Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam...10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TỚI THỊ TRƯỜNG EU...132.1.. Hình 3.1: Cơ cấu tổ
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU để thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế trong quá trình xuất khẩu cà phê Việt Nam sang EU
- Phân tích tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
- Tính khả thi của hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU
- Chỉ ra những tác động tích cực, tiêu cực và các giải pháp
Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương liệu pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập tổng hợp từ các nguồn sách, báo, tạp chí, Internet, các nguồn khác như:
- Hiệp hội cà phê Việt Nam
- Các báo cáo thương mại của tổng cục thống kê Việt Nam
- Các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan: Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Tạp chí kinh tế và dự báo.
- Các wedsite: vnexpress.net, tuoitre.vn, vneconomy.com.vn…
- Tài liệu giáo trình và các xuất bản khoa học có liên quan.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Áp dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu về giá trị xuất khẩu và giá cả cho phép xác định xu hướng biến động nhằm đưa ra các thông tin tổng quan Phương pháp này giúp nghiên cứu sự phân bố, tập trung và dao động của các chỉ số, từ đó nắm bắt được đặc điểm của hoạt động xuất khẩu, nhận diện các yếu tố ảnh hưởng và cung cấp cơ sở để đưa ra các dự báo hay khuyến nghị chính sách phù hợp.
- Phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối qua các năm nhằm thấy được sự biến động của kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ TẦM
Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động thương mại liên quốc gia, bao gồm việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ Hàng hóa theo nghĩa hẹp bao gồm các sản phẩm hữu hình, còn theo nghĩa rộng thì cả các hàng hóa phi vật chất như dịch vụ cũng được tính vào.
Xuất khẩu hàng hóa bao gồm trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế thuộc quốc tịch khác nhau Hoạt động này vượt ra ngoài ranh giới địa lý của một quốc gia, trong đó quá trình mua bán được thực hiện bằng tiền tệ như một phương tiện trung gian.
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
- Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thúc đẩy sản xuất phát triển
- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam
Xuất nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, góp phần gia tăng nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia.
Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đó quan hệ người mua, người bán và việc xác lập các điều kiện liên quan đến việc mua, bán được xác lập trực tiếp mà không qua trung gian
*Điều kiện áp dụng: Áp dụng đối với các doanh nghiệp có khả năng về tài chính, am hiểu về khách hàng, thị trường
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ 3(người trung gian) Người trung gian có thể là người đại lý hoặc là người môi giới
*Điều kiện áp dụng: Ngược lại với XK trực tiếp
1.2.4 Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm
1.2.6 Hình thức gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
Vai trò của hoạt động xuất khẩu mặt hàng cà phê đối với nền kinh tế và hoạt động ngoại thương của Việt Nam
1.3.1 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta Hàng năm ngành cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân sách nhà nước Kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 1-1,2 tỷ USD, chiếm khoảng10% kim ngạch xuất khẩu cả nước Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH-HĐH đất nước ta cần một nguồn vốn khá lớn để đầu tư xây dựng cơ bản, nhập khẩu máy móc, công nghệ từ nước ngoài Nguồn vốn thu từ xuất khẩu cà phê sẽ đóng góp một phần nào đó để tăng khả năng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu phuc vụ cho tiến trình CNH-HĐH đất nước.
1.3.2 Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển
Cà phê của Việt Nam với sản lượng lớn, nhu cầu tiêu dùng nội địa rất hạn hẹp do Việt Nam có truyền thống trong việc thưởng thức trà Vì vậy trên thị trường Việt Nam sẽ xẩy ra tình trạng cung cà phê vượt quá cầu cà phê do đó phải đẩy mạnh xuất khẩu Điều này góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nước ta và thúc đẩy sản xuất phát triển Thể hiện :
Việc sản xuất cà phê xuất khẩu không chỉ kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, cơ khí chế tạo máy móc mà còn thúc đẩy các ngành xây dựng cơ sở hạ tầng, như xây dựng đường sá, trường học, trạm thu mua cà phê Ngoài ra, nó cũng kích thích sự phát triển của các ngành dịch vụ như cung cấp giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, ngân hàng, cho thuê máy móc thiết bị,… Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta theo hướng xuất khẩu.
- Xuất khẩu cà phê tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định
- Xuất khẩu cà phê tạo ra điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước
- Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước Khi xuất khẩu cà phê thì sẽ tạo cho Việt Nam nắm bắt được công nghệ tiên tiến của thế giới để áp dụng vào nước mình
- Thông qua xuất khẩu, cà phê Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thế giới, về giá cả chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường
Để đạt được thành công trong xuất khẩu cà phê, các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới và nâng cao công nghệ sản xuất, kinh doanh Các đổi mới này là động lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và mở rộng thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
1.3.3 Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân
Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập cao và thường xuyên Với một đất nước có 80 triệu dân, lực lượng người trong tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc phát triển cà phê sẽ góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng về thất nghiệp cho đất nước
1.3.4 Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta
Hoạt động xuất khẩu không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp Việt Nam xây dựng và củng cố mối quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới Đơn cử, hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu cà phê tới 53 quốc gia, nhờ đó mở rộng hợp tác phát triển đa phương và song phương Đây cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam
- Các chính sách, biện pháp tạo nguồn hàng xuất khẩu
+ Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Mặt hàng xuất khẩu chủ lực phải là loại hàng thoả mãn các tiêu chí: có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định; có điều kiện sản xuất trong nước thuận lợi, với chi phí sản xuất thấp để thu được lợi nhuận trong buôn bán và có khối lượng kim ngạch xuất khẩu lớn, chiếm vị trí quyết định trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước
+ Đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu
Ngày nay, hoạt động xuất khẩu không chỉ dựa vào việc khai thác tài nguyên tự nhiên mà còn cần phát triển các cơ sở sản xuất chuyên dụng để tạo nguồn hàng xuất khẩu tập trung, phong phú, đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế Bởi vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu là vô cùng quan trọng để đảm bảo nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng và khắt khe.
