Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 44 - 52)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MẶT HÀNG GẠO VIỆT NAM VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO XUẤT KHẨU VIỆT NAM

2.2. Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định EVFTA

2.2.3. Phân tích thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu

Theo cam kết của EVFTA, Liên minh châu Âu sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch 80 nghìn tấn gạo mỗi năm trong đó: 30 nghìn tấn gạo xay xát, 20 nghìn tấn gạo chưa xay xát và 30 nghìn tấn gạo thơm. Thêm vào đó, Liên minh châu Âu sẽ

tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, điều này có thể giúp Việt Nam xuất khẩu lên tới 100 nghìn tấn gạo vào các quốc gia châu Âu mỗi năm.

Đồng thời, Liên minh châu Âu cũng sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm cho các sản phẩm lúa gạo từ Việt Nam. Nếu như cam kết được bảo đảm thực hiện thì mỗi năm các doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm khoảng 20 triệu USD tiền thuế khi xuất khẩu gạo sang thị trường EU.

Theo phụ lục 2A của văn kiện nghị định EVFTA, dưới đây là danh sách các mặt hàng gạo Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan.

Bảng 2.4: Danh sách các mặt hàng gạo Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định EVFTA

Mã HS (Biểu thuế của EU)

Lượng Hạn ngạch thuế

quan

Lưu ý

Gạo đã xát:

1006.10.21; 1006.10.23 1006.10.25;

1006.10.27 1006.10.92; 1006.10.94 1006.10.96; 1006.10.98 1006.20.11;

1006.20.13 1006.20.15; 1006.20.17 1006.20.92; 1006.20.94 1006.20.96;

1006.20.98

20.000 tấn

Gạo đã xay:

1006.30.21; 1006.30.23 1006.30.25;

1006.30.27 1006.30.42; 1006.30.44 1006.30.46; 1006.30.48 1006.30.61;

1006.30.63 1006.30.65; 1006.30.98 1006.30.67; 1006.30.92

1006.30.94; 1006.30.96

30.000 tấn

1006.10.21; 1006.10.23 1006.10.25;

1006.10.27 1006.10.92; 1006.10.94 1006.10.96; 1006.10.98 1006.20.11;

1006.20.13 1006.20.15; 1006.20.17 1006.20.92; 1006.20.94 1006.20.96;

1006.20.98 1006.30.21; 1006.30.23 1006.30.25; 1006.30.27 1006.30.42;

1006.30.44 1006.30.46; 1006.30.48 1006.30.61; 1006.30.63 1006.30.65;

1006.30.67 1006.30.92; 1006.30.94 1006.30.96; 1006.30.98

trong nhóm các giống gạo thơm dưới đây:

(a) Hoa nhài 85, (b) ST 5, ST 20, (c) Nàng Hoa 9, (d) VD 20, (e) RVT, (f) OM 4900, (g) OM 5451,

và (h) Tài Nguyên Chợ

Đào.

Các lô hàng gạo có thể đáp ứng quy định hạn ngạch này cần phải có giấy chứng nhận đúng chủng loại cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Trong đó phải nêu rõ gạo nằm trong các loại gạo được nêu ở trên Nguồn: evfta.moit.gov.vn

Sau khi hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, năm 2020 là năm EU nhập khẩu gạo Việt nhiều nhất trong suốt 20 năm, ghi nhận con số 66.26 nghìn tấn, tương đương 42.8 triệu USD. Trong suốt 5 năm 2015-2020, xuất khẩu gạo Việt Nam ghi nhận con số tăng trưởng bình quân 24.1% /năm. Mặc dù sau

EVFTA, trị giá nhập khẩu chưa ghi nhận mức tăng đáng kể nhưng tốc độ nhập khẩu tăng trưởng mạnh đã cho thấy gạo Việt Nam đã dần trở nên phổ biến tại thị trường châu Âu nhờ đáp ứng được các tiêu chuẩn và nhu cầu của người dân ở khu vực này. Những đối thủ cạnh tranh của gạo Việt Nam tại thời điểm này là Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar.

