả nói riêng cũng làm gia tăng vấn đề liên quan đến khoảng cách địa lý và xuất khẩu Khoảng cách địa lý lớn giữa hai quốc gia làm tăng chi phí vận chuyển rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc Việc vận chuyển hàng hóa qua một khoảng cách xa đòi hỏi sự sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và tăng thêm các chi phí liên quan như nhiên liệu, bảo hiểm, và cân nhắc thêm về yếu tố thời gian Ngoài ra, việc hàng hóa phải đi qua một khoảng cách xa có thể làm chậm quá trình giao hàng, ảnh hưởng đến sự tươi mới và chất lượng của rau quả khi chúng đến tay người tiêu dùng Hoạt động vận chuyển đường dài còn có thể tăng nguy cơ cho sự mất mát hoặc hỏng hóc của hàng hóa trong quá trình vận chuyển Các yếu tố như biến đổi khí hậu, điều kiện giao thông không thuận lợi, hoặc vấn đề về an ninh có thể gây ra các rủi ro này Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, khoảng cách địa lý cũng ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của rau quả xuất khẩu từ Việt Nam so với các quốc gia có khoảng cách gần hơn đến thị trường Trung Quốc Các quốc gia có khoảng cách gần hơn có thể có lợi thế về chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, làm giảm tính cạnh tranh của rau quả từ Việt Nam.
Vì thế, có kỳ vọng rằng việc giảm thiểu khoảng cách địa lý sẽ góp phần giảm bớt ảnh hưởng xấu lên kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam
Khoảng cách kinh tế giữa hai quốc gia thường được đo lường bằng sự chênh lệch về giá trị tuyệt đối của GDP đầu người, Các trở ngại trong việc trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia thường là do khoảng cách về kinh tế lớn Sự chênh lệch này có thể là nguyên do cho việc hàng hóa của quốc gia xuất khẩu không tương thích với tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu
Tuy nhiên, đối với hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả nước ta, tình hình này thường diễn ra ngược lại Các thị trường lớn nhập khẩu rau quả từ Việt Nam thường có khoảng cách kinh tế rất lớn so với Việt Nam Ví dụ, Trung Quốc, thị trường lớn nhất nhập khẩu rau quả từ Việt Nam, có khoảng cách kinh tế với Việt Nam vào năm 2022 là 31.710,71 USD/người, tiếp đến là Hoa Kỳ với khoảng cách kinh tế là 55.854,47 USD/người Điều này phản ánh một xu hướng phù hợp với lý thuyết H-O Khi có sự chênh lệch kinh tế lớn giữa Việt Nam và một quốc gia khác, có thể hiểu rằng quốc gia đó có tư bản dồi dào hơn, tương đương với Việt Nam sẽ có dư thừa yếu tố lao động hơn Trong tình huống này, mặt hàng rau quả của Việt Nam, một mặt hàng yếu tố lao động cao, sẽ được xuất khẩu sang quốc gia đó nhiều hơn Do đó, có thể kỳ vọng rằng khoảng cách kinh tế sẽ tác động cùng chiều đối với xuất khẩu rau quả từ Việt Nam
2.2.3.3 Tỷ giá hối đoái thực tế
Tăng trưởng bền vững sản lượng trồng rau quả
Tăng cường hiệu quả hoạt động xúc tiến xuất khẩu rau quả của Việt Nam 67 3.2.4 Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống
Mục tiêu của chúng ta là tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu, nhằm giảm thiểu tác động của các rào cản kỹ thuật thương mại, mở rộng thị phần ở các thị trường lớn và xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam trên thị trường Trung Quốc
Theo kết quả của mô hình định lượng, GDP của các quốc gia đối tác có ảnh hưởng tích cực đến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam Do đó, việc tập trung vào việc xuất khẩu sang các thị trường có GDP cao như Trung Quốc sẽ giúp tăng giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam Đây là thị trường có nhu cầu cao và tiềm năng với tất cả các mặt hàng nói chung và rau quả nói riêng So với các nước có nền kinh tế phát triển về dịch vụ và công nghiệp, ngành nông sản của Việt Nam có lợi thế so sánh cao hơn Tuy nhiên, thị trường lớn cũng đi kèm với các rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt Các hoạt động xúc tiến vẫn chưa nhận được sự đầu tư đúng mức, thường chỉ dừng lại ở mức quảng bá tại các hội chợ và trên các trang thông tin điện tử, thiếu sự quan tâm đến nghiên cứu thị trường Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến từ phía nhà nước chưa đạt hiệu quả cao Việc không cập nhật đầy đủ và kịp thời các thông tin liên quan đến thị trường đã gây ra việc hình ảnh rau quả của Việt Nam chưa được quảng bá hiệu quả, làm giảm uy tín thương hiệu trên thị trường quốc tế Để thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần sự hợp tác giữa Nhà nước và các doanh nghiệp để tăng hiệu quả hoạt động xúc tiến: Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu bằng cách cải thiện