+ Phát triển khu chế xuất
Nội dung hoạt động của khu chế xuất là tập trung sản xuất hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, mà người đầu tư chủ yếu là người nước ngoài
- Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất khẩu được biểu hiện thông qua ngang giá sức mua đó chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồng tiền
Tỷ giá hối đoái thực tế nhập khẩu do có thuế và trợ cấp thương mại được tính bằng công thức sau:
Trong đó: Ro: Tỷ giá chính thức tn: Thuế trung bình đánh vào hàng nhập khẩu
Sn: trợ cấp trung bình cho nhập khẩu (nếu có)
Qn: Lợi thế do hạn ngạch trung bình đối với hàng nhập khẩu (nếu có)
Tỷ giá hối đoái thực tế xuất khẩu do có trợ cấp xuất khẩu và thuế (nếu có) được tính bằng công thức sau:
Etx=Ro (1+tx-Sx+Qx)
Trong đó: Ro: Tỷ giá chính thức tx: Thuế trung bình đánh vào hàng xuất khẩu
Sx: trợ cấp trung bình cho xuất khẩu (nếu có)
Qx: Lợi thế do hạn ngạch trung bình đối với hàng xuất khẩu (nếu có) Để điều hành chính sách tỷ giá hối đoái đúng đắn có lợi cho hoạt động xuất khẩu trong dài hạn cần phải bảo đảm Etn < Etx
Thuế xuất khẩu là một loại thuế được áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu trong đó các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa phải nộp một khoản tiền nhất định tính bằng tỷ lệ % giá trị hàng hóa hoặc tính theo một lượng tiền nhất định theo khối lượng hàng hóa cho cơ quan quản lý Nhà nước thường là cơ quan hải quan
Hạn ngạch xuất khẩu nhằm tránh tình trạng cung vượt quá cầu gây thiệt hại cho các nhà sản xuất và kinh doanh xuất khẩu
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Các biện pháp hạn chế xuất khẩu của quốc gia nhập khẩu bao gồm việc yêu cầu nước xuất khẩu tự nguyện giảm lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp trả đũa nếu không thực hiện Biện pháp trả đũa thường gặp là áp đặt mức thuế nhập khẩu cao đối với hàng hóa đó hoặc các mặt hàng khác, hoặc sử dụng biện pháp phá giá.
- Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn lao động, bao bì đóng gói, nhãn mác, vệ sinh thực phẩm, vệ sinh phòng dịch đối với động và thực vật tươi sống, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh thái đối với các máy móc, thiết bị, dây truyền công nghệ(không có chất phế thải độc hại, tiếng ồn quá mức cho phép…)
- Các yếu tố về thể chế chính trị - kinh tế - xã hội
- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, vốn, lao động và công nghệ
Nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt tại các địa phương nông thôn và trung du, tạo nên chi phí thuê nhân công thấp Điều này góp phần vào việc sản xuất ra các mặt hàng phong phú với giá thành cạnh tranh, giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm.
+ Về yếu tố khoa học - công nghệ: Các hoạt động xuất khẩu đòi hỏi áp dụng các thành tựu khoa học là chủ yếu
+ Điều kiện tự nhiên: Đối với Việt Nam có các điều kiện thuận lợi để phát triển cây cà phê vì vậy có lợi thế sản xuất xuất khẩu cà phê Điều kiện tự nhiên cùng với các nguồn lực về lao động, kinh nghiệm đã tạo cho cà phê Việt Nam những hương vị riêng, có các yếu tố để giảm giá thành xuất khẩu cà phê chính vì vậy đây sẽ là yếu tố góp phần thúc đẩy xuất khẩu xà phê của Việt Nam.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM TỚI THỊ TRƯỜNG EU
Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn
2.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê lớn sang thị trường EU, chiếm hơn 15% lượng xuất khẩu của cả nước Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu một khối lượng lớn cà phê sang EU, cho thấy sức tiêu thụ mạnh mẽ của thị trường này đối với cà phê Việt Nam.
