1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Sang Thị Trường EU Trong Điều Kiện Thực Thi Hiệp Định EVFTA
Tác giả Trần Trung Kiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 496,5 KB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNCHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAOCHUYÊN ĐỀ THỰC TẬPCHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆNTHỰC THI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNCHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNCHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

ĐỀ TÀI:

XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG ĐIỀU KIỆN

THỰC THI HIỆP ĐỊNH EVFTA

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thúy Hồng

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Đỗi tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Kết cấu chuyên đề 3

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM 4

1.1 Khái quát về mặt hàng gạo Việt Nam 4

1.1.1 Khái niệm gạo Việt Nam 4

1.1.2 Đặc điểm và phân loại gạo Việt Nam 7

1.2 Lý luận về xuất khẩu và xuất khẩu gạo 9

1.2.1 Khái niệm xuất khẩu 9

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo 10

1.2.3 Các hình thức xuất khẩu gạo 12

1.2.4 Vai trò của xuất khẩu gạo tại Việt Nam 12

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Châu Âu 13

1.3.1 Các yếu tố trong nước ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam .13

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG EU TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH EVFTA 19

2.1 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU 19

2.1.1 Mối quan hệ Việt Nam-EU 19

2.1.2 Tổng quan EVFTA 21

2.1.3 Cam kết của EU-Việt Nam về xuất khẩu gạo trong EVFTA 23

2.2 Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định EVFTA 24

2.2.1 Tổng quan về thị trường EU 24

2.2.2 Phân tích thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trước Hiệp định EVFTA 28

2.2.3 Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu sau khi tham gia Hiệp định EVFTA 33

Trang 4

2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định EVFTA 41

2.3.1 Ưu điểm 412.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân 42

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH EVFTA 44 3.1 Mục tiêu và phương hướng thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt sang thị trường châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA 44

3.1.1 Mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt sang thị trường châu Âu trongbối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA 443.1.2 Phương hướng thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt sang thị trường châu Âutrong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA 45

3.2 Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA 46

3.2.1 Giải pháp cho chính phủ Việt Nam 463.2.2 Khuyến nghị với các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường xuấtkhẩu gạo Việt Nam sang châu Âu 48

KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

Trang 5

Vì kiến thức của em còn hạn hẹp nên khó có thể tránh những sai sót trongquá trình thực hiện, em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy cô để bài luậnđược hoàn thiện một cách tốt nhất

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin

và số liệu nêu trong khóa luận đều do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối khôngsao chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2023

Tác giả chuyên đề thực tập

Trần Trung Kiên

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt đầy đủ

ASEAN Association of South East

Asian Nations Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á

EVFTA EU – Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự dogiữa Việt Nam và Liên minhChâu Âu

EVIPA EU - Vietnam Investment

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1 Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2022 14Bảng 2.1: Khối lượng gạo nhập khẩu vào EU từ 2015 đến 2022 26Bảng 2.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước EU năm

2017 31Bảng 2.3: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường EU năm 2020 theo

từng loại gạo 32Bảng 2.4: Danh sách các mặt hàng gạo Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan theo

hiệp định EVFTA 34Bảng 2.5: Nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022 36Bảng 2.6: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường châu Âu năm 2020 36

Trang 9

2013-2015 29Biểu đồ 2.4: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường EU năm 2020

theo từng loại gạo 33Biểu đồ 2.5: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường châu Âu năm

2020 38Biểu đồ 2.6: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016-2022 40

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang tích cực đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước Sau khi cải cách và mở cửa đất nước năm 1986, Việt Nam đã đạtđược những thành tựu đáng kể trong thương mại giao lưu buôn bán với thế giới.Việt Nam cũng may mắn sở hữu điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi với hệthống sông ngòi lớn, đất phù sa phong phú, khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, chính lànhững yếu tố làm nên một quốc gia phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nôngnghiệp Điều này cũng đã tạo nên lợi thế so sánh đặc biệt cho Việt Nam

Việt Nam cũng rất tích cực tham gia các tổ chức kinh tế, chính trị , xã hộilớn trên thế giới nhằm thúc đẩy sự phồn thịnh, an ninh, văn hóa, và nền kinh tếquốc gia phát triển, hội nhập sâu rộng với bạn bè năm châu Cùng với đó, khigiao thương buôn bán, chúng ta cũng được hưởng những thuận lợi từ các cam kếtquốc tế như giảm thiểu các hàng rào phi thuế quan và thuế quan, các chính sáchngoại thương ưu đãi Tuy nhiên, để bảo vệ cho nền kinh tế quốc gia, nhiều nước

đã dựng nên những hàng rào bảo hộ, yêu cầu khắt khe hơn với sản phẩm từ ViệtNam

Mặt khác, sản xuất lương thực như lúa, ngô, khoai mì,v.v là một ngànhquan trọng phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu thụ trong nước Một trongnhững cây lương thực được trồng phổ biến rộng rãi nhất và cũng tạo nên thươnghiệu cho nông nghiệp Việt Nam chắc chắn là gạo Việt Nam không chỉ có khíhậu, địa lý tự nhiên thuận lợi mà có một lịch sử hàng ngàn năm phát triển với nềnvăn minh lúa nước

Nếu như đã có những thời kỳ trong quá khứ người Việt Nam phải chịucảnh thiếu ăn thì đến nay Việt Nam đã có mức lương thực bình quân đầu ngườiđạt 500kg/người và là một trong những cường quốc xuất khẩu gạo lớn nhất trênthế giới Ngày nay, nhờ công nghệ kỹ thuật, trình độ phát triển, Việt Nam còn tựlai tạo các giống gạo đặc sản nổi tiếng, tiêu biểu như giống gạo đặc sản ST từngđược công nhận là có hương vị ngon nhất thế giới

Thị trường xuất khẩu gạo Việt tuy liên tiếp lập những kỷ lục cả về lượng

và kim ngạch nhưng chưa có được những dấu ấn rõ rệt tại Liên minh Châu Âu.Điều này là bởi châu Âu nổi tiếng là một thị trường khó tính, luôn đi kèm nhữngtiêu chuẩn ngặt nghèo cũng như mức thuế cao

Trang 11

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU được thông qua ngày 1 tháng

8 năm 2020 đã giảm thuế cho một số mặt hàng gạo từ Việt Nam xuống mức 0%,tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp chế biến và xuấtkhẩu gạo Việt có thể cạnh tranh với các nhà xuất khẩu quốc tế và tăng lợi nhuậncũng như cơ hội giao thương trên thị trường này

Để có thể tận dụng hết được những lợi thế của hiệp định EVFTA, cácdoanh nghiệp, cá nhân tại Việt Nam cần phải hiểu rõ cũng như tích cực mở rộngvốn hiểu biết về những tác động tích cực và tiêu cực, thách thức để đề ra cácchiến lược, tầm nhìn kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp mình Vì thế, em

quyết định nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị

trường EU trong điều kiện thực thi hiệp định EVFTA”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Bài nghiên cứu đi tìm hiểu về các yếu tố cơ bản về mặt hàng gạo cũng nhưphân tích, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt sang các nước châu