Bảng 2.5: Nhập khẩu gạo của EU từ Việt Nam giai đoạn 2016 – 2022 Đơn vị:tấn

Năm Tổng sản lượng gạo xuất khẩu sang EU

2016 38,967

2017 29,094

2018 25,187

2019 58,767

2020 59,739

2021 63,927

2022 94,510

Nguồn: Eurostat Cũng trong năm 2020, thị phần gạo Việt Nam tại thị trường EU đã có mức tăng khá ấn tượng từ 2.3% năm 2015 đến 3.1% năm 2020. Đồng thời, Việt Nam cũng xếp hạng 7 trong danh sách các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với các quốc gia xuất khẩu lớn khác vào châu Âu như Myanmar, Pakistan hay Thái Lan. Tuy nhiên, đây cũng là một điều đáng ghi nhận và sẽ tạo đà cho việc mở rộng thị phần của gạo Việt tại thị trường hấp dẫn và tiềm năng này.

Bảng 2.6: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường châu Âu

năm 2020

Đơn vị: %

Nước Thị phần xuất khẩu gạo vào EU

Myanmar 23.2%

Pakistan 19%

Thái Lan 16.6%

Guyana 10.4%

Campuchia 9.5%

Ấn Độ 9.3%

Việt Nam 3.1%

Các nước khác 8.8%

Nguồn: Eurostat

23.30%

19.00%

16.60%

10.40%

9.50%

9.30% 3.10%

8.80%

Pakistan Thái Lan Guyana

Biểu đồ 2.5: Thị phần của sản phẩm gạo Việt Nam tại thị trường châu Âu năm 2020

Nguồn: Eurostat Tận dụng những thuận lợi của thị trường gạo, nhất là trong giai đoạn nhu cầu gạo tăng cao do Covid-19, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo cả về sản lượng lẫn giá trị. Nhờ có Hiệp định EVFTA, Việt Nam đã đạt được ưu thế rất lớn về giá.

Theo đó, theo cam kết, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu gạo Việt Nam về còn 0% sau 3- 5 năm, trong khi với hai nước đối thủ của Việt Nam là Myanmar và Campuchia, mức thuế này thường là tuyệt đối. Mức thuế của hai nước này là 175 Eur/tấn cho năm 2019, 150 Eur/tấn cho năm 2020, 125 Eur/tấn cho năm 2021.

Điều này đã giúp cho nhiều doanh nghiệp Việt có quy mô sản xuất, xuất khẩu gạo lớn tận dụng lợi thế để bán những mặt hàng gạo cao cấp với mức giá cao hơn. Theo đó, trước Hiệp định EVFTA, giá gạo ST20 khi sang thị trường EU chỉ khoảng 800 USD/tấn và Jasmine là 520 USD/tấn. Nhờ có việc được giảm thuế theo Hiệp định EVFTA cùng với thị trường gạo sôi động đã đẩy giá gạo Việt Nam tăng cao và giúp nhiều doanh nghiệp có thêm nhiều lợi nhuận.

khối châu Âu đã có những bước tiến rõ rệt. Dù có những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu đã đạt hơn 60 nghìn tấn, tương đương 41 triệu USD, tăng 1% về sản lượng và hơn 20% về kim ngạch.

Cũng trong 2021, lần đầu tiên ST24, ST25, hai loại gạo đặc sản của Việt Nam được xuất khẩu đến châu Âu, mở ra cơ hội lớn cho việc xây dựng thương hiệu gạo Việt chất lượng cao cấp tại thị trường khó tính này.

Các sản phẩm gạo của Việt nam vào thị trường EU có mức giá cao hơn trung bình toàn quốc vì sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tới thị trường này cũng thường là các loại gạo thơm hoặc gạo chất lượng cao. Tuy vậy, giá thành của gạo Việt vẫn được đánh giá là khá cạnh tranh so với các nhà xuất khẩu truyền thống có lượng xuất khẩu lớn vào vào châu Âu như Ấn Độ, Myanmar, Campuchia, Thái Lan.