67 môi trường thể chế, đảm bảo rằng các hoạt động thông tin và xúc tiến xuất khẩu được quản lý hiệu quả Thông tin về thị trường và quy định cần được công bố nhanh chóng, chính xác qua các kênh thông tin chính thống Điều này giúp các doanh nghiệp tiếp cận thông tin pháp luật, rào cản kỹ thuật và thủ tục xuất nhập khẩu một cách dễ dàng. Ngoài ra, Cục Xúc tiến Thương mại cần cung cấp nhiều hình thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận với các số liệu phân tích và thông tin về các đối tác thị trường mục tiêu. Doanh nghiệp cần nâng cao ý thức tự chủ và tìm kiếm thông tin cơ bản về thị trường từ các nguồn thông tin chính thống Họ cũng cần đầu tư vào nghiên cứu thị trường để phát triển chiến lược hiệu quả Cần tận dụng cơ hội xúc tiến sản phẩm thông qua việc tham gia các hoạt động của các hiệp hội thương mại và tham tán thương mại, cũng như tham gia hội chợ quốc tế để tìm kiếm và tiếp cận các đối tác tiềm năng Ngoài ra, việc đào tạo kỹ năng và chuyên môn cũng cần được chú trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu, từ đó giúp xây dựng thương hiệu hiệu quả cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
3.2.4 Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hệ thống kho vận và thông tin liên lạc
Mục tiêu: thu hút thêm nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nâng cấp hệ thống kho vận và hệ thống thông tin liên lạc, từ đó giảm tác động tiêu cực từ chi phí và thời gian vận chuyển, cải thiện điều kiện cho xuất khẩu tôm và hàng hóa nói chung
Theo đề xuất, phân tích từ mô hình đã chỉ ra rằng một trong những yếu tố gây khó khăn đối với việc xuất khẩu tôm của Việt Nam là sự cách biệt địa lý Vì vậy, việc lựa chọn các thị trường gần gũi để xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa, tiết kiệm thời gian, và giảm rủi ro một phần Để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, Nhà nước cần tăng cường đầu tư vào việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, kho vận và thông tin liên lạc trong nước Việc này sẽ làm cho lĩnh vực này trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, và Nhà nước cần phải đầu tư một cách đúng đắn để cải thiện một phần nào đó của cơ sở hạ tầng trong nước, từ đó giúp tăng cường
68 khả năng sử dụng nguồn vốn của các nhà đầu tư một cách hiệu quả hơn khi họ đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam Cụ thể, Nhà nước cần tập trung vào việc đầu tư để cải thiện chất lượng của hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Đặc biệt, cần đầu tư cho việc phát triển cơ sở vật chất tại các cảng biển và mở rộng hệ thống đường cao tốc để kết nối với các cảng biển, nhằm tận dụng tiềm năng của vận tải biển và phát huy thế mạnh của đường bờ biển dài của Việt Nam Đồng thời, cần tăng cường theo dõi và giám sát các dự án đã và đang được triển khai, đảm bảo chúng được thực hiện đúng tiến độ và đạt được tiêu chuẩn chất lượng Hơn nữa, cần phải đẩy mạnh việc nâng cấp hạ tầng hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics, nhằm giảm thiểu thời gian xử lý các thủ tục trong quá trình vận chuyển và đảm bảo thông tin được truyền tải một cách liên tục và đầy đủ trong chuỗi cung ứng.
Thứ hai, cần nâng cao hiệu quả của các hoạt động khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống kho vận và thông tin liên lạc
3.2.5 Hoàn thiện các cơ chế và chính sách tạo thuận lợi cho xuất khẩu rau quả Việt Nam
Cần thực hiện một biện pháp quan trọng là điều chỉnh các chính sách về tín dụng đối với cả người nông dân và các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông sản Mục tiêu của việc điều chỉnh này là đảm bảo rằng tất cả các bên, từ người nông dân trồng quả đến các doanh nghiệp, đều có đủ nguồn vốn để phát triển Việc này cũng cần được thông tin rộng rãi để mọi người đều hiểu rõ cơ chế và có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn một cách thuận lợi
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng với các cấp chính quyền địa phương cần khuyến khích việc tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa nông dân và doanh nghiệp với các ngân hàng, nhằm lắng nghe ý kiến phản hồi về các vấn đề liên quan đến chính sách vay vốn Dựa trên những ý kiến này, có thể đưa ra các đề xuất điều chỉnh chính sách để phù hợp hơn và đáp ứng nhu cầu của cả hai bên
Các cấp chính quyền cần tăng cường việc thông tin các chính sách vay vốn ưu đãi cho các đối tượng phù hợp thông qua các kênh truyền thông dễ tiếp cận Điều này
69 giúp đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ và các thủ tục cần thiết Ngoài ra, cần thúc đẩy sự minh bạch của các ngân hàng thương mại, công khai thông tin về gói cho vay, điều kiện và ưu đãi riêng biệt Việc đơn giản hóa các thủ tục và xử lý nhanh chóng cũng cần được thực hiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất
Bảo hiểm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng cần được phát triển để giảm thiểu thiệt hại cho nông dân trước các rủi ro từ thiên tai như bão, lũ, và thời tiết khắc nghiệt Ngoài ra, cần có các chính sách khuyến khích các hộ nông dân mở rộng quy mô hoặc tham gia vào các mô hình sản xuất lớn hơn Đồng thời, cần tăng cường kết nối với các đối tác trong chuỗi cung ứng, từ doanh nghiệp chế biến đến doanh nghiệp xuất khẩu và cung ứng thức ăn, nhằm tăng cơ hội lựa chọn với nguồn vốn vay và nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản xuất.