% sản lượng tiêu thụ cà phê của EU, đứng vị trí thứ hai sau Braxin
Bảng 2.5: Sản lượng nhập khẩu cà phê của Liên minh EU
Tốc độ tăng sản lượng (%)
(Nguồn: Tổng cục thống kê - Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam) Đơn vị: Tấn
Hình 2.2: Sản lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của EU
Sản lượng và kim ngạch cà phê nhập khẩu sang thị trường EU tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2017 mức sản lượng nhập khẩu của EU đạt 323.641 tấn kim ngạch đạt 150.816 nghìn USD So với năm 2017 năm 2018 mức sản lượng nhập khẩu của EU đạt 403.876 tấn tăng 24,79%, về giá trị kim ngạch đạt 271.808 nghìn USD tăng rất cao 80,22%
Năm 2019 nhập khẩu 497.483 tấn tăng 23,18% về sản lượng, kim ngạch đạt 337.293 USD tăng 24,09 % so với 2018
Năm 2020 nhập khẩu 446.799 tấn giảm 14,81%, kim ngạch đạt 359.226 nghìn USD tăng 6,5 % so với năm 2019 do giá cả cà phê tăng lên
Với năm 2021 sản lượng xuất khẩu đạt 476.944 tấn tăng 6,75% về kim ngạch đạt 589.873 nghìn USD tăng 64,21% so với năm 2020
Năm 2022 sản lượng nhập khẩu đạt 602.157 tấn tăng 26.25%, về kim ngạch đạt 815.000 nghìn USD tăng38,17 % giá trị xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2022 đạt 815 triệu USD, chiếm gần 44% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1.854 triệu USD) Các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều trong EU là Đức, Pháp, Thụy Điển, Áo
Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy Liên minh EU có mức sản lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam là chủ yếu cùng với mức sản lượng năm sau cao hơn năm trước và cũng là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng của Việt Nam chính vì vậy Việt Nam cần có các biện pháp hợp lý để tận dụng tối đa thị trường này.
2.1.2 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Bảng 2.6: Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại thị trường EU
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
Trong các nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, Đức, Italia, Tây Ban Nha là ba nước có sản lượng nhập khẩu lớn nhất với lượng tương đương là 169.721, 73.861 và 72.332 tấn năm 2022 Italia là nước vốn nổi tiếng với cà phê Capuchino, còn Tây Ban Nha cũng là nước nổi tiếng về sự ưa chuộng cà phê của các cư dân nước này, tại Đức mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người đạt 6,7 kg Thị hiếu truyền thống ở Đức là cà phê Arabica càng đậm càng tốt
Trong số 8 nước nhập khẩu, sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước Bỉ, Thuỵ Sỹ, Pháp, Hà Lan là những nước có sản lượng nhập khẩu khá lớn theo sau Italia, Tây Ban Nha, và Đức Nhìn chung tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước khá cao, riêng Hà Lan tốc độ tăng trưởng tăng 41,81 % (2021 so 2020), còn lại là tốc độ tăng từ 15 đến 30 % Cá biệtt có Pháp tốc độ tăng không đáng kể 3.03 % năm 2020 lên 4.29 % so với 2021, chứng tỏ lượng tiêu thụ cà phê trong nước của họ đã đạt mức bão hoà hoặc họ không có nhu cầu nhập khẩu cà phê thêm nữa
Trong điều kiện canh tranh gay gắt với cà phê xuất khẩu của các nước khác như Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, sự gia tăng sản lượng xuất khẩu đã chứng tỏ cà phê Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường này Một điều đáng nói là các thị trường trên đều là thị trường các nước phát triển với tiêu chuẩn nhập khẩu khá khắt khe, người tiêu dùng khá khó tính Tuy nhiên cà phê Việt Nam vẫn luôn là sự lựa chọn trong thực đơn của họ
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại Liên minh EU
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
Với lượng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam lớn nhất thì số tiền thu được của chúng ta cũng là lớn nhất ở ba thị trường là thị trường Đức, Italia và Tây Ban Nha Tuy nhiên, với sản lượng gần như nhau thì kim ngạch thu được từ thị trường Tây Ban Nha (>110 tr $) cao hơn rất nhiều so với Italia (>78 tr $) Có thể thấy là giá cà phê tại Tây Ban Nha cao hơn khá nhiều so với Italia
Vẫn là mức tăng kim ngạch từ năm sau cao hơn năm trước của tất cả các nước chúng ta xét đến nhưng xét về tỷ trong là không đồng đều Ví dụ như Đức tỷ trọng 2021 so với 2020 là 87,9 % thì 2022 so 2021 giảm còn 14,37% Hay như Pháp tỷ trọng lần lượt là 33.66% và 2.26%, Bỉ 94,04 % xuống 8.09% Tại các thị trường này, phải chăng như cầu cà phê đã bão hoà Italia, Anh, Hà Lan là ba nước vẫn giữ được tỷ trọng tăng năm sau cao hơn năm trước
2.1.3 Giá cả cà phê xuất khẩu
Trong những tháng đầu niên vụ (tháng 10, 11 và 12/2020), giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước khá thấp (Bình quân tháng 10/2020 chỉ đạt 813,32 USD/tấn; tháng 11 chỉ đạt 832,89 USD/tấn và tháng 12 đạt 909,06 USD/tấn…) Bước sang những tháng đầu năm 2021, giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng cao từ 1.169 USD/tấn vào những tháng đầu năm và đến nay trên 1.570USD/tấn, giá cà phê xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 1.142 USD/tấn
Giá cà phê Robusta của Việt Nam thường thấp hơn so với thị trường thế giới Năm 2021, giá FOB của Việt Nam là 1.188 USD trong khi giá giao dịch tại London là 1.317,7 USD và giá tham chiếu ICO là 1.489,2 USD Vào tháng 9/2022, sự chênh lệch này vẫn tiếp tục ở mức 1.582 USD - 1.835,8 USD.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện giá cà phê xuất khẩu (9/2022) tăng từ 80 - 100 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước và xấp xỉ mức 1.800 USD/tấn - là mức giá cao nhất trong vòng 9 năm qua Đơn giá xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 11/07 đạt 1.731 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn so với tháng 10/2022
Giá cà phê trong tháng 12/2022 đối với cà phê Arabica đã đạt 2.846 USD/tấn, tăng 68 USD/tấn so với đầu tháng; giá cà phê Robusta đạt 2.248 USD/ tấn, tăng 13 USD/tấn Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn
Trong tháng 12/2022, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cà phê của nước ta đạt 1.730 USD/T, tăng 21,57% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn so với mức giá xuất khẩu trung bình của cả năm 2022 là 1.553 USD/T Như vậy, năm 2022, giá xuất khẩu trung bình cà phê đã tăng 25,12% so với năm 2021, tăng 88,37% so với năm 2020 và tăng 265% so với năm 2016
Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng 1/2023 đạt 1.807 USD/tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022 và 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái Trong đó, giá cà phê robusta loại II xuất khẩu giao động từ 1.870-1.940 USD/tấn.