Âu trong quá trình chuẩn bị và khi Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực Từ đó sẽrút ra các bài học và các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ViệtNam sang thị trường này

Để đạt được các mục tiêu trên, chuyên đề này bao gồm các nhiệm vụ sau:

- Khái quát chung về mặt hàng gạo Việt Nam và thị trường xuất khẩu gạoViệt Nam

- Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU trong điều kiện thực thihiệp định EVFTA

- Định hướng một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA

3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính Các nguồnthông tin chính được đưa vào bài sẽ là thông qua sách, tài liệu nghiên cứu, báocáo kinh tế, tạp chí, báo điện tử, luận án và các website của các tổ chức, cơ quan,

bộ ngành chính thống tại Việt Nam như Tổng Cục Hải Quan, Bộ Công Thương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu trong bài chính là ảnh hưởng của Hiệp địnhEVFTA đến thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu

Trang 12

- Phạm vi nghiên cứu:

 Về mặt không gian, bài viết tập trung nghiên cứu Việt Nam và các quốcgia trong Liên minh châu Âu (EU) Sản phẩm nghiên cứu là gạo Thị trườngđược tập trung nghiên cứu là thị trường xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang cácquốc gia châu Âu

 Về mặt thời gian, bài viết phân tích thực trạng của thị trường xuất khẩugạo Việt Nam sang các quốc gia EU trước hiệp định EVFTA (2016-2020) và saukhi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực (2020-2022) cũng như đề xuất giảipháp, kiến nghị cho xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2022 đến nay

Trang 13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT

KHẨU VIỆT NAM

1.1 Khái quát về mặt hàng gạo Việt Nam

1.1.1 Khái niệm gạo Việt Nam

Gạo là một sản phẩm được tạo ra từ cây lúa Hạt lúa sau khi được xay

để tách vỏ bỏ trấu sẽ cho thành phẩm là thóc và phần nhân bên trong thócchính là gạo Gạo có nhiều màu sắc khác nhau nhưng phổ biến nhất là trắng,nâu, vàng và đỏ

Gạo cũng chính là nguồn lương thực chính của hơn 50% dân số thế giới,phổ biến nhất là ở các nước Châu Á Châu Á cũng là châu lục sản xuất nhiều lúagạo nhất trên thế giới Các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới như Ấn Độ,Thái Lan, Việt Nam đều là các quốc gia châu Á Mỗi một quốc gia với điều kiệnkhí hậu, thổ nhưỡng khác nhau lại có nhiều giống gạo đặc trưng khác nhau, Nếunhư ở Việt Nam, Thái Lan phổ biến nhất là giống gạo Jasmine, gạo nếp thì ởPakistan, Ấn Độ, gạo Basmati lại là giống gạo phổ biến nhất Gạo cũng được tiêuthụ ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu

Cây lúa Việt ngày nay là kết quả của quá trình lai tạo và chọn lọc tự nhiêncủa lúa hoang dại Lúa dại có đặc điểm như ít hạt, thân chia nhánh mọc xòe trênnước và hạt thường có râu Một số loại lúa dại có đặc trưng rất giống với cây lúaViệt Nam ngày nay, điển hình là cây lúa tiên (giống tẻ) với đặc điểm lá nhỏ,bông xòe lớn và có hạt lúa nhỏ Một số giống lúa dại còn tồn tại có đặc điểm gầngiống với cây lúa sản xuất là lúa trời (hay lúa ma) tại Đồng Bằng Sông Cửu Longhay lúa nổi cao cây ở Biển Hồ Campuchia Theo nhiều nhà nghiên cứu, OryzaFatua chính là giống lúa dại tự nhiên gần nhất với cây lúa Việt Nam

Tại Việt Nam, từ những thời kỳ đầu của văn hóa Hòa Bình, cuộc cáchmạng đá mới đã tạo tiền đề cho sự nở rộ của nền văn minh lúa nước sau này.Các loại công cụ sản xuất bằng đá được cải tiến trong thời kỳ này như rìu haivai ở Bắc Sơn, rìu hai nấc ở Hạ Long, v.v đã giúp cho việc canh tác củangười Việt dễ dàng hơn

Sang thời kỳ đồng thau, dưới thời các vua Hùng, các công cụ làm lúa bằng

Trang 14

đồng như rìu, lưỡi cày, cuốc, thuổng, hái đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc gieocấy, thu hoạch lúa Trong giai đoạn này, cây lúa nước đã phát triển mạnh mẽquanh các vùng sông Hồng, sông Lam, sông Mã Ban đầu, lúa nếp sau đó lúa tẻchính là hai giống lúa được trồng nhiều nhất tại thời kỳ này

Thời kỳ Bắc thuộc, dù chịu sự kìm hãm hơn 1000 năm, canh tác lúa gạoViệt Nam vẫn không ngừng phát triển Người Việt lúc này đã biết sử dụng đếnphân bón, trâu bò cày kéo, thay cày bằng đồng sang bằng sắt và một năm có thểcanh tác hai đến ba vụ lúa

Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của phương Bắc, nền văn minh lúa nướcdưới các triều đại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ

Thời vua Lê Đại Hành, từ năm 979, các ngành nghề nông nghiệp và canhtác lúa gạo đã là một nguồn kinh tế chính và được chú trọng phát triển Giaothông thủy bộ được mở rộng cùng với việc mở kênh Thanh Ngọc đã giúp ngườinông dân dễ dàng giao thương và tưới tiêu đồng áng

Sang tời thời nhà Lý, bộ máy nhà nước đã ban hành nhiều luật lệ nhằmphát triển nông nghiệp mạnh mẽ Hằng năm đích thân vua sẽ xuống ruộng càytịch điền và thăm nông dân trồng trọt, thu hoạch lúa gạo Quân lính được chophép trở về quê nhà hằng tháng để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp Người phiêu bạtđược phân ruộng đất để trồng trọt Các luật lệ cũng được tạo ra để bảo vệ trâu bòcủa người nông dân cày cấy Đồng thời, nhà Lý cũng đã cho khai hoang đất trồng

để mở rộng diện tích trồng trọt

Thời nhà Trần, sản xuất lúa gạo càng phát triển mạnh mẽ Ruộng đồng,đường xã mở rộng nhờ những chính sách khai hoang, thủy lợi được chú trọng đãgiúp cho canh tác lúa nước càng phát triển hơn bao giờ hết Sau khi đánh bạiquân Nguyên-Mông, các vương hầu nhà Trần cũng được cấp ruộng đất

Thời nhà Lê, công tác thủy lợi được chú trọng nhằm thúc đẩy phát triểnnông nghiệp Triều đình nhà Lê tập trung vào xây dựng đê điều, chống hạn hán,thiên tai, đào thêm sông ngòi, hồ chứa và đắp đê đập Từ đó đến đầu thế kỷ thứ

19, đất trồng lúa ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long ước tính tới hơn 20 vạnhéc-ta nhờ việc đào thêm nhiều sông ngòi

Trong thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp, Viên nghiên cứu Nông-Lâmđược phát triển đã tạo tiền đề cho những nghiên cứu khoa học chuyên sâu vềcây lúa Việt Nam Cục Túc-Mễ Đông Dương là cơ quan phụ trách việc nghiêncứu và áp dụng các thành tựu khoa học vào việc canh tác lúa gạo Nhiều trại

