TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾBÀI TẬP LỚN CUỐI KỲMÔN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAMĐỀ TÀI:TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ MÔN: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH EVFTA ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
Giảng viên hướng dẫn: TS Chu Trọng Trí
Họ và tên sinh viên: Vũ Quỳnh Anh Ngày sinh: 11/01/2003
Mã sinh viên: 21050787 Lớp học phần: INE2010 1
Hà Nội, ngày 20, tháng 6, năm 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tập lớn cuối kỳ này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Chu Trọng Trí - người
đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc
Trong quá trình thực hiện bài tập cuối kỳ, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô để bài tập ngày càng hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Mục Lục
I Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam 5
2 Vai trò của ngành thuỷ sản với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói riêng 7
II Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị
1 Khái quát về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung 9
2 Thực trạng tình hình phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU 14
2.2 Xu hướng tiêu dùng cũng như thị hiếu của thị trường EU đối với mặt hàng
2.3 Tình hình phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trước khi
3 Bản chất của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU 24
5 Những lợi thế mà hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam 26
IV Thực trạng tác động của Hiệp định EVFTA đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản
V Cơ hội và thách thức của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu thuỷ sản của
Trang 44 Nguyên nhân của những hạn chế 39
VI Một số chính sách của Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA 41
1 Chính sách hỗ trợ thương nhân tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA để
2 Chính sách phát triển thị trường trong khối EU để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản43
3 Chính sách đối với sản phẩm nhằm đáp ứng những quy định của thị trường EU44
VII Đề xuất giải pháp nhằm tận dụng tác động của Hiệp định EVFTA đối với xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU và các định
2.3 Nhóm giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại mặt hàng thủy xuất khẩu.522.4 Nhóm giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA.54
3.2 Đối với doanh nghiệp và các hiệp hội thủy sản 57
Trang 5Lời nói đầu
Ngày nay, với mọi quốc gia, dù trình độ phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật đạt đến mức độ nào đi chăng nữa, dù tài nguyên thiên nhiên phong phú và giàu có đến đâu thì hoạt động xuất khẩu vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng Có thể nói, xuất khẩu
đã trở thành yếu tố sống còn và không thể thiếu của mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế Xuất khẩu là tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá đất nước và là mũi nhọn ưu tiên trong nền kinh tế quốc dân Đảng ta đã nhiều lần khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt động xuất khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa ra thị trường thế giới mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và ổn định đời sống nhân dân
Ngoài là đất nước có giàu tài nguyên rừng và khoáng sản thì Việt Nam còn là nước có giàu tài nguyên biển nhất nhì Đông Nam Á, có bờ biển dài 3,260 km và có vùng đặc quyền kinh tế lên đến 1 triệu km vuông, là bờ biển lớn của Thái Bình Dương Bên cạnh đó, nước ta còn được thiên nhiên ưu ái với hệ thống sông ngòi dày đặc và kèm theo khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nước ta nắm trong tay rất nhiều tiềm năng trong việc phát triển đất nước và mục đích chính ở đây là ngành thủy sản Việt Nam ta sở hữu những loại hải sản đặc trưng và còn là điểm mạnh như: cá tra, cá rô phi, tôm cùng các loài đang có xu hướng tăng như sò và cá biển… Trong nhiều năm trở lại đây, thủy sản luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Giá trị xuất khẩu của ngành này đóng góp không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói riêng và sự tăng trưởng kinh tế của cả đất nước nói chung Với phương châm đa dạng hóa mặt hàng, đa phương hóa thị trường trong xuất khẩu, thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU là một vấn đề tất yếu Bởi Liên minh châu Âu đã và đang chứng minh cho thế giới thấy sự liên kết ngày càng sâu sắc của toàn khối cùng những thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội rõ nét Chính vì thế, EU
Trang 6được coi là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung
và mặt hàng thủy sản nói riêng Hơn thế nữa, trong tình hình hiện nay khi mà nhập khẩu thủy sản của thị trường Nhật Bản có dấu hiệu chững lại và Mỹ đặt ra những quy định pháp lý không thống nhất gây khó khăn cho hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này thì việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường rộng lớn EU sẽ là một giải pháp mang tính chiến lược
I Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam
1 Lợi thế của ngành thuỷ sản Việt Nam
Việt Nam có nhiều thuận lợi chủ yếu để phát triển ngành thủy sản, như sau:
Địa lý: Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, 112 cửa sông lạch với nhiều vịnh, đầm phá, cửa sông và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ Ngoài ra, Việt Nam còn
có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng khoảng 1 triệu km2, diện tích mặt nước 1 triệu km2, trong đó diện tích nội thủy và lãnh hải: khoảng 110.000 km2, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa lên đến 880.000 km2, cùng nhiều ngư trường giàu có Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng các loại hải sản biển Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ao hồ và đất ngập nước rộng lớn, phù hợp cho việc nuôi trồng các loại hải sản nước ngọt và nước lợ
Sinh học: Việt Nam có đa dạng sinh vật biển với khoảng 11.000 loài thuộc 20 ngành khác nhau Trong số đó, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cá hồi… Ngoài ra, Việt Nam cũng có nhiều loài giống nhân tạo và lai tạo có năng suất và chất lượng cao
Thị trường: Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới Năm 2020, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,4 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU… Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế
Trang 7giới ngày càng tăng cao do yếu tố dân số, thu nhập và sức khỏe Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để mở rộng và phát triển thị trường.