2.1.4 Chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới
Chính sách của của EU liên quan đến mặt hàng cà phê
Các công cụ, chính sách điều tiết nhập khẩu cà phê vào EU vào loại khắt khe nhất thế giới, EU rất quan tâm đến vấn đề môi trường, sức khoẻ người tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ và xử phạt nghiêm đối với các hàng hoá nhập khẩu không đảm bảo an toàn Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người/năm các nước
EU dao động trong khoảng: 5,2 - 5,5kg (trong đó Phần Lan cao nhất: 11 kg, Đan Mạch và Thuỵ Điển trên 8kg và thấp nhất là Anh trên 2 kg)
Tại Vương quốc Anh, cà phê hòa tan chiếm ưu thế trong tiêu thụ Theo Data Monitor, một công ty nghiên cứu thị trường, cà phê đã thay thế trà với mức tiêu thụ trung bình 15 bảng Anh/người/năm Kể từ năm 1997, tốc độ tăng trưởng của thị trường cà phê đạt 11%/năm, trở thành loại đồ uống phổ biến nhất tại Anh Hàng năm, Vương quốc Anh nhập khẩu hơn 3 triệu bao cà phê Tính đến tháng 7/2004, lượng hàng tồn kho được xác nhận là 37.893 lô (189.465 tấn), tăng từ 33.901 lô vào tháng 7/2004 và đạt đỉnh 42.464 lô (5 tấn/lô) vào tháng 10/2004.
Pháp, Áo, Hy Lạp, nhiều người chuyển sang dùng cà phê chè Nhiều người chuyển sang uống cà phê chè vì lượng cà phê vối đã chế biến xuất sang Trung và Đông Âu giảm đi
Tại Đức nhiều người lại chuyển sang dùng cà phê vối thay vì dùng cà phê chè có vị dịu Mức tiêu thụ cà phê chè gần đây đã giảm ở một số nước Châu Âu chủ yếu do giá bán lẻ cà phê tăng nhanh, những nước đó là: Bỉ, Luxembuorg, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan Mức tiêu thụ của Tây Âu giảm hơn 2 triệu bao mỗi năm kể từ năm 2002
Cộng hòa Liên bang Đức - Hiệp hội Cà phê Đức (DKV) nói rằng nhập khẩu cà phê vào Cộng hòa Liên bang Đức trong tháng 05/2005 là 1,401 triệu bao so với 1,505 triệu bao cùng ky tháng 05/2004 Tổng lượng nhập khẩu từ tháng 01-05/2005 là 6,268 triệu bao so vối cùng kỳ năm 2004 là 6.591 triệu bao. Tổng lượng nhập của Đức năm 2004 là 15.960.567 bao, 9,9% cao hơn 2003 (14.517.288 bao)
Các quy định của EU đối với nhập khẩu cà phê:
- Bao bì và phế thải bao bì: EU ban hành Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và phế thải bao bì Chỉ thị quy định tỷ lệ kim loại nặng tối đa trong bao bì và đưa ra những yêu cầu đối với quá trình sản xuất và thành phần của bao bì Chỉ thị này được nội luật hoá thành luật quốc gia của các nước thành viên EU
Bao bì phải được sản xuất theo mã số lượng và chất lượng sản xuất được giới hạn đến một lượng tối thiểu để duy trì mức an toàn, vệ sinh cần thiết đối với sản phẩm có bao bì và đối với người tiêu dùng
Bao bì sẽ được sản xuất, buôn bán theo cách thức cho phép tái sử dụng hay thu hồi, gồm có cả tái chế và hạn chế đến mức tối thiểu tác động tác động với môi trường khi chất phế thải bao bì bị bỏ đi
Bao bì sẽ được sản xuất theo cách có thể hạn chế tối đa sự có mặt của nguyên liệu và các chất độc hại do sự phát xạ, tro tàn khi đốt cháy hay chôn bao bì, chất cặn bã
- Những quy định về bảo vệ người tiêu dùng Điều làm các nhà xuất khẩu quan tâm là ngoài hệ thống qui định bắt buộc và tự nguyện của EU, thì các nước thành viên EU vẫn có thể áp dụng hệ thống dán nhãn tự nguyện của riêng quốc gia mình Những hệ thống này có thể được người tiêu dùng đánh giá cao, vì thế các nhà xuất khẩu cần lưu ý đến vấn đề này khi kinh doanh tại thị trường EU Những qui tắc về thông tin trên nhãn hiệu, qui tắc giá hàng và những thành phần cấu thành đã được thông qua và áp dụng không chỉ nhằm tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông tự do, mà còn đảm bảo cung cấp thông tin một cách hiệu quả nhất, nhằm bảo vệ người tiêu dùng
Mục tiêu của nhãn hiệu CE là áp đặt một qui định chung với nhà sản xuất nhằm mục đích, chỉ cho phép các sản phẩm an toàn mới vào được thị trường
Nhãn CE được ví như hộ chiếu thương mại, cho phép nhà sản xuất lưu hành tự do nhiều loại sản phẩm như máy móc, thiết bị điện áp thấp, đồ chơi, thiết bị an toàn cá nhân, dụng cụ y tế trong thị trường Châu Âu Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhãn CE không phải là sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
