CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA
3.2.2. Khuyến nghị với các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu
Sau đây là các kiến nghị đối với các doanh nghiệp Việt xuất khẩu mặt hàng gạo dưới sự tác động của hiệp định EVFTA.
3.2.2.1. Phát triển năng lực, công nghệ để tạo sức cạnh tranh và thương hiệu chất lượng cao cho gạo Việt Nam
Dưới áp lực cạnh tranh của các nước quốc gia khẩu lớn khác như Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia…, việc cải thiện năng lực và tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến là yếu tố mang tính bắt buộc và cốt yếu để doanh nghiệp Việt Nam có đáp ứng đầy đủ các điều kiện của EU. Đồng thời, việc này cũng giúp Việt Nam giữ vững và nâng cao vị thế dẫn đầu để trở thành nhà xuất khẩu gạo số một vào thị trường EU.
Do đó, các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, nâng cao công nghệ, xây dựng dây chuyền sản xuất khép kín đúng với các tiêu chuẩn quốc tế, các tiêu chuẩn chất lượng như HACCP, HALAL hoặc BRC để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn toàn cầu. Đối với các thị trường có tiêu chuẩn, tiêu dùng cao cấp như EU thì các doanh nghiệp lại càng phải có thị hiếu và tiêu chuẩn chính xác.
Hơn nữa, việc có được các chứng chỉ tự nguyện phổ biến ở EU không chỉ giúp việc xuất khẩu gạo trở nên dễ dàng hơn mà còn cắt giảm chi phí sản xuất cho, góp phần tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp.
3.2.2.2. Đảm bảo rõ ràng nguồn gốc của sản phẩm gạo
Tại châu Âu, từ năm 2005, EU đã quy định truy xuất nguồn gốc là bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Điều đó cho thấy các thị trường này rất chú trọng đến việc truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là trong ngành thực phẩm từ nhiều năm trước.
Các doanh nghiệp Việt nên đầu tư vào việc sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử giúp cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Với giải pháp này, doanh nghiệp sẽ đưa thông tin lên hệ thống điện tử từ giai đoạn đầu của chuỗi sản xuất đến hết khâu đóng gói sản phẩm.
Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc gạo là nền tảng để doanh nghiệp Việt Nam vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế vốn yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Đây cũng được coi là tấm giấy thông hành cho việc hội nhập, nâng cao vị thế của gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
3.2.2.3. Hiểu rõ ràng và luôn cập nhật các thông tin, yêu cầu từ hiệp định EVFTA để tránh những thiệt hại và giảm uy tín của thương hiệu xuất khẩu gạo Việt Nam
Theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu phải liên tục cập nhật và tìm kiếm thông tin về Hiệp định EVFTA để tận dụng và và tuân thủ các quy định có trong hiệp định. Điều này cũng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ các cam kết của Việt Nam và Liên minh châu Âu, đặc biệt là thông tin về các lợi ích thuế mà họ được hưởng theo hiệp định. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần có sự chuẩn bị toàn diện, bắt đầu bằng việc nghiên cứu các cơ hội của thị trường này, thách thức nhắm đề ra những phương án như nâng cao chất lượng,bao bì, mẫu mã sản phẩm; thúc đẩy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất, v.v...
3.2.2.4. Xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng toàn cầu nhằm phát triển năng lực cạnh tranh của hạt gạo Việt
Vị thế sản xuất của gạo Việt Nam đã ổn định trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thương hiệu gạo Việt có giá trị kém và không hấp dẫn trên thị trường toàn cầu. Mặc dù hạt gạo của chúng ta đang ở mức chất lượng tốt nhất nhưng cũng gặp nhiều khó khăn để có thể cạnh tranh được với các loại gạo từ Ấn Độ, Thái Lan vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Châu Âu.
Nguyên nhân chính cho điều này là do gạo Việt Nam luôn trong tình trạng
“ba không”: không tinh khiết, không kiểm soát được tồn dư hóa chất, xuất xứ là không thể kiểm tra. Điều này rất khó chấp nhận vì xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những thành tích ấn tượng cả về lượng và kim ngạch và thị phần tiềm năng của gạo Việt Nam trong tương lai còn rất lớn.
Nếu các doanh nghiệp gạo Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này, xây dựng một kế hoạch tiếp thị phù hợp để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng châu Âu, giá trị hạt gạo sẽ tăng lên đáng kể cùng với sản lượng gạo trong nước hướng tới thị trường châu Âu sẽ được cải thiện.
Từ bài học của ST25, một loại gạo Việt Nam nổi bật trên thị trường EU, ta có thể thấy rằng các sản phẩm gạo có giá trị cao càng ngày càng được quan tâm trên thị trường. Danh tiếng của ST25 đã giúp tiêu thụ giống lúa ST24 tăng mạnh, đẩy giá sản phẩm này tăng từ 22,000 đồng/kg lên đến 35,000 đồng/kg. Do đó, đầu tư nghiên cứu giống mới, cùng với việc phát triển sản xuất các sản phẩm gạo thơm ngon, đem lại lợi nhuận cao chính là điều mà các doanh nghiệp cần tập
3.2.2.5. Tích cực tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các đối tác chiến lược cho xuất khẩu gạo vào châu Âu
Để duy trì được việc xuất khẩu sang thị trường lớn như châu Âu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với các đối tác chiến lược cho xuất khẩu gạo vào châu Âu.
Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nên thường xuyên tham gia các sự kiện giao lưu, gặp gỡ để xây dựng mối quan hệ với các đối tác tiềm năng.
Tại các sự kiện như hội chợ nông sản, triển lãm, doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội kết nối cùng các đối tác, nhà nhập khẩu tại Châu Âu và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài. Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý để đưa ra những đề xuất hấp dẫn để thu hút đối tác quan tâm và tìm hiểu về sản phẩm gạo Việt.