Doanh nghiệp: có khả năng bắt kịp với thế giới về công nghệ chế biến; trong
đó, tập trung chế biến sâu với các sản phẩm giá trị gia tăng cao, góp phần củng số sức mạnh của ngành thuỷ sản Việt Nam trong nhiều năm qua
Bên cạnh việc sản xuất và xuất khẩu thủy sản của nước ta có mặt trên mọi miền
Tổ Quốc với nhiều loại thủy sản mà còn có thể chia thành 5 vùng xuất khẩu chính như sau:
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: thế mạnh là lợi ích nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt hơn nữa là đối với một số loại có chủ yếu đặc trưng như tôm các loại, sò huyết, bào ngư…
- Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản nước lợ, một số loại chính như: cá rô phi, tôm các loại…
- Vùng Đông Nam Bộ: chủ yếu là các loài thủy sản nước ngọt và thủy sản nước lợ
- Vùng ven biển ĐBSCL: nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, chủ yếu là tôm, cá tra, ba sa, nhuyễn thể và một số loại cá biển
- Các tỉnh nội thành: thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại hải sản nước ngọt như
cá tra, cá rô phi, cá chép…
Ngoài ra Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi chính sách và thị trường cho việc nuôi trồng thủy sản, như sau:
Những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với ngành nuôi trồng thủy sản, như miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác, không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản, miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá Ngoài ra, Nhà nước còn cấp phép, miễn giảm thuế, hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ cho người dân nuôi trồng thủy sản
Trang 8Những cơ quan quản lý và tổ chức xã hội liên quan đến ngành nuôi trồng thủy sản, như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Hiệp hội Thủy sản Việt Nam Các cơ quan và tổ chức này có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các chính sách, quy định, tiêu chuẩn, quy trình và dịch vụ liên quan đến ngành nuôi trồng thủy sản.
Những thị trường xuất khẩu chính của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam, như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, ASEAN Các thị trường này chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới ngày càng tăng cao do yếu tố dân số, thu nhập và sức khỏe Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để mở rộng và phát triển thị trường Ngoài ra, Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với các quốc gia, khu vực là thị trường tiêu thụ lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…tạo điều kiện giúp thủy sản Việt Nam mở rộng thị trường một cách thuận lợi hơn
2 Vai trò của ngành thuỷ sản với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói riêng
Xuất khẩu thuỷ sản đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam Ngành thuỷ sản là một trong những lĩnh vực có đóng góp lớn vào GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của quốc gia và cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân Là một trong những ngành mũi nhọn của cả nước, thủy sản đóng góp tiềm năng đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam cũng như dịch vụ logistic toàn cầu Mặc dù vẫn có những thử thách phải đối mặt, song ngành thuỷ sản vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, mang đến thành công lớn cho Việt Nam trên thị trường quốc tế
Trang 9Tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản được thể hiện qua các khía cạnh như sau:
Nguồn thu nhập xuất khẩu: Xuất khẩu thuỷ sản đem về lượng tiền tệ lớn cho
đất nước từ việc bán sản phẩm ra thị trường quốc tế Việc thu hút dòng vốn này giúp cải thiện tổng mức xuất khẩu và dự trữ ngoại hối, làm tăng sức mạnh kinh tế của Việt Nam trong thị trường quốc tế
Tạo việc làm: Ngành thuỷ sản là một trong những ngành cung cấp việc làm
đáng kể cho người dân, đặc biệt là trong các vùng ven biển và nông thôn Việc tạo ra
cơ hội việc làm giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và giảm bớt áp lực về đô thị hóa
Phát triển kinh tế địa phương: Xuất khẩu thuỷ sản thúc đẩy sự phát triển kinh
tế trong các vùng ven biển và vùng nông thôn, nơi mà nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản phong phú Điều này góp phần giảm bớt khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong cả nước
Trang 10Thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm, thủy sản: Xuất khẩu thuỷ sản góp phần làm
tăng tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam Điều này cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy sự đa dạng hóa nền kinh tế, giúp giảm thiểu tác động của các biến đổi thị trường quốc tế đối với một số ngành kinh tế chủ chốt
Đóng góp vào phát triển nông nghiệp: Ngành thuỷ sản là một phần quan
trọng của ngành nông nghiệp, góp phần cân đối và tăng cường sản xuất nông nghiệp trong nước Điều này làm tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam và đảm bảo cung ứng thực phẩm cho thị trường trong nước
Tóm lại, xuất khẩu thuỷ sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam,
từ việc cung cấp thu nhập xuất khẩu đáng kể, tạo việc làm cho người dân, đến thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương và ngành nông nghiệp Điều này cần được chú trọng phát triển và tăng cường để tiếp tục đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của quốc gia
II Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU.