- Quy định của hải quan
Hàng hoá nhập khẩu vào EU được tự do lưu thông trên lãnh thổ 27 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để gia công và tái xuất khẩu trong
EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và VAT đối với hàng hoá đã sử dụng
Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU
- Những tiêu chuẩn Xã hội 8000 (SA8000)
Trách nhiệm Xã hội 8000 (SA 8000) là một tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội Mục tiêu của tiêu chuẩn này là đảm bảo tính trong sạch về đạo đức của nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và các thoả thuận và hiệp định của liên hợp quốc (Nhân quyền, Quyền trẻ em)
Chính sách của Việt Nam có đối với mặt hàng cà phê xuất khẩu sang thị trường EU
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) là khu vực thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) Đây là hiệp định toàn diện và chất lượng cao, đảm bảo lợi ích cân bằng cho cả Việt Nam và EU, có cân nhắc đến sự khác biệt về trình độ phát triển giữa hai bên Khi có hiệu lực, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ là cú hích lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản nói chung và cà phê nói riêng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh.
Theo Thông tư hướng dẫn số 120/2003-TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính tại điểm 2.10, Mục II, phần B đã quy định: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ làm sạch ướp đông, phơi sấy khô áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 5%
Còn các sản phẩm trồng trọt, qua chế biến (làm sạch, sấy khô, tách tạp chất, phân loại kích thước, trọng lượng, dùng máy để loại bỏ các hạt khuyết điểm, bắn màu, đánh bóng, đóng gói thành cà phê thành phẩm chất lượng cao) áp dụng mức thuế giá trị gia tăng là 10%
Chính sách đối thương mại
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để hình thành hệ thống giao dịch, ký, gửi cà phê đảm bảo đầy đủ tính pháp lý, công khai, minh bạch, tạo điều kiện mang lại nhiều giá trị hơn cho người trồng cà phê
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hiệp hội ngành hàng Chuyển từ chính sách can thiệp thị trường, trợ cấp xuất khẩu sang hỗ trợ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, như: thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê thành lậpQuỹ xúc tiến thương mại, Quỹ bảo hiểm ngành hàng để thực hiện các chương trình quảng cáo kích cầu cà phê trong nước và khắc phục rủi ro trong sản xuất – kinh doanh, đặc biệt trước những biến động tiêu cực của thị trường cà phê thế giới.
Hệ thống phân phối mặt hàng cà phê của Việt Nam tại EU
Hệ thống phân phối cà phê của Châu Âu tập trung chủ yếu vào các trung tâm thương mại, trung tâm bán lẻ, siêu thị và các công ty nhập khẩu Việc giao dịch buôn bán chủ yếu thông qua trụ sở chính và văn phòng trung tâm ít thông qua trực tiếp với các cửa hàng địa phương.
Liên minh châu Âu (EU) được dự báo sẽ tăng nhập khẩu thêm 2 triệu bao đạt mức 49,5 triệu bao cà phê, chiếm gần 45% lượng nhập khẩu cà phê hạt của toàn thế giới Những nhà cung cấp cà phê lớn nhất của EU là Brazil (chiếm29%), Việt Nam (23%), Colombia (7%), Honduras (6%).
Phân tích lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam dựa trên mô hình kim cương của M.Porter
mô hình kim cương của M.Porter
Bảng 2.8: mô hình kim cương của M.Porter 2.5.1 Điều kiện các yếu tố sản xuất
Việt Nam sở hữu lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu cà phê, dẫn đến vị trí nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới Điều kiện sản xuất cà phê tại Việt Nam thuận lợi nhờ các yếu tố sản xuất cơ bản gồm tài nguyên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động dồi dào và nguồn vốn tài chính, đóng vai trò quyết định trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh này.