Trang 15

nghiên cứu về cây lúa được đặt tại các trung tâm trồng lúa nước như ven sôngHồng, Đồng Bằng sông Cửu Long Các thành tựu nghiên cứu về lúa của ViệtNam lần đầu tiên đã xuất hiện trên các tạp chí khoa học nước ngoài Đồng thờinhiều cán bộ nông nghiệp được đào tạo để góp phần vào khuyến nông vàtrồng lúa Nhờ những kinh nghiệm hàng ngàn năm, người nông dân đã hoànthiện quy trình trồng lúa với các bước chính như làm màu đất, thu hoạch lúa

và nguyên tắc “nước, phân, cần, giống”

Sau năm 1945, trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, lúa gạo chính lànguồn lương thực chính, góp phần vào công cuộc tiếp tế và chiến thắng của quândân Việt Nam Nhờ du nhập những kiến thức khoa học nước ngoài, công nghệngày càng được chú trọng góp phần tạo nên phong trào nổi tiếng “5 tấn lúa/ héc-

ta một năm” Ruộng thí nghiệm thâm canh mở rộng diện tích, trở thành nơi tiếpthu, trau dồi kinh nghiệm cho toàn thể cán bộ và nông dân, giúp họ tiếp thu côngnghệ, kỹ thuật cho gieo trồng, thu hoạch tốt hơn Năng suất lúa đã đạt đến hơn 5tấn/ héc-ta một năm, sau hai vụ cấy Tiếp nối phong trào thành công đó là phongtrào “Cách mạng xanh” nhằm thúc đẩy tập trung sản xuất lúa an toàn, hiệu quả vàkhông tác động xấu đến môi trường

Ngày nay, nhờ những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học cùngkinh nghiệm canh tác của người nông dân, nhiều giống lúa chất lượng cao ra đờivới con số thu hoạch ấn tượng lên đến 10 tấn/héc-ta một vụ Nhiều giống gạomới dẻo, thơm ngon và rất được yêu thích Các loại thuốc bảo vệ cho cây lúađược phát triển Phát triển các giống lúa gạo được sản xuất sạch, đảm bảo an toàn

và phát triển trồng lúa gắn liền với phát triển bền vững là mục tiêu được chútrọng nhất hiện nay

Có thể nói, gắn bó với suốt chiều dài lịch sử, cây lúa không chỉ là nguồnlương thực thiết yếu mà còn đóng vai trò quan trọng với những thành tựu, sự pháttriển của đất nước Việt Nam

Hiện nay, ba vùng sản xuất gạo chính phục vụ cho xuất khẩu là Đồngbằng sông Hồng, sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc

Đồng bằng sông Hồng

Là vùng trồng lúa lớn thứ hai của Việt Nam, Đồng bằng sông Hồng là khuvực quan trọng trong sản xuất gạo của Việt Nam Nhờ có phù sa từ sông Hồngbồi đắp hàng nghìn năm, đất ở khu vực này có độ ẩm cao, nhiều thành phần dinhdưỡng, rất phù hợp để trồng lúa.Với diện tích gieo trồng khoảng 490 nghìn ha,

Trang 16

hằng năm, khu vực này cho sản lượng khoảng 6.000 tấn lúa Ngoài ra, đồng bằngsông Hồng có lịch sử 5000 năm canh tác lúa nước và được coi là nơi mà nhữngcây lúa đầu tiên được gieo trồng tại Việt Nam Ngày này, khu vực này còn là nơisản sinh ra nhiều giống lúa gạo đặc sản nổi tiếng

Nhìn chung, phần lớn gạo từ Đồng bằng sông Hồng được tiêu thụ bởingười tiêu dùng trong nước và phần còn lại được xuất khẩu Giống gạo chủ yếuxuất khẩu của vùng này là gạo DT52 và gạo nếp

Trung du và miền núi phía Bắc

Trung du và miền núi phía Bắc nằm ở phía Bắc Việt Nam, tiếp giáp với 3tỉnh của Trung Quốc là Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Tuy không phải làvùng trồng trọng điểm và chỉ sản xuất được 3.8 nghìn tấn lúa mỗi năm, nhưngvới vị trí đặc biệt giáp biên giới Trung Quốc, vùng đất này là một trong nhữngnơi quan trọng bậc nhất phục vụ cho vận chuyển, xuất khẩu gạo của Việt Nam.Sản phẩm gạo nổi tiếng nhất tại miền núi và trung du phía Bắc là gạo nếp, sảnphẩm được người tiêu dùng nội địa Trung Quốc rất ưa chuộng

Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm xuất khẩu gạo của ViệtNam Với tổng diện tích canh tác là 1.509 nghìn ha, sản lượng hàng năm củavùng này đạt tới hơn 29.000 tấn lúa Mỗi năm, khoảng 90% gạo xuất khẩu củaViệt Nam đều có nguồn gốc từ vùng đồng bằng sông Cửu Long Với lợi thế hệthống sông ngòi rộng lớn, đất đai màu mỡ phù sa, đồng bằng sông Cửu Longcũng là vùng trồng nhiều giống lúa đặc sản có thể kể đến như gạo Jasmine, gạoST

1.1.2 Đặc điểm và phân loại gạo Việt Nam

Nhìn chung, gạo Việt Nam là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng Gạo

có nguồn tinh bột (carbohydrate) dồi dào cùng nhiều dưỡng chất như vitamin B,kẽm, canxi,v.v nên xuất hiện rất nhiều trong các bữa ăn của người Việt Namcũng như trên thế giới Ở Việt Nam, gạo không chỉ còn được dùng để nấu mà còn

để làm các loại bánh kẹo, đặc sản địa phương nổi tiếng

Theo đặc điểm riêng mà ngày nay, các loại gạo ở Việt Nam được chiatheo nhiều chủng loại, tên gọi khác nhau

Gạo đặc sản giá trị cao

Loại gạo này có đặc điểm là thơm, dẻo hương vị đậm đà thơm ngon

Trang 17

ST05, ST20, ST21, ST24, ST25 là bốn dòng gạo đặc sản giá trị cao tiêu biểu ởViệt Nam Các giống gạo ST thường hạt dài, thon đầu và trong, có mùi thơm đặctrưng Chiều dài hạt 7.5-8.5mm và dày khoảng 0.8-1mm

Khi nấu, gạo cho cơm thơm mùi lá dứa, cơm dẻo ngon và khi nguội cơmkhông bị khô cứng Các dòng ST5, ST20 thì thường ít thơm hơn ST24, ST25 do

đó giá thành cũng rẻ hơn Gạo ST24, ST25 đều từng được vinh danh trong danhsách Top 3 những loại gạo ngon nhất thế giới Hiện các dòng gạo ST đang rấtđược ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc

Ngoài ra, còn có dòng Japonica hạt tròn, chiều dài trung bình 5.1mm và cóthành phần cơm dẻo, độ kết dính cao Gạo Japonica được tiêu thụ chủ yếu ở cácnước Trung Quốc, Campuchia và một số thị trường Australia, Trung Đông