1 Khái quát về tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam nói chung
● Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những năm gần đây:
Trong nhiều năm qua, Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản lớn đứng thứ 3 thế giới, sau Trung Quốc và Na Uy Theo tổng cục Hải Quan, giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta tăng dần lên theo từng năm trong giai đoạn 2019-2020 Trong ngành thủy sản, có 3 nhóm sản phẩm chủ lực luôn tạo ra giá trị xuất khẩu cao nhất: tôm, cá và hải sản
Vì dịch bệnh Covid-19 diễn ra, năm 2020 đối với ngành thủy sản là vô cùng khó khăn, nhưng kim ngạch cả năm vẫn đạt 8.4 tỷ USD, giảm 1.9% so với năm 2019 Tôm là mặt hàng thủy sản sản xuất có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2020 đặt 3.7 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019 Là một thành tựu đáng được ghi
Trang 11nhận đối với ngành thủy sản Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến còn đang phức tạp ở các nước khác như Hoa kỳ, Nhật Bản, EU là những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu của năm 2020, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 1.59 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2019 Tuy nhiên, sản xuất và xuất khẩu thủy sản nước ta từng bước phục hồi trong 3 quý tiếp theo do các nhà sản xuất đã có những biện pháp phản ứng tức thời, nhu cầu các nước được phục hồi trở lại Giá trị xuất khẩu ở tháng 12 gấp khoảng 1.4 lần so với tháng 3 và tăng 3.3% so với cùng kỳ năm 2019 Những nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội VASEP và cùng với các cơ quan quản lý đã giúp xuất khẩu thủy sản nước ta trong giai đoạn khó khăn và đạt được 8.4 tỷ USD trong năm 2020
Còn theo thống kê, sản xuất và xuất khẩu tôm từ nửa cuối tháng 9/2021 đến nay
đã có dấu hiệu tích cực hơn, tổng giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 1.07 tỷ USD, tăng 3.2% so với cùng kỳ năm ngoái Thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở hơn 170 quốc gia và các vùng lãnh thổ trải dài khắp các châu lục Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 9/2021 phục hồi nhẹ, tăng 8% và đạt 97.6 triệu USD Còn xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong cùng tháng 9/2021 giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 48.8 triệu USD Mặc dù giảm nhưng tốc độ giảm đã thấp hơn so với hồi
kỳ tháng 8 Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường EU này đạt gần 408 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ Theo hiệp hối chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP, trong 3 tháng cuối năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn chưa thoát được cơn khủng hoảng do nhu cầu giảm, do sản xuất bị ảnh hưởng khiến nguyên liệu chế biến giảm
Đối với cá basa phi lê đông lạnh và tôm sú: những nước như Trung Quốc, Hoa
Kỳ, Thái Lan, là các quốc gia nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Đặc biệt là việc mức thuế suất đối với mặt hàng cá của các quốc gia này đối với Việt Nam rất ưu đãi, thấp nhất là 0% Còn xét về thị trường xuất khẩu có mức ưu đãi thuế lớn đối với tôm của Việt Nam với mức thuế cũng là 0% Đối với các thị trường này, nước ta vẫn có thể tiếp
Trang 12tục đẩy mạnh xuất khẩu, đặt biệt là trong thời kỳ đại dịch Covid-19 này, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phải thay đổi chiến lược xuất khẩu để tăng cường khai thác tối đa các thị trường truyền thông trên.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2023 xuất khẩu nhóm hàng thuỷ sản của Việt Nam đạt trên 8,97 tỷ USD, giảm 17,9% so với năm 2022 Riêng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 9,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 854,41 triệu USD, giảm 9,2%
Việt Nam là nước xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 thị trường trên thế giới Nhưng trong đó có 10 thị trường như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada,Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Trong đó có 6 thị trường lớn mà Việt Nam xuất khẩu ( Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN), nhưng trong thời gian gần đây việc xuất khẩu
Trang 13sang EU bị chững lại, xuất khẩu sang ASEAN, Hàn Quốc ổn định, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng trưởng mạnh nhất, còn việc xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản cũng đang duy trì tăng trưởng khả quan Các sản phẩm được Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là tôm, cá tra, các loại hải sản khác.