Tài nguyên Đất trồng cà phê tốt là đất đỏ bazan, ngoài ra cũng có thể trồng cà phê trên đất đỏ đá vôi, cả trên đất đá hoa cương hay phiến thạch Đất trồng cà phê cần tương đối bằng phẳng, tốt nhất là độ dốc dưới 8 độ
Nước ta có hơn 3 triệu hecta đất bazan màu mỡ thích hợp trồng cây cà phê, riêng ở khu vực Tây Nguyên có hơn 2 triệu hecta, chiếm hơn 60% diện tích đất bazan cảnước Việt Nam hiện có 536.959 ha đất canh tác cà phê, trong đó gần 90% diện tích cà phê ở khu vực Tây Nguyên.
Cà phê vối phát triển rất tốt ở khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ trung bình 22 -
26 0 C, lượng mưa 1800 - 2000 mm và phân bố không đều trong 9 – 10 tháng của năm, độ ẩm không khí gần như bão hoà.
Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, Việt Nam có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Khu vực Tây Nguyên sở hữu khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lý tưởng cho cây cà phê phát triển Mùa khô kéo dài giúp thuận lợi phơi sấy và bảo quản sản phẩm Tuy nhiên, tình trạng thiếu nước tưới cũng là một thách thức trong thời kỳ này.
Việt Nam nằm ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới Nước ta nằm trên đường hàng hải và đường hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn…và các sân bay quốc tế Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất. Các tuyến đường bộ, đường sắtxuyên Á, các đường hàng không nối liền các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước xung quanh.
Hàng năm, xã hội bổ sung thêm khoảng 1,1 triệu lao động Người dân cần cù, chịu khó và ham học hỏi, nhanh chóng tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất Đặc điểm của quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cà phê đòi hỏi nhiều công lao động, trung bình 1 ha cà phê cần 300-400 công lao động, riêng công thu hái chiếm hơn 50% Dân số đông đúc là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, cung cấp nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Với sự đầu tư của Nhà nước, các công trình giao thông, truyền thông, thủy lợi, điện được xây dựng và cải thiện Hệ thống giao thông được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm từ vùng sản xuất đến khu vực tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, phân bón, máy móc cho hoạt động canh tác Hệ thống thủy lợi được phát triển để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, phục vụ sản xuất cà phê Bên cạnh đó, hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông, truyền hình và nguồn năng lượng cũng được quan tâm phát triển, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Song song với việc tăng diện tích, áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh như chọn giống, bón phân, tưới nước, tạo tán đã thúc đẩy năng suất và sản lượng cà phê phát triển mạnh Đáng chú ý, công nghiệp chế biến sơ bộ cà phê Việt Nam cũng đạt nhiều bước tiến Nhiều thiết bị mới, chất lượng tốt được đưa vào sử dụng Vào những năm 1990, năng suất trung bình 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt 8 tạ, đến nay đã vượt 20 tạ/ha, tăng gấp 2,5 lần.
9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình quân đạt 18, 5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25- 28 tạ/ha; cá biệt ở một số vùng sản xuất đã cho năng suất bình quân đạt35- 40 tạ/ha, vườn cà phê một số hộ gia đình đạt trên 50 tạ/ha.
Lao động trình độ cao Đây là vấn đề rất nan giải đối với việc phát triển cây cà phê của nước ta, do lao động nước ta phần lớn là trình độ thấp và chưa qua đào tạo Tuy vậy chất lượng lao động đang ngày được nâng cao song song với việc đầu tư công nghệ mới Yếu tố kinh nghiệmlâu lăm cũng là một thế mạnh của lao động nước ta.
2.5.2 Điều kiện nhu cầu trong nước
2.5.2.1 Quy mô và mức độ tăng trưởng
Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng lượng tiêu thụ cà phê trong nước lại thấp hơn nhiều so với các nước sản xuất cà phê khác Mặc dù dân số đông thứ 13 thế giới, lượng tiêu thụ cà phê tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.
2.5.2.2 Thị hiếu tiêu dùng và phân khúc thị trường
Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam được chia làm hai phân khúc: cà phê rang xay và cà phê hoà tan.
Các nhãn hiệu cà phê trên thị trường Việt Nam cũng đang ngày càng đa dạng hơn,chủng loại sản phẩm được đa dạng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Bên cạnh các doanh nghiệp nổi tiếng trong nước như Trung Nguyên, Vinacafe, Nestlé, người tiêu dùng Việt Nam cũng bắt đầu làm quen với các chuỗi cửa hàng cà phê thương hiệu nước ngoài như Gloria Jeans, Illy’s.
2.5.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Các ngành hỗ trợ: gieo trồng, thu mua cà phê, cung ứng bao bì, máy móc đóng gói Đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, các ngành hỗ trợ là những ngành cung ứng đầu vào cho chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh như ngành cơ khí thì chế tạo và lắp ráp máy móc để phục vụ chế biến và đóng gói, hay ngành lâm nghiệp trồng cây cà phê để tạo đầu vào chính cho giai đoạn sản xuất sản phẩm cà phê tiêu dùng Tuy hiện nay, công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam chưa thực sự phát triển để chiếm lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, nhưng có thể nhận thấy rõ xu hướng phát triển của ngành này đang ngày một củng cố và hoàn thiện hơn
Ngành liên quan: vận tải, kho bãi lưu trữ, phân phối, cải tiến kỹ thuật…
Có thể nói ngành liên quan đến ngành xuất khẩu cà phê là rất nhiều, song chỉ nói ở đây những ngành tiêu biểu như:
Vận tải là công cụ quan trọng đối với bất kỳ ngành hàng xuất khẩu nào, vì vận tải tốt, tiết kiệm chi phí sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu kịp thời và chủ động trong điều kiện giao dịch.