Gạo thơm thông dụng

Đặc trưng của các dòng gạo này là có hương thơm đặc biệt, giá thành rẻ

và phù hợp với phần lớn người tiêu dùng

Gạo Jasmine hạt dài, trắng trong, chiều dài hạt 6.8mm cho cơm thơm nhẹ,hơi dẻo Trung Quốc, Châu Phi, Trung Đông, Phi-líp-pin là các thị trường chínhcủa gạo Jasmine

Gạo OM18 hạt dài, trong, chiều dài hạt trên 7mm Hạt cơm trắng, mềm,

có mùi thơm Gạo OM18 được ưa chuộng tại các thị trường Phi-líp-pin, ChâuPhi

Gạo nàng hoa thuộc dòng gạo Jasmine, nhưng được xuất khẩu theo tênriêng Hạt dài 7mm, có 2 màu trắng trong và trắng đục Hạt gạo hơi mập Cơmngọt đậm, dẻo mềm, thơm lâu, để nguội không bị khô cứng Bên cạnh TrungQuốc, gạo nàng hoa được tiêu thụ chủ yếu ở Đài Loan, Hàn Quốc

Gạo DT8 – Đài thơm Hạt trắng trong, dài, hơi mập, chiều dài trung bình6.5mm Cơm tơi, dẻo, thơm, vị ngọt Phi-líp-pin và Châu Phi là hai thị trườngchính của gạo DT8

Gạo hạt dài thông dụng

Các loại gạo hạt dài thông dụng là:

Gạo OM5451 với hạt thon dài, thân mảnh, màu trong hơi ngả trắng sữa.Khi nấu cho cơm mềm dẻo 60% gạo loại gạo này sẽ được xuất sang Phi-líp-pin,còn lại sẽ được tiêu thụ ở Châu Phi Ngoài ra gạo OM5451 thường được các

Trang 18

chính phủ đặt mua với đơn hàng lớn, tiêu biểu là chính phủ Cuba

Gạo OM4900 hạt dài, trắng trong ngả sữa, chiều dài hạt 6.8mm Cơm nấu

từ gạo OM4900 thương mềm, thơm nhẹ Giống như OM5451, gạo OM4900được tiêu thụ rất nhiều ở Phi-líp-pin và Châu Phi

Gạo OM6976 có hạt dài trung bình 6.6mm, màu trắng trong và cơm mềmngọt Loại gạo này thường được xuất sang Phi-líp-pin và Châu Phi

Gạo OM504 hạt màu đục, chiều dài trung bình 6.2mm và có cơm tơi xốp.Gạo này còn được sử dụng để chế biến tinh bột gạo OM504 rất được ưa chuộngtại thị trường Malaysia và Phi-lip-pin Ngoài ra, Chính phủ Cuba cũng hay cónhững đơn đặt hàng lớn gạo OM504 từ Việt Nam

Gạo hạt ngắn

Gạo nếp chính là loại gạo hạt ngắn phổ biến nhất trên thị trường gạo thếgiới Việt Nam có nhiều những vùng trồng gạo nếp nổi tiếng như Điện Biên, TâyBắc, v.v và theo đó là những thương hiệu nếp như Nếp cái hoa vàng, Nếpnương Điện Biên, v.v Gạo nếp thường có hạt ngắn khoảng 5mm, có mùi thơmnếp đặc trưng

Khi nấu, các hạt gạo mềm dẻo, độ kết dính rất cao Gạo nếp còn là nguyênliệu chính trong rất nhiều món bánh và đặc sản của người Châu Á nói chung vàngười Việt Nam nói riêng Thị trường tiêu thụ lớn nhất của gạo nếp Việt chính làTrung Quốc

Một số loại gạo khác

Gạo đồ hay được biết đến là loại gạo được tăng cường dưỡng chất Cácgiống gạo này thường được chế biến thêm (đồ, hấp) trong trước khi tách trấu đểtăng cường một số đặc điểm cơ, lý của gạo

Gạo hữu cơ là các loại gạo chất lượng cao được canh tác qua quy trìnhhữu cơ được chứng nhận bởi một bên thứ ba về mặt chất lượng

Các loại gạo có màu giàu dinh dưỡng như gạo nếp cẩm, gạo lứt, gạo lứthuyết rồng ngày nay cũng trở nên phổ biến hơn nhờ xu hướng ăn uống lànhmạnh, chú trọng thành phần dinh dưỡng của ngũ cốc tại nhiều quốc gia trên thếgiới

1.2 Lý luận về xuất khẩu và xuất khẩu gạo

1.2.1 Khái niệm xuất khẩu

Trang 19

Theo Điều 28 Luật Thương mại 2005, xuất khẩu được định nghĩa là:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ ViệtNam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu

vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Nhìn chung, xuất khẩu là hành động một cá nhân hoặc tổ chức ở một quốcgia bán hàng hóa, dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức ở một đất nước khác dướihình thức thanh toán là tiền tệ Các mặt hàng, dịch vụ phục vụ cho xuất khẩu rất

đa dạng và phong phú Thông thường, các quốc gia sẽ lựa chọn xuất khẩu cácmặt hàng có lợi thế cạnh tranh của nước mình sang các quốc gia khác

Xuất khẩu gạo là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc cánhân ở một nước xuất khẩu gạo sang nước khác nhằm mục đích tiêu thụ và kiếmlợi nhuận Hoạt động này góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu của đất nước, tăngthu nhập cho doanh nghiệp và người dân xuất khẩu gạo

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo

1.2.2.1 Hiệu quả của xuất khẩu gạo

Đầu tiên, hiệu quả xuất khẩu gạo được hiểu là sự hiệu quả kinh tế của việcxuất khẩu một đơn vị sản lượng gạo (tấn) so với chi phí sử dụng một đơn vịnguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn cũng như các chi phí khác Tính hiệuquả về mặt kinh tế của việc xuất khẩu gạo phải dựa trên khả năng tận dụng lợithế nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai và điều kiện tự nhiên, khí hậu củaquốc gia

Về mặt xã hội, hiệu quả của xuất khẩu gạo được hiểu là tạo ra cơ hội tăngthu nhập và ổn định cuộc sống cho người nông dân, cũng như thúc đẩy sự pháttriển kinh tế bằng việc tạo ra nhiều việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu nềnkinh tế từ nông nghiệp sang hướng công nghiệp hóa Điều này đồng thời gópphần giảm khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, giúpđạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và sự phồn thịnhcủa quốc gia

1.2.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo

Các tiêu chí định tính

Một số tiêu chí định tính sau có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả

Trang 20

của việc xuất khẩu gạo:

 Đầu tiên, nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm gạo ViệtNam trên thị trường toàn cầu với nhiều đối thủ lớn, hoạt động xuất khẩu gạo cầntận dụng triệt để các lợi thế so sánh

 Xuất khẩu mặt hàng gạo ra nước ngoài cũng đồng thời phải đảm bảophát triển, thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nước và dựa trên nhu cầu, thị hiếuphong phú của thị trường các nước nhập khẩu

