Phân tích thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trước Hiệp định EVFTA

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

2.2. Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định EVFTA

2.2.2. Phân tích thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trước Hiệp định EVFTA

Các thị trường tiêu thụ gạo Việt Nam nhiều nhất trước EVFTA chính là các nước thuộc khu vực châu Á như Phi-líp-pin, Trung Quốc và châu Phi. Điều này là do gạo của Việt Nam trong giai đoạn này thường được sản xuất tập trung vào số lượng hơn là chất lượng, dẫn đến tình trạng sản lượng gạo dư nhiều nhưng chất lượng không được cao. Do đó, chủ yếu gạo xuất khẩu từ Việt Nam sẽ được bán với giá rẻ hơn trên thị trường quốc tế, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng tại các quốc gia đang phát triển. Với các thị trường có nhu cầu cho loại gạo chất lượng cao như Mỹ, châu Âu, gạo Việt Nam hoàn toàn bị vượt mặt bởi các đối thủ khác như Ấn Độ, Thái Lan.

Giai đoạn từ trước năm 2019, các nước thuộc EU nhập khẩu rất ít gạo của Việt Nam do vấn đề chất lượng gạo cũng như những quy định về thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ của gạo Việt. Tuy nhiên, gạo Việt vẫn được chào đón ở một vài thị trường châu Âu như Pháp, Hà Lan, Ba Lan, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Bỉ, v.v...

Năm 2015, do chưa ký kết hiệp định EVFTA, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu còn gặp khá nhiều khó khăn. Trước hết, gạo Việt Nam vẫn phải đối mặt với các tiêu chuẩn về chất lượng, các rào cản về thuế quan mà không có được lợi thế cạnh tranh so với các nước khác. Đồng thời, trong cùng năm 2015, khủng hoảng về an ninh lương thực và vấn đề sâu bệnh tại các quốc gia xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Thái Lan đã khiến các nhà nhập khẩu gạo ở châu Âu dè chừng hơn khi nhập khẩu gạo từ các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Tuy chiếm khoảng 10% thị phần gạo nhập khẩu ở châu Âu, nhưng trong hai năm liên tiếp từ 2013 đến 2015, Việt Nam chứng kiến đà giảm liên tục của lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2013, lượng gạo Việt Nam đạt con số 24,000 tấn thì đến năm 2014 giảm xuống còn khoảng 20,000 tấn. Tiếp tục đà giảm, năm 2015, Việt Nam chỉ xuất khẩu được còn 18,000 tấn gạo sang

thị trường châu Âu.

Đơn vị:tấn

20130 2014 2015

5000 10000 15000 20000 25000 30000

24000

20000

18000

Lượng

Biểu đồ 2.3. Khối lượng gạo xuất khẩu gạo từ Việt Nam đến châu Âu giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Hiệp hội Lương thực Việt Nam Năm 2016 có thể nói là một năm đen tối của thị trường gạo Việt Nam khi xuất khẩu gạo chứng kiến mức giảm sâu cả về lượng và giá trị gạo. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, xuất khẩu gạo cả năm ước tính chỉ đạt được gần 5 triệu tấn, tương đương 2.2 tỷ USD, giảm hơn 25% về khối lượng và khoảng 21% về giá trị so với năm trước đó, đánh dấu mực giảm kỷ lục trong suốt 10 năm thị trường gạo.

Thời điểm này, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam với gần 40% thị phần gạo Việt Nam xuất khẩu, theo sau đó là Ghana với hơn 10% thị phần. Tuy nhiên, các quốc gia khác lại giảm mạnh nhập khẩu gạo Việt như Philippin ( giảm 65%), Hoa Kỳ (giảm 32,9%), Bờ Biển Ngà (giảm 21,5%), Singapore (giảm 30,7%).

Điều này phản ánh một thực trạng buồn rằng dù là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới cùng với Thái Lan và Ấn Độ nhưng gạo Việt không được đánh giá cao về mặt chất lượng và giá trị, chính vì vậy rất khó cạnh tranh với các thương hiệu gạo ngoại khác.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng 5 tháng đầu tiên của năm 2017, gạo Việt nam đã lấy lại đà và chứng kiến mức tăng ấn tượng cả về giá và lượng. Theo Tổng cục Hải quan, sản lượng gạo xuất khẩu trong giai đoạn này lên tới 2.4 triệu tấn tương đương 1.1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường EU có mức tăng trưởng rõ rệt so với 2015. Tiêu biểu là ở một số nước như: Bỉ nhập khẩu 2.48 tấn tương đương hơn 1 triệu USD, tăng gấp 11 lần về sản lượng và 8 lần về kim ngạch; Pháp nhập khẩu 180 tấn gạo Việt, tương đương 163 258 USD tăng 140% về lượng và 227% về mặt giá trị.