Tuy nhiên, thị phần gạo Việt Nam tại châu Âu thì không có sự cải thiện nào đáng kể khi vẫn giữ ở mức 3.1% khá khiêm tốn. Trong khi đó, theo Eurostat, lượng gạo nhập khẩu vào châu Âu mỗi năm lên tới 3 đến 4 triệu tấn. Tính riêng 2021, các nước thuộc khối EU đã nhập khẩu tới gần 4 triệu tấn gạo với 1.6 triệu tấn trong khối các quốc gia châu Âu, còn lại khoảng 2 triệu tấn gạo được nhập từ bên ngoài EU. Đây là một thị trường vô cùng tiềm năng với gạo chất lượng cao của châu Á nói chung và gạo đặc sản Việt Nam nói riêng.

Chính những điều trên cũng thôi thúc các doanh nghiệp gạo Việt Nam phải liên tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng và giá trị của mình để có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường này.

Năm 2022 tiếp tục đánh dấu những thành tựu ấn tượng của xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Âu. Việt Nam đã xuất khẩu sang EU 94,510 tấn gạo, tương đương với 65 triệu USD, đạt mức tăng ấn tượng gần 50% về lượng và hơn 45% về giá trị so với năm 2021.

Điều này đã giúp xuất khẩu gạo Việt Nam vượt hạn ngạch 80 nghìn tấn trong một năm mà hai bên đã cam kết trong hiệp định. Đây cũng chính là khối lượng gạo xuất khẩu cao kỷ lục mà Việt Nam từng xuất khẩu sang châu Âu từ trước đến nay.

Nguồn: Eurostat Biểu đồ 2.6: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU giai đoạn 2016- 2022

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu năm 2022 không chỉ hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA mà còn từ nhu cầu tăng đột biến tại thị trường này. Do mùa vụ lúa gạo bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình hình hạn hán, rất nhiều nước châu Âu phải tìm kiếm nguồn lương thực thay thế bằng cách nhập khẩu gạo từ bên ngoài.

Đồng thời, vì xung đột Nga-Ukraine đã làm giảm nguồn cung lúa mì cho châu Âu nên một số nước trong khu vực châu Âu cùng tăng cường nguồn cung gạo nhập khẩu để bổ sung lương thực. Mặt khác, xuất khẩu gạo vào Việt Nam tăng trưởng ấn tượng cũng phản ánh chất lượng gạo Việt đã được cải thiện rõ rệt và đã có thể chiều lòng được những thị trường vốn có tiêu chuẩn cao như châu Âu.

Đồng thời, gạo Việt Nam cũng đã tăng giá trị cao khi vào thị trường châu Âu. Giá nhập khẩu gạo Việt Nam vào các nước châu Âu năm 2022 chạm ngưỡng 688 USD/tấn, vượt hơn 41% so với mực giá gạo xuất khẩu trung bình của cả

nước khoảng 486 USD/tấn. Đặc biệt, còn có những loại gạo giá trị cao còn đạt được mức giá 1000 USD/tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo trong niên vụ 2022-2023 của EU sẽ giảm tới khoảng ẳ so với cỏc niờn vụ trước và rơi xuống mức thấp nhất kể từ vụ 1984-1985 đến nay. Ngay cả những nước cung cấp lúa gạo chủ yếu của châu Âu là Ý và Tây Ban Nha vấn phải chịu tác động tiêu cực từ đợt hạn hán này. Do đó mà các quốc gia châu Âu có thể sẽ nhập khẩu tới 2.7 triệu tấn gạo trong năm 2023, con số kỷ lục chưa từng được ghi nhận trước đây. Điều này mở ra cơ hội hấp dẫn cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu gạo tới thị trường này trong năm 2023.

2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định EVFTA

Một phần của tài liệu Đề tài xuất khẩu gạo việt nam sang thị trường eu trong điều kiện thực thi hiệp định evfta (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w