 Việc kích thích sản xuất lúa gạo trong nước có vai trò then chốt để đảmbảo đầu ra ổn định, tiêu thụ hàng hóa kịp thời với giá cả hợp lý và mặt khác đảmbảo tỷ suất lợi nhuận cao cho những người nông dân trồng lúa gạo Điều này sẽgiúp kích thích phát triển sản xuất lúa gạo trong nước, đồng thời tạo ra các cơ hộiviệc làm cho người lao động ở các vùng chuyên canh tác nông nghiệp Hơn nữa,điều này cũng sẽ góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia thông qua việc

ổn định nguồn cung cấp lương thực

có được nhờ chênh lệch giá gạo xuất khẩu và giá gạo trong nước Chỉ tiêu nàyđược tính như sau:

TTNNT = SGXK x (G1 – G0)Trong đó:

TTNNT: Mức tăng thu nhập ngoại tệ của việc xuất khẩu gạo

SGXK: Tổng sản lượng gạo được xuất khẩu trong năm

G1: Đơn giá gạo xuất khẩu bình quân năm báo cáo

G0: Đơn giá gạo xuất khẩu bình quân năm trước đó

 Chỉ tiêu tiếp theo là thu nhập ngoại tệ thuần trong một năm, thể hiện sựđóng góp từ gạo xuất khẩu trong việc tích lũy ngoại tệ mạnh phục vụ cho côngtác công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chỉ tiêu này được tính theo côngthức là:

TNNTT = KNXKG – CPNTTrong đó:

TNNTT: Thu nhập ngoại tệ thuần từ việc xuất khẩu gạo

Trang 21

KNXKG: Tổng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm

CPNT: Tổng chi phí nguồn gốc ngoại tệ trong việc sản xuất, chế biến vàcung ứng gạo (tương ứng trên sản lượng gạo xuất khẩu trong năm đó)

 Một chỉ tiêu định lượng khác là mức tăng thu nhập của người nông dân canh tác và thu hoạch lúa trong năm Chỉ tiêu này thể hiện mức độ điều tiết của thu nhập quốc dân qua hoạt động xuất khẩu gạo nhằm thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nước Chỉ tiêu này được tính như sau:

TTNND = SLHH x TGLXKTrong đó:

TTNND: Mức tăng thu nhập của người nông dân trồng lúa

SLHH: Sản lượng lúa trong năm

TGLXK: Mức tăng đơn giá lúa bình quân trong năm do giá gạo xuấtkhẩu tăng

1.2.3 Các hình thức xuất khẩu gạo

Dưới đây là một số hình thức xuất khẩu gạo phổ biến hiện nay tại ViệtNam:

Xuất khẩu gạo trực tiếp

Xuất khẩu gạo trực tiếp là hoạt động xuất khẩu mà trong đó người bán gạo

và người mua gạo có mối quan hệ trực tiếp để trao đổi, thỏa thuận và đưa ra cácquyết định chung về mặt hàng hóa, giá và hình thức giao dịch

Xuất khẩu gạo gián tiếp

Xuất khẩu gạo gián tiếp là hình thức bán sản phẩm gạo sáng một quốc giakhác thông qua một bên trung gian thứ ba Bên trung gian sẽ được hưởng mộtkhoản tiền nhất định khi kết nối người bán với người mua và ngược lại Đâycũng là một cách xuất khẩu gạo được thường được sử dụng chỉ sau xuất khẩugạo trực tiếp

Tái xuất khẩu gạo

Tái xuất khẩu gạo là khi một cá nhân, tổ chức nhập khẩu gạo về quốc giacủa mình rồi tiếp tục xuất khẩu gạo sang một quốc gia khác Hành động nhập gạo

về nước mình là “tạm nhập” và hành động xuất đi nước khác gọi là “tái xuất”.Mục đích chính của việc này chính là để hưởng lợi nhuận từ việc bán giá cao hơn

Trang 22

so với giá mua ở quốc gia sản xuất gạo

1.2.4 Vai trò của xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Từ lâu, xuất khẩu gạo đã là một phần không thể tách rời trong sự pháttriển kinh tế, xã hội của nước ta Việt Nam mỗi năm có thể sản xuất được tới 28triệu tấn lúa gạo và hơn một phần tư trong đó được dành cho việc xuất khẩu.Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng lúa chính có vai trò quan trọng,đóng góp đến hơn 90% sản lượng lúa gạo phục vụ cho xuất khẩu từ ViệtNam Nhờ đó, xuất khẩu mặt hàng ngày càng có những đóng góp lớn cho sựphát triển toàn diện của đất nước

Xuất khẩu gạo tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân, đặc biệt là thúcđẩy việc tìm đầu ra cho sản phẩm lúa gạo của nhiều người nông dân Đồng thời,việc xuất khẩu gạo còn giúp giải quyết tình trạng dư thừa lương thực trong nước

Việc trao đổi, buôn bán gạo trên thị trường quốc tế đi kèm với những điềukiện, tiêu chuẩn khắt khe hơn sẽ thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phải nângcao trình độ, kỹ thuật và từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ cả nhucầu trong nước và quốc tế

Đồng thời, việc xuất khẩu gạo Việt Nam còn góp phần quảng bá hình ảnhcủa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế Những năm gần đây, Việt Namchiếm lĩnh hơn 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu Việt Nam cùng với TháiLan, Ấn Độ luôn nằm trong nhóm những cường quốc xuất khẩu gạo của thế giới

Uy tín của gạo Việt Nam cũng có những tác động tích cực tới việc trao đổi, buônbán các nông sản trong nước khác như chè, cafe, gia vị, v.v

Xuất khẩu gạo tạo ra nguồn ngoại tệ lớn từ các việc trao đổi, buôn bán gạovới các quốc gia khác Từ nguồn ngoại tệ này, Việt Nam có thể đầu tư thêm vào

cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại để đóng góp cho việc sảnxuất lúa gạo nói riêng và phát triển toàn diện của đất nước nói chung Xuất khẩugạo cũng giúp cân bằng lại cán cân thương mại chung của nền kinh tế Việt Nam

và giúp nền kinh tế hướng ngoại hơn

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo từ Việt Nam sang Châu Âu

1.3.1 Các yếu tố trong nước ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam

Có nhiều yếu tố nội tại ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam, trong

đó nổi bật là những yếu tố sau:

Trang 23

Sản lượng gạo trong nước

Tình hình sản xuất gạo trong nước có tác động trực tiếp đến xuất khẩu mặthàng này Sản lượng gạo vượt ngưỡng trở thành nguồn cung dồi dào cho việcxuất khẩu Năm 2022, Việt Nam không chỉ sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu được 7,2 triệu tấn gạo, đạt 3,49 tỷUSD Đồng thời, xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia tại Châu Âu cũngđạt con số ấn tượng 94.510 tấn gạo và vượt mức 80 nghìn tấn gạo trong một năm

mà Liên minh châu Âu dành cho Việt Nam theo cam kết của Hiệp định EVFTA

Mặt khác, Việt Nam cũng có nguồn lao động tiềm năng cho việc sản xuấtlúa gạo Với dân số gần 100 triệu người, 50% ở tuổi lao động, và gần 70% đang