Kho bãi lưu trữ đặt xếp hàng cũng khá quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Tự mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng kho bãi lưu trữ hoặc thuê, tuy nhiên, bằng biện pháp hỗ trợ thuế, ngành cà phê đã được ưu đãi nhiều trong vấn đề kho bãi lưu hàng.
TÍNH KHẢ THI CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ ĐẾN THỊ TRƯỜNG EU
Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương Mại Xuất Khẩu Hùng Anh32
Tên DN (Tiếng Việt) : Công ty TNHH Thương Mại Xuất Khẩu Hùng
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Phủ Hưng là công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH Thương Mại Xuất
Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty, có quyền quyết định, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật Trực tiếp ký kết, giao dịch hợp đồng; Quản lý mọi hoạt động của các phòng ban, các bộ phận; Quản lý điều hành, kiểm tra hoạt động của Công ty theo kế hoạch
Phó giám đốc: Giúp Giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ được giao, phân công và ủy quyền Phó Giám đốc có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc khi Giám đốc đi vắng hoặc được Giám đốc ủy quyền để giải quyết
Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có vai trò quan trọng trong phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu theo định mức từng sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất theo quý và tháng, phân bổ kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc; thiết kế và quản lý quy trình công nghệ thiết kế sản phẩm mới; giám sát, cân đối các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch; tìm kiếm thị trường mới và mở rộng lượng đơn hàng Với những chức năng này, phòng Kế hoạch - Kinh doanh đóng góp vào mục tiêu tối ưu hóa hoạt động sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, và gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước theo quy định của chế độ kế toán và pháp luật Xây dựng kế hoạch tài chính, thống kê thông tin kinh tế cho Công ty, theo dõi ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng ban Bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ một cách cẩn thận
Phòng nguyên liệu – vật tư: Có chức năng mua bán, quản lý và cung cấp vật tư cho các đơn vị trực thuộc Công ty; làm nhiệm vụ lập các kế hoạch nguyên vật liệu để đáp ứng yêu cầu sản xuất; chịu trách nhiệm thường xuyên kiểm tra quá trình gia công, đảm bảo sản phẩm đúng quy cách, số lượng và kịp tiến độ giao hàng; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư và gia công hàng hóa
Phòng sản xuất: Là bộ phận tổ chức, quản lý, điều hành các công đoạn sản xuất trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của Công ty; Lập mục tiêu chất lượng của phân xưởng sản xuất hàng năm trên cơ sở chính sách mục tiêu củaCông ty; Điều hành, phân công và kiểm tra nhân viên phân xưởng sản xuất các hoạt động: Quản lý tổ chức sản xuất, sản xuất sản phẩm theo kế hoạch hàng năm, hàng tháng; theo dõi, đề nghị cấp nguyên liệu sản xuất, lập các lệnh sản xuất, các lệnh đóng bao, phiếu… và biên bản bàn giao sản phẩm.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
(Nguồn: Phòng Kế hoạch) Hình 3.4: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu sang thị trường EU Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu: Sau khi nhận được sự đồng ý của khách hàng EU về hợp đồng mua bán Công ty ra kế hoạch sản xuất hàng hóa đảm bảo số lượng và chất lượng như trong hợp đồng
Hoàn tất hợp đồng, bộ phận kế hoạch lập kế hoạch sản xuất dựa trên năng lực các dây chuyền, thời hạn giao hàng, tham vấn với ban lãnh đạo để điều chỉnh và triển khai xuống xưởng Yêu cầu triển khai lệnh sản xuất cần chú trọng số lượng sản xuất, tiến độ hoàn thành và loại sợi Trong sản xuất, phó giám đốc kiểm soát hoạt động nhịp nhàng của bộ máy Đối với thị trường EU, sản phẩm có yêu cầu đặc biệt về quy cách, tem nhãn và kiểm tra chặt chẽ từng công đoạn trong quá trình sản xuất để đảm bảo đạt chất lượng hiệu quả.