Còn đến năm 2023, một số thị trường xuất khẩu thủy sản chủ đạo của Việt Nam
Trang 14Tiếp đến thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2023 giảm 14,4% so với tháng 11/2023 và giảm 11,4% so với tháng 12/2022, đạt 91,1 triệu USD; cộng chung cả năm
2023 xuất khẩu sang thị trường này giảm 15% so với năm 2022, đạt gần 1,34 tỷ USD, chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường FTA RCEP năm 2023 giảm 13,9% so với năm 2022, đạt 4,64 tỷ USD; Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTPP giảm 15,6%, đạt 2,42 tỷ USD Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, đạt trên 869,54 triệu USD, giảm 28,9% Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 7,5% trong tổng kim ngạch, đạt gần 668,8 triệu USD, giảm 13,7%
● Tình hình xuất khẩu thuỷ sản 5 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết xuất khẩu thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 đạt 3,6 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước
Phân tích rõ hơn, ông Hòe cho hay trong số các sản phẩm chính, có mực, bạch tuộc và các loại cá khác (cá biển, cá nước ngọt) có giá trị xuất khẩu thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, giảm lần lượt 1% và 3% Xuất khẩu tôm và cá tra tăng nhẹ, lần lượt tăng 7% và 4%, trong khi xuất khẩu cua ghẹ tăng mạnh nhất (tăng 84%), cá ngừ cũng tăng tích cực (tăng 22%), xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ tăng 13%
Trong Top 4 thị trường hàng đầu, chỉ có thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu tích cực hơn, với mức tăng trưởng 7%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản và EU gần như chỉ tương đương cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhẹ 2%
Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa
Kỳ đạt 605 triệu USD, với 3 mặt hàng chiếm tỷ trọng chi phối là tôm, cá ngừ, cá tra
Trang 15Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2024 đạt 580 triệu USD, giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái Tôm và cá tra là mặt hàng chủ lực sang thị trường Trung Quốc, chiếm lần lượt 42% và 35% Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc giảm sâu 44% (chủ yếu giảm phân khúc cá phi le, trong khi cá nguyên con và bong bóng cá tra vẫn tăng) Trong khi đó, xuất khẩu tôm tăng 40% nhờ tăng mạnh tôm hùm và tôm chân trắng.
Xuất khẩu các sản phẩm cá biển sang thị trường Trung Quốc giảm gần 40% Bù lại xuất khẩu cua sang thị trường này bứt phá gấp 7 lần cũng nhờ tăng mạnh cua sống phục vụ cho phân khúc dịch vụ, nhà hàng, khách sạn của thị trường này
Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt 582 triệu USD, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu thủy sản sang EU đạt gần
380 triệu USD, tăng nhẹ gần 1% so với cùng kỳ năm ngoái; xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc đạt gần 300 triệu USD, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm 2023
2 Thực trạng tình hình phát triển xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU.
2.1 Khái quát về thị trường EU
Trong nhiều năm qua, Liên minh châu Âu (EU) luôn là đối tác nhập khẩu lớn, với sức mua đứng thứ hai thế giới và là thị trường trọng điểm của xuất khẩu Việt Nam
EU có 27 quốc gia thành viên và dân số là 447 triệu người (tháng 1/2021) theo thống
kê của Eurostat) Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU rất cao và là khu vực thị trường có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng, nhập khẩu thủy sản cao nhất thế giới hiện nay Theo đài quan sát Thị trường châu Âu đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản (EUMOFA), mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người ở EU năm 2020 đạt khoảng 24,3 kg/người/năm, giảm so với mức tiêu thụ bình quân 24,9 kg trong năm
2016 Tổng lượng tiêu thụ thủy sản ở EU lên tới 12,77 triệu tấn/năm Nguồn cung thủy sản từ ngoài khối EU chủ yếu đến từ các quốc gia đang phát triển, chiếm 73% tổng giá
Trang 16trị nhập khẩu từ bên ngoài EU là các nước Trung Quốc, Ecuador, Việt Nam, Maroc và
Ấn Độ
Mỗi quốc gia trong EU có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá Tuy có những khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong
EU nhưng hầu hết các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các thành viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng Người tiêu dùng châu Âu thường có thường thích sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về chất lượng và an tâm cho người sử dụng
Đặc điểm nổi bật của thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ Hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ về chất lượng, nguồn gốc, mẫu mã, vệ sinh an toàn cao Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, chính quyền EU thường xuyên tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống cảnh báo giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới Hiện Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG SANTE) của Ủy ban châu Âu (EC) là cơ quan chịu trách nhiệm về kiểm soát an toàn thực phẩm của châu Âu Trong khi đó, CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của
EU được coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hóa kỹ thuật Ba cơ quan này đã đưa
ra các tiêu chuẩn của EU trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra “hệ thống tiêu chuẩn hoá châu Âu”
2.2 Xu hướng tiêu dùng cũng như thị hiếu của thị trường EU đối với mặt hàng thủy sản
Trang 17Trong những năm gần đây, sản lượng thủy sản tiêu thụ của thị trường EU tăng cao hẳn so với thịt, do sử dụng những thực phẩm thủy hải sản trong bữa ăn hàng ngày
để thay thế thịt đang là xu hướng tiêu dùng của nhiều người
Tại thị trường EU, kênh phân phối hàng hóa phổ biến nhất là những siêu thị bán
lẻ, chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường này