Tuy nhiên, đà tăng này không duy trì được lâu khi khi trong những tháng sau đó, xuất khẩu gạo Việt vào EU chứng kiến sự sụt giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch. Theo Tổng cục Thống kê, cả năm 2017, gạo Việt Nam được xuất khẩu vào nhiều nước châu Âu như Ba Lan, Hà Lan, Bỉ, Pháp giảm mạnh từ 40% đến 80%.

Điều này không chỉ phản ánh khả năng đáp ứng kém với các thị trường cao cấp của gạo Việt mà cũng thể hiện được sự phản ứng chưa kịp thời với các quy chuẩn của các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo. Trong năm 2017, Uỷ ban châu Âu (EC) đã đưa ra quy định mới về giảm dư lượng tối đa chất Tricyclazole có trong gạo khiến các doanh nghiệp gạo Việt Nam chưa thể đáp ứng kịp thời.

Bảng 2.2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường các nước EU năm 2017

Thị trường

Năm 2017 Mức tăng từ 2016 đến 2017 (%) Lượng

(tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

(tấn) Trị giá (USD)

Pháp 212 197,463 -33.12 -10.18

Ba Lan 675 351,899 -78.45 -76.69

Tây Ban Nha

1039 474,193 -29.37 -23.38

Thổ Nhĩ Kỳ 1798 990,611 -44.32 -30.72

Bỉ 2907 1,219,757 -51.38 -54.15

Hà Lan 3662 1,685,302 -43.14 -43.78

Nguồn: Tổng cục hải quan Sang đến 2018, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam cả năm ước đạt 6.12 triệu tấn, tương đương 3.06 tỷ USD, tăng 5.1% về sản lượng và 16.3% về kim ngạch so với năm trước. Đồng thời, giá trị gạo Việt cũng tăng gần 11% và đạt mức 501 USD/tấn. Trong đó, một vài nước châu Âu cũng cho thấy mức tăng trưởng rõ rệt về nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gạo Việt như Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với mức giá trung bình duy trì ở mức khá cao 700USD/tấn, sản lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của EU chỉ đạt 20,000 tấn, tương đương 12 triệu USD.

Sang đến 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang EU đạt 35,83 triệu USD trong năm 2019, tăng 96% so với năm 2018. Tuy nhiên, đây là một con số rất khiêm tốn khi cả năm 2019, EU nhập khẩu gần 2.5 triệu tấn gạo với kim ngạch 1.5 tỷ Euro.

So với các quốc gia khác trong cùng khu vực Đông Nam Á, lượng gạo Việt xuất khẩu chỉ bằng Thỏi Lan, ẳ so với Campuchia.⅙ Thỏi Lan, ẳ so với Campuchia. Ngược lại, thị trường EU chỉ đóng góp 1% vào tổng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2019 của Việt Nam.

Thị trường EU cũng cho thấy nhu cầu gạo dinh dưỡng cao khi các nước EU chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhóm nhập khẩu gạo hữu cơ, gạo lứt và gạo huyết rồng từ Việt Nam đạt tỷ trọng 16,1%.

Bảng 2.3: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường EU năm 2020 theo từng loại gạo

Đơn vị: %

Tên hàng Tỷ trọng của EU

Thị phần chung 1

Gạo trắng 0.4

Gạo thơm 1.5

Gạo nếp 0.1

Gạo giống Nhật 1.0

Gạo lứt, gạo huyết rồng và gạo hữu cơ 16.1

Gạo đồ 14.6

Nguồn: Eurostat

Tỷ trọng

Gạo trắng Gạo thơm

Gạo nếp Gạo giống Nhật

Gạo lứt, gạo huyết rồng và gạo hữu cơ Gạo đồ

Biểu đồ 2.4: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường EU năm 2020 theo từng loại gạo

Nguồn: Eurostat Nguyên nhân chính cho điều này là do gạo Việt Nam bị áp mức thuế rất cao tại thị trường châu Âu. Trong đó, có nhiều nước châu Âu áp dụng mức thuế 45%, cá biệt tới 100% hoặc cao hơn đối với gạo nhập khẩu từ Việt Nam. Cùng trong năm 2019, gạo ST25 tuy đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới nhưng khi vào thị trường châu Âu, mức giá sau thuế đã lên tới 1000-1400 USD, một mức giá quá cao so với các loại gạo cao cấp khác.

Nhìn chung, xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường châu Âu trước khi có hiệp định EVFTA phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thách thức từ thuế, rào cản thương mại đến sự cạnh tranh gay gắt với các nước xuất khẩu lớn trên cùng thị trường.

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w