ở các vùng nông thôn Đồng thời, chi phí nhân công sản xuất ở Việt Nam cũngkhá thấp, tạo điều kiện cho phát triển nhà mày xử lý và phân phối lúa gạo

Bảng 1.1 Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2018-2022

Trang 24

2018 2019 2020 2021 2022 5.6

Thêm vào đó, yếu tố thổ nhưỡng là một lợi thế trong canh tác lúa gạo củaViệt Nam Diện tích đất phù sa lên đến hơn 3 triệu héc-ta tại Việt Nam chính làđiều kiện thuận lợi để người nông dân gieo trồng các giống lúa gạo vốn ưa khíhậu nóng ẩm, đất phù sa giàu dinh dưỡng và màu mỡ

Tuy nhiên, thiên tai ở Việt Nam như lũ lụt, xâm nhập mặn xảy ra thườngxuyên hơn trong vài năm gần đây Những điều kiện thời tiết tiêu cực này đã pháhủy nhiều diện tích trồng trọt và do đó có tác động tiêu cực đến sản lượng gạocủa Việt Nam Mực nước khoảng 10cm chính là điều kiện lý tưởng cho cây lúađược sinh sôi, phát triển Nhưng nếu mực nước này ít hơn hoặc vượt quá mức 10

cm thì cây lúa có thể bị chết khô hoặc ngập úng và không thể sinh trưởng

Tại miền trung Việt Nam, dưới tác động của biển và gió mùa Đông Bắc,

có tới khoảng 10 cơn bão mỗi năm Cá biệt có những năm như 2006, 2009 hay

2020, có những trận bão lịch sử càn quét đã gây ra ngập lụt diện rộng tại khu vực

Trang 25

này, phá hủy gần như toàn bộ diện tích gieo trồng lúa của người nông dân

Còn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hạn mặn lại là một vấn đềnan giải Từ 2015 đến 2016, đã có khoảng hơn 90 km đất liền tại khu vực này bịnhiễm mặn, phá hủy tới gần 500 nghìn héc-ta lúa Tiếp đó từ 2019 đến 2020, mộtđợt xâm nhập mặn và hạn hán đã làm hư hỏng hơn 80 nghìn héc-ta lúa

Chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho gạo Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy sản xuất gạocủa vì đây là một trong những mặt hàng tạo dựng thương hiệu nông sản ViệtNam trên thị trường toàn cầu Bỏ các quy định về quy mô kho bãi, khuyến khíchthương nhân đầu tư vào canh tác, thu hoạch và xuất khẩu gạo chất lượng, giá trịcao là một số chính sách tiêu biểu khuyến khích sản xuất gạo của Việt Nam

Mặt khác, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại nhưEVFTA, UKFTA giúp loại gạo này thâm nhập nhiều thị trường hơn, nâng cao vịthế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới Đặc biệt, trong EVFTA, hội đồngchâu Âu đưa ra hạn mức cho gạo trắng của Việt Nam là 80.000 tấn với 30.000tấn gạo xay xát, 30.000 tấn gạo thơm và 20.000 tấn gạo chưa xay xát

Chính phủ Việt Nam cũng liên tục ban hành cũng như bổ sung các chínhsách nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu và sản xuất nông sản Nghị định số116/2018/NĐ-CP30 sửa đổi đã có các chính sách hỗ trợ và ưu đãi cho doanhnghiệp đầu mối trong mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

và các ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông sản, trong đó có gạo

Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam cũng có nhiều chính sách, gói hỗ trợcho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng nông sản Điều này cũnglàm giảm gánh nặng tài sản bảo đảm của các hộ nông dân sản xuất các mặt hàngnày và bao gồm cả ngưới sản xuất lúa gạo

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc xuất khẩu gạo Việt Nam

Bên cạnh các yếu tố nội tại, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng chịunhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, trong đó, tiêu biểu là các yếu tố sau:

Tăng giá phân bón

Việc sản xuất lúa gạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc nhiều vào phânbón nhập khẩu đã có tác động xấu đến canh tác, chăm sóc lúa gạo trong nước.Khi giá phân bón tăng, sản lượng gạo giảm do nông dân phải cân đối giữa đầuvào và đầu ra của quá trình sản xuất

Trang 26

Năm 2022 chứng kiến sự lên xuống thất thường của giá phân bón trong vàngoài nước Nếu như đầu năm 2022, giá phân bón thế giới chứng kiến nhữngmức giá cao kỷ lục do xung đột Nga-Ukraine cũng như sự khan hiếm nguyên liệu

vì đại dịch Covid-19 thì trong những tháng cuối năm, giá phân bón lại có xuhướng giảm Tại Việt Nam, dịp cuối năm 2022, giá của các loại phân bón nhưNPK Phú Mỹ, NPK Cà Mau, Kali Cà Mau giảm nhẹ từ 10% đến 15% Cá biệt,phân bón DAP Đình Vũ còn giảm hơn 60% xuống còn mức 17.000 đồng/kg.Phân Urê cũng có mức giảm kỷ lục nhất trong giai đoạn 2020 đến 2022 khi giácác loại Urê trên thị trường các tháng cuối năm chỉ còn 500.000 đến 550.000đồng/kg

Việc giá các loại phân bón giảm tại phần lớn vì Trung Quốc mở cửa biêngiới cho việc xuất bán các loại phân bón sang Việt Nam không còn bị hạn chế,làm các sản phẩm phân bón không còn khan hiếm như giai đoạn đầu năm Điềunày tạo thuận lợi cho người nông dân khôi phục và thúc đẩy sản xuất lúa gạo sauhai năm đại dịch Covid-19 nhưng cũng phản ánh thực trạng sản xuất lúa gạotrong nước phải phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm phân bón ngoại nhập đặcbiệt là từ Trung Quốc Trong tương lai, nếu có thể tự chủ động sản xuất được cácloại phân bón trong nước với giá thành hợp lý, Việt Nam có thể đảm bảo một nềnsản xuất lúa gạo bền vững hơn cũng như giảm chi phí sản xuất cho người nôngdân, doanh nghiệp

Vận chuyển gạo Việt Nam

Việt Nam có lợi thế địa lý của một quốc gia có bờ biển mở rộng thuận lợicho việc vận chuyển gạo đến nhiều thị trường nước ngoài Tuy nhiên, việc vậnchuyển gạo của Việt Nam hiện đang gặp một số vấn đề nhất định

Khi Covid-19 bùng phát, dịch bệnh không chỉ cản trở sản xuất mà còn ảnhhưởng xấu đến việc vận chuyển gạo của Việt Nam Do biên giới của các thịtrường nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Phi-líp-pin bị phong tỏa và đóng cửahàng loạt, gạo của Việt Nam xuất hiện tình trạng bị ùn ứ, tồn đọng trong nước vàkhó thâm nhập vào các thị trường này một cách dễ dàng

Dù có lợi thế về đường biển dài thuận lợi cho trao đổi, buôn bán nhưngtrên thực tế, vận chuyển đường biển, hệ thống logistics, container của Việt Namcũng còn khá nghèo nàn và chưa thực sự phát huy được các lợi thế kể trên Đặcbiệt, giá cước vận chuyển đường biển lại có đà tăng giảm bất hợp lý Nếu như tạicác quốc gia khác, giá cước vận chuyển thường tăng giảm do tình hình kinh tế,