EU nổi tiếng là một thị trường khó tính khi người tiêu dùng vô cùng coi trọng những thông tin được in trên bao bì như nhãn mác sản phẩm, xuất xứ, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản
ở EU thay đổi Những sản phẩm tiêu dùng tại nhà, dễ chế biến và bảo quản, tiện dụng cũng như giá cả hợp lý là những sản phẩm được người tiêu dùng hướng tới nhiều hơn
Một số tiêu chí dành cho mặt hàng thủy sản nhập khẩu :
- Thủy sản đông lạnh, đóng hộp, khô và đã qua chế biến như chả cá, cá ngừ đóng hộp, (mặt hàng chả cá được chủ yếu người châu Á ở châu Âu thích tiêu dùng)
- Cá tra đông lạnh của Việt Nam đang chiếm một lợi thế lớn khi có mức giá cả hợp lý và nhiều doanh nghiệp Việt có quy trình chế biến thực phẩm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường EU
- Tôm thẻ và tôm sú cỡ nhỏ tới trung bình dạng đông lạnh đang là một trong những mặt hàng được ưa chuộng nhất tại thị trường EU Đây cũng là sản phẩm thủy sản Việt Nam có lợi thế lớn trong việc xuất khẩu vào thị trường EU
2.3 Tình hình phát triển xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trước khi ký kết Hiệp định EVFTA
a Về kim ngạch xuất khẩu
Trang 18Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Sản lượng thủy sản mà Việt Nam xuất khẩu sang
EU trong năm 2019 đạt 269,1 nghìn tấn, trị giá 1,29 tỷ USD, chiếm 12,77% về lượng
và 15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước
EU là thị trường nhập khẩu thủy sản (NKTS) lớn nhất của Việt Nam Nhưng từ năm 2019, vị trí này đã hạ xuống thứ 4 (sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc) Về phía
EU, Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản đứng thứ hai trong khu vực châu Á, chỉ xếp sau Trung Quốc.Nhu cầu NKTS của EU là rất lớn, trên 50 tỷ USD/năm Vì vậy,
Trang 19EU vẫn là một trong những thị trường lớn, quan trọng đối với xuất khẩu thủy sản (XKTS) Việt Nam trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục là thị trường tiềm năng trong những năm tới
Sang đến giai đoạn 2016-2020, đây lại là giai đoạn vừa gặp khó khăn với những vần đề năm trước đó, lại vừa có cơ hội cho thủy sản Việt Nam trước những hiệp định lớn Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 2016 vẫn chiếm tỉ trọng cao 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang EU đạt mức kỷ lục mới, thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã dần phục hồi lại Sau cú sốc giảm tốc độ tăng trưởng của giai đoạn 2011-2015 do đồng EURO mất giá làm nhu cầu nhập khẩu của EU sụt giảm so với năm trước và do EU siết chặt quy định về hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp,không có báo cáo và không được quản lý (IUU) ở tất cả thị trường cung cấp Và đến năm 2017, EU đã chính thức vượt qua Mỹ để trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với trị giá đạt hơn 1.42 tỷ USD Nguyên nhân là do, Mỹ đã tạo ra hàng rào kỹ thuật và thuế chống bán phá giá cá tra, tôm làm ảnh hưởng hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta vào thị trường Mỹ Trong năm đó, thị trường EU lại đẩy mạnh nhập khẩu tôm và một
số thủy sản khác của Việt Nam, khiến cho EU trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khá cao đạt 22.69% Tuy vậy, năm 2018 lại bắt đầu giai đoạn khó khăn của thị trường thủy sản Việt Nam Nước ta chính thức chịu ảnh hưởng rõ rệt từ thẻ vàng của EU Chính vì vậy, sang đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giảm và tốc độ tăng trưởng thủy sản cũng đã giảm hơn 4% Đặc biệt, những tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm nhẹ là do tác động của đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng sâu sắc,nhiều quốc gia phải đóng cửa nhiều ngày, nhiều tháng, trong đó có Việt Nam và các quốc gia thành viên EU Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU trung bình hằng năm chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và đóng góp không hề nhỏ cho tăng trưởng GDP của Việt Nam
b Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu
Trang 20Nhìn số liệu thống kê trên, ta thấy mặt hàng chủ lực xuất khẩu vào EU là Tôm,
EU là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam Năm 2015, EU xếp thứ 3 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản Năm 2016, EU vươn lên vị trí thứ 2 sau
Mỹ và trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam năm 2017 Năm
2019, EU đứng đầu về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 21 % tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường Như vậy, EU duy trì vị trí số 1 về nhập khẩu tôm của Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2019 Đối với các mặt hàng nhập khẩu khác
có giá trị nhập khẩu khá tương đồng nhau và cũng mang lại nhiều giá trị kinh tế cho Việt Nam Tiêu biểu như trong thời gian 2015 –2019, thị trường EU luôn đứng trong top 3 thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này chứng kiến sụt giảm giá trị nhập khẩu cá tra.Trong 5 năm (2015 - 2019), giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang EU giảm 17,4% từ 0,29 tỷ USD (2015) xuống còn 0,24 tỷ USD (2019) do EU đang có xu hướng đi vào phân khúc sản phẩm chất lượng cao, thay vì nhập khẩu đại trà như trước đây
c Về cơ cấu thị trường
Trang 21Theo nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2017, lần đầu tiên EU vượt qua Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản số một của Việt Nam, với tổng kim ngạch đạt mức 1,46 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm 2016 Năm 2018, do ảnh hưởng của thẻ vàng IUU đã khiến cho tổng xuất khẩu thủy sản sang EU chỉ tăng nhẹ lên 1,47 tỷ USD Anh, Hà Lan, Đức là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối EU Xuất khẩu sang Anh và Đức năm 2018 tăng trưởng lần lượt là 13% và 11%, xuất khẩu sang Hà Lan giảm 15% so với năm 2017 Trong năm 2019, giá trị xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này bị giảm do nhóm hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu tới EU chịu ảnh hưởng bởi “thẻ vàng” IUU và dịch bệnh covid 19