Lập bộ chứng từ thanh toán: (diễn giải quy trình thanh toán TT) Đối với các khách hàng EU, hiện nay Công ty thường sử dụng phương thức thanh toán bằng TT là chủ yếu
Trường hợp thanh toán bằng phương thức chuyển tiền T/T (Telegraphic Transfer), công ty nhắc khách hàng chuyển tiền đủ và đúng hạn, chờ ngân hàng báo có rồi mới giao hàng Đây là phương thức trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu tại một địa điểm nhất định Để hoàn thành việc thanh toán, công ty sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ hàng hóa cho khách hàng để tiến hành đòi tiền Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá, nếu thấy phù hợp yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng sẽ lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam cho công ty 100% tiền giá trị lô hàng bằng USD hoặc VND
Phương thức thanh toán này có nghiệp vụ tương đối đơn giản, thời gian thanh toán nhanh và ít tốn chi phí cho cả hai bên Tuy nhiên, phương thức thanh toán này chỉ nên áp dụng với khách hàng quen thuộc đã có quan hệ mua bán thường xuyên Áp dụng phương pháp thanh toán này khách hàng có thể trả tiền trước và đây là điều kiện thuận lợi cho công ty có vốn để thu mua nguyên liệu, đầu tư nâng cao công nghệ chế biến và giải quyết vấn đề trong sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh
Xử lý các vấn đề phát sinh sau khi giao hàng: Đây là bước cuối cùng trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi đã thực hiện xong hợp đồng, nếu không có vướng mắc hay khiếu nại gì thì hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu coi như đã hoàn thành
Nếu khách hàng khiếu nại với công ty về các vấn đề như: hàng lẫn tạp chất, chất lượng hàng không đúng yêu cầu… thì phòng kinh doanh tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng và kiểm tra tính xác thực của thông tin đó Trưởng phòng kinh doanh gửi cho Ban giám đốc để có hướng giải quyết Nếu khách hàng khiếu nại đúng là do lỗi của công ty thì công ty sẽ trình bày với khách hàng về những nguyên nhân dẫn đến sai sót và cam kết sẽ không để trường hợp đó lặp lại, cũng như tùy theo mức độ sai sót mà tiến hành bồi thường cho khách hàng Nếu khiếu nại của khách hàng không phải do lỗi của công ty thì công ty yêu cầu khách hàng kiểm tra lại, đồng thời công ty sẽ cố gắng giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân cũng như khắc phục sự cố Nếu cả hai bên không thống nhất được ý kiến để giải quyết vấn đề hoặc xuất hiện các tranh chấp phát sinh thì những tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam theo Quy tắc Tố tụng trọng tài của Trung tâm này
Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán này, sản phẩm nhân hạt điều sơ chế của công ty hoàn toàn đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng cho nên không có bất kỳ khiếu nại hay tranh chấp nào
Nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty sẽ lập bộ chứng từ thanh toán đồng bộ và hoàn hảo Bộ chứng từ này phải chính xác về nội dung của từng loại chứng từ Một bộ chứng từ thường bao gồm:
Hóa đơn thương mại thường được lập sau khi hợp đồng được ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng hóa để phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu Nhân viên nghiệp vụ của công ty sẽ chịu trách nhiệm lập hóa đơn sau khi hoàn thành các khâu sản xuất và đóng gói hàng hóa.
+ Vận đơn đường biển (do người vận chuyển lập, ký và cấp cho Công ty): được cấp sau khi hàng hóa của Công ty đã được xếp lên tàu
+ Phiếu đóng gói (do Công ty lập ra): Lúc làm hàng xong, đóng hàng xong thì nhân viên nghiệp vụ của Công ty sẽ phải lập Packing List
Thuê phương tiện vận chuyển đường biển: Hàng hóa được giao đa phần theo điều kiện EXW thì khách hàng EU sẽ có nghĩa vụ thuê tàu, đặt booking cho hàng hóa của mình, Công ty không có nghĩa vụ này
Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: Khâu tiếp theo là Công ty phải có trách nhiệm đóng gói bao bì hàng hóa cũng như nhãn hiệu sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng EU đưa ra Vì vậy đòi hỏi Công ty phải kiểm tra công đoạn này một cách kỹ lưỡng phù hợp với tính cách hàng hóa, điều kiện vận chuyển, phù hợp quy định của bên khách hàng Khi sản phẩm đã hoàn toàn đóng thùng, nhà máy thông báo cho khách hàng, đại diện của khách hàng sẽ đến nhà máy để kiểm tra chất lượng
Quy chuẩn hàng hóa xuất đi các nước EU là: Lỗi sản phẩm ít nghiêm trọng, không có nhiều lỗi mọt trên sản phẩm, sản phẩm không bị gãy, bề mặt sản phẩm phải láng mượt Nếu hàng đạt chất lượng và thông số kỹ thuật thì xuất hàng. Ngược lại, nếu chưa thì khách hàng yêu cầu Công ty chỉnh sửa lại cho phù hợp. Khi chỉnh sửa xong báo lại cho khách hàng đến kiểm tra và cuối cùng nhập kho chờ xuất
Để làm thủ tục hải quan, các doanh nghiệp cần khai báo hải quan điện tử, kê khai thông tin hàng hóa như tên hàng, loại hàng, khối lượng, giá trị, phương tiện vận tải Cùng với đó, cần nộp kèm hóa đơn, phiếu đóng gói, hợp đồng xuất khẩu, bảng kê khai chi tiết, hóa đơn, giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan đến lô hàng.
Gửi bộ chứng từ theo yêu cầu của khách hàng: Công ty sẽ scan bộ chứng từ và gửi cho khách hàng qua email để kiểm tra Sau khi khách hàng xác nhận và tiến hành thanh toán cho Công ty Công ty sẽ gửi bộ chứng từ gốc cho khách hàng thông qua đơn vị chuyển phát nhanh DHL, và chưa bao giờ có trường hợp bị thất lạc chứng từ Chi phí vận chuyển chứng từ cho khách hàng hằng năm sẽ do Công ty chịu
Giải quyết khiếu nại: Các lỗi khiếu nại chủ yếu từ khách hàng thị trường