Trang 27

chính trị, tài nguyên thì tại Việt Nam, dù không có nhiều yếu tố tác động, giácước vận chuyển vẫn tăng chóng mặt

Giai đoạn đầu năm 2022, chi phí để xuất khẩu mỗi container từ Việt Nam

đã tăng gấp 5 đến 10 lần so với giai đoạn trước đại dịch, làm tăng chi phí và giảmsức hấp dẫn của các nhà nhập khẩu gạo Việt Nam tại nước ngoài Nếu một doanhnghiệp xuất khẩu khoảng 100 container mỗi năm, việc giá cước vận chuyển tăngthêm 3000 USD/container đồng nghĩa với việc mỗi năm doanh nghiệp này phảitiêu tốn thêm gần 3 triệu USD cho chi phí vận chuyển, ảnh hưởng không nhỏ đếnlợi nhuận kinh doanh

Giá thành gạo Việt Nam

Giá rẻ từng là lợi thế lớn nhất của gạo Việt Nam so với các loại gạo kháctrên thị trường Giá cả phải chăng giúp gạo Việt Nam thâm nhập các thị trườngđang phát triển như châu Phi, Malaysia, Philippines

Tuy nhiên, điều này không còn đúng nữa khi giá gạo tăng đáng kể trongvài năm qua và làm giảm tiêu thụ loại gạo này trên thị trường toàn cầu Hơn nữa,gạo chất lượng thấp của Việt Nam không còn được ưa chuộng trên thị trường thếgiới, ngay cả ở những nước đang phát triển như Châu Phi, Malaysia vàPhilippines Các khách hàng nước ngoài hiện nay ưa chuộng gạo thơm hơn, vốn

là sản phẩm chiếm ưu thế của Thái Lan

Sự gia tăng của các nhà xuất khẩu mới như Myanmar, Indonesia, đặc biệt

là Campuchia với mục tiêu xây dựng hình ảnh nhà sản xuất gạo bền vững đangđặt ra những thách thức lớn đối với nhu cầu gạo của Việt Nam Khách hàngnước ngoài hiện có nhiều lựa chọn sản phẩm thay thế cho gạo của Việt Nam Do

đó, giá thành gạo Việt Nam bị tác động không nhỏ

Nhu cầu gạo Việt Nam tại thị trường xuất khẩu

Gạo là loại lương thực phổ biến trên thế giới nên trao đổi buôn bán mặthàng này được quyết định rất nhiều bởi nhu cầu, thị hiếu của quốc gia nhập khẩu

Nếu như ở các quốc gia Đông Nam Á như Phi-lip-pin, gạo hạt dài và cógiá thành phải chăng là sự lựa chọn của đại đa số người tiêu dùng thì ở các quốcgia Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, các giống gạo dẻo thơm nhưgạo nếp, Japonica lại được ưa chuộng hơn cả

Đối với các thị trường châu Âu, châu Mỹ, do xu hướng tiêu thụ đồ ănchâu Á cũng như phong trào ăn uống lành mạnh, các loại gạo dinh dưỡng cao

Trang 28

Vì mỗi một thị trường lại có nhu cầu gạo khác nhau, các nhà xuất khẩugạo Việt lại càng phải tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về sở thích, nhu cầu củangười tiêu dùng để xuất khẩu, quảng bá các sản phẩm phù hợp nhằm tối đa hóađược lợi nhuận thu về

Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và quốc tế

Gạo là nguồn lương thực chính của rất nhiều quốc gia trên thế giới nênviệc tiêu thụ, trao đổi buôn bán sản phẩm này có quan hệ mật thiết với tình hìnhchính trị, kinh tế và an ninh lương thực trên toàn cầu

Thực tế cho thấy, việc sản xuất hay xuất khẩu lúa gạo rất dễ bị ảnh hưởngbởi các xung đột chính trị hay các bất ổn trong xã hội Trong giai đoạn Covid-19,tình hình dịch bệnh phức tạp đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến chomột lượng lớn nông sản Việt Nam, trong đó có gạo, bị ảnh hưởng không nhỏ

Tuy nhiên, nhờ những chính sách phù hợp, kịp thời, chính phủ Việt Nam

đã giúp xuất khẩu gạo có được những con số ấn tượng trong hai năm đại dịch.Năm 2020, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, Việt Nam giảm lượng xuất khẩugạo xuống hơn 3% còn 6.1 triệu tấn, nhưng lại tăng giá trị lên hơn 9% và đạt 3.07

tỷ USD Sang đến năm 2021, dù diễn biến dịch phức tạp, Việt Nam vẫn xuấtkhẩu được 6.2 triệu tấn gạo, đạt mức kim ngạch 3.2 tỷ USD

Hiện nay, tình hình chính trị thế giới cũng xảy ra nhiều bất ổn, đặc biệtxung đột Nga-Ukraine có ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh lương thực thế giới.Đây cũng là một cơ hội lớn cho Việt Nam khi nhiều quốc gia tại châu Âu đang bịthiếu nguồn cung lương thực từ Nga sẽ nhập khẩu thêm gạo làm lương thực thaythế

Trang 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG EU TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC

THI HIỆP ĐỊNH EVFTA

2.1 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

2.1.1 Mối quan hệ Việt Nam-EU

Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Liên Minh Châu Âu (EU)vào 28/11/1990 Đến nay, trải qua hơn 30 năm, quan hệ Việt Nam-EU đã cónhững bước đột phá quan trọng

Về mặt các khuôn khổ hợp tác-đối tác, Việt Nam và EU hình thành đượcmối quan hệ sâu rộng Điều này được thể hiện qua các cam kết và hiệp định như:

 Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – Châu Âu (PCA)năm 2016 nhằm gia tăng hợp tác toàn diện trong rất nhiều các lĩnh vực như kinh

tế, đầu tư, an ninh-quốc phòng, thương mại, v.v

 Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mạilâm sản (VPA-FLEGT) năm 2019

 Hiệp định khung về hợp tác Quốc phòng-An ninh (FPA) tháng 10/2019

Trang 30

 Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA)

 Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA);v.v

Có thể nói, tại châu Á, Việt Nam chính là một trong số các quốc gia quan

hệ sâu rộng nhất với EU và trong ASEAN, chưa có quốc gia nào có tất cả các trụcột hợp tác với EU như Việt Nam

Với thị trường hơn 747 triệu dân, chiếm khoảng 20% GDP toàn cầu và thunhập bình quân đầu người hàng năm là 38.411 USD, các quốc gia thuộc Liênminh châu Âu là các đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam EU là đối tácthương mại lớn thứ năm và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam

Vượt qua Singapore, Việt Nam đã là đối tác thương mại lớn nhất của EUtại ASEAN Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam

và các quốc gia châu Âu đạt hơn 40 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm

2021 EU luôn là thị trường xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) và giúpViệt Nam giảm bớt được gánh nặng thâm hụt thương mại với các nước như NhậtBản, Trung Quốc Sau EVFTA, nhiều doanh nghiệp Việt đẩy mạnh xuất khẩusang châu Âu bất chấp tác động tiêu cực của dịch Covid-19