III Tổng quan về Hiệp định EVFTA
1 Hiệp định EVFTA là gì?
Hiệp định EVFTA – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là European-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA Hiệp định EVFTA hay còn được gọi là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU, là thỏa thuận được ký kết giữa 28 nước thành viên liên minh châu Âu và Việt Nam
Không chỉ loại bỏ hơn 99% thuế hải quan đối với hàng hóa, hiệp định còn mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam cho các công ty EU và tăng cường bảo vệ các khoản đầu tư của EU vào Việt Nam
Trang 22Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, FTA có thể thúc đẩy nền kinh tế bùng nổ của Việt Nam lên tới 15% GDP, giúp tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng hơn một phần ba Đối với EU, thỏa thuận này là bước đệm quan trọng cho một thỏa thuận thương mại lớn hơn với các quốc gia ASEAN (Theo European Parliament)
Cùng với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), hiệp định EVFTA được ký kết vào 30/6/2019 Sau khi ký kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội
bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai bên
2 Nội dung khái quát của EVFTA
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế
Về thương mại hàng hóa: Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định
có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%
Trang 23Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong các hiệp định FTA đã được ký kết Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay.
Đối với hàng xuất khẩu của EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế, chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ
EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế, chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết WTO
Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại , tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp
Về thương mại dịch vụ và đầu tư, cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một
số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước
Về mua sắm của Chính phủ, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO Với một số nghĩa vụ
Trang 24như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, Việt Nam có lộ trình để thực hiện EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này.
Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước
Về sở hữu trí tuệ, cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp
lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên
Đối với Hiệp định IPA, hai bên cam kết sẽ dành đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với đầu tư của nhà đầu tư của Bên kia, với một số ngoại lệ, cũng như sự đối
xử công bằng, thỏa đáng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không có bồi thường thỏa đáng Đồng thời hai bên cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn
Trang 25Trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa một bên và nhà đầu tư của bên kia, hai bên thống nhất ưu tiên giải quyết tranh chấp một cách thiện chí thông qua đàm phán và hòa giải Trong trường hợp không thể giải quyết tranh chấp thông qua tham vấn và hòa giải thì mới sử dụng đến cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định cụ thể trong Hiệp định này.
3 Bản chất của hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
Bản chất chính của EVFTA là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Vì là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nên EVFTA mang những chính sách tân tiến và phát triển hơn, khác với những hiệp định thương mại tự do trước đó, yêu cầu sự hợp tác giữa hai bên về mọi lĩnh vực liên quan, bao gồm cả luật pháp, thể chế, chính sách
và chất lượng môi trường Do đó, để phát huy được tối đa lợi ích Hiệp định thương mại đem đến, Việt Nam cần phải chỉnh sửa, cải thiện và bổ sung về mặt pháp lý nhằm đáp ứng các điều khoản trong EVFTA
EVFTA là một FTA thế hệ mới, toàn diện, chất lượng cao, có phạm vi tự do hoá rộng Hiệp định này không chỉ xóa bỏ hàng rào thương mại giữa Việt Nam và EU mà còn hướng tới tự do đầu tư và thương mại dịch vụ trong nhiều lĩnh vực Các FTA thế
hệ mới yêu cầu sự hợp tác giữa hai bên tham gia trong mọi lĩnh vực có liên quan EVFTA được đánh giá là sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, bao gồm:
- Thúc đẩy xuất khẩu: EVFTA giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường
EU, đặc biệt là các sản phẩm nông sản
- Thu hút đầu tư: EVFTA tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp
EU vào Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: EVFTA thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh để đáp ứng các tiêu chuẩn cao của thị trường EU
- Hội nhập kinh tế quốc tế: EVFTA giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào kinh tế quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu
Trang 26- Tuy nhiên, EVFTA cũng đặt ra một số thách thức cho Việt Nam, bao gồm: Sức
ép cạnh tranh: Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
từ các doanh nghiệp EU
- Yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm: Các sản phẩm xuất khẩu sang EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, môi trường, lao động…
- Khả năng đáp ứng các quy định của EVFTA: Việt Nam cần nâng cao năng lực của hệ thống pháp luật và thể chế để thực thi hiệu quả các cam kết trong EVFTA
- Để tận dụng tối đa lợi ích từ EVFTA, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm:
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đầu tư vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực quản lý
+ Tăng cường thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp: Chính phủ cần cung cấp thông tin đầy đủ về EVFTA cho doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các cam kết trong EVFTA
+ Nâng cao năng lực của hệ thống pháp luật và thể chế: Việt Nam cần hoàn thiện
hệ thống pháp luật và thể chế để thực thi hiệu quả các cam kết trong EVFTA
4 Mục tiêu của hiệp định EVFTA
Mục tiêu chính của Hiệp định EVFTA (European Union-Vietnam Free Trade Agreement) là tạo ra một môi trường thương mại tự do và công bằng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam Các mục tiêu chính của EVFTA:
- Tăng cường quan hệ thương mại: EVFTA nhằm tăng cường và mở rộng quan
hệ thương mại giữa EU và Việt Nam thông qua loại bỏ hoặc giảm thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của cả hai bên để thâm nhập vào thị trường mới và mở rộng quy mô kinh doanh
- Đẩy mạnh đầu tư: EVFTA khuyến khích việc đầu tư trực tiếp từ EU vào Việt Nam và ngược lại Hiệp định cung cấp các cam kết và điều kiện thuận lợi để
Trang 27thu hút và bảo vệ đầu tư, đồng thời thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất trong cả hai nền kinh tế.
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: EVFTA đặt ra các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm bản quyền, nhãn hiệu, giống cây trồng và các quyền liên quan Điều này giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp và người sáng tạo có sự bảo vệ phù hợp và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh
- Thúc đẩy tiêu chuẩn lao động và môi trường: EVFTA đặt ra các tiêu chuẩn cao
về quyền lao động, an toàn và sức khỏe lao động, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Hiệp định này khuyến khích việc tuân thủ các quy định quốc tế
về lao động và môi trường, đồng thời thúc đẩy sự cải thiện trong các lĩnh vực này
Tổng thể, mục tiêu của EVFTA là tạo ra một môi trường thương mại và đầu tư thuận lợi,cung cấp lợi ích kinh tế và tạo cơ hội phát triển cho cả EU và Việt Nam EVFTA mang lại nhiều cơ hội và lợi ích cho cả EU và Việt Nam Với EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận thị trường lớn và tiềm năng của EU, cải thiện năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh Đồng thời, EVFTA cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam
Nói tóm lại, với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một Hiệp định toàn diện,chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với quy định của Tổ Chức Thương Mại thế giới WTO cũng như đã lưu ý đến chênh lệch trình độ phát triển giữa hai bên
5 Những lợi thế mà hiệp định EVFTA mang lại cho Việt Nam
5.1 Về thuế quan
Xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 2% giai đoạn 2020 -
2030 nhờ có hiệp định EVFTA
Trang 28Hiệp định EVFTA cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng thủy sản của Việt Nam, trong đó thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) nhập khẩu vào EU sẽ được giảm từ mức thuế cơ bản 12-20% xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; thuế nhập khẩu tôm chế biến sẽ về 0% sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Trong khi các đối thủ cạnh tranh chủ yếu như Thái Lan không được hưởng GSP, không có FTA nên có mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ không có FTA nên chịu thuế GSP 4,2%; Indonesia chịu thuế GSP 4,2% và Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%
Ngay khi hiệp định có hiệu lực, 50% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ, trong đó phần lớn các sản phẩm thuế cao như hàu, sò điệp, mực, bạch tuộc, nghêu, sò, bào ngư chế biến, tôm sú đông lạnh được xóa bỏ về 0% … 50% số dòng thuế còn lại, thuế suất
cơ sở từ 5,5-26%, sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm, như sản phẩm tôm,
cá tra, cá ngừ… Riêng mặt hàng cá ngừ đóng hộp và surimi (cá viên) áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn/năm và 500 tấn/năm
Lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam:
Cua Lộ trình xóa bỏ thuế quan đối với các mặt hàng của nhập khẩu từ
Việt Nam sẽ là 3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực
Trang 29Tôm HS03: Lộ trình từ 3 đến 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực
Thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0% ngày từ khi EVFTA có hiệu lực