Hai quốc gia EU là Đan Mạch và Hà Lan cũng nằm trong danh sách 10quốc và và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất tại Việt Nam Các quốc gia châu Âuđầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật hiện đại, các nhóm ngànhdịch vụ như tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, bán lẻ, v.v Các nhà đầu

tư EU sở hữu công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ giúp thúc đẩy chuyển giao côngnghệ Từ đó góp phần sản sinh ra nhiều lĩnh vực, ngành nghề phong phú, cácsáng kiến công nghệ mới và tạo công ăn việc làm cho nhiều người Việt Nam

Vì nhiều hạn chế mà Việt Nam chưa có nhiều đầu tư tại EU Tuy nhiên,các dự án này có đóng góp không nhỏ trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp ViệtNam tận dụng các lợi thế đặc biệt của mình để thâm nhập và mở rộng sang mộtthị trường tiềm năng và hấp dẫn như châu Âu

Đơn vị: triệu USD

Trang 31

Category 1

5344.3 4191

3907.1 1707

1362.3 1321.5 869.3 702.7 687.9 408.1

Singpore Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Hong Kong Đan Mạch Đài Loan Mỹ Hà Lan QĐ Virgin Anh

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Biểu đồ 2.1: Danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn nhất vào

Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022

2.1.2 Tổng quan EVFTA

Theo Trung tâm WTO Việt Nam, “Hiệp định thương mại tự do Việt EU” (EVFTA) là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới giữa Việt Nam và 27nước thành viên EU Hiện nay, EVFTA là một trong hai hiệp định thương mại tự

Nam-do có phạm vi cam kết rộng và cao nhất tại Việt Nam

Tháng 10 năm 2010, việc đàm phán cho hiệp định thương mại tự do giữaViệt Nam và Liên minh châu Âu được Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch ChâuLiên minh châu Âu (EU) đồng ý khởi động

Ngày 26 tháng 6 năm 2012, Việt Nam và EU tuyên bố khởi động đàmphán Hiệp định EVFTA Sau khoảng thời gian 3 năm đàm phán với tổng cộng 14phiên họp, Việt Nam và EU cơ bản hoàn thiện việc thỏa thuận về tất cả các khíacạnh có trong EVFTA

Ngày 1 tháng 12 năm 2015, Việt Nam và EU kết thúc đàm phán Ngày 1tháng tháng 2 năm 2016, hai bên chính thức công bố văn bản chính thức của hiệp

Trang 32

định

Ngày 26 tháng 6 năm 2018, sau giai đoạn kiểm tra pháp lý, cả Việt Nam

và EU đồng ý tách hiệp định EVFTA thành hai: Hiệp định Thương mại (EVFTA)

và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) Đến tháng 8 cùng năm, EVIPA cũng đượchoàn tất việc rà soát pháp lý

Cả Hiệp định EVIPA và hiệp định EVFTA đều được ký kết vào ngày 30tháng 6 năm 2019 Nghị viện Châu Âu ra quyết định phê chuẩn hai hiệp định vào

12 tháng 2 năm 2020, và Quốc hội Việt Nam sau đó cũng đã phê chuẩn vào ngày

Hiệp định EVFTA được chia thành 17 chương ,2 nghị định và cùng một

số biên bản ghi nhớ đi kèm khác Trong đó, các nội dung tập trung xoay quanhthương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, rào cản

kỹ thuật trong thương mại, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, quy tắc xuất

xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp nhà nước, sở hữu trí tuệ, pháp lý vàthể chế, thương mại bền vững, phát triển bền vững, doanh nghiệp nhà nước, muasắm cho Chính Phủ, hợp tác xây dựng năng lực

Dưới đây là một số nội dung chính của hiệp định:

Xóa bỏ gần như hoàn toàn hàng rào thuế quan: Sau 7 năm kể từ khi

hiệp định có hiệu lực, 99,2% số dòng thuế cho hàng hóa Việt Nam sẽ được Liênminh châu Âu xóa bỏ 0,8% số dòng thuế còn lại là các sản phẩm nông-lâm-thủysản sẽ áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế là 0% Khi EVFTA có hiệulực, 48,5% số dòng thuế nhập khẩu sẽ được Việt Nam cam kết xóa bỏ, điều này

Trang 33

tương ứng với 64,5% kim ngạch xuất khẩu của châu Âu vào Việt Nam Hơn thếnữa, 7 năm sau đó, 91,8% số dòng thuế nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được camkết xóa bỏ tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của châu Âu Sau 10 năm,con số này sẽ đạt ngưỡng 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khẩu của

EU (mức giảm không áp dụng với các sản phẩm kim loại hoặc quặng quý hiếm).Một phần nhỏ số dòng thuế còn lại của châu Âu được Việt Nam cam kết có lộtrình xóa bỏ thuế nhập khẩu hơn mười năm hoặc sử dụng hạn ngạch thuế quantuân theo Tổ chức thương mại thế giới

Cắt giảm các rào cản thương mại phi thuế quan: Việt Nam có trách

nhiệm phải tăng cường đảm bảo với các tiêu chuẩn mang tính quốc tế về dượcphẩm và ô tô Vì vậy, những sản phẩm của EU (đã đáp ứng các tiêu chí này)không cần thêm các thủ tục thử nghiệm hay các chứng nhận bổ sung từ ViệtNam Thủ tục hải quan Việt Nam cũng sẽ được đơn giản hóa và chuẩn hóa hơn

Cải thiện khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ: Hiệp định EVFTA

sẽ tạo điều kiện thuận cho các doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu hoạt độngthuận lợi trong các lĩnh vực như ngân hàng, môi trường, bảo hiểm , bưu chínhcũng như các dịch vụ khác tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển bền vững: Hiệp định EVFTA luôn tuân theo các

tiêu chuẩn, định hướng quan trọng của Tổ chức Lao động Quốc tế và công ướcLiên hợp quốc về phát triển bền vững

Tiếp cận đầu tư: Thông qua Hiệp định EVFTA, nhiều lĩnh vực đầu tư

ở Việt Nam như vật liệu xây dựng, dược phẩm, thực phẩm sẽ mở cho các dòngvốn đầu tư từ các quốc gia của EU Đồng thời với đó Hiệp định còn chú trọngđến vấn đề bảo vệ đầu tư Theo đó, EVIPA sẽ chịu trách nhiệm thành lập các tòa

án đầu tư và phúc thẩm để giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư từ EU vàchính quyền Việt Nam

Vấn đề sở hữu trí tuệ: Hai bên Việt Nam và Liên minh châu Âu sau

khi tham gia EVFTA phải cam kết các tuân thủ sở hữu trí tuệ theo Hiệp định đã

đề ra Các cam kết này có thể kể đến như các nghĩa vụ liên quan đến bản quyền,sáng chế, phát minh, địa lý, dược phẩm, v.v

Vấn đề liên quan đến mua sắm chính phủ: Theo EVFTA, EU cũng

Ngày đăng: 21/03/2024, 13:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w