HS03: EIF hoặc lộ trình 3, 5 năm Ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU sẽ về 0%
+ Tôm mã HS 03061100 với mức thuế hiện tại 12,5%;
+ Tôm mã HS 03061710 sẽ về 0% từ mức hiện tại là 20%
+ Tôm mã HS 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% hiện tại sẽ được xóa bỏ về 0%
+ Sau 5 năm: tôm mã HS 03061794 sẽ giảm từ 18% về còn 0% HS16
+ Sau 7 năm: tôm mã HS 16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm
mã HS 16052190 (tôm khác) sẽ được xóa bỏ về 0% từ mức 20% ban đầu
Cá tra Lộ trình cắt giảm thuế của mặt hàng cá tra là từ 3 đến 5 năm từ
khi hiệp định có hiệu lực, trừ sản phẩm cá tra hun khói có lộ trình là 7 năm
Cá ngừ Cá ngừ có các mốc lộ trình là 3, 5, 7 năm kể từ khi hiệp định có
hiệu lực chính thức Các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh
sẽ được EU cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực
Các dòng sản phẩm cá thăn và phi lê cá ngừ đông lạnh có lộ trình
3 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực đối với các dòng sản phẩm thăn và phi lê cá ngừ hấp, EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan theo
lộ trình 7 năm từ mức thuế ban đầu là 24%
Trang 305.2 Về đầu tư
Khi hai bên đi vào thực thi những chính sách của EVFTA thì những mặt hàng
có lợi thế xuất khẩu mạnh là tôm và cá tra sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài Nền công nghiệp nuôi trồng, chế biến tôm và cá tra được đánh giá là vô cùng triển vọng
Ngoài ra, mặt hàng mực và bạch tuộc chế biến của nước ta sẽ được bên phía EU linh hoạt tạo điều kiện để cộng gộp mở rộng với thị trường ASEAN Theo đó, nguyên liệu dùng trong sản xuất mực và bạch tuộc chế biến được phép nhập khẩu từ ASEAN
để sản xuất hàng hóa xuất khẩu tới thị trường EU và hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA Đây là một cơ hội vô cùng quý giá đối với các nhà máy chế biến thủy sản của Việt Nam khi các doanh nghiệp ASEAN sẽ hướng tới đầu tư nhằm tận dụng chuỗi cung ứng khu vực và hưởng lợi từ Hiệp định
IV Thực trạng tác động của Hiệp định EVFTA đến tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU
1 Về kim ngạch xuất khẩu
Trang 31Sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, khoảng 50% dòng thuế của EU dành cho thuỷ sản Việt Nam được xoá bỏ, 50% dòng thuế còn lại được được xóa bỏ dần theo lộ trình từ 4-8 năm và sử dụng hạn ngạch thuế quan đối với một số dòng thuế; kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU đã tăng lên đáng kể Cụ thể, năm
2020, năm ký kết Hiệp định, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đạt khoảng 958,7 triệu đô, giảm 26% so với cùng kỳ năm 2019 và là mức giảm nhiều nhất trong giai đoạn 2017-2022 Nguyên nhân của sự suy giảm này là do Anh rời khỏi EU trong khi Anh là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn từ Việt Nam trong khối với kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 300-400 triệu USD/năm và một phần của sự suy giảm này xuất phát từ ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, ngay sau đó, vào năm
2021, 2022, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã bắt đầu tăng nhanh trở lại với tổng kim ngạch đạt 1,077 tỷ USD năm 2021 và 1,3 tỷ USD năm
2022, đưa tốc độ tăng trưởng từ -26% năm 2020 lên mức 12,3% năm 2021 và 20,3% năm 2022 Có thể nói rằng, đây là một kết quả tích cực trong những năm đầu thực thi Hiệp định EVFTA Nói cách khác, Hiệp định EVFTA được ký kết đã thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU nói riêng và ra toàn cầu nói chung nhờ vào ưu đãi về thuế quan
Trang 32Doanh thu xuất khẩu thủy sản giảm trong năm 2023 do ngành thủy sản phải đối mặt với những thách thức như thiếu tiêu chuẩn và quy định về giám sát môi trường cũng như cơ sở hạ tầng ở các vùng nuôi không đầy đủ Hiệu quả của hoạt động đánh bắt còn thấp Nhu cầu tiêu dùng giảm ở hầu hết các thị trường do những căng thẳng trên Biển Đỏ, gây ra không ít khó khăn trong quá trình vận tải hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng thủy sản nói riêng, khi cước vận chuyển tăng cao, giá bán đến tay người tiêu dùng tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng Tình hình kinh tế khó khăn và lạm phát cao ở nhiều nước châu Âu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ thủy sản, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong tháng 10/2023 đạt 78,25 triệu USD, tăng 2,63% so với tháng trước đó và giảm 21,71% so với cùng tháng năm trước Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu tổng 788,67 triệu USD mặt hàng thủy sản, giảm 30,71% so với cùng kỳ 2022 Như vậy, tính riêng 10 tháng đầu năm 2023, tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU chiếm 9,71% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta và chiếm 1,99% tổng kim ngạch hàng hóa của nước ta xuất khẩu sang EU Còn tính đến 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang thị trường EU nói riêng chiếm 10,6% trong tổng kim ngạch, đạt trên 287,61 triệu USD, tăng 6,5%
2